Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Phát triển nông nghiệp huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.28 KB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐOÀN NGỌC ĐỨC

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐOÀN NGỌC ĐỨC

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đoàn Ngọc Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................2
5. Bố cục của luận văn..............................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP..............................................................................................7
1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP..............7
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp............................................. 12
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp..............................................14
1.2.NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP................................. 16
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp......................16
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hợp lý....18
1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực...................................................... 19
1.2.4. Các hình thức liên kết tiến bộ.......................................................23
1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp..........................26

1.2.6. Gia tăng kết quả trong sản xuất nông nghiệp............................... 27
1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .. 28

1.3.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................28
1.3.2. Điều kiện xã hội............................................................................29
1.3.3. Điều kiện kinh tế...........................................................................31


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM......................... 39
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH
HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP............................................39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.........................................................................39
2.1.2. Đặc điểm xã hội............................................................................43
2.1.3. Đặc điểm kinh tế...........................................................................46
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHƢỚC SƠN.................................................................................. 50
2.2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua.................... 50
2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp....................56
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp....................................61
2.2.4. Tình hình liên kết trong nông nghiệp............................................70
2.2.5. Thực trạng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.......................71
2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong những năm qua...................75
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƢỚC SƠN......................................................93
2.3.1. Thành công................................................................................... 93
2.3.2. Hạn chế.........................................................................................94
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................95
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHƢỚC SƠN...................................................96

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP..............................96
3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng..................................................................96
3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện
Phƣớc Sơn...................................................................................................... 98
3.1.3. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp.............102


3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ....................................................................103
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất..................................... 103
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp................................. 105
3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp...........................108
3.2.4. Lựa chọn các mô hình liên kết hiệu quả.....................................111
3.2.5. Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp.................................112
3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp.......................................113
3.2.7. Một số giải pháp khác.................................................................117
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................120
3.3.1. Kết luận.......................................................................................120
3.3.2. Kiến nghị.................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN

: Công nghiệp

CN-XD : Công nghiệp - Xây dựng
GTSX : Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã

NN

: Nông nghiệp

SXNN : Sản xuất nông nghiệp
TM-DV : Thƣơng mại-Dịch vụ


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Tình hình dân số, lao động huyện Phƣớc Sơn giai đoạn
2010-2014

45

2.2.


Giá trị SX và tốc độ tăng trƣởng qua các năm theo giá
hiện hành

47

2.3.

Cơ cấu giá trị SX huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2010-2014

48

2.4.

Số lƣợng cơ sở SXNN huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 20102014

51

2.5.

Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phƣớc Sơn giai đoạn
2010-2014

57

2.6.

Cơ cấu giá trị SX ngành trồng trọt huyện Phƣớc Sơn giai
đoạn 2010-2014

59


2.7.

Cơ cấu giá trị SX ngành chăn nuôi huyện Phƣớc Sơn giai
đoạn 2010-2014

60

2.8.

Tình hình sử dụng đất huyện Phƣớc Sơn năm 2014

61

2.9.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 20102014

62

2.10.

Hệ số sử dụng đất nông nghiệp (trên đất cây hàng năm)

65

2.11.

Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2010-2014


67

2.12.

Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong SXNN huyện
Phƣớc Sơn giai đoạn 2010-2014

68

2.13.

Công trình thủy lợi, kênh mƣơng phục vụ SXNN

72

2.14.

Năng suất một số cây trồng giai đoạn 2010-2014

74


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.15.


Giá trị SX ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 theo
giá hiện hành

75

2.16.

Giá trị SX ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 theo
giá so sánh 2010

76

2.17.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất NN huyện Phƣớc
Sơn giai đoạn 2010-2014

77

2.18.

Giá trị sản phẩm thu đƣợc huyện Phƣớc Sơn giai đoạn
2010-2014

78

2.19.

Diện tích, sản lƣợng một số cây trồng chính giai đoạn

2010-2014

79

2.20.

Thực trạng ngành chăn nuôi huyện Phƣớc Sơn giai đoạn
2010-2014

82

2.21.

Sản lƣợng thịt hơi các loại gia súc huyện Phƣớc Sơn giai
đoạn 2010-2014

84

2.23.

Giá trị SX và cơ cấu ngành lâm nghiệp phân theo nguồn
khai thác giai đoạn 2010-2014

86

2.24.

Giá trị SX ngành thủy sản huyện Phƣớc Sơn giai đoạn
2010-2014


88

2.25.

Tình hình hộ nghèo và thu nhập bình quân của ngƣời dân
huyện Phƣớc Sơn qua các năm 2010-2014

92

3.1.

Những cây trồng chính phù hợp với huyện Phƣớc Sơn

105


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1.

Dân số trung bình huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 20102014

43


2.2.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện
Phƣớc Sơn giai đoạn 2010-2014

58

2.3.

Cơ cấu sử dụng đất huyện Phƣớc Sơn năm 2014

66


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ hiểm họa huyện Phƣớc Sơn

40


2.2.

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm vị trí quan trọng bởi vì đây là
lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con ngƣời, cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế khác, góp phần rất quan trọng vào
sự phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị của mỗi quốc gia.
Phƣớc Sơn là một huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ lao
động, diện tích canh tác cũng nhƣ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng
trƣờng kinh tế là rất lớn. Trong giai đoạn 2010-2014, sản xuất nông nghiệp
của huyện tăng trƣởng khá, giá trị tăng bình quân hằng năm đạt 5,7% nếu tính
theo giá so sánh 2010, còn theo giá hiện hành thì đạt tốc độ tăng 13,88%/năm.
Việc phát triển nông nghiệp của huyện cũng đạt đƣợc một số kết quả đáng
khích lệ nhƣ: giá trị SXNN hàng năm nhìn chung có tăng, trồng trọt và chăn
nuôi từng bƣớc phát triển theo hƣớng thâm canh, cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất nông nghiệp đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng, số lƣợng cây trồng con
vật nuôi tăng ổn định và dần đa dạng về chủng loại, việc chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp của huyện chƣa bền vững, chƣa
khai thác đƣợc hết những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Việc ứng dụng khoa
học kỹ thuật, đƣa cơ giới hóa vào sản xuất còn nhiều hạn chế, năng suất và
thu nhập của ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp. Giá trị thu

đƣợc trên một đơn vị diện còn khá thấp, năng suất lao động trong nông
nghiệp chƣa cao, thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc
sản xuất và tiêu thụ nông sản, thị trƣờng đầu ra nông sản còn bấp bênh. Nông
nghiệp chƣa có sự phát triển mạnh mẽ để tạo tiền đề cho việc phát triển kinh
tế-xã hội của toàn huyện Phƣớc Sơn.


2

Để đầy nhanh quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, tạo
chuyển biến trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống ngƣời dân
đặc biệt là ngƣời dân ở khu vực nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên
của huyện, ổn định cuộc sống ngƣời dân, đồng thời làm tăng thu nhập của
ngƣời lao động để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của họ, đồng thời
khắc phục những hạn chế, khó khăn ở khu vực nông thôn miền núi, tôi chọn
đề tài “Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm
luận văn Thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phƣớc
Sơn, tỉnh Quảng Nam để tìm ra vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện
Phƣớc Sơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu a. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp của huyện
Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về phát triển nông
nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phƣớc Sơn, tỉnh
Quảng Nam.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2010-2014.
Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm trƣớc mắt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:


3

- Phƣơng pháp điều tra tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp trong việc phân tích
các nhân tốt ảnh hƣởng tới phát triển nông nghiệp.
- Phƣơng pháp so sánh giữa các năm hoặc so sánh với mức bình quân
của toàn tỉnh Quảng Nam để đƣa ra kết luận về mức độ tăng trƣởng, phát
triển nông nghiệp của huyện.
- Các phƣơng pháp khác…
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và
các bảng biểu phụ lục kèm theo, cấu trúc luận văn này gồm 3 chƣơng nhƣ
sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nông nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phƣớc
Sơn, tỉnh Quảng Nam
Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phƣớc Sơn.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Theo Kuznets (1964) cho rằng: trong quá trình tiến hành công nghiệp

hóa đã đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp mà không có phát triển song
song nông nghiệp sẽ bị rơi vào cái bẫy của việc xem nhẹ vai trò đóng góp
nông nghiệp [1].
- Theo Todaro (1990) cho rằng phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai
đoạn, tuần tự từ thấp đến cao [16, tr. 23-26].
- Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Ôx-trây-lia (ACIAR)
kết hợp với Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Trƣờng Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội (2007) nghiên cứu về “Phát triển nông nghiệp và chính sách


4

đất đai ở Việt Nam” đã đƣa ra những quan điểm về sự phụ thuộc của phát
triển nông nghiệp Việt Nam vào sự sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai. Qua đó
đã nêu lên tầm quan trọng của việc sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp trong
nền kinh tế thị trƣờng và khuyến nghị Chính phủ trong việc ban hành chính
sách về giá nông nghiệp, chính sách lãi suất, chinh sách đất nông nghiệp…,
đồng thời dự báo về những gì có thể xảy ra với thị trƣờng đất đai và sự phát
triển nông nghiệp của Việt Nam [33, tr. 233-257].
- Trong giáo trình Kinh tế nông nghiệp do Vũ Đình Thắng chủ biên
(2006) cho rằng nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà
còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông
nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật nuôi.Ngoài ra, giáo
trình còn nêu lên những đặc trƣng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt
Nam: thứ nhất, là hệ thống kinh tế nông nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiều
hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể
tƣ nhân và sở hữu hỗn hợp; thứ hai, tƣơng ứng với các hình thức sở hữu nói
trên sẽ hình thành và phát triển nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
đa dạng và năng động; thứ ba, tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự
do kinh doanh theo pháp luật, có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi

trƣớc pháp luật; thứ tư, đặc trƣng về chế độ quản lý hệ thống kinh tế nông
nghiệp [26, tr. 9-45].
- Hội thảo khoa học “Tác động của biến đổi cơ cấu xã hội đến nông
nghiệp, nông dân và nông thôn các tỉnh phía Nam trong thời kỳ đổi mới” do
Tạ Ngọc Tấn, Trƣơng Giang Long, Bùi Chí Bửu, Bùi Thế Cƣờng đồng chủ
trì (2009) đề cập đến khu vực nông nghiệp và nông thôn là một trong những
khu vực có những biến động và chịu tác động nhiều nhất của biến đổi cơ cấu
xã hội [23].
- Bài viết “Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nƣớc ta trong


5

quá trình hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) đã đề cập
đến những tác động của hội nhập quốc tế đến nông nghiệp, nông dân, nông
thôn cũng nhƣ chỉ ra những thành tựu và thách thức của nông nghiệp Việt
Nam trong quá trình hội nhập. Từ đó đƣa ra định hƣớng nhằm phát triển nông
nghiệp, nông thôn bền vững trong quá trình hội nhập [17].
- Bùi Bá Bổng (2004) trong bài viết “Một số vấn đề trong phát triển
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới” đã nêu lên
các giải pháp để phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay và trong những
năm tới,bao gồm: tiếp tục thực hiện chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng
gần với nhu cầu thị trƣờng; tăng cƣờng tiềm lực khoa học và công nghệ và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đẩy mạnh việc thực hiện Chƣơng trình phát
triển nông thôn; xây dựng và thực hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, hoàn
thiện hệ thống tổ chức kinh doanh tiêu thụ nông lâm sản hàng hóa trong nƣớc
và xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; hoàn thiện và đổi
mới các chính sách, tiếp tục tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông
nghiệp phát triển; đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp - nông

thôn; tăng cƣờng hợp tác quốc tế và hội nhập để tăng thêm nguồn lực cho
phát triển của Ngành trong những năm trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài [3].
- Đinh Văn Thông trong đề tài “Nông nghiệp Việt Nam qua 25 năm đổi
mới kinh tế (1986-2010)” đã tổng kết, hệ thống hóa những thành tựu phát
triển nông nghiệp Việt Nam qua 25 năm đổi mới kinh tế, phân tích những xu
hƣớng vận động và phát triển của nền nông nghiệp nƣớc ta. Trên cơ sở đó để
đƣa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế nông
nghiệp nƣớc ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới [27].
- Hội thảo khoa học “Giới, Di cƣ và Phát triển nông thôn” do Khoa Lý
luận Chính trị và Xã hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức (2015) đã


6

phân tích những ảnh hƣởng của di cƣ đến sự chuyển dịch của phân công lao
động trong gia đình, sử dụng đất đai, sự thay đổi về tổ chức và thể chế nông
thôn... để đƣa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu phí tổn và tối đa hóa lợi ích
của di cƣ [13].
- Nguyễn Sinh Cúc (2003) trong tác phẩm “Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thời kỳ đổi mới” cho rằng, nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới đã trải qua 3
giai đoạn phát triển gồm: giai đoạn một (1986-1990) phát triển nông nghiệp dựa
trên kinh tế nông hộ, gia tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa
đói giảm nghèo nhanh chóng; giai đoạn hai (1991-1995) nông

nghiệp phát triển toàn diện theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gia tăng xuất khẩu
nông sản, nhất là gạo và bắt đầu phát triển kinh tế trang trại trong SXNN; giai
đoạn ba (1996-2002) tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa và PTNN
theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [6].
- Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về phát triển kinh tế nông thôn
hoặc phát triển nông nghiệp. Luận văn thạc sĩ của Võ Tấn Lộc (2013), Văn

Thị Hiền (2014), luận án tiến sĩ của Đoàn Tranh (2012), …


7

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ
thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm
năng sinh học – cây trồng, vật nuôi [26]. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp bao
gồm hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong tiến trình phát triển nông nghiệp cũng có hai giai đoạn chính,
việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc giai đoạn nào cũng rất quan trọng:
Nông nhiệp thuần nông hay nông nhiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính
gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lại tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng



8

hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tƣợng chính
để sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, tƣ liệu cho công nghiệp, và thỏa mãn
các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh,
sân golf). Ngành nông học phân loại cây trồng theo nhiều cách hoặc là 1) dựa
trên phƣơng pháp canh tác chia ra cây trồng nông học (gồm các nhóm cây hạt
ngũ cốc, nhóm cây đậu cho hạt, nhóm cây cho sợi, nhóm cây lấy củ, nhóm cây
công nghiệp, nhóm cây đồng cỏ và thức ăn gia súc) hay cây trồng nghề vƣờn
(gồm các nhóm rau, nhóm cây ăn trái, nhóm hoa kiểng, nhóm cây đồn
điền/cây công nghiệp); 2) dựa trên công dụng chia ra cây lƣơng thực, cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây rau và hoa, cây trồng làm thứ ăn gia súc và cây
dƣợc liệu; 3) dựa trên yêu cầu về điều kiện khí hậu chia ra cây ôn đới, cây á
nhiệt đới, cây nhiệt đới; hoặc 4) dựa trên thời gian của chu kỳ sinh trƣởng
chia ra cây hàng năm, cây lâu năm.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
(theo nghĩa hẹp), với đối tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi. Ngành
chăn nuôi cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm nhƣ thịt, sữa, trứng; cung cấp
da, len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón; đại gia súc
dùng làm sức kéo. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu lấy từ ngành trồng
trọt, nên chăn nuôi phát triển sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả của sản phẩm
trồng trọt. Ngành chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao so với ngành trồng
trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp vì trong khẩu phần ăn của con ngƣời
đang ngày càng thay đổi.
Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đánh bắt là hoạt

động có từ lâu đời của con ngƣời nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông


9

qua các hình thức đánh bắt cá và các sinh vật thủy khác; việc đánh bắt phải
kết hợp với hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm bảo vệ môi trƣờng và
duy trì nguồn thủy sản đánh bắt trong tƣơng lai. Nuôi trồng thủy sản là hình
thức canh tác thủy sản có kiểm soát. Nuôi cá là hình thức cơ bản của nuôi
trồng thủy sản, trong đó có nuôi cá nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt; ngoài
ra, còn có nuôi rong, nuôi tôm, nuôi sò, nuôi ngọc trai.
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng và bảo vệ rừng; khai
thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo rừng, duy
trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng (Bùi Minh Vũ, 2001, tr. 7)

[37]. Theo luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004), rừng là một hệ
sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất
rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật
đặc trƣng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng.
b. Phát triển nông nghiệp
Để hiểu rõ hơn về phát triển nông nghiệp, chúng ta sẽ đi từ các khái
niệm liên quan đến phát triển:
- Phát triển: Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Trong
phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động
theo chiều hƣớng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Trong giáo trình Kinh tế phát triển của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà
Nẵng (Bùi Quang Bình) cho rằng “phát triển cũng được lý giải như một quá
trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế như: kinh tế,

xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định” [1, tr. 47]. Hiện
tại, khái niệm phát triển đƣợc gắn liền với kinh tế và ngƣời ta sử dụng nó gần
nhƣ đồng nhất với phát triển kinh tế. Trong Giáo trình phát triển Nông thôn


10

(Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà đồng chủ biên, 2005) lại cho rằng “phát
triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản
phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Ðồng thời, phát
triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh
của nền kinh tế, xã hội. Ðó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ
trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng. Môi trường kinh tế và xã hội, các khía cạnh tổ chức
và kỹ thuật ngày càng thuận lợi cho các tác nhân tham gia. Không những vậy,
phát triển còn đảm bảo tăng khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới của quốc
gia, các ngành, các doanh nghiệp và của mọi người dân. Sự phát triển sẽ đảm
bảo nâng cao phúc lợi của người dân về kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội và
sự tự do bình đẳng, sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giữa các dân tộc,
các tầng lớp cư dân và sự bình đẳng trong phát triển giữa nam và nữ ” [5, tr.
16].
Với cách hiểu đó, phát triển kinh tế đƣợc khái quát theo bốn nội dung:
Thứ nhất, gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập
bình quân trên đầu ngƣời; đây là nội dung thể hiện quá trình biến đổi về lƣợng
của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mọi ngƣời
dân trong một quốc gia và thực hiện các nội dung khác của phát triển. Thứ hai,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hƣớng tiến bộ; đây là chỉ tiêu phản ánh
sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Đó là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở cho việc đạt
đƣợc tiến bộ xã hội một cách sâu rộng. Thứ ba, gia tăng năng lực nội sinh của

nền kinh tế; đó là quá trình sử dụng và tái đầu tƣ hợp lý để duy trì qui mô và chất
lƣợng các nguồn lực nhằm đảm bảo tăng trƣởng kinh tế ổn định và liên tục,
đồng thời nền kinh tế đó đủ khả năng vƣợt qua biến động của khủng hoảng kinh
tế, thị trƣờng cũng nhƣ tác động của thiên


11

tai. Thứ tư, nâng cao chất lƣợng cuộc sống từ kết quả tăng trƣởng, đó là kết
quả của nâng cao thu nhập đầu ngƣời, phân phối thu nhập công bằng, xóa bỏ
nghèo đói, nâng cao phúc lợi cho mọi ngƣời dân,...
- Khái niệm về phát triển nông nghiệp:
Từ những khái niệm có liên quan trên có thể đi đến khái niệm về phát
triển nông nghiệp nhƣ sau: Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện
pháp nhằm tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách
hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Phát triển bền vững: Cũng theo giáo trình Kinh tế phát triển của
PGS.TS.Bùi Quang Bình, cho rằng “phát triển bền vững, đó là sự phát triển
mạnh mẽ, liên tục của nền kinh tế, đồng thời với việc lành mạnh hóa xã hội và
bảo vệ môi trường”. Nhƣ vậy phát triển bền vững gồm có ba nội dung cơ bản:

bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, và bền vững về môi trƣờng. Các tiêu
chí chủ yếu để đánh giá sự bền vững là tăng trƣởng kinh tế ổn định; thực hiện
tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống; hợp
tác xuyên quốc gia và toàn cầu về các vấn đề phát triển bền vững cũng phải
đƣợc quan tâm nhằm giải quyết những khía cạnh mang tính quốc tế của phát
triển bền vững nhƣ vấn đề nghèo đói, khí thải, biến đổi khí hậu.
- Phát triển nông nghiệp bền vững: Trong giáo trình Kinh tế nông

nghiệp do Vũ Đình Thắng chủ biên [26] có trích dẫn định nghĩa của tổ chức
sinh thái và môi trƣờng thế giới (WORD) về nông nghiệp bền vững nhƣ sau:
“Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế
hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau”. Nhƣ vậy,
nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng đƣợc hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo
nhu cầu nông sản của loài ngƣời hiện nay và duy trì đƣợc tài nguyên


12

thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ đƣợc quỹ đất, quỹ nƣớc,
quỹ rừng, không khí và khí quyển, tính đa dạng sinh học v.v... Xây dựng nền
nông nghiệp bền vững là yêu cầu cấp thiết và là xu hƣớng tất yếu của tiến
trình phát triển bền vững.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Với vai trò đặc biệt quan trọng của ngành nông nghiệp đối với nền kinh
tế quốc dần, trong quá trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp cần nắm
vững những đặc điểm cơ bản của nó, bao gồm cả các đặc điểm chung và các
đặc điểm riêng có của nền nông nghiệp Việt Nam.
a. Đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp
Các đặc điểm chung của nền sản xuất nông nghiệp có thể kể đến bốn
đặc điểm cơ bản, đó là:
- Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên diện rộng và có tính vùng. Sản xuất
nông nghiệp đƣợc tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi quốc gia, mỗi
vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết, lịch sử hình thành các loại đất, quá trình
khai phá, sử dụng khác nhau thì hoạt động nông nghiệp sẽ khác nhau.
- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. Ruộng đất bị giới hạn về mặt
diện tích, con ngƣời không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan nhƣng sức
sản xuất của ruộng đất hiện nay chƣa bị giới hạn. Chính vì thế, trong quá trình

sử dụng phải biết quý trọng đất, sử dụng đất tiết kiệm, cải tạo, bồi dƣỡng để
làm cho ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, nhất là hạn chế và xem xét thật kỹ
càng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác. Chính vì vậy vấn
đề thâm canh sản xuất là hết sức quan trọng.
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. Các loại cây
trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trƣởng, phát
triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay


13

đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của
cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Để chất lƣợng
giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thƣờng xuyên chọn lọc các
giống hiện có có chất lƣợng tốt hơn, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống
mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và
từng địa phƣơng.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đây là đặc thù điển hình
nhất của sản xuất nông nghiệp bởi vì quá trình sản xuất nông nghiệp là quá
trình tái sản xuất kinh tế gắn với quá trình tái sản xuất tự nhiên. Do sự biến
đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng đều có sự thích ứng nhất
định với điều kiện đó. Tính thời vụ không thể xóa bỏ đƣợc mà chỉ có thể hạn
chế nó. Do đó ngƣời nông dân phải khai thác tốt đặc điểm này để giảm chi
phí sản xuất, cũng nhƣ cần có các giải pháp tổ chức sản xuất hợp lý để hạn
chế những khó khăn…
b. Đặc điểm riêng của nông nghiệp Việt Nam
Ngoài những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nêu trên, nền
nông nghiệp nƣớc ta còn có những đặc điểm riêng cần lƣu ý, đó là:
- Nông nghiệp Việt Nam đang từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN không qua giai

đoạn phát triển TBCN. Điều này cho thấy xuất phát điểm của nền nông
nghiệp nƣớc ta khi chuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa là rất thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Để đƣa
nền kinh tế nông nghiệp nƣớc ta phát triển lên trình độ sản xuất hàng hóa cao,
cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển nông nghiệp và
nông thôn; khẩn trƣơng xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nông nghiệp
và hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp; bổ sung, hoàn thiện và đổi
mới hệ thống chính sách kinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức


14

sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hóa; tăng cƣờng đào
tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý
kinh tế và quản trị kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn.
- Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn
tính chất ôn đới. Đặc điểm này mang lại cho nông nghiệp nƣớc ta nhiều thuận
lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát
triển sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình đƣa nông nghiệp nƣớc ta lên sản
xuất hàng hóa, chúng ta tìm kiếm mọi cách để phát huy những thuận lợi và
hạn chế những khó khăn nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh
chóng và vững chắc.
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp
a. Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn, đó là đóng góp về thị
trường
Nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực khác nhau. Do phát triển
nông nghiệp nên sẽ có đóng góp về nhân tố diễn ra khu có sự chuyển dịch các
nguồn lực (lao động, vốn…) từ nông nghiệp sang khu vực khác đặc biệt là
khu vực công nghiệp để giải quyết việc làm và phát triển nông thôn.

b. Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định
Khi nông nghiệp phát triển, làm tăng thu nhập của ngƣời dân ở nông
thôn và từ đó kéo theo tăng tiêu dùng. Nếu đa số ngƣời dân sống bằng nông
nghiệp thì đây là thị trƣờng rộng lớn cho công nghiệp phát triển. Nông nghiệp
chiếm tỷ trọng không nhỏ tại các quốc gia đang phát triển thì việc tăng trƣởng
và phát triển nông nghiệp đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt làm phát
triển ngành công nghiệp tiêu dùng và chế biến, qua đó làm tăng thu nhập GDP
bình quân đầu ngƣời.


×