Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Đo lường khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HỒNG OANH

ĐO LƢỜNG KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HỒNG OANH

ĐO LƢỜNG KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI

Đà Nẵng - Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá
trình nghiên cứu đều được ghi rõ ràng nguồn gốc của các tài liệu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Oanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................. 3
5. Bố cục đề tài........................................................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 4
7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH..................................................... 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN.................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................................... 11
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam.......................................... 13
1.1.3. Phân loại kiểm toán.................................................................................................. 14
1.1.4. Vai trò của kiểm toán đối với BCTC của doanh nghiệp.......................17
1.1.5. Trách nhiệm của Kiểm toán viên...................................................................... 18
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM

TOÁN.................................................................................................................................................... 24
1.2.1. Khái niệm khoảng cách kỳ vọng....................................................................... 24
1.2.2. Khuôn mẫu lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng......................................... 28
1.2.3. Một số bằng chứng về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong
hoạt động kiểm toán trên thế giới........................................................................................... 30
1.2.4. Nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán..................36
1.2.5. Tác động của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đến nền kinh tế.......38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................................... 39


CHƢƠNG 2. GIẢ THIẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............41
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................................... 41
2.2. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU............................................................................................ 42
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 46
2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát........................................................................... 46
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.......................................................................... 49
2.3.3. Lựa chọn đối tƣợng khảo sát.............................................................................. 50
2.3.4. Thiết kế mẫu................................................................................................................ 51
2.3.5. Phƣơng pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát..................................... 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................................... 52
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM

GIẢM THIỂU KHOẢNG CÁCH

KỲ VỌNG TRONG

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BCTC Ở VIỆT NAM.............................................. 53
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................... 53
3.1.1. Đặc điểm của đối tƣợng khảo sát..................................................................... 53

3.1.2. Kết quả kiểm định giả thuyết.............................................................................. 56
3.1.3. Kết luận từ nghiên cứu........................................................................................... 64
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU KHOẢNG CÁCH KỲ
VỌNG TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM.............................. 65
3.2.1. Quan điểm của kiến nghị....................................................................................... 65
3.2.2. Về phía kiểm toán viên và các công ty kiểm toán.................................... 66
3.2.3. Về phía ngƣời sử dụng BCTC........................................................................... 68
3.2.4. Về phía khách hàng đƣợc kiểm toán.............................................................. 69
3.2.5. Một số kiến nghị khác nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán............................................................................................................................................. 70
3.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................................... 80


KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN(bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

AICPA

Hiệp hội Kế toán viên công chứng Mỹ (American Institute
of Certified Public Accountants)


BCTC

áo cáo tài chính

BCKT

Báo cáo kiểm toán

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

KTV

Kiểm toán viên

VACPA

Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Vietnam
Association of Certified Public Accountants)

VSA

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (Vietnamese Standards
on Auditing)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

1.1.

Sự khác biệt giữa loại hình kiểm toán theo chức năng

15

1.2.

Sự khác biệt giữa loại hình kiểm toán theo chủ thể kiểm
toán

16

1.3.

Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia trên
thế giới

30

1.4.

Bằng chứng Khoảng cách năng lực

33


1.5.

Bằng chứng Khoảng cách hoạt động

34

2.1.

Cấu trúc và nội dung Bảng câu hỏi khảo sát

48

3.1.

Kết quả thu hồi bảng khảo sát

53

3.2.

Số năm kinh nghiệm nghề nghiệp của đối tƣợng khảo sát

54

3.3.

Thống kê kiến thức kiểm toán của các đối tƣợng khảo
sát


55

3.4.

Kết quả thống kê mô tả từ điều tra khảo sát

56

3.5.

Kết quả thống kê mô tả phân theo nhóm

57

3.6.

Kết quả kiểm định giả thiết H1

59

3.7.

Kết quả kiểm định giả thiết H2

61

3.8.

Kết quả kiểm định giả thiết H3


63


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.

Mô hình khoảng cách kỳ vọng – hoạt động kiểm toán
của Porter (1993)

27

1.2.

Khái quát chung về khoảng cách kỳ vọng

28

1.3.

Lý do làm xuất hiện khoảng cách kỳ vọng trong hoạt
động kiểm toán (Salehi, 2007)

38


2.1.

Quy trình nghiên cứu

41

2.2.

Các giả thiết nghiên cứu

46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát hành
BCTC có chất lƣợng cao bởi chức năng cơ bản của kiểm toán tài chính là xác
minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC. Chính vì vậy, với
sự phát triển vƣợt bậc của nền kinh tế thị trƣờng hiện này thì hoạt động kiểm
toán đã và đang giữ một vai trò trung tâm, đem lại niềm tin cho những ngƣời
sử dụng BCTC của doanh nghiệp. Tuy nhiên, niềm tin của những ngƣời sử
dụng CTC đang ngày càng sụt giảm khi mà hàng loạt vụ bê bối trên thế giới
liên quan đến trách nhiệm của KTV xảy ra nhƣ: vụ phá sản của Tập đoàn
Năng lƣợng Enron (năm 2001) dẫn đến sự phá sản của Hãng kiểm toán hàng
đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002, sau khi Hãng này phải chịu án phạt
nửa triệu USD, đồng thời chấp nhận phá sản do không còn uy tín trên thị
trƣờng chứng khoán. Tiếp sau sự sụp đổ của Arthur Andersen là hàng loạt vụ

bê bối khác của các công ty kiểm toán độc lập đã đƣợc phanh phui liên quan
đến việc đƣa ra ý kiếm không xác đáng về BCTC, nhƣ sự phá sản của Tập
đoàn viễn thông Worldcom (cũng do Arthur Andersen kiểm toán), hay của
Tập đoàn phần mềm Satyam (do PriceWaterhouse Coopers kiểm toán)…
Tại Việt Nam cũng xảy ra những trƣờng hợp liên quan đến độ tin cậy
của thông tin trên các CTC dù đã đƣợc kiểm toán nhƣ Công ty Cổ phần Bông
Bạch Tuyết, Công ty Cổ phần Dƣợc Viễn Đông… cũng khiến các nhà đầu tƣ
phải gánh chịu những tổn thất kinh tế. Niềm tin sụt giảm, sự hoài nghi và
không tin tƣởng vào hoạt động kiểm toán dần hiện hữu trong nhận thức của
ngƣời sử dụng CTC là điều hiển nhiên. Đó là thực trạng của KTV và các công
ty kiểm toán hiện nay, còn về phía ngƣời sử dụng BCTC, có rất nhiều ngƣời
sử dụng BCTC đang hiểu sai về bản chất cuộc kiểm toán cũng


2

nhƣ ý kiến mà kiểm toán viên đƣa ra. Một số ngƣời quá chú trọng đến báo
cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán đính kèm báo cáo kiểm toán mà quên mất ý
kiến quan trọng của kiểm toán viên. Một số lại cho rằng ý kiến chấp nhận toàn
phần có nghĩa là báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán là hoàn hảo, chính xác và
đơn vị đƣợc kiểm toán đã tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán …
Trong khi đó, CTC đƣợc lập dựa trên nhiều giả định và tồn tại nhiều ƣớc tính
kế toán. Do vậy, KTV không thể khẳng định tính chính xác tuyệt đối của
BCTC. Ngoài ra, KTV không có trách nhiệm phát hiện tất cả các sai sót tồn
tại trong BCTC của doanh nghiệp, KTV chỉ thực hiện cuộc kiểm toán dựa trên
mức trọng yếu đã đƣợc xây dựng trong lập kế hoạch kiểm toán. Nhƣ vậy, sự
khác biệt về nhận thức và kỳ vọng giữa KTV, công ty kiểm toán thực hiện
hoạt động kiểm toán và những ngƣời sử dụng CTC đối với hoạt động kiểm
toán đã góp phần hình thành nên khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động
kiểm toán BCTC.

Khoảng cách kỳ vọng là một vấn đề có ý nghĩa đối với lĩnh vực kinh tế
nói riêng và với toàn xã hội nói chung, vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết này sẽ
giúp chỉ ra những yêu cầu thực tế mà xã hội đòi hỏi đối với hoạt động kiểm
toán, nhận thức của ngƣời sử dụng CTC cũng nhƣ nhận thức của KTV về
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm
thu hẹp khoảng cách kỳ vọng. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Đo
lƣờng khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính
ở Việt Nam” này để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Vì hạn chế về
thời gian và năng lực của bản thân, nên tác giả chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng
pháp cũng nhƣ kết quả đo lƣờng khoảng cách kỳ vọng mà chỉ mới dừng lại ở
chứng minh sự tồn tại và chỉ ra các trách nhiệm có tồn tại khoảng cách kỳ
vọng. Hạn chế này sẽ mở ra những hƣớng nghiên cứu chuyên sâu về sau góp
phần mở rộng thêm đề tài này tại Việt Nam.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là tìm ra bằng chứng cho thấy tồn tại khoảng
cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam, từ đó
đề xuất một số ý kiến nhằm thu hẹp khoảng cách này.
Từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả đƣa ra 2 câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
(1) Liệu có tồn tại sự khác biệt trong nhận thức của kiểm toán viên và
ngƣời sử dụng BCTC (khoảng cách kỳ vọng) ở Việt Nam đối với trách nhiệm
kiểm toán?
(2) Nếu có thì trách nhiệm nào của kiểm toán viên tồn tại khoảng cách
kỳ vọng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động
kiểm toán BCTC.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Địa điểm nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến khảo sát đo lƣờng
thực trạng khoảng cách kỳ vọng đƣợc thực hiện tại một số công ty kiểm toán
nhƣ tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng; Sàn giao dịch chứng
khoán tại Sài Gòn; và một số Ngân hàng tại Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện trong vòng 5 tháng kể từ
tháng 02 năm 2016 đến tháng 04 năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong bài là phƣơng pháp nghiên
cứu định lƣợng, cụ thể là tác giả sẽ thu thập tài liệu sơ cấp từ các nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc về đối tƣợng nghiên cứu qua các báo cáo, tạo chí, bài báo,
thu thập tài liệu thứ cấp thông qua phiếu điều tra …. Sau đó tiến hành

thiết kế bảng câu hỏi dựa trên các bảng câu hỏi đã đƣợc các nghiên cứu khác
thiết kế, và có sự điều chỉnh phù hợp với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của


4

tác giả. Từ bảng câu hỏi, tiến hàng phỏng vấn, thu thập số liệu, phân tích số
liệu bằng phần mềm SPSS 16, đánh giá về thực trạng khoảng cách kỳ vọng
trong hoạt động kiểm toán ở Việt Nam và đƣa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu
khoảng cách kỳ vọng này.
5. Bố cục đề tài
Bố cục của đề tài gồm có 03 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm
toán báo cáo tài chính
- Chƣơng 2: Giả thiết và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị nhằm giảm thiểu
khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt

Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hoạt động kiểm toán không chỉ đơn thuần đƣa ra ý kiến mà còn xác minh
các thông tin tài liệu tài chính kế toán và tính tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn
mực khi lập BCTC do các nhà quản lý trong doanh nghiệp áp dụng. Nhƣ vậy,
khi thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam càng phát triển thì kiểm toán sẽ ngày
càng giữ vai trò quan trọng, lúc đó, những kỳ vọng của ngƣời sử dụng BCTC sẽ
ngày càng cao. Họ kỳ vọng cao hơn rằng kiểm toán viên sẽ bảo vệ lợi ích cho họ
và CTC đƣợc kiểm toán sẽ giúp họ đƣa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
Chính lúc này, sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng về khác biệt trong cách nhìn
nhận và hiểu biết giữa những ngƣời sử dụng BCTC và kiểm toán viên sẽ nảy
sinh rất nhiều rắc rối và sự hiểu lầm không đáng xảy ra.

Với tầm quan trọng nhƣ trên, tác giả cho rằng kết quả nghiên cứu của đề
tài này sẽ làm rõ thêm về sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động
kiểm toán tại Việt Nam cũng nhƣ các giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách
này.


5

7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng là một trong những đề tài nghiên
cứu còn hết sức mới mẻ tại Việt Nam mặc dù theo Chandler & Edward( 1996)
sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đã đƣợc đề cập cách đây hàng trăm
năm và trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu về hiện tƣợng này từ đầu thập niên
1970.
Theo tổng hợp của Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2015) , các nghiên cứu
trên thế giới thƣờng đi theo hai hƣớng tiếp cận chính:
Hướng tiếp cận thứ nhất: khảo sát thực nghiệm qua việc so sánh nhận

thức hoặc kỳ vọng giữa KTV và ngƣời sử dụng BCTC liên quan đến : trách
nhiệm KTV; hiểu biết về mục tiêu, chức năng kiểm toán; hiểu biết thông điệp
truyền tải trong báo cáo kiểm toán trong từng hoàn cảnh cụ thể nhƣ: Lee
(1970); Baron et al (1977), Lowe (1994); McEnroe & Martens (2001); Lin &
Chen (2004); Fadzly & Ahmed (2004); Lee et al (2007); Haniffa & Hudaib
(2007); Sidani et al (2007), …… Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên cho thấy
tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các quốc gia khác nhau tập trung
vào hai lĩnh vực là trách nhiệm của kiểm toán viên và thông tin trên báo cáo
kiểm toán, ngoài trừ nghiên cứu của Lee (1970), cụ thể:
- Đối với trách nhiệm của kiểm toán viên, có 4 trách nhiệm kiểm toán
thƣờng tồn tại khác biệt trong kỳ vọng giữa các nhóm đối tƣợng khảo sát:
 Trách nhiệm phát hiện và báo cáo tất cả các sai sót và gian lận
(trách nhiệm đối với gian lận và sai sót);
 Trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của BCTC và khả năng
thanh toán của công ty (trách nhiệm đảm bảo khả năng hoạt động
liên tục);
 Trách nhiệm đƣa ra cảnh báo sớm sự thất bại của công ty (trách
nhiệm dự báo);


6

 Trách nhiệm phát hiện và báo cáo hành vi bất hợp pháp (trách
nhiệm đối với việc tuân thủ pháp luật).
- Đối với thông tin trình bày trên báo cáo kiểm toán, hai vấn đề chính
thƣờng tồn tại khác biệt trong nhận thức gồm mục đích và hạn chế của kiểm
toán và các khái niệm và thuật ngữ sử dụng.
Công trình nghiên cứu nổi bật theo hƣớng tiếp cận này là của Lee (1970)
“The nature of auditing and its objectives”. Đây là nghiên cứu đầu tiên về
khoảng cách kỳ vọng đƣợc thực hiện tại Anh Quốc. Ông đã khảo sát các KTV

, đối tƣợng bị kiểm toán (giám đốc, thƣ ký và kế toán) và các đối tƣợng thụ
hƣởng (các nhà đầu tƣ, ngân hàng và môi giới chứng khoán) nhằm xác định ý
kiến của họ về 13 mục tiêu. Hơn 80% số ngƣời đƣợc hỏi xác định mục tiêu
kiểm toán là phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo công ty đã tuân thủ tất
cả các yêu cầu pháp luật; xác minh tính chính xác của sổ sách, hồ sơ kế toán;
và đƣa ra ý kiến trung thực hợp lý của BCTC. Trái với kỳ vọng của Lee, sự
hiểu biết của KTV về các mục tiêu kiểm toán có chút khác biệt so với các đối
tƣợng bị kiểm toán và thụ hƣởng. Từ đây, ông đƣa ra kết luận rằng nếu
những ngƣời tham gia không có cùng chung nhận thức về mục tiêu kiểm toán
thì các lợi ích từ một cuộc kiểm toán sẽ không đƣợc đánh giá cao và đáng tin
cậy do thông tin tài chính đƣợc kiểm toán đã bị đặt sai chỗ.
Năm 1988, Viện Kế toán Công chứng Canada (CICA) đã thành lập một
Ủy ban Macdonald để nghiên cứu kỳ vọng của công chúng về các cuộc kiểm
toán với đề tài“Report of the Commission to Study the Public‟s Expectation
of Audits”. Ủy ban thu thập thông tin từ nhiều nguồn bao gồm khảo sát qua
điện thoại một cách ngẫu nhiên với các thành viên của công chúng, phỏng vấn
tập trung các nhóm ngƣời có am hiểu về BCTC và tham vấn các bên có đầy
đủ thông tin về BCTC và kiểm toán. Nghiên cứu nhận thấy rằng một số đối
tƣợng điều tra có sự hiểu lầm đáng kể về vai trò của KTV. Cụ thể chỉ có 41%


7

số ngƣời đƣợc hỏi xác định vai trò của KTV là báo cáo về tính hợp lý của
BCTC; 24% tin rằng đó là báo cáo về tính hữu hiệu, kinh tế và hiệu quả của
quá trình quản lý; 25% cho rằng đó là để đảm bảo sự lành mạnh tài chính của
một công ty; còn lại 10% nói rằng họ không biết KTV làm cái gì. Ngoài ra,
Ủy ban cũng nhận thấy có một sự nhầm lẫn tƣơng tự về thông điệp đƣợc
truyển tải từ báo cáo kiểm toán. Đó chính là lý do vì sao khi một công ty bất
ngờ sụp đổ, ngƣời sử dụng BCTC sẵn sàng đổ lỗi cho các KTV.

Hướng tiếp cận thứ hai : kiểm tra sự tồn tại, các thành phần, nguyên
nhân và giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Điển hình là các
nghiên cứu đi theo hƣớng tiếp cận này là AICPA (1978); Humphrey et al.
(1993); Porter et al (1993, 2004)... Kết quả của các nghiên cứu trên chỉ ra
rằng, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán đƣợc cấu thành từ hai thành phần chính
là : khoảng cách hợp lý và khoảng cách hoạt động. Trong đó, khoảng cách
hợp lý đƣợc cấu thành từ những kỳ vọng bất hợp lý của công chúng đối với
nghề nghiệp kiểm toán. Khoảng cách hoạt động, đƣợc Poter et al (1993) bổ
sung thêm vào định nghĩa về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và thực hiện
nghiên cứu nhằm chứng minh sự tồn tại của khoảng cách này và đo lƣờng
mức độ đóng góp của thành phần này vào khoảng cách kỳ vọng – hoạt động.
Công trình nghiên cứu nổi bật theo hƣớng tiếp cận này là nghiên cứu của
Porter (1993) “The empirical study of the audit expectationperformance
gap”, Porter đã nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại New Zealand
bằng cách chia khoảng cách này thành hai phần: khoảng cách hoạt động và
khoảng cách hợp lý. Bà tiến hành khảo sát qua mail và gửi câu hỏi khảo sát
đến hai nhóm đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi hoạt động kiểm toán độc lập là (1)
nhóm cộng đồng tài chính, bao gồm các KTV, nhân viên công ty, các nhà
phân tích tài chính, sinh viên kiểm toán và (2) các nhóm công chúng bao gồm
luật sƣ, phóng viên tài chính và các thành viên của công chúng nói chung. Từ


8

các kết quả nghiên cứu của mình, Porter đã xác định rằng có hơn 20% công
chúng nhận thức kiểm toán viên phải thực hiện 10 nhiệm vụ trong khi nhóm
cộng đồng tài chính cho rằng điều đó là không hiệu quả và kinh tế khi thực
hiện. Nghiên cứu thực nghiệm này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định các
thành phần khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán bao gồm khoảng
cách hợp lý (41%), khoảng cách chuẩn mực (53%) và khoảng cách năng lực

(6%).
Có thể thầy rằng khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán BCTC
đã đƣợc nghiên cứu và chứng minh là tồn tại nhiều trên thế giới, nhƣng lý
thuyết này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, việc tham khảo cơ sở lý
thuyết và thực tiễn nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng là điều rất cần thiết.
Một số công trình nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng để tham khảo bao gồm:
- Best và các cộng sự (Evidence of the Audit Expectation Gap in
Singapore. Manage. Audit. J. 2001, 16 (3): pp.134-144 2001), nghiên cứu này
thu thập bằng chứng về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Singapore và cung
cấp chi tiết hơn về bản chất và phạm vi của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
Đây là nghiên cứu đi theo hƣớng tiếp cận thứ nhất bằng cách sử dụng bảng
khảo sát về ba nhân tố: Nhân tố trách nhiệm (1), nhân tố độ tin cậy (2), và
nhân tố quyết định hữu dụng. Từ kết quả điều tra, Best và các cộng sự kết
luận rằng nhà đầu tƣ tại Singapore kỳ vọng KTV phát hiện tất cả các gian lận
và sai sót; trong khi đó KTV lại cho rằng mình không có trách nhiệm trong
việc phát hiện và ngăn chặn tất cả gian lận và sai sót. Ngoài ra, các nhà đầu tƣ
còn cho rằng KTV phải có trách nhiệm về hoạt động hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng.
- Nguyễn Ngọc Khánh Dung (Xác định khoảng cách kỳ vọng – hiện thực
kiểm toán: nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Đại học Công
nghiệp số 1 2015: trang 3 - 18), nghiên cứu này đi theo hƣớng tiếp cận thứ


9

hai đó là tập trung vào việc xác định sự tồn tại của ba thành phần khoảng cách
quan trọng cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng - hiện thực (hoạt động) kiểm
toán là (i) khoảng cách kỳ vọng hợp lý, (ii) khoảng cách hoàn thiện chuẩn
mực và (iii) khoảng cách tăng cƣờng trách nhiệm của KTV. Nghiên cứu này
sử dụng phƣơng pháp và nội dung bảng khảo sát tƣơng tự nghiên cứu của

Poter (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một số trách nhiệm kiểm
toán cấu thành nên mỗi thành phần khoảng cách này ở Việt Nam trong đó: 7
trách nhiệm đề xuất nhƣng không đƣợc công chúng kỳ vọng, 7 trách nhiệm
do nhà đầu tƣ kỳ vọng bất hợp lý, 14 trách nhiệm hợp lý nhƣng chƣa đƣợc
quy định trong luật hoặc chuẩn mực liên quan, 6 trách nhiệm đƣợc cả hai
nhóm đánh giá KTV chƣa hoàn thành trách nhiệm của mình. Nghiên cứu đã
cung cấp bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng, tại Việt Nam, ngƣời sử
dụng báo cáo kiểm toán kỳ vọng về nghề nghiệp kiểm toán cao nhƣng đồng
thời mức độ hiểu biết lại khá thấp. Hạn chế của nghiên cứu là chƣa chỉ ra
thành phần khoảng cách ảnh hƣởng lớn nhất đến khoảng cách kỳ vọng trong
hoạt động kiểm toán BCTC tại Việt Nam.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên trƣờng Đại học Ngoại
Thƣơng (2012) “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm
yết”. Nghiên cứu này cũng tập trung vào hƣớng tiếp cận nghiên cứu các
thành phần của khoảng cách kỳ vọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng
cách kỳ vọng kiểm toán ở Việt Nam là khá lớn. Đối với từng yếu tố cấu thành
dựa vào kết quả điều tra, khoảng cách chuẩn mực trung bình, khoảng cách
năng lực lớn và khoảng cách hợp lý trung bình.Tuy nhiên kết luận này chỉ là
kết luận ở mức chủ quan, khi mà phƣơng pháp đánh giá khoảng cách năng lực
của nghiên cứu lại chỉ dựa trên những đánh giá của VACPA về kiểm soát chất
lƣợng kiểm toán.
Tuy các nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam đều đi theo hƣớng tiếp


10

cận thứ hai nhƣng riêng tác giả cho rằng, việc áp dụng mô hình Porter để đo
lƣờng khoảng cách kỳ vọng chƣa phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam, mô
hình này phù hợp với nền kinh tế có thị trƣờng chứng khoán phát triển. Chính
vì vậy, tác giả định hƣớng cho đề tài nghiên cứu của mình thiên về hƣớng

tiếp cận thứ nhất là so sánh nhận thức của KTV và ngƣời sử dụng BCTC về:
mục tiêu kiểm toán, trách nhiệm của KTV đối với gian lận và độ tin cậy của
BCTC, để chứng minh sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng từ đó, đề xuất một
số giải pháp thu hẹp cụ thể khoảng cách kỳ vọng trong hoạt động kiểm toán
BCTC tại Việt Nam.


11

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1.1.1. Khái niệm
Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử phát triển lâu dài và gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của loài ngƣời. Để phục vụ cho nhu cầu đa
dạng của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán đã lần lƣợt hình
thành, trong đó, hiện nay kiểm toán độc lập là hoạt động rất phát triển trong
nền kinh tế thị trƣờng. Kiểm toán độc lập xuất hiện từ thế kỷ XIX, cùng với
sự hình thành và phát triển của các công ty cổ phần châu Âu, gắn liền với sự
tách biệt quyền lợi giữa những ngƣời trực tiếp quản lý công ty và những
ngƣời tham gia góp vốn). Sự tách biệt này làm tăng rủi ro trong đầu tƣ, nhất
là sự ngày càng phức tạp của các nghiệp vụ kế toán, khiến cho các cổ đông,
nhà đầu tƣ không thể tin tƣởng hoàn toàn vào những thông tin đƣợc cung cấp
bởi chính những ngƣời quản lý hay kế toán của công ty. Theo đó, các cổ
đông, nhà đầu tƣ muốn đƣợc đảm bảo là các báo cáo tài chính phải đƣợc
kiểm tra bởi những ngƣời độc lập, trung thực, hiểu biết về CTC, đó là KTV.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhƣng hiện nay định
nghĩa đƣợc chấp nhận rộng rãi là:

“ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các
bằng chứng về các thông tin có thể định lƣợng đƣợc của một đơn vị cụ thể,
nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin
này với các chuẩn mực đã đƣợc thiết lập” ( Alvin A. Aen & J. K. Loebbecke
1997). Hay theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) “ Kiểm
toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của


12

mình về báo cáo tài chính”
Đi sâu hơn vào lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt
động của các KTV có năng lực và độc lập tiến hành thu thập và đánh giá các
bằng chứng kiểm toán về BCTC đƣợc kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về
mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán với các tiêu
chuẩn, chuẩn mực đã đƣợc thiết lập. Đối tƣợng của kiểm toán báo cáo tài
chính là các thông tin kinh tế trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao
gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo
lƣu chuyển tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính. Kết quả của kiểm toán
báo cáo tài chính là các báo cáo kiểm toán trong đó nêu rõ ý kiến của kiểm
toán viên về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính đƣợc kiểm
toán.
Ngoài ra, kết quả kiểm toán còn bao gồm thƣ quản lý nêu lên những tồn
tại trong việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, trong việc tổ
chức công tác kế toán và lập báo cáo tài chính ở đơn vị đồng thời đề xuất
hƣớng khắc phục để đơn vị nâng cao chất lƣợng của các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính có thể đƣợc kiểm toán bởi kiểm toán độc lập, kiểm toán nội
bộ và kiểm toán nhà nƣớc. Tuy nhiên, một yêu cầu chung khi kiểm toán báo
cáo tài chính là kiểm toán viên phải độc lập và có năng lực.Trong đó, mục tiêu
kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên đƣợc coi là độc lập là sự trình

bày nhận xét về mức trung thực mà báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài
chính, các kết quả hoạt động và sự lƣu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên
tắc kế toán đã đƣợc thừa nhận. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các
thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết
quả kiểm toán, những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán có
đƣợc các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách
đúng đắn tình hình tài chính cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh của


13

doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình.
Bên cạnh mục tiêu chính là đƣa ra ý kiến về mức độ trung thực và hợp lí
trong các báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm
toán, còn có thể đƣa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ
thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính cũng nhƣ
hoạt động kinh doanh. Ngoài những đóng góp tích cực nêu trên cho nền kinh
tế, kiểm toán độc lập còn là hoạt động dịch vụ và nhƣ vậy nó tạo ra giá trị cho
nền kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, nâng cao nguồn thu cho
ngân sách. Hoạt động kiểm toán còn thu hút đƣợc lực lƣợng lớn các lao động
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và đặc biệt là lực lƣợng chuyên gia tƣ
vấn nƣớc ngoài làm việc tại các công ty kiểm toán quốc tế. Lực lƣợng này đã
truyền đạt nhiều kinh nhiệm quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp, tổ chức
cũng nhƣ những đồng nghiệp. Kiểm toán có những chức năng chính nhƣ sau:
Thứ nhất, kiểm toán có chức năng kiểm tra và xác nhận, hay còn gọi là
chức năng xác minh. Đây là chức năng hình thành đầu tiên gắn liền với sự ra
đời, hình thành và phát triển của kiểm toán. Bản thân chức năng này không
ngừng phát triển mạnh mẽ và đƣợc thể hiện cao hơn dƣới dạng báo cáo kiểm
toán
Thứ hai, kiểm toán có chức năng trình bày ý kiến (hay chức năng tƣ

vấn). Đây là chức năng phát sinh và hình thành sau chức năng xác minh. Từ
yêu cầu thực tiến quản lý đặt ra, chức năng trình bày kiến ra đời và thể hiện
dƣới dạng thƣ quản lý.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam
Năm 1957, Nhà nƣớc lần đầu tiên ban hành chế độ sổ sách kế toán dành
cho các đơn vị kinh tế và sở hữu nhà nƣớc: yêu cầu cung cấp thông tin cho
quản lý và kiểm tra hoạt động tài chính. Tuy nhiên, sau thời kì thống nhất đất
nƣớc, Việt Nam thực hiện chế độ kế hoạch hóa tập trung: nhà nƣớc là chủ sở


14

hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm tra kế toán. Do đó,
KTVchƣa có vai trò quan trọng trong thời kì này.
Năm 1989, bƣớc vào thời kì mở cửa, Việt Nam đã chuyển qua cơ chế thị
trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chế độ kế toán mới đƣợc ban hành
thay cho chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, chế độ mới vẫn có những điểm
chƣa bắt kịp với cơ chế thị trƣờng. Với việc thực hiện chủ trƣơng đa dạng
hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế đƣợc mở rộng và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Trong
điều kiện nền kinh tế nhƣ vậy, thông tin tài chính của doanh nghiệp (DN)
không chỉ để báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc, để kiểm tra và xét duyệt,
mà còn cần cho nhiều ngƣời, đƣợc nhiều đối tƣợng quan tâm, sử dụng nhằm
đƣa ra các quyết định kinh tế. Các thông tin này đƣợc yêu cầu có độ chính
xác cao, đáng tin cậy và trung thực. Nhờ đó, hoạt động kiểm toán độc lập ra
đời và trở thành bộ phận không thể thiếu trong đời sống hoạt động kinh tế.
Năm 1991, TC thành lập 2 doanh nghiệp kiểm toán nhà nƣớc là Công ty
Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tƣ vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán (AASC). Tháng 10/1994, lần đầu tiên BCT tổ chức thi tuyển và
cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 ngƣời đạt đủ điều kiện, tiêu chuẩn KTV

chuyên nghiệp.
Năm 2011, Quốc hội công bố Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực từ ngày
01/01/2012 gồm 2 nghị định và 7 thông tƣ.Theo số liệu gần nhất, năm 2012
Việt Nam có 155 công ty kiểm toán với số lƣợng nhân viên bình quân là 65
ngƣời/công ty. Năm 2013, số lƣợng này giảm mạnh chỉ còn 143 công ty
(giảm 14%) nhƣng số lƣợng nhân viên bình quân 78 ngƣời/công ty (tăng
20%).
1.1.3. Phân loại kiểm toán
Xuất phát từ lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán, ban đầu kiểm


15

toán giới hạn về đối tƣợng là kiểm tra và đánh giá tính trung thực và hợp lý
của BCTC. Cùng với sự phát triển của xã hội và yêu cầu quản lý thực tiễn, các
lĩnh vực phi tài chính, lĩnh vực hiệu quả và hiểu năng của hoạt động đƣợc
quan tâm nhiều hơn, hình thành nên các hình thức và chủ thể kiểm toán đa
dạng hơn.
Căn cứ vào chức năng kiểm toán, có 3 loại: Kiểm toán BCTC, kiểm toán
hoạt động, kiểm toán tuân thủ. Nội dung và sự khác biệt giữa các loại hình
kiểm toán đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:
Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa loại hình kiểm toán theo chức năng
Nội
dung

Khái
niệm

Đối
tƣợng

kiểm
toán

Chuẩn
mực
dùng để
đánh giá

Kiểm toán BCTC

Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán
tuân thủ

Kiểm tra và bày tỏ ý
kiến về tính trung
thực, hợp lý BCTC
của một đơn vị.

Kiểm tra và đánh giá
về tính hợp pháp, kinh
tế, hiệu lực, hiệu quả
của một hoạt động, đề
xuất phƣơng án cải
tiến.

Kiểm tra, đánh giá
mức độ chấp hành
pháp luật, chính

sách, chế độ quản
lý, hay các quy
định nào đó của
đơn vị

BCTC: Bảng cân đối
kế toán; Báo cáo kết
quả hoạt động kinh
doanh; áo cáo lƣu
chuyển tiền tệ;
Thuyết minh BCTC

Đa dạng: hệ thống kế
toán, quy chế kiểm
soát nội bộ; huy động,
phân phối và sử dụng
các nguồn lực; quy
trình nghiệp vụ, sản
xuất…

Việc tuân thủ
pháp luật và quy
định hiện hành

Chủ yếu là các
chuẩn mực kế toán,
chế độ kế toán hiện
hành

Tùy theo đối tƣợng cụ

thể, thƣờng mang tính
chủ quan tùy theo
nhận thức của KTV

Các văn bản liên
quan nhƣ: luật, các
nội quy, quy chế,
thể lệ, chế độ…


16

Nội
dung

Kiểm toán BCTC

Thƣờng là các KTV
Chủ thể độc lập, ngoài ra là
tiến hành KTV nhà nƣớc,
KTV nội bộ…

Kết quả

Phục vụ đơn vị, nhà
nƣớc và bên thứ 3
(các NĐT, nhà cung
cấp…)

Kiểm toán hoạt động


Kiểm toán
tuân thủ

Thƣờng là do các
KTV nội bộ thực hiện

Chủ yếu là KTV
nhà nƣớc, KTV
nội bộ, ngoài ra là
KTV độc lập

Chủ yếu phục vụ cho
Chủ yếu phục vụ
lợi ích của bản thân
cho các cấp thẩm
đơn vị đƣợc kiểm toán quyền có liên
quan, các nhà
quản lý.

Căn cứ vào chủ thể kiểm toán, có 3 loại: Kiểm toán độc lập, kiểm toán
nội bộ, kiểm toán nhà nƣớc. Nội dung và sự khác biệt giữa các loại hình kiểm
toán đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:
Bảng 1.2. Sự khác biệt giữa loại hình kiểm toán theo chủ thể kiểm toán
Các nội dung

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán
nội bộ


Kiểm toán
nhà nƣớc

Khái niệm

Là hoạt động kiểm
toán đƣợc tiến hành
bởi các KTV độc
lập thuộc các tổ
chức kiểm toán độc
lập

Là các hoạt động
kiểm toán do các
KTV nội bộ của
đơn vị tiến hành
theo yêu cầu của
ban lãnh đạo đơn
vị

Là hoạt động
kiểm toán do cơ
quan kiểm toán
nhà nƣớc tiến
hành với các đơn
vị sử dụng vốn
ngân sách nhà
nƣớc


Chủ thể kiểm
toán

KTV độc lập của
CTKT, trình độ
chuyên môn cao.

Các KTV nội bộ
của doanh
nghiệp.

KTV nhà nƣớc là
các viên chức nhà
nƣớc.


×