Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước krông ana, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH TRỌNG TRUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH
TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO
BẠC NHÀ NƢỚC KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH TRỌNG TRUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH
TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO
BẠC NHÀ NƢỚC KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Chí Dũng

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................1
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu..........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.........................4
6. Bố cục của luận văn............................................................................4
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC............16
1.1. VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
16
1.1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc............................................................. 16
1.1.2. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN...................................... 17
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm chi đầu tƣ XDCB..................................... 22
1.1.4. Phân loại chi đầu tƣ XDCB........................................................22
1.2. KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KHO BẠC
NHÀ NƢỚC...................................................................................................25
1.2.1. Tổng quan về KBNN.................................................................. 25
1.2.2. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN 30

1.2.3. Nguyên tắc và đặc điểm của kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ của
KBNN............................................................................................................. 31
1.2.4. Sự cần thiết phải kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua

KBNN............................................................................................................. 34
1.2.5. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN.. 35


1.2.6. Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác Kiểm soát thanh toán vốn
đầu tƣ XDCB qua KBNN...............................................................................36
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC.....37
1.3.1. Nhân tố bên ngoài.......................................................................37
1.3.2. Nhân tố bên trong....................................................................... 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................42
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN KRÔNG ANA, TỈNH

ĐẮK LẮK......................................................................................................43
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC KRÔNG ANA...................43
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Krông Ana.........43
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Krông Ana..........44
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Krông Ana..........................47
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU
TƢ XDCB QUA KBNN KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK..........................50
2.2.1. Tổ chức bộ máy và phân cấp thực hiện công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana...............................................50
2.2.2. Tổ chức thực hiện quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB tại KBNN Krông Ana..........................................................................51
2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana...............................................54
2.2.4. Kết quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại
KBNN Krông Ana...........................................................................................72
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN KRÔNG ANA TRONG
THỜI GIAN QUA.......................................................................................... 79


2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.............................................................79
2.3.2. Những hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB tại KBNN Krông Ana thời gian qua....................................................80
2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế................................................81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................84
CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN
KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK................................................................ 85
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ...................................................85
3.1.1. Định hƣớng chung của KBNN Việt Nam.................................. 85
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB tại KBNN Krông Ana..........................................................................88
3.1.3. Kết luận rút ra từ phân tích thực trạng công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông Ana.............................................92
3.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ

NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM

SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB TẠI KBNN KRÔNG ANA 93

3.2.1. Khuyến nghị đối với KBNN Krông Ana.................................... 93
3.2.2. Khuyến nghị đối với KBNN Đắk Lắk và KBNN Việt nam.....104
3.2.3. Khuyến nghị đối với UBND huyện Krông Ana....................... 107
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................109
KẾT LUẬN..................................................................................................110
PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSNN

: Ngân sách Nhà nƣớc

NSTW

: Ngân sách Trung ƣơng

NSĐP

: Ngân sách địa phƣơng

MLNS

: Mục lục ngân sách

ĐTKB-LAN : Chƣơng trình đầu tƣ Kho bạc chạy trên mạng LAN
ĐVSDNS

: Đơn vị sử dụng ngân sách

GPMB

: Giải phóng mặt bằng


HCSN

: Hành chính sự nghiệp

KBNN

: Kho bạc Nhà nƣớc

KLHT

: Khối lƣợng hoàn thành

KSC

: Kiểm soát chi

KTV

: Kế toán viên

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

QLDA


: Quản lý dự án

TABMIS (Treasury And Budget Management Information System): Hệ thống
thông tin quản lý ngân sách và kho bạc
TW

: Trung ƣơng

TPCP

: Trái phiếu Chính phủ

XDCB

: Xây dựng cơ bản

KLHT

: Khối lƣợng hoàn thành

CTMTQG : Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB
qua 3 năm (2014-2016)

73

2.2

Tình hình kiểm soát tạm ứng và thu hồi tạm ứng
qua 3 năm (2014-2016)

74

2.3

Kết quả kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tƣ XDCB
qua 3 năm (2014-2016)

74

2.4

Kết quả tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả
trong 3 năm (2014-2016).

75

2.5


Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng trong
quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB của KBNN Krông Ana

76


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ
2.1

Tên sơ đồ
Quy trình giao dịch kiểm soát và luân chuyển hồ sơ thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana

Trang
51


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nâng cao hiệu quả kiểm soát, thanh toán chi NSNN, đầu tƣ công
nói chung và chi đầu tƣ XDCB nói riêng là hết sức quan trọng, góp phần
giám sát quá trình sử dụng nguồn lực tài chính nhà nƣớc một cách có hiệu
quả, là một biện pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ổn
định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội,... góp phần

tích cực vào việc phục hồi nền kinh tế trong và sau suy thoái.
Quá trình quản lý vốn đầu tƣ trong những năm vừa qua đã mang lại
những thành tựu thực tiễn đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế
xã hội nhƣ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đất nƣớc nhƣ giao thông đƣờng xá,
bệnh viện, trƣờng học,... tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân thông qua xây
dựng các công trình mới, làm tăng phúc lợi xã hội. Tuy vậy trong quá trình
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB vẫn còn một số hạn chế, vƣớng mắc
theo đó cần phải giải quyết để hoàn thiện quá trình kiểm soát thanh toán vốn
đầu tƣ XDCB nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn này.
Tại KBNN Krông Ana, hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣng vẫn còn tồn tại một
số vấn đề cần đƣợc hoàn thiện.
Về mặt học thuật, nhƣ đề cập ở mục Tổng quan tình hình nghiên cứu,
vẫn tồn tại khoảng trống nghiên cứu về nội dung, phạm vi không gian và thời
gian.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và học thuật, học viên xin chọn đề tài
nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu của đề tài
Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán


2
vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana, đề tài đề xuất một số khuyến nghị
đối với KBNN Krông Ana và KBNN cấp trên nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Để có thể đạt đƣợc những mục tiêu đó, đề tài cần phải giải quyết câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Nội dung của công tác kiểm soát kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB là gì?

- Tiêu chí nào đƣợc sử dụng để đánh giá các hoạt động của công tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN?
- Có những nhân tố nào có thể ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN?
- Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại
KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk diễn biến nhƣ thế nào, đạt đƣợc những kết
quả gì?
- Những vấn đề gì cần hoàn thiện trong công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana?
- Nguyên nhân nào dẫn tới những vấn đề đó?
- KBNN Krông Ana, KBNN Đắk Lắk và KBNN Việt Nam cần làm gì
để hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về kiểm soát
thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN nói chung và thực tiễn công tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana.
Về các đối tƣợng nghiên cứu cụ thể: Công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN cấp huyện là do bộ phận
kiểm soát chi thuộc tổ Tổng hợp - Hành chính trực tiếp quản lý, thực hiện.


3
Các nghiên cứu khảo sát đƣợc thực hiện với các đối tƣợng khảo sát là
nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ - cán bộ chuyên quản - của tổ Tổng
hợp - Hành chính, KBNN Krông Ana và các khách hàng đại diện cho chủ đầu
tƣ, Ban QLDA đến giao dịch trực tiếp tại KBNN Krông Ana.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực
tiễn và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ

XDCB qua KBNN Krông Ana. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, không nghiên cứu về công tác kiểm
soát chi thƣờng xuyên và công tác kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp phát
sinh trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu việc kiểm soát thanh toán
vốn đầu tƣ XDCB các dự án trong nƣớc do KBNN cấp huyện tổ chức thực
hiện tại KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập và phân tích là những số
liệu về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông
Ana, giai đoạn từ năm 2014 - 2016 và khuyến nghị đề xuất cho giai đoạn đến
năm 2020 và những năm tiếp theo
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích diễn dịch và quy nạp
đƣợc sử dụng trong hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu đề xuất giải
pháp.
- Phƣơng pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ
đƣợc thu thập qua các báo cáo quyết toán và báo cáo tổng kết năm 20142016. Các phƣơng pháp sử dụng là so sánh, đối chiếu, phân tích số tƣơng đối
biến động biến động theo thời gian, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và phân tích cơ
cấu đƣợc sử dụng trong đánh giá thực trạng, rút ra vấn đề:


4
- Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: đƣợc sử dụng cho việc
nghiên cứu đề xuất giải pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Về mặt học thuật, đề tài hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm một số
vấn đề lý luận cơ bản về đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN,
quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn NSNN.
- Đề tài cũng đóng góp vào các nghiên cứu học thuật khi đã nghiên cứu
một tình huống điển hình về thực tiễn công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu

tƣ xây dựng cơ bản thuộc NSNN tại KBNN Krông Ana trong thời gian qua.
- Đề xuất một số khuyến nghị khả thi nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN tại KBNN Krông Ana trong
thời gian đến.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB
qua KBNN.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
XDCB qua KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Chƣơng 3: Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7.1. Các bài báo trên các Tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài
trong 3 năm gần nhất
Trong 3 năm trở lại đây không có bài nào viết về hoạt động kiểm soát
thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN trên các Tạp chí Kinh tế phát triển;
Phát triển kinh tế; Khoa học và công nghệ, Khoa học kinh tế; Ngân hàng; Tài
chính.


5
Tuy nhiên, trên Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, có một số công
trình công bố sau:
(1) Trần Thanh Đạm (2015), “Giải pháp hạn chế thất thoát, lãng phí
trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Kiên Giang”, Tạp chí Quản lý
Ngân quỹ Quốc gia số 153 tháng 3/2015.
Bài báo đã đề cập đến vai trò quan trọng của đầu tƣ XDCB và một số
vấn đề hạn chế trong các khâu quản lý của quá trình đầu tƣ. Qua thực tế quản
lý đầu tƣ XDCB tại Kiên Giang, nhận thấy còn nhiều hạn chế trong các khâu

quản lý của quá trình đầu tƣ, gây ra thất thoát lãng phí không nhỏ về chi phí
đầu tƣ, cụ thể nhƣ:
Lãng phí trong công tác chuẩn bị đầu tư: Thực tế những năm gần đây,
quá trình chuẩn bị đầu tƣ cũng đã có sự lãng phí, nổi lên là đơn vị tƣ vấn
trong bƣớc khảo sát lập dự án, thiết kế còn sơ sài, dẫn đến việc thi công sẽ
phát sinh khối lƣợng thừa hoặc thiếu, phải chỉnh sửa nhiều lần; thiết kế tính
toán hệ số an toàn cao quá mức thực tế cần thiết mặc dù tiêu chuẩn định mức
cho phép; công tác khảo sát địa chất thủy văn không chính xác dẫn đến thiết
kế không đảm bảo kỹ thuật làm tuổi thọ công trình giảm; tạo ra sự lãng phí vô
hình hoặc phải phá đi làm lại tốn rất nhiều thờỉ gian và chi phí đầu tƣ.
Lãng phí thất thoát trong quá trình thi công: Kiên Giang là tỉnh vùng
sâu, vùng xa, điều kiện thời tiết, đi lại khó khăn, các công trình dự án có mức
vốn nhỏ, nên việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực là khó
khăn, nên thƣờng phải chỉ định thầu cho kịp tiến độ dự án, từ đó làm giảm
tính cạnh tranh, phải sử dụng các nhà thầu tại địa phƣơng, hoặc các nhà thầu
địa phƣơng khác không đủ năng lực tham gia các dự án tại địa phƣơng mình,
để chọn thầu thi công. Từ đó, năng lực, kinh nghiệm nhà thầu còn nhiều hạn
chế, có khi không đảm bảo tiến độ, chất lƣợng công trình, phải chấm dứt hợp
đồng, kéo dài thời gian thi công, giảm chất lƣợng và tuổi thọ công trình.


6
Từ những thực trạng và tồn tại đó, tác giả đã đề xuất một số Giải pháp
hạn chế thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đẩu tƣ và xây dựng: Cần đổi mới
cơ chế quản lý về đầu tƣ XDCB theo hƣớng minh bạch, đơn giản, dễ làm, dễ
hiểu, có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe. Các Ban quản lý phải nâng cao hơn
nữa trách nhiệm của mình, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các nhà thầu tƣ vấn,
ngoài việc đảm bảo chất lƣợng thiết kế, nhƣng không lãng phí, do thiết kế
khối lƣợng quá độ an toàn cần thiết, gây lãng phí vốn đầu tƣ, trong thiết kế
cần ƣu tiên sử dụng nguyên vật liệu và thiết bị sản xuất trong nƣớc với giá

thành hạ, không nên tùy tiện sử dụng các loại vật tƣ, thiết bị nhập khẩu quá
đắt tiền gây lãng phí. Tăng cƣờng hơn nữa vai trò của thanh tra chuyên ngành
xây dựng, nhằm kiểm tra có tính răn đe, phòng ngừa, hơn là khi để xảy ra vi
phạm mới tiến hành xử lý.
(2) Bùi Quang Sáng (2015), “Tăng cƣờng công tác kiểm soát chi đầu
tƣ xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nƣớc Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý
Ngân quỹ Quốc gia số 158 tháng 8/2015.
Bài báo đã nêu ra một số những vƣớng mắc, khó khăn trong kiểm soát
thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, trái phiếu Chính phủ, chƣơng trình mục tiêu
quốc gia nhƣ: Năm 2015, có nhiều Nghị định, Thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn
về đầu tƣ XDCB có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên việc ban hành các văn bản
hƣớng dẫn của các cấp có thẩm quyển chƣa đồng bộ và kịp thời dẫn đến việc
tổ chức triển khai thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB, TPCP,
CTMTQG tại KBNN Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn. Giao kế hoạch vốn
năm 2015 chậm. Cơ quan Tài chính chậm nhập dự toán trên TABMIS. Một số
dự án thực hiện đấu thầu các gói thầu còn chậm. Về phía nhà thầu, có nhà
thầu mất khả năng tài chính hoặc không đủ năng lực, không thể tiếp tục triển
khai dự án.
Từ những thực trạng đó, tác giả đã đề xuất một số Giải pháp đẩy nhanh


7
tiến độ giải ngân các nguồn vốn những tháng cuối năm 2015: Thực hiện rà
soát các dự án, chƣơng trình chƣa phân bổ chi tiết, chƣa đƣợc thông báo
thẩm tra dự toán để có ý kiến với cơ quan tài chính và cấp có thẩm quyển thực
hiện phân bổ, giao dự toán chi tiết vốn CTMTQG năm 2015. Phối hợp với các
cơ quan liên quan tham mƣu cho UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các chủ
đầu tƣ, ban QLDA các dự án đầu tƣ XDCB, TPCP, CTMTQG tích cực, chủ
động triển khai các công việc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, khẩn trƣơng hoàn
chỉnh hồ sơ thanh toán gửi KBNN Thái Nguyên nhằm đẩy nhanh tiến độ giải

ngân vốn đầu tƣ ngay từ khi có kế hoạch, dự toán đƣợc giao. KBNN Thái
Nguyên kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong
định mức, tiêu chuẩn của Nhà nƣớc; kịp thời báo cáo KBNN đối với những
trƣờng hợp đề nghị thanh toán hoặc những quyết định của cấp có thẩm quyền
không đúng quy định để có biện pháp giải quyết.
(3) Ngô Thành Đức và Lê Công (2015), “Quản lý và kiểm soát cam kết
chi ngân sách nhà nƣớc từ góc độ KBNN cấp huyện”, Tạp chí Quản lý Ngân
quỹ Quốc gia số 161 tháng 11/2015.
Bài báo đã tổng hợp một số vấn đề phát sinh từ hoạt động thực tiễn:
ngoài những ƣu điểm và hiệu quả tích cực từ thực tế phát sinh đối với các
khoản chi NSNN theo cơ chế thanh toán cam kết chi NSNN hiện nay đã mang
lại, cũng còn một số khó khăn nhất định, cần điều chỉnh phù hợp với tình hình
cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính để giảm bớt thời gian
thanh toán, tạm ứng trong kiểm soát chi NSNN nói chung và trong lĩnh vực
quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng nói riêng. Cụ thể: Thứ nhất, bộ
phận KSC KBNN huyện thuộc Tổ (phòng) Tổng hợp - hành chính hiện tại vẫn
còn nhiều bị động nhƣ chƣa đƣợc phân cấp, ủy quyền và có chức năng xem
và đóng, mở tài khoản của nhà cung cấp đã tồn tại trên hệ thống khi có thay
đổi tài khoản thanh toán. Thứ hai, trong phạm vi 2 ngày làm việc kể từ


8
khi nhận đƣợc Hợp đồng giấy của đơn vị, chuyên viên mở cam kết chi rồi
thông báo ý kiến chấp thuận bằng văn bản (nếu đƣợc) thì mới có số hợp đồng
khung tức là số cam kết chi và mã nhà cung cấp thì đơn vị mới lập Giấy đề
nghị cam kết chi NSNN. Nhƣ vậy, khi đơn vị gửi hợp đồng giấy để mở hợp
đồng khung thì chƣa kèm theo cam kết chi đƣợc, cũng nhƣ chƣa có các
thông tin về mã nhà cung cấp và số hợp đồng khung để đơn vị ghi vào Giấy
để nghị cam kết chi đó. Đơn vị phải chờ trong vòng 2 ngày làm việc để
chuyên viên mở hợp đồng khung xong và thông báo chấp thuận theo quy định

thì mới làm bƣớc tiếp theo là lập Giấy đề nghị cam kết chi NSNN gửi KBNN.
Thứ ba, đối với phân hệ cam kết chi trong chƣơng trình TABMIS vẫn còn bất
cập, đó là khi đơn vị gửi Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi để điều chỉnh
tăng (hoặc giảm) thì chuyên viên tiếp nhận và thực hiện điều chỉnh trên
chƣơng trình TABMIS và đệ trình, chuyển chứng từ cho Kế toán trƣởng phê
duyệt. Vào cuối ngày làm việc, chuyên viên in liệt kê chứng từ trên phân hệ
cam kết chi không thể hiện rõ số tiền điều chỉnh mà số tiền này đƣợc cộng
dồn (tăng) hoặc trừ đi (giảm) vào số tiền đã đề nghị cam kết chi trƣớc đó.
Từ những vấn đề còn gặp phải khó khăn trong thực tế phát sinh tại
KBNN cấp huyện, tác giả đã đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị: Đẩy mạnh việc
phân cấp và uỷ quyền cho chuyên viên tại KBNN cấp tỉnh, huyện trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cam kết chi có chức năng xem, đóng, mở và
thay đổi tài khoản thanh toán của nhà cung cấp đã tồn tại trên hệ thống
TABMIS để giảm thiểu thời gian phụ thuộc vào Đội xử lý trung tâm tỉnh.
Điểu chỉnh, sửa đổi quy định vể gửi cam kết chi theo hƣớng: Trong vòng 05
ngày làm việc, đơn vị phải gửi Hợp đồng giấy đến KBNN nơi đơn vị mở tài
khoản hoạt động và giao dịch để mở cam kết chi, hợp đồng khung theo quy
định, không nhất thiết bắt buộc kèm theo Giấy đề nghị cam kết chi. Nghiên
cứu hoàn thiện phân hệ cam kết chi để mỗi chứng từ cam kết chi khi đƣợc


9
điều chỉnh (tăng hoặc giảm) đều đƣợc thể hiện một dòng trên liệt kê chứng từ
phân hệ cam kết chi và đƣợc in ra để lƣu trữ đƣợc đầy đủ.
(4) Hà Quốc Thái (2015), “Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ do cấp xã
quản lý: Một số vƣớng mắc và đề xuất tháo gỡ”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ
Quốc gia số 162 tháng 12/2015.
Bài báo đã đề cập đến một số vƣớng mắc trong quá trình thực hiện
kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ do cấp xã quản lý:
- Về hệ thống văn bản hƣớng dẫn kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ từ

ngân sách xã và vốn đầu tƣ do UBND xã đƣợc giao làm Chủ đẩu tƣ
- Vế vấn đề quản lý, hạch toán nguồn vốn huy động đóng góp đầu tƣ
các công trình trên địa bàn xã
Từ những bất cập trên, tác giả đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất:
- Về hệ thống văn bản hướng dẫn kiểm soát, thanh toán: Thông tƣ 86
và Thông tƣ 28 có một số phần gần nhƣ trùng lắp. Nên chăng hợp nhất hai
Thông tƣ để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện ở cơ sở.
- Về hạch toán, quản lý đối với các khoản đóng góp của nhân dân theo
công trình và khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại: Đề nghị
khi có số thu tiền đóng góp xây dựng các công trình, UBND xã sẽ thực hiện
nộp vào vào tài khoản tiền gửi vốn đầu tƣ thuộc xã quản lý tại KBNN huyện.
Khi thực hiện đủ điều kiện chi cho nhà thầu, đơn vị thụ hƣởng hoặc khi công
trình có quyết toán đƣợc duyệt, sẽ chuyển vào thu ngân sách xă và thực hiện
chi từ ngân sách xã ra theo quy định.
(5) Lê Quang Tân (2016), “Kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ. Một số
vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 166 tháng
4/2016.
Bài báo đã đề cập đến những vƣớng mắc cần trao đổi và tháo gỡ về
hợp đồng liên danh và thanh toán cho nhà thầu phụ:


10
- Đối với hợp đồng liên danh: Theo Khoản 6, Điều 4 của Nghị định 48:
“Trƣờng hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì các thành viên trong
liên danh phải có thoả thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất
cả các thành viên tham gia liên danh”. Về nội dung này, tại Điểm d, Khoản 2,
Điều 138 của Luật Xây dựng 50: “Trƣờng hợp bên nhận thầu là liên danh nhà
thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký
tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trƣờng hợp các bên có
thỏa thuận khác” và tại Điều 4 của Nghị định 37 quy định về nguyên tắc ký

kết hợp đồng xây dựng đã nêu rõ: “Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
phải phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 138 của Luật Xây dựng 50”.
Nhƣ vậy có thể hiểu theo quy định này thì khi các bên có thỏa thuận khác sẽ
không bắt buộc tất cả các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu
(nếu có) vào hợp đồng xây dựng. Vậy trƣờng hợp nào KBNN chấp nhận hợp
đồng xây dựng do chủ đầu tƣ gửi đến, có bên nhận thầu là liên danh nhƣng
chỉ có chữ ký và dấu (nếu có) của thành viên đứng đầu liên danh và chấp nhận
thì KBNN có yêu cầu chủ đầu tƣ gửi thêm tài liệu nào không?
- Vấn đề thanh toán cho nhà thầu phụ: Tại Khoản 3, Điều 46 của Nghị
định 48 quy định: “Chủ đầu tƣ có thể thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ
trên cơ sở để xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trƣờng hợp
này các bên phải thoả thuận trong hợp đồng thầu chính”. Cùng nội dung thanh
toán cho nhà thầu phụ đƣợc quy định tại Khoản 3, Điều 47 của Nghị định 37
thì: “Chủ đầu tƣ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở để xuất
thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trƣờng hợp các bên có thỏa
thuận khác”. Nhƣ vậy so với Nghị định 48, quy định về thanh toán cho nhà
thầu phụ ở Nghị định 37 đã không còn cụm từ “trƣờng hợp này các bên phải
thoả thuận trong hợp đồng thầu chính” nhƣng lại thêm cụm từ “trừ trƣờng
hợp các bên có thỏa thuận khác”.


11
Quy định này phải chăng đã xem vấn đề thanh toán cho nhà thầu phụ là
việc của chủ đầu tƣ và nhà thầu chính mà mặc nhiên không cần ràng buộc nội
dung này trong hợp đồng xây dựng giữa hai bên? Vậy nguyên tắc KBNN căn
cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng trong trƣờng
hợp thanh toán cho nhà thầu phụ có còn phù hợp? Và KBNN có cần quan tâm
đến thỏa thuận khác giữa các bên khi chuyển tiền cho nhà thầu phụ hay chỉ
căn cứ vào giá trị khối lƣợng hoàn thành và đề nghị của chủ đầu tƣ trên Giấy
đề nghị thanh toán vốn đầu tƣ, Giấy rút vốn đầu tƣ?

7.2. Các Luận văn Cao học bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng có liên quan
trực tiếp đến đề tài trong ba năm gần nhất
(1) Phan Văn Điện (2014), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư
xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ Tài
chính - Ngân hàng.
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB
từ NSNN qua KBNN; phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi
đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN tỉnh Đắk Nông. Đƣa ra những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Từ đó đề xuất những
giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện công tác
kiểm soát chi đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nƣớc Đắk Nông. Tuy
nhiên, những nghiên cứu trên đã đƣợc nghiên cứu từ năm 2014, đến nay một
số văn bản, chế độ về công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB từ NSNN qua
KBNN đã có nhiều thay đổi so với trƣớc, nên một số tồn tại và giải pháp,
kiến nghị đã không còn phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện trong
thời gian tới.
(2) Phạm Văn Tuấn (2014), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn từ ngân sách Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển.


12
Đề tài đã nghiên cứu một cách tổng thể về công tác quản lý đầu tƣ XDCB,
đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý đầu tƣ XDCB bằng vốn
ngân sách. Luận văn đã khái quát đƣợc cơ sở lý luận, qua thực tế đã nhận thấy
những mặt tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đƣa các
giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ XDCB bằng vốn ngân sách của
Thành phố Quy Nhơn. Tuy nhiên, những nội dung văn bản mà luận văn đề cấp
đến và các cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý đầu tƣ XDCB đã có
sự thay đổi, nên một số tồn tại và giải pháp đã không còn phù hợp, cần tiếp tục

nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới.

(3) Trần Thị Hồng Yến (2014), Quản lý chi ngân sách nhà nước cho
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Luận văn
thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng.
Đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý chi
NSNN cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng; đồng thời cũng đã phân tích,
đánh giá đƣợc những thực trạng về hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn
huyện Tu Mơ Rông giai đoạn 2009-2013, công tác quản lý chi NSNN cho đầu
tƣ phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện, làm rõ đặc thù, kết quả đạt
đƣợc, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Đề xuất những giải
pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý chi NSNN cho đầu tƣ
phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Tuy nhiên, đề tài
luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản
lý chi NSNN cho đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi địa bàn huyện
Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum mà chƣa mở rộng ra theo vùng, khu vực; đồng
thời một số các căn cứ để nghiên cứu đến nay cũng đã có những thay đổi
không còn phù hợp, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
(4) Huỳnh Ngọc Kỳ (2014), Kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu
quốc gia qua KBNN huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Kinh
tế phát triển.


13
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn
CTMTQG qua Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra
những mặt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát
chi vốn CTMTQG trên địa bàn; làm rõ đƣợc những nội dung cần khắc phục,
cần phải đổi mới, nhằm đƣa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát

chi vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk trong
thời gian tới. Tuy nhiên, những nội dung văn bản mà luận văn đề cấp đến và
một số cơ chế chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG
đã có sự thay đổi, nên một số hạn chế và giải pháp, kiến nghị đã không còn
phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới; ngoài ra đề
tài cũng chỉ mới đề cập tới công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG tại Kho bạc
Nhà nƣớc Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
(5) Nguyễn Chí Cƣờng (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk, Luận
văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng.
Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi NSNN và chi
thƣờng xuyên NSNN của KBNN; phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố
ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN tỉnh
Đắk Lắk. Rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề
xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện công tác
kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, một số
các căn cứ nghiên cứu trên hiện đã cũng có những thay đổi, ngoài ra đề tài cũng
chỉ mới đề cập tới công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại cấp tỉnh.

Tác giả thấy rằng tất cả các công trình nghiên cứu và các bài viết trên
tạp chí đã công bố nói trên là những tài liệu hết sức quý giá về lý luận và thực
tiễn và là những công trình khoa học có giá trị cao trên địa bàn đƣợc nghiên


14
cứu. Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác giả
đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý và kiểm soát chi đầu tƣ
XDCB và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu:
- Về nội dung: Do có một số văn bản liên quan đến công tác kiểm soát

thanh toán vốn đầu tƣ XDCB mới đƣợc ban hành, mới đƣợc bổ sung sửa đổi
nên cần đƣợc cập nhật nội dung nghiên cứu đại diện nhƣ:
+ Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy
định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử dụng nguồn vốn NSNN, thay thế
các nội dung quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nƣớc tại Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ
Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tƣ thuộc nguồn ngân sách nhà nƣớc;
+ Thông tƣ số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày
18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ sử
dụng nguồn vốn NSNN;
+ Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc
KBNN Ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống KBNN, thay thế Quyết định số
282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớc Về
việc ban hành Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc;
+ Thông sƣ số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008
của Bộ Tài chính Hƣớng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà
nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc và một số biểu mẫu kèm theo Thông tƣ số


15
08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện kế
toán nhà nƣớc áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và KBNN
(TABMIS).
- Về không gian: Cho đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu về hoạt động
kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Krông Ana.

- Về thời gian: Các nghiên cứu gần nhất cũng chỉ cập nhật dữ liệu đến
năm 2015.


16
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC
1.1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình Nhà nƣớc sử dụng các nguồn lực tài chính tập
trung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội
của Nhà nƣớc trong từng công việc cụ thể. Chi ngân sách có quy mô rộng
lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, tại các địa phƣơng và các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc. Chi ngân sách nhà nƣớc có quan hệ chặt chẽ
với thu ngân sách nhà nƣớc. Thu ngân sách nhà nƣớc là nguồn vốn để đảm
bảo nhu cầu chi ngân sách nhà nƣớc. Ngƣợc lại, sử dụng vốn ngân sách nhà
nƣớc chi cho tăng trƣởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh nguồn thu của
ngân sách. Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả,
tiết kiệm luôn là mối quan tâm hàng đầu với các cơ quan tài chính và các ban
ngành liên quan.
b. Đặc điểm chi NSNN
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy nhà nƣớc và nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nƣớc phải đảm đƣơng trong thời kỳ.
Thứ hai, các khoản chi NSNN đƣợc xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô.
Thứ ba, các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp.
Thứ tư, các khoản chi luôn gắn chặt với sự vận động của các cặp phạm

trù giá trị khác nhau nhƣ giá cả, tiền lƣơng, tỷ giá, v.v...


×