Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định hoạt động kinh doanh ở công ty cổ phần nam trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 188 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THỊ HOÀNG VY

TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ PHỤC VỤ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG THỊ HOÀNG VY

TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ PHỤC VỤ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣ

ƣ ng



n

o

ọ : PGS. TS NGÔ HÀ TẤN

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Đặng T ị Hoàng Vy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................3
5. Bố cục đề tài....................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ PHỤC VỤ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP......................................................8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP.............................................................................................8
1.1.1. Khái niệm và vai trò của kế toán quán trị.....................................8
1.1.2. Phân loại chi phí trong kế toán quản trị......................................10
1.1.3. Nội dung của kế toán quản trị.....................................................16
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................................... 16
1.2.1. Đặc điểm của quyết định quản trị trong doanh nghiệp...............16
1.2.2. Quy trình ra quyết định quản trị trong doanh nghiệp.................19
1.3. TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ RA QUYẾT
ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.....23
1.3.1. Tổ chức thông tin dự toán...........................................................23
1.3.2. Tổ chức thông tin thực hiện........................................................30
1.3.3. Tổ chức thông tin phục vụ một số quyết định thƣờng gặp trong
kinh doanh - trƣờng hợp kinh doanh khách sạn.............................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................39


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ. .40
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ..............40
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cồ phần Đầu tƣ
Nam Trí...........................................................................................................40
2.1.2. Tổ chức quản lý ở Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí................41
2.1.3. Tổ chức kế toán Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí...................45
2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
LIÊN QUAN ĐẾN CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ.......................................... 47

2.2.1. Tổ chức thông tin dự toán làm căn cứ cho điều hành hoạt động
kinh doanh ở Công ty.................................................................................................................... 47
2.2.2. Tổ chức thông tin thực hiện phục vụ cho đánh giá, kiểm soát hoạt
động kinh doanh ở Công ty.............................................................................53
2.2.3. Tổ chức thông tin phục vụ ra quyết định đối với các tình huống
trong kinh doanh ở Công ty............................................................................ 61
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ LIÊN
QUAN ĐẾN CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ.................................................. 71
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc.............................................................71
2.3.2. Những mặt tồn tại.......................................................................72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................75
CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ

RA QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ..................................................................76


3.1. YÊU CẦU TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ
RA QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY . 76

3.1.1. Tổ chức thông tin kế toán quản trị phải xuất phát từ nhu cầu quản
trị và ra quyết định của nhà quản trị ở Công ty...............................................76
3.1.2. Tổ chức thông tin kế toán quản trị phải đảm bảo tính tiết kiệm và
hiệu quả...........................................................................................................77
3.2. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ PHỤC VỤ
RA QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ NAM TRÍ.....................................................................79
3.2.1. Tổ chức thông tin dự toán trên cơ sở vận dụng chi phí đƣợc phân
loại theo cách ứng xử...................................................................................... 79

3.2.2. Tổ chức báo cáo kế toán quản trị phục vụ kiểm soát, đánh giá
trách nhiệm của các bộ phận trong Công ty....................................................83
3.2.3. Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định đối với
các tình huống ở Công ty................................................................................92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................102
KẾT LUẬN..................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản s o)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD

: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CPNVLTT


: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

DN

: Doanh nghiệp

FOC

: Miễn phí dịch vụ (Free Of Charge)

Khách CORP

: Khách doanh nghiệp/chuyên gia đi công tác (Corporate)

Khách OTA

: Khách công ty lữ hành trực tuyến (Travel Agency
Online)

Khách TA

: Khách công ty lữ hành (Travel Agency)


Khách WALK IN : Khách lẻ
KTQT

: Kế toán quản trị

KTTC

: Kế toán tài chính

Phân tích CPV

: Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lƣợng – lợi nhuận

SDĐP

: Số dƣ đảm phí

TSCĐ

: Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số ệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.1

Báo cáo dự toán số lƣơng khách tại khách sạn
Sanouva Đà Nẵng năm 2016

PL01

2.2

Báo cáo dự toán số lƣợng phòng tại khách sạn
Sanouva Đà Nẵng năm 2016

PL02

2.3

Báo cáo dự toán giá phòng tại khách sạn Sanouva
Đà Nẵng năm 2016

PL03

2.4

Báo cáo dự toán công suất sử dụng phòng tại
khách sạn Sanouva Đà Nẵng năm 2016

PL04

2.5


Dự toán doanh thu năm 2016 và tháng 01 năm
2016

PL05

2.6

Dự toán chi phí năm 2016 và tháng 01 năm 2016

PL06

2.7

Bảng Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh năm
2016 và tháng 01 năm 2016

PL07

2.8

Báo cáo doanh thu ngày 31/01/2016

PL08

2.9

Báo cáo doanh thu tháng 01 năm 2016

PL09


2.10

Tổng hợp tài khoản sử dụng hạch toán năm 2016

PL10

2.11

Sổ chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp tháng 01 năm 2016

PL11

2.12

Sổ chi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung tháng
01 năm 2016

PL12

2.13

Sổ chi tiết TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
tháng 01 năm 2016

PL13

2.14


Sổ chi tiết TK 632 - Chi phí giá vốn hàng bán
tháng 01 năm 2016

PL14

2.15

Bảng kê chứng từ theo khoản mục chi phí tháng

PL15


01 năm 2016
2.16

Báo cáo chi phí tháng 01 năm 2016

PL16

2.17

Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 01 năm 2016

PL17

2.18

Báo cáo nợ phải thu tháng 01 năm 2016

PL18


2.19

Báo cáo nợ phải trả tháng 01 năm 2016

PL19

2.20

Báo cáo tiền mặt tháng 01 năm 2016

PL20

2.21

Báo cáo ngân hàng tháng 01 năm 2016

PL21

2.22

Bảng tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng

63

Bảng phân tích chênh lệch giữa hai phƣơng án
thuê xe ngoài và phƣơng án kết hợp thuê xe ngoài

69


2.23

với xe Công ty
2.24

Bảng phân tích chênh lệch giữa phƣơng án giữ
nguyên phòng hội nghị tầng 16 và phƣơng án cải

71

tạo thành phòng lƣu trú
3.1

Phân loại chi phí theo cách ứng xử ở Công ty

PL22

3.2

Phân loại chi phí theo cách ứng xử ở Công ty
tháng 01 năm 2016 (không bao gồm chi phí giá

PL23

vốn dịch vụ)
3.3

Dự toán linh hoạt chi phí dịch vụ lƣu trú

3.4


Dự toán BCKQHĐKD dịch vụ lƣu trú tháng 01
năm 2016

83

3.5

Báo cáo trách nhiệm gắn với trung tâm trách
nhiệm

84

3.6

Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm đầu tƣ tháng 01
năm 2016

85

3.7

Bảng phân loại chi phí dự toán tháng 01 năm
2016 của Công ty theo cách ứng xử chi phí

PL24

PL25



3.8

Dự toán BCKQHĐ tháng 01 năm 2016 (theo
SDĐP)

86

3.9

Bảng phân loại chi phí thực tế tháng 01 năm 2016
theo cách ứng xử chi phí

PL26

3.10

Báo cáo BCKQHĐKD tháng 01 năm 2016 (theo
SDĐP)

87

3.11

Báo cáo trách nhiệm tại trung tâm lợi nhuận tháng
01 năm 2016

87

3.12


Tổng hợp tình hình bán phòng tại bộ phận kinh
doanh tháng 01 năm 2016

89

3.13

Báo cáo trách nhiệm tại bộ phận kinh doanh tháng
01 năm 2016

90

3.14

Báo cáo trách nhiệm chi phí buffet tại bộ phận
bếp tháng 01 năm 2016

92

3.15

Quy định hạn mức tín dụng cho khách hàng

96

3.16

Bảng phân tích công nợ đến ngày 31/12/2015

96


3.17

Phân tích chênh lệch giữa hai phƣơng án tự chế
biến và mua ngoài bánh sinh nhật

97

3.18

Bảng phân tích chênh lệch hiện giá thuần của
phƣơng án thuê xe ngoài và phƣơng án kết hợp

99

thuê xe ngoài với xe Công ty
3.19

Giá trị hiện tại của 1 VNĐ ở thời điểm kết thúc kỳ
hạn thứ n

PL27

3.20

Giá trị hiện tại của một khoản tiền không đổi bằng
1 VNĐ mỗi kỳ, ở kỳ hạn thứ n

PL28



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số ệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1.

Quy trình ra quyết định quản trị trong doanh nghiệp

19

1.2.

Quy trình tổ chức thông tin dự toán

23

1.3.

Quy trình tổ chức thông tin thực hiện

30

2.1.

Tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam

Trí

42

2.2.

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tƣ
Nam Trí

45


1

MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN phụ thuộc rất nhiều vào
việc quản lý điều hành của các nhà quản trị cấp cao. Trong quá trình quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh của DN, các nhà quản trị phải thƣờng xuyên
đƣa ra các quyết định. KTQT giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết
định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận
dụng các kỹ thuật phân tích hợp lý vào những tình huống khác nhau để nhà
quản trị lựa chọn, ra quyết định đƣợc đúng đắn trong hoạt động kinh doanh
của DN.
Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu
đƣợc trong đời sống văn hóa của con ngƣời. Là thành phố nằm giữa miền
Trung Việt Nam, đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng cho cả núi non, biển cả,

sông nƣớc…, Đà Nẵng đã trở thành một điểm đến du lịch khá hấp dẫn đối với
du khách. Hàng năm, Đà Nẵng đón hàng triệu lƣợt khách đến tham quan và
nghĩ dƣỡng. Từ đó, hệ thống lƣu trú nhƣ resort, khách sạn, khu giải trí ở Đà
Nẵng ngày càng trở nên sầm uất và tấp nập để phục vụ cho nhu cầu của khách
du lịch. Nắm bắt đƣợc thế mạnh này, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí đã
chuyển sang kinh doanh dịch vụ cơ sở lƣu trú du lịch, ăn uống hội nghị, vận
chuyển, tour du lịch… Trong đó, khách sạn Sanouva Đà Nẵng là cơ sở lƣu trú
du lịch 3 sao đẳng cấp quốc tế thuộc Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí, Công
ty đã và đang từng bƣớc nỗ lực trong việc phục vụ cũng nhƣ nâng cao chất
lƣợng dịch vụ để khẳng định thƣơng hiệu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
khách sạn ở Đà Nẵng. Tuy nhiên theo khảo sát tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ
Nam Trí, KTQT nói chung và thông tin KTQT phục vụ ra quyết định chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hƣởng rất nhiều
đến thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của


2
các nhà quản trị, đồng thời làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Tổ
t ông t n

ế toán quản trị p ụ

vụ r quyết địn

trong oạt động


n


o n ở Công ty Cổ p ần Đầu tƣ N m Trí” để làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Mụ t êu ng ên ứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các quyết định trong kinh
doanh và đánh giá cách thức tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra quyết định
trong hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí. Qua đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức thông tin KTQT, bảo đảm thông tin
KTQT phục vụ đƣợc tốt nhất cho việc ra quyết định trong hoạt động kinh
doanh ở Công ty.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu:
- Những dạng ra quyết định trong hoạt động kinh doanh mà các cấp
quản lý tại Công ty đã và đang thực hiện? Việc tổ chức thông tin KTQT để ra
quyết định trong các trƣờng hợp đó đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
- Nhận thức nhu cầu về thông tin KTQT của các nhà quản trị tại Công
ty trong việc ra các quyết định kinh doanh nhƣ thế nào?
- Cần có những giải pháp nào để bảo đảm thông tin KTQT đáp ứng
đƣợc đầy đủ nhất cho các yêu cầu ra quyết định của nhà quản trị ở Công ty.
3. Đố tƣợng và p ạm v ng

ên ứu

- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra
quyết định trong hoạt động kinh doanh và việc vận dụng tổ chức thông tin
KTQT này phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ
phần Đầu tƣ Nam Trí.


3
- Phạm vi nghiên cứu

Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: san
lấp mặt bằng xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông,
trang trí nội ngoại thất, bất động sản và khách sạn. Tuy nhiên, hiện nay Công
ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Do vậy, đề tài chỉ
nghiên cứu các thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh
doanh khách sạn nhƣ: dịch vụ lƣu trú, hội nghị, nhà hàng, tour du lịch,… tại
khách sạn Sanouva Đà Nẵng thuộc Công ty.
4. P ƣơng p áp ng ên ứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu để xác định nhu cầu thông
tin KTQT cho việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ
phần Đầu tƣ Nam Trí. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp cũng đƣợc sử
dụng trong việc tổ chức thông tin KTQT để xem xét, đối chiếu với cơ sở lý
thuyết, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp cho việc tổ chức thông tin KTQT
phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tƣ
Nam Trí.
5. Bố ụ đề tà
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
của luận văn gồm có 03 chƣơng:
Chƣơng 01. Cơ sở lý luận về tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ
ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chƣơng 02. Thực trạng về thông tin kế toán quản trị liên quan đến các
quyết định trong hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí
Chƣơng 03. Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định
trong hoạt động kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí.
6. Tổng qu n tà l ệu ng

ên ứu

KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XIX.



4
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và phạm vi hoạt
động của các DN trong giai đoạn từ thập kỷ 80 thế kỷ XIX đến nay, KTQT
nói chung và tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra quyết định đã có những
bƣớc phát triển mạnh mẽ, thể hiện vai trò của mình ở các DN. Chính vì vậy,
việc tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh
doanh sẽ giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin đánh giá khách quan hơn kết
quả hoạt động kinh doanh của DN và từ đó đƣa ra quyết định đúng đắn.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc tổ chức thông
tin KTQT phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của DN nhƣ:
Anthony A. Atkinson, Rajiv D. Banker, Robert S. Kaplan, S. Mark Young
(1995) [14], David Ashton, Trevor Hopper, Robert. W. Scapers (1995) [15],
Jack L. Smith, Robert M. Keith, William L. Stephens (1986) [16], Jonas
Gerdin (2005), Ronald W. Hilton (1997) [19].
Ở Việt Nam, KTQT là thuật ngữ mới xuất hiện trong vòng khoảng 30
năm trở lại đây và đã thu hút đƣợc sự chú ý của các DN. Một số DN đã bƣớc
đầu xây dựng bộ máy KTQT và vận dụng thông tin KTQT cho việc ra quyết
định. Ngày 12/06/2006, Thông tƣ số 53/2006/TT - BTC của Bộ tài chính về
hƣớng dẫn áp dụng KTQT trong các DN đã đƣợc ban hành. Từ khi ra đời đến
nay, KTQT vẫn mò mẫm lối đi, chƣa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn
và kinh nghiệm chuyên tƣ vấn xây dựng hệ thống KTQT. Còn đối với các
DN, KTQT vẫn chƣa đƣợc hình thành một cách có hệ thống để phát huy đầy
đủ vai trò của nó trong hệ thống quản lý DN.
Những nghiên cứu về thông tin KTQT phục vụ cho việc ra quyết định
còn rất ít. Trong điều kiện giới hạn, tác giả chỉ tìm hiểu đƣợc một số tài liệu
nghiên cứu vấn đề này nhƣ: đề tài nghiên cứu cấp bộ của Đoàn Xuân Tiên
(2002) “Tổ chức thông tin kế toán quản trị tƣ vấn cho các tình huống quyết
định ngắn hạn” trong DN. Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát



5
hóa: nội dung các tình huống ngắn hạn nói chung còn chƣa phân tích cụ thể
gắn với từng DN. Đồng thời, đề tài chƣa nêu rõ quá trình thu thập thông tin
nhƣ thế nào, bao gồm những thông tin gì, độ tin cậy của thông tin, thời gian
thu thập, xử lý, cung cấp thông tin ra sao…
Giáo trình “Kế toán quản trị” (2008) của Trƣơng Bá Thanh và các
giảng viên Khoa Kế toán, Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã trình bày một
cách có hệ thống những vấn đề chung về KTQT: Phân loại chi phí, phân tích
CPV, lập dự toán kinh doanh, định giá sản phẩm, nhận diện thông tin thích
hợp cho việc ra quyết định. Đặc biệt, trong chƣơng 7: Thông tin KTQT với
việc ra quyết định, giáo trình đã trình bày và hƣớng dẫn tổ chức thông tin
KTQT cho các tình huống của các quyết định ngắn hạn nhƣ: quyết định loại
bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận, quyết định nên tự sản xuất hay mua
ngoài các chi tiết bộ phận sản xuất, quyết định cách thức sử sụng các năng lực
giới hạn, quyết định giá bán sản phẩm và các quyết định dài hạn nhƣ: quyết
định đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị. Giáo trình là tài liệu tham khảo hữu
ích trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu về KTQT.
Bài viết “Bài toán kế toán quản trị trong điều kiện không chắc chắn”
trên Tạp chí kinh tế phát triển (2003). Bài viết đã nêu ra đƣợc các quyết định
quản trị đƣợc đƣa vào điều kiện kinh doanh không chắc chắn, đó là khả năng
mà giá trị thực tế của các yếu tố nhƣ: giá bán, sản lƣợng tiêu thụ, chi phí lãi
vay…sẽ chênh lệch đáng kể so với dự tính. Để quyết định có tính hiệu quả
cao, nhà quản trị cần phải tính đến các yếu tố mang tính rủi ro này. Theo đó,
bài viết đƣa ra hai phƣơng pháp để xác định việc ảnh hƣởng của yếu tố
không chắc chắn đó là: xác định xác suất xảy ra các sự kiện và mô hình quyết
định và sử dụng mô hình thống kê, kinh tế lƣợng và các mô hình kinh tế khác
để dự báo các yếu tố không chắc chắn.
Bên cạnh đó cũng đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thông tin
KTQT phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của DN nhƣ:

Luận văn “Nghiên cứu việc sử dụng thông tin kế toán phục vụ ra quyết


6
định tại Công ty Cổ phần may Trường Giang” của tác giả Trần Thị Phƣớc
Thịnh (2014), Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã tập hợp và hệ thống hóa những
nội dung cơ bản vệ việc sử dụng thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong
DN, đồng thời tìm hiểu đƣợc thực trạng thông tin KTQT trong quá trình ra
quyết định tại Công ty Cổ phần may Trƣờng Giang. Tác giả đã minh họa một
số tình huống ra quyết định cụ thể tại Công ty nhƣ: quyết định về sản xuất,
giá bán, mức chiết khấu hàng bán, mức tín dụng đối với khách hàng, quyết
định mua ngoài, quyết định gia công hay tự sản xuất, quyết định đẩy mạnh
những mặt hàng có lợi, mua sắm máy móc, đầu tƣ nhà xƣởng… Từ đó đƣa ra
các giải pháp: phân tích CPV, phân tích thông tin thích hợp để lựa chọn
phƣơng án kinh doanh, vận dụng các phƣơng pháp để ra quyết định dài hạn.
Luận văn “Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định
ngắn hạn tại Công ty Cổ phần xi măng Cosevco Đà Nẵng” của tác giả Trần
Thị Dƣơng (2014), Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã nêu đƣợc tổng quan kiến
thức về KTQT và việc vận dụng thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn
hạn ở đơn vị sản xuất. Tác giả cũng đã phản ánh đƣợc thực trạng tổ chức
thông tin KTQT để ra quyết định ngắn hạn tại Công ty về sản lƣợng sản xuất
trong năm, định giá bán, mức tín dụng khách hàng, tự sản xuất hay thuê ngoài
gia công đơn đặt hàng. Hầu hết các quyết định đƣa ra đều căn cứ vào kỹ thuật
lập dự toán và định mức. Tác giả cũng đã phân tích nhiều mặt tồn tại trong
thực trạng thông tin KTQT tại Công ty Cổ phần xi măng Cosevco Đà Nẵng,
từ đó đƣa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị phục vụ cung cấp
thông tin ra quyết định trong DN sản xuất, ứng dụng thông tin KTQT để ra
quyết định tự gia công hay thuê ngoài và các quyết định khác…
Luận văn “Tổ chức thông tin kế toán phục vụ cho việc ra quyết định
ngắn hạn tại Công ty Cổ phần PYMEPHARCO” của tác giả Nguyễn Thị

Nguyệt Thu (2015), Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về
thông tin KTQT và mô tả cách thức tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra quyết
định ngắn hạn thƣờng gặp trong DN. Thông qua tình hình thực tế, của Công


7
ty PYMEPHARCO về việc tổ chức thông tin KTQT để ra các quyết định: tồn
kho và sản lƣợng sán xuất, quyết định giá bán, mức tín dụng, tự sản xuất hay
thuê ngoài, tác giả đã tập trung làm rõ mối quan hệ giữa quyết định ngắn hạn
với thông tin KTQT phục vụ ra quyết định ngắn hạn, từ đó xây dựng quá trình
thu nhận, xử lý thông tin và hoàn thiện báo cáo KTQT nhằm đảm bảo thông
tin KTQT phục vụ ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới chú
trọng vào minh họa các phƣơng pháp phân tích chứ chƣa thật sự đi sâu làm rõ
việc tổ chức thông tin KTQT tại DN, mặc khác những giải pháp đƣa ra vẫn
chƣa có sự đổi mới so với các tác giả trình bày ở những năm trƣớc.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã trình bày một cách có hệ thống
những vấn đề về tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong DN.
Qua đó, đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ
chức thông tin KTQT làm tiền đề cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, tổ chức
thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong DN mà các tác giả trình bày còn
hạn chế là chỉ mới phân tích đƣợc các tình huống cụ thể trong lĩnh vực hoạt
động sản xuất cụ thể của DN nói riêng chứ chƣa phân tích đƣợc các tình
huống cụ thể trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Một số
giải pháp đƣa ra vẫn còn mang tính lý thuyết, thiếu sáng tạo. Mặt khác, mỗi
DN có đặc điểm, điều kiện khác nhau, các tình huống đƣa ra cần có thông tin
KTQT làm cơ sở ra quyết định cũng khác nhau. Với đề tài “Tổ chức thông tin
kế toán quản trị phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh ở Công ty
Cổ phần Đầu tư Nam Trí” sẽ tập hợp và hệ thống hóa những nội dung cơ bản
về tổ chức thông tin KTQT phục vụ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh
khách sạn của Công ty, đồng thời vận dụng các phƣơng pháp KTQT thông

qua các tình huống cụ thể phát sinh tại Công ty nhằm khảo sát, đánh giá mức
độ sử dụng thông tin KTQT phục vụ ra quyết định. Từ đó, nêu ra các giải
pháp hoàn thiện để cung cấp thông tin đƣợc đầy đủ hơn trong hoạt động kinh
doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tƣ Nam Trí.


8
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN
TRỊ PHỤC VỤ RA QUYẾT ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.1. K á n ệm và v trò ủ ế toán quán trị a.
Khái niệm về kế toán quản trị
KTQT là bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho những nhà quản lý
trong DN thông qua các báo cáo kế toán nội bộ.
Theo từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ, KTQT đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Kế toán quản trị là lĩnh vực kế toán có liên quan đến việc định lượng các
thông tin kinh tế và hỗ trợ những nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết
định tài chính, đặc biệt trong việc hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành”.
[13]
Theo các GS.TS. Jack.L.Smith, Rober M.Keith và William. L.Sephens
(Đại học South Florida), “Kế toán quản trị là một hệ thống kế toán cung cấp
cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và
kiểm soát”. [16]
Theo Giáo sƣ Ronald W. Hilton (Đại học Cornell - Mỹ), “Kế toán
quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức mà các nhà
quản trị dựa vào thông tin đó để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ

chức”. [20]
Theo định nghĩa Hiệp hội kế toán viên Mỹ, “Kế toán quản trị là quá
trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và
thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban quản trị để lập kế


9
hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một DN, đảm
bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản
này”. [17]
Theo luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 năm 2015, Khoản 10,
Điều 3, KTQT đƣợc định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán” [5]
b. Vai trò kế toán quản trị
Xuất phát từ vị trí của thông tin kế toán, ta thấy vai trò thông tin KTQT rất
quan trọng bao gồm: [7, tr. 42]

- Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch
Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt đƣợc và vạch ra các bƣớc
thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài hay ngắn hạn.
Kế hoạch mà nhà quản trị thƣờng lập thƣờng có dạng dự toán. Dự toán là sự liên
kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng những nguồn
lực sẵn có để đạt các mục tiêu. Trong số các bảng dự toán về lƣu chuyển tiền tệ
là quan trọng nhất, vì nếu thiếu tiền do không đƣợc dự trù DN sẽ không có khả
năng tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch, dù kế hoạch xây dựng rất hợp lý. Do đó, để
chức năng lập kế hoạch và dự toán có tính hiệu lực và khả thi cao thì chúng phải
dựa trên những thông tin kế toán hợp lý và có cơ sở.

- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện

Với chức năng thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt các yếu tố
giữa tổ chức, con ngƣời với nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch một cách
hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt chức năng này nhà quản lý cũng cần có nhu cầu
rất lớn đối với thông tin kế toán, nhất là thông tin KTQT. Nhờ có thông tin do
KTQT cung cấp mà nhà quản trị mới có thể đề ra quyết định đúng đắn trong quá
trình lãnh đạo hoạt động hàng ngày, phù hợp với mục tiêu chung.


10
- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát
Nhà quản trị sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện
kế hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá thực hiện nó. Phƣơng pháp
thƣờng dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện,
để từ đó nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đã đề ra.
Để làm đƣợc điều này nhà quản trị cần đƣợc cung cấp các báo cáo thực hiện,
có tác dụng nhƣ một bƣớc phản hồi giúp nhà quản trị có thể nhận diện những
vấn đề cần phải điều chỉnh cho hợp lý.
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định
+ Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà là sự kết
hợp cả ba chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, tất
cả đều đòi hỏi phải có quyết định. Phần lớn những thông tin do KTQT cung
cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định.
+ Để có thông tin thích hợp, đáp ứng các yêu cầu thích hợp của quản
lý, KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn, vì những thông
tin này thƣờng không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết,
thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất, và giải
thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị.
+ KTQT không chỉ giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định
bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ
thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa

chọn, ra quyết định thích hợp nhất.
1.1.2. P ân loạ

p í trong ế toán quản trị

Trong KTQT, chi phí đƣợc phân loại và sử dụng theo nhiều tiêu
thức khác nhau nhằm cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng
trong các thời điểm khác nhau của nhà quản trị DN. [8]


11
a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí đƣợc phân chia nhƣ sau:
- Chi phí sản xuất: là những chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất
sản phẩm, dịch vụ của DN gồm:
+ CPNVLTT: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và
vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật
liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật
liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh
sản phẩm về mặt chất lƣợng và hình dáng.
+ CPNCTT: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lƣơng và những
khoản trích theo lƣơng phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm. Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lƣơng của bộ phận công nhân phục
vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận
sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà đƣợc tính là một
phần của khoản mục chi phí sản xuất chung.
+ CPSXC: Là các chi phí phục vụ và quản lý quá trình sản xuất sản
phẩm phát sinh trong phạm vi các phân xƣởng. Khoản mục chi phí này bao
gồm: chi phí vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất,
tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của quản lý phân xƣởng, chi phí

khấu hao, sữa chữa và bảo trì máy móc, thiết bị nhà xƣởng, chi phí dịch vụ
mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xƣởng…
-

Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát

sinh phục vụ khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các chi phí nhƣ chi phí
vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao
phƣơng tiện vận chuyển, tiền lƣơng nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng,
chi phí tiếp thị quảng cáo…


12
- Chi phí quản lý DN: Chi phí này bao gồm tất cả các chi phí phục vụ
cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên
giác độ toàn DN. Khoản mục này bao gồm các chi phí nhƣ: chi phí văn
phòng, tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng nhân viên quản lý DN, khấu
hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý DN, các chi phí dịch vụ mua ngoài
khác…
- Chi phí tài chính
Nội dung của chi phí tài chính bao gồm: chi phí lãi vay ngân hàng, các
chi phí và lỗ phát sinh trong quá trình đầu tƣ tài chính, các khoản lỗ về chênh
lệch tỷ giá và loại chi phí khác. Theo chế độ kế toán hiện nay, chi phí tài chính
phải đƣợc tính toán đầy đủ trong kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của
DN.
b. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác
định từng kỳ
Theo cách phân loại này, chi phí đƣợc chia làm 2 loại:
- Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản

xuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm
hình thành qua giai đoạn sản xuất (đƣợc gọi là giá thành sản xuất hay giá
thành công xƣởng). Tùy thuộc vào phƣơng pháp tính giá thành đƣợc áp dụng
mà chi phí sản phẩm có khác nhau. Với phƣơng pháp tính giá thành toàn bộ,
chi phí sản phẩm gồm các khoản mục: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Xét theo mối quan hệ
với việc xác định lợi nhuận trong từng kỳ kế toán, chi phí sản phẩm chỉ đƣợc
tính toán, kết chuyển để xác định lợi nhuận trong kỳ tƣơng ứng với khối
lƣợng sản phẩm đã đƣợc tiêu thụ trong kỳ đó. Chi phí của khối lƣợng sản
phẩm tồn kho chƣa đƣợc tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ đƣợc lƣu giữ nhƣ là giá trị


13
tồn kho và sẽ đƣợc kết chuyển để xác định lợi nhuận ở kỳ sau khi mà chúng
đƣợc tiêu thụ. Vì lí do này, chi phí sản phẩm còn đƣợc gọi là chi phí tồn kho
(inventorial costs).
- Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại sau khi đã xác định
các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm. Nó thƣờng bao gồm chi phí
bán hàng, chi phí quản lý DN và chi phí tài chính. Các chi phí thời kỳ phát
sinh ở kỳ kế toán nào đƣợc xem là có tác dụng phục vụ cho quá trình kinh
doanh của kỳ đó, do vậy chúng đƣợc tính toán kết chuyển hết để xác định lợi
nhuận ngay trong kỳ mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ còn đƣợc gọi là chi
phí không tồn kho (non-inventorial costs).
c. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
- Chi phí khả biến (Variable costs)
Chi phí khả biến là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỉ lệ với
các mức độ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động
xảy ra. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (hoặc giảm) tƣơng ứng với sự tăng
(hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhƣng chi phí khả biến tính theo đơn vị

của mức độ hoạt động thì không thay đổi.
- Chi phí bất biến (Fixed costs)
Chi phí bất biến là những chi phí, xét về lý thuyết, không có sự thay đổi
theo các mức độ hoạt động. Vì tổng số chi phí bất biến là không thay đổi cho
nên, khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính theo đơn vị các mức
độ hoạt động sẽ giảm và ngƣợc lại.
- Chi phí hỗn hợp (Mixed costs)
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu
tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào
đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt


14
động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi nhƣ đặc điểm của chi phí khả biến.
Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thƣờng là bộ
phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả
biến là bộ phận chi phí sẽ phât sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm.
Trong các DN sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong
các loại chi phí, chẳng hạn nhƣ chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc
thiết bị,...
d. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
- Chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc
Một khoản chi phí đƣợc xem là chi phí có thể kiểm soát đƣợc
(controllable costs) hoặc là chi phí không kiểm soát đƣợc (non-controllable
costs) ở một cấp quản lý nào đó là tuỳ thuộc vào khả năng cấp quản lý đó có
thể ra các quyết định để chi phối, tác động đến khoản chi phí đó hay là không.
Nhƣ vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn liền với một cấp
quản lý nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra
quyết định để chi phối nó thì đƣợc gọi là chi phí kiểm soát đƣợc (ở cấp quản
lý đó), nếu ngƣợc lại thì là chi phí không kiểm soát đƣợc.

Chi phí không kiểm soát đƣợc ở một bộ phận nào đó thƣờng thuộc hai
dạng: các khoản chi phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận (chẳng
hạn các chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất hoặc thu mua là chi phí
không kiểm soát đƣợc đối với ngƣời quản lý bộ phận bán hàng), hoặc là các
khoản chi phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhƣng thuộc
quyền chi phối và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn (nhƣ chi phí khấu hao các
phƣơng tiện kho hàng đối với ngƣời quản lý bộ phận bán hàng trong ví dụ
trên). Cũng cần chú ý thêm rằng việc xem xét khả năng kiểm soát các loại chi
phí đối với một cấp quản lý có tính tƣơng đối và có thể có sự thay đổi khi có
sự thay đổi về mức độ phân cấp trong quản lý.


×