Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh quảng nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.48 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG QUỐC HỘI

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG QUỐC HỘI

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ TUYẾT BA

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 4
5. Bố cục của đề tài................................................................................................................ 4
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ...................................... 11
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM MỸ.......................................................................... 11
1.1.1. Các quan niệm thẩm mỹ trong lịch sử......................................................... 11
1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thẩm mỹ...........................26
1.2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ.............................................................................. 28
1.2.1. Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ.................................................................... 28
1.2.2. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ........................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẢNG NAM HIỆN NAY................................35
2.1. CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY................................................... 35
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội và đặc thù của học sinh trung học phổ
thông ở Quảng Nam....................................................................................................................... 35
2.1.2. Nội dung và hình thức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ

thông ở tỉnh Quảng Nam hiện nay......................................................................................... 39



2.2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ THẨM MỸ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY................................ 47
2.2.1. Yếu tố tích cực trong nhận thức về thẩm mỹ của học sinh trung học

phổ thông ở tỉnh Quảng Nam................................................................................................... 47
2.2.2. Những hạn chế trong nhận thức về thẩm mỹ và công tác giáo dục
thẩm mỹ................................................................................................................................................ 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC THẨM
MỸ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH QUẢNG
NAM HIỆN NAY.......................................................................................................................... 62
3.1. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN................................................................... 62
3.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.....62
3.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng SảnViệt Nam................................................. 69
3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO
HỌC SINH......................................................................................................................................... 72
3.2.1. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua nội dung chương trình các

môn học................................................................................................................................................ 72
3.2.2. Giáo dục thẩm mỹ thông qua các hoạt động Đoàn và văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao................................................................................................................... 73
3.2.3. Giáo dục thẩm mỹ thông qua việc nêu gương người tốt, việc tốt.76
3.2.4. Giáo dục truyền thống.......................................................................................... 77
3.2.5. Giáo dục thẩm mỹ cần có sự phối hợp hài hòa giữa gia đình, nhà
trường và xã hội............................................................................................................................... 81
3.2.6. Đảm bảo cơ sở vật chất cho các vùng khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số................................................................................................................................. 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................... 86



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................... 88
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN
BIỆN 2 (Bản sao)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (Bản chính)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HS

: Học sinh

HĐND

: Hội đồng nhân dân

GDĐT

: Giáo dục và đào tạo

THPT

: Trung học phổ thông

UBND


: Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thẩm mỹ là một trong những yếu tố góp phần cấu thành nhân cách con
người. Nó là cơ sở góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, đồng
thời là thước đo đánh giá năng lực thẩm mỹ của mỗi chúng ta. Không chỉ định
hướng tư tưởng, quan điểm mà thẩm mỹ còn góp phần thôi thúc khát vọng, lý
tưởng, động cơ, hình thành lối sống học tập và lao động có mục đích, hướng
đến giá trị chân - thiện - mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành ý
thức thẩm mỹ của con người, là cơ sở cho mọi hoạt động thưởng thức, đánh
giá và sáng tạo thẩm mỹ. Thẩm mỹ lành mạnh có vai trò to lớn trong xây
dựng nền văn hóa mới, con người mới ở nước ta mà mục tiêu trọng tâm là tạo
cơ sở đúng đắn cho mọi hoạt động sống cũng như mọi hoạt động thưởng thức,
đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể.
Thẩm mỹ không chỉ biểu hiện quá trình tự phát triển của cá nhân mà
nó còn thể hiện trình độ giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường và ngoài xã hội.
Luật Giáo dục năm 2005 đã nhấn mạnh: “Quan tâm đầy đủ đến giáo dục
phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khỏe và thẩm mỹ cho học
sinh, sinh viên là yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới
ở nước ta”. Có thể nói, cùng với giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, giáo dục
thẩm mỹ có liên quan sâu sắc đến nhu cầu lành mạnh, lý tưởng tiên tiến của
con người Việt Nam giai đoạn mới.
Nước ta đang trong tiến trình đổi mới và quá trình hội nhập. Nền kinh tế
mở là điều kiện cho sự du nhập của các loại hình giải trí, thúc đẩy quá trình
giao lưu, học hỏi và tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực của nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu những giá trị thẩm mỹ tích cực, nó cũng để


2

lại nhiều hệ lụy, đó là sự mơ hồ, lệch lạc trong nhận thức, hành vi, thái độ về
thẩm mỹ của giới trẻ mà đặc biệt là bộ phận học sinh.
Luật Giáo dục của nước ta năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 nhấn
mạnh giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Quảng Nam là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời và rất đa dạng
về hình thức sinh hoạt văn hóa, đồng thời có hai di sản văn hóa đó là Đô thị cổ
Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế
giới, cùng nhiều di tích văn hóa, lễ hội và các món ăn truyền thống. Sự đa
dạng trong sinh hoạt văn hóa của các đồng bào ít người, hằng năm đón rất
nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan. Quảng Nam trở thành nơi
giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Từ việc giao lưu
văn hóa đó mà các giá trị thẩm mỹ trong văn hóa ít nhiều cũng ảnh hưởng đến
cư dân bản địa.
Hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục toàn diện cho con người ngày càng
cấp thiết, đặc biệt là vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ học sinh.
Cùng với giáo dục chính trị, giáo dục tri thức khoa học, giáo dục thể
chất,…giáo dục thẩm mỹ đã góp phần xây dựng nền văn hóa, con người mới
ở nước ta và đào tạo nên những chủ thể thẩm mỹ mới với nhân cách cao đẹp,
có lối sống lành mạnh. Việc giáo dục và định hướng thẩm mỹ là một trong
những vấn đề quan trong, nhằm tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn bảo tồn

được những giá trị văn hóa riêng của Việt Nam.


3

Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung
giáo dục thẩm mỹ coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình
giáo dục toàn diện. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng,
nếu thiếu óc thẩm mỹ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã
hội hiện đại.
Giáo dục thẩm mỹ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnh
đến trí tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp
trong hành vi, thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chất
cực kỳ quý báu của con người hiện đại.
Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ và quá trình giáo
dục thẩm mỹ đối với sự phát triển toàn diện của học sinh THPT, từ thực trạng
công tác giáo dục thẩm mỹ trong các trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất
cập, xuất phát từ yêu cầu giáo dục thẩm mỹ đòi hỏi sự tham gia và kết hợp
đồng bộ của mọi lực lượng xã hội đặc biệt là vai trò tổ chức quản lí của Nhà
trường, gia đình trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, nên học viên đã
chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở
tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận chung về thẩm mỹ và từ thực trạng giáo
dục thẩm mỹ cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam, đề tài xây
dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ trong giai
đoạn hiện nay.
Với mục tiêu đó, đề tài có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thẩm mỹ và giáo
dục thẩm mỹ.

Thứ hai, phân tích thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học
phổ thông ở Quảng Nam.


4

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
thẩm mỹ cho học trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về thẩm mỹ và giáo dục thẩm
mỹ cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trung học
phổ thông ở tỉnh Quảng Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật; luận văn sử
dụng các phương pháp logic và lịch sử; phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội
học, so sánh đối chiếu... nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 03 chương, 06 tiết.
6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đánh giá cao vai trò của thẩm mỹ trong việc giáo dục hình thành nhân
cách con người, cho nên từ lâu trong lịch sử phát triển của mỹ học, nhiều nhà
mỹ học nổi tiếng đã đề cập, nghiên cứu vấn đề này. Sự nghiên cứu thị hiếu
thẩm mỹ cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ ở lớp tuổi trẻ ngày càng
được quan tâm nhiều hơn trong các giai đoạn về sau này, nhất là khi vấn đề
xây dựng mẫu con người lí tưởng cho xã hội mới xã hội chủ nghĩa được đặt
ra. Có thể tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận văn

ở 3 khía cạnh chính là: giáo dục thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục thẩm
mỹ cho học sinh THPT.


5

Về giáo dục thẩm mỹ: Các nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và vai trò
của giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống con người có thể kể đến
các công trình sau:
Trong các bài giảng mỹ học của Hegel, ông đã đưa ra quan điểm về
nghệ thuật và sự tự sản sinh ra nhân cách văn hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử
phát triển của mỹ học, Hegel đã coi nghệ thuật là sản phẩm của quá trình vận
động của tinh thần tuyệt đối và đến lượt mình, nghệ thuật trở thành chiếc chìa
khóa mở ra các vấn đề lớn lao của con người.
Trong các tư tưởng về mỹ học của mình, C. Mác, Ph. Ăngghen đã đề
cập sâu sắc đến vai trò của nghệ thuật đối với cuộc đấu tranh của nhân loại vì
cái đúng, cái tốt, cái đẹp. C. Mác – Ph. Ăngghen đã đưa ra những quan điểm
cơ bản nhất về văn hóa thẩm mỹ trong xã hội tương lai. Các ông đặc biệt nêu
lên vai trò của các quan điểm thẩm mỹ trong việc hình thành con người mới,
thế giới quan mới và cá tính con người.
Ở Việt Nam, giáo dục thẩm mỹ có thể coi là mảnh đất thu hút khá
nhiều tâm huyết của các nhà mỹ học, triết học, văn học cũng như nghệ thuật
học. Một trong số đó có thể kể đến các công trình:
Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Luận
án tiến sĩ, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996 của tác giả Lê
Quang Vinh; Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 của tác giả Trần Ngọc
Tăng… đã tập trung đề cao vai trò của các yếu tố liên quan đến việc hình
thành và hoàn thiện môi trường giáo dục thẩm mỹ. Các nghiên cứu kể trên
đều khẳng định rằng giáo dục thẩm mỹ là một nội dung trọng tâm trong sự

nghiệp giáo dục nói chung ở nước ta hiện nay, và thành quả các hoạt động
giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố vệ tinh như nghệ
thuật, văn học, truyền thông đại chúng…Các tác giả đã đưa ra những


6

đóng góp nhất định và đi sâu nghiên cứu nội dung lý luận của giáo dục thẩm
mỹ và quan hệ biện chứng giữa giáo dục thẩm mỹ với các hình thức biểu hiện
của đời sống thẩm mỹ.
Về thị hiếu thẩm mỹ: Thị hiếu thẩm mỹ là vấn đề đã được đề cập nhiều
trong lịch sử mỹ học.
Ở Việt Nam, thị hiếu thẩm mỹ cũng được các nhà nghiên cứu mỹ học,
văn học và nghệ thuật học đặc biệt quan tâm. Tiêu biểu trong đó có tác phẩm
của hai tác giả hàng đầu trong lĩnh vực mỹ học hiện nay là PGS.TS Đỗ Văn
Khang và GS. Đỗ Huy với các tác phẩm viết chung Mỹ học Mác – Lênin, Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985; Giáo trình mỹ học cơ sở,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011 và các tác phẩm khác như Giáo trình mỹ học đại
cương của PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004. Các công trình này nhìn chung đã lột tả được bản chất của giáo dục
thị hiếu thẩm mỹ và đều coi thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng cấu
thành năng lực thẩm mỹ của con người.
Ngoài các công trình nêu trên, một số nghiên cứu khác như: Nâng cao
thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng thức và đánh giá nghệ thuật, Văn hóa nghệ
thuật 9/1999, luận án tiến sĩ Thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đời
sống thẩm mỹ, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội,
2000 của tác giả Nguyễn Chương Nhiếp và các bài viết được in trong cuốn
Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Viện Văn hóa,
Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987 như: Thị hiếu nghệ thuật và cái mới của Phan Kế
An, Bàn về giáo dục thị hiếu âm nhạc lành mạnh cho quần chúng của Vũ Tự

Lân, Mỹ học thực dụng chủ nghĩa nguồn gốc thị hiếu nghệ thuật tầm thường
ở Mỹ của Trường Lưu, Thế nào là thị hiếu nghệ thuật lành mạnh của Lê Đức
Nga… Các nghiên cứu đều có sự quan tâm tới vai trò của thị hiếu thẩm mỹ
trong đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật của con người.


7

“Vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ chính là sự ảnh hưởng,
sự tác động của thị hiếu thẩm mỹ đối với đời sống thẩm mỹ” [80, 51]. Nhìn
chung, thị hiếu thẩm mỹ đã được các nhà nghiên cứu bàn tới nhiều nhưng còn
ở tầm vĩ mô, cần có thêm những công trình nghiên cứu cụ thể hơn vai trò thị
hiếu thẩm mỹ đối với từng đối tượng cụ thể.
Về giáo dục thị hiếu thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh THPT: Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề còn khá mới mẻ nhưng có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao tư duy thẩm mỹ
cho con người nói chung cũng như giới trẻ hiện nay. Các công trình nghiên
cứu về vấn đề này chủ yếu khai thác trên bình diện lý luận và thực tiễn về văn
hóa thẩm mỹ và xây dựng lối sống văn hóa. Có thể kể đến một số công trình
tiêu biểu sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ như một công cụ lý
luận giáo dục có: Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ của tác giả Lê Anh Trà (in
trong cuốn Thỏa mãn nhu cầu văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ thuật, Viện
Văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1987), Nghệ thuật và vấn đề giáo dục thị
hiếu thẩm mỹ, Mỹ học thời nay, 12/10 -1996, của tác giả Nguyễn Chương
Nhiếp, Luận án tiến sĩ Văn hóa thẩm mỹ với sự hình thành nhân cách của con
người Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Quang Vinh,1996… Mục tiêu giáo
dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung mà các công trình này hướng tới. Các tác giả
đều đề cập tới giáo dục thị hiếu thẩm mỹ như một nhân tố quan trọng trong hệ
thống giáo dục hiện nay, góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách,

nâng cao khiếu thẩm mỹ cho con người.
Nhóm các công trình nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ trong vai trò giáo
dục thế hệ trẻ như: Luận án tiến sĩ Văn hóa thẩm mỹ và việc xây dựng lối sống
cho thanh niên đô thị của nước ta hiện nay của Hồ Thị Tuyết Dung, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Bàn thêm về nội dung và


8

hình thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40), 2010 của hai tác giả Lê
Hữu Ái và Đinh Đức Hiền, đề tài Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh qua
vẻ đẹp của tranh dân gian Đông Hồ trên trang web .
Giáo dục cái đẹp trong gia đình” – Nguyễn Ánh Tuyết – NXB Phụ nữ,
1984: Nêu những nét đặc trưng trong sự phát triển tâm lí của trẻ và gợi ý về
nội dung giáo dục cái đẹp trong gia đình. Những hiểu biết bước đầu nền giáo
dục thẩm mỹ trong gia đình qua từng lứa tuổi từ lúc lọt lòng cho tới khi bước
vào tuổi thành niên.
“Về giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” – Vĩnh Quang Lê – NXB
Chính trị quốc gia, 1999: Nêu đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ và vấn đề xây
dựng con người mới ở nước ta, đặc trưng và vai trò của văn học trong giáo
dục thẩm mỹ.
“Giáo trình Mỹ học đại cương” – Dùng cho học sinh THPT, học viên
cao học và nghiên cứu sinh ngành mỹ học – Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, khoa triết học- NXB Chính trị quốc gia, 2004: Giáo trình trình
bày về qúa trình hình thành và phát triển quan niệm về cái đẹp, cái thẩm mỹ,
tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ, cái đẹp, cái bi kịch, cái hài
kịch, cái trác tuyệt, các loại hình nghệ thuật như: nghệ thuật ứng dụng, kiến
trúc, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, sân khấu và điện ảnh, giáo dục thẩm mỹ vì
sự phát triển của con người.

“Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” – Trần Tuý – NXB
Chính trị quốc gia, 2005: Phân tích vai trò của nghệ thuật trong việc phát triển
nhân cách, hình thành xúc cảm, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, đúng
đắn; sự tác động của nghệ thuật với công chúng; nêu một số thực trạng, đề
xuất những giải pháp nâng cao vai trò nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ.


9

“Thị hiếu thẩm mỹ của người Việt qua ca dao”, Nguyễn Thị Thu Hà,
Tạp chí khoa học, Số 2, tr 6-11, 2007, là công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu
thêm về đặc điểm ý thức thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ của cha ông, hiểu
thêm về đời sống tinh thần, về văn hoá Việt Nam. Tình yêu cái đẹp thiên
nhiên thể hiện lối sống của người Việt vốn gần gũi, thân thiết với thiên nhiên,
gắn bó với thiên nhiên. Đối với người Việt Nam cái đẹp gắn với phẩm chất
đạo đức của con người.
Báo cáo nghiên cứu khoa học “Bàn thêm về nội dung và hình thức giáo
dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, học sinh THPT hiện nay”, Lê Hữu Ái, Tạp
chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).2010. Nội dung của
báo cáo bàn về vấn đề: Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một trong những nội
dung quan trọng của chiến lược giáo dục hiện nay.Bài viết chỉ ra những đặc
trưng cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội dung và hình
thức giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh THPT trong hệ thống giáo dục ở
nước ta. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành
mạnh cho đối tượng này.
Nghiên cứu về thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ có công trình nghiên
cứu“Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ thành phố Hồ Chí Minh”, TS.Nguyễn Thị
Hậu, Nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013. Tuy nhiên, công trình này chỉ tập hợp các
bài viết riêng lẻ về một số vấn đề của thị hiếu thẩm mỹ. Vì thế, chưa đảm bảo
tính xuyên suốt, hệ thống. Các nội dung còn mang tính khái quát với đánh giá

chung chung.
Các tác giả đều cho thấy giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung quan
trọng của chiến lược giáo dục hiện nay. Các nghiên cứu chỉ ra những đặc
trưng cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội dung và
hình thức của giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên hiện nay,


10

tuy nhiên đối tượng học sinh, sinh viên các nghiên cứu này nhắm tới đều
chung chung, chưa cụ thể.
Về vấn đề giáo dục thẩm mỹ của học sinh THPT ở tỉnh Quảng Nam, cho
đến nay, vẫn chưa có bất kì một công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Đứng
trước một số biểu hiện lệch lạc về thị hiếu thẩm mỹ của một bộ phận học sinh
THPT, tôi nhận thấy giáo dục thẩm mỹ là một vấn đề quan trọng. Kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học đi trước sẽ là cơ sở, là tài liệu tham khảo có ý nghĩa
cho tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài của mình.


11

CHƯƠNG 1

THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM MỸ
1.1.1. Các quan niệm thẩm mỹ trong lịch sử
Về mặt lịch sử, quan niệm về thẩm mỹ, về cái đẹp được bàn luận rất
nhiều, song chưa đi đến một quan điểm thống nhất.
Nhờ vào quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo bản thân con người
dần phát hiện và nhận thức ra quy luật phổ biến của cái đẹp khi con người đối

chiếu, so sánh, nhận xét rằng: xấu thì con người đã nhận thức ra cái đẹp và
dùng từ cái đẹp để chỉ bất cứ điều gì dấy lên ở con người những xúc cảm và
những cảm hứng tốt đẹp.
Con người là chủ thể có ý thức, có khả năng cảm nhận được những cái
hay, cái đẹp và cái xấu xí của sự phát triển đa dạng đó. Cái nào đẹp được con
người nâng niu, phát triển, cái nào xấu xí bị bác bỏ, bị loại trừ, đó là năng lực
thuộc về bản chất của loài người.
Cái đẹp trong tự nhiên biểu hiện bằng hình dáng, đường nét, màu sắc.
Cái đẹp trong xã hội thể hiện trong phương thức giao tiếp, trong lối sống đạo
đức, trong trật tự kỉ cương, pháp luật. Cái đẹp trong con người là cái đẹp của
nhận thức, tình cảm và được biểu hiện bằng hành vi văn hóa, đạo đức, bằng
lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Cái đẹp chính là cái thẩm mĩ. Cái đẹp có ở mọi
nơi, mọi lúc.
Thẩm mỹ theo tiếng Hán: “thẩm” nghĩa là xem xét, “mỹ” là đẹp. Do đó
Thẩm mỹ là hiểu biết và thưởng thức cái đẹp.
Cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong đời sống thẩm mỹ, vì vậy nó là phạm
trù của mỹ học. Phạm trù cái đẹp được hình thành và phát triển cùng với sự
hình thành và phát triển của tình cảm và ý thức con người.


12

Sự phát triển của quan điểm mỹ học về "cái đẹp" trong lịch sử tư tưởng
mỹ học đã đưa đến một khái niệm mang tính bao quát, trừu tượng về "cái
đẹp". Sự phát triển quan niệm về "cái đẹp" đồng thời cũng là quá trình đấu
tranh tư tưởng của hai trường phái; chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong triết
học. Trên cơ sở thế giới quan khác nhau, các nhà tư tưởng đã lý giải về "cái
đẹp" và bản chất "cái đẹp" trên những lập trường khác nhau. “Trong tư tưởng
mỹ học trước Mác, có ba quan niệm khác nhau về cái đẹp, ba nguyên tắc để
giải quyết vấn đề "cái đẹp": theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy

tâm khách quan và theo chủ nghĩa duy vật trước Mác” [6, tr.244].
Những nhà duy tâm khách quan cho rằng nguồn gốc cái đẹp là ý niệm
khách quan, ý niệm này truyền linh hồn cho vật chất bất động, cho thế giới
thuộc phạm vi cảm tính và vô vị về mặt thẩm mỹ.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác cho rằng “cái đẹp là một phẩm chất thẩm
mỹ tự nhiên, vốn có trong các hiện tượng của hiện thực” [6, tr.246].
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những thuộc tính
thẩm mỹ sơ đẳng cũng như những thuộc tính thẩm mỹ phức tạp nhất đều tồn
tại khách quan. Như thế, những hình thái “phổ cập” đơn giản nhất của cái đẹp
là: màu sắc, ánh sáng, hình thức, sự đối xứng, nhịp điệu, sự thống nhất trong
cái đa dạng, sự hòa hợp, sự thống nhất giữa toàn bộ và các bộ phận. Trong quá
trình lao động sản xuất đã sản sinh ra ở con người cảm xúc về “cái đẹp”. Lao
động là nguồn gốc của các giá trị thẩm mỹ trên mặt đất, chẳng những thành
quả của lao động mà ngay bản thân quá trình lao động, quá trình sáng tạo là
nguồn gốc của khoái cảm thẩm mỹ. “Cái đẹp” nằm ngay trong bản thân quá
trình sáng tạo, xây dựng, trong cảm xúc về những khả năng vô tận mở ra
trước con người.
Cái đẹp vừa là phạm trù cơ bản, vừa là phạm trù trung tâm của mỹ học.
Phạm trù cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực, có cơ sở khách quan trong đời sống,


13

nhưng đồng thời nó cũng dùng để đánh giá tất cả những hiện tượng thẩm mỹ
tích cực, còn cái xấu được dùng để đánh giá phủ định tất cả những hiện tượng
thẩm mỹ tiêu cực trong hiện thực và trong nghệ thuật. Nhờ quá trình lao động
cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, con người dần dần phát hiện và nhận thức
ra qui luật phổ biến của cái đẹp. Từ những sự quan sát bình thường chỉ ra cái
gì đẹp, cái gì xấu, đến chỗ có thể định nghĩa về cái đẹp quả là một quá trình
lâu dài, khó khăn trong lịch sử phát triển của mỹ học. Chính vì vậy, trước hết

cái đẹp được hình thành khi con người biết đối chiếu, so sánh với cái xấu.
“Cái đẹp” là sự hài hoà, sự đối xứng, sự tao nhã, sư linh hoạt, là cái có chất
lượng, là cái trật tự.
Cho nên việc tìm hiểu bản chất của cái đẹp gắn liền với những quan
niệm về cái đẹp của con người.
* Phạm trù cái đẹp trong mỹ học phương Đông cổ đại
Văn minh phương Đông với những đặc thù riêng nên đã hình thành nên
những tư tưởng triết học, và từ đó, những quan niệm về cái đẹp có nhiều điểm
khác biệt với phương Tây.
Theo Nho giáo “Mỹ” gắn với “Thiện”,cái đẹp có trong mọi người, cái đẹp
của con ngượi là sự tu dưỡng đạo đức,học tập,làm cho tính ác đi vào quỹ đạo của
tính thiện. Khổng tử và Mạnh Tử đều thấy cái đẹp gắn liền với cái thiện.

Đạo giáo cho rằng Cái đẹp của đạo chân chính là không đầy, không vơi,
không thành, không mất, không giới hạn của chủ thể.Cho nên Đạo giáo chủ
trương cái đẹp tự nhiên:”Như hoa phù dung mới nhú”
Phật giáo coi cảnh giới Niết Bàn siêu thực, cái “không”, cái “trung
đạo” dứt bỏ mọi quan hệ nhân duyên, không còn giới hạn chủ thể khách thể là
cảnh giới tối cao của cái đẹp. Nếu Đạo giáo từ trong nhận thức chủ quan hy
vọng điều hòa những mâu thuẫn trong đời sống hiện thực để đi vào chỗ hư


14

tịnh, thì Phật giáo lại bằng sự phủ định căn bản hiện thế để đi vào cửa
“không” tìm cái đẹp hư ảo.
*Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học Hy Lạp cổ đại
Đời sống văn hóa nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng có sự phát triển rực
rỡ, với các tác phẩm bất hủ như Iliát và Ôđixê (Hôme), các vở kịch Ôrexti,
Prômêtê bị xiềng (Étsin), Ơđíp vua, Ăngtigôn (Xôphốc), Mêđê (Ơripít), các

vở kịch hài của Arixtôphan; các công trình kiến trúc nổi như đền thờ thần
Áctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc Aùcrôpôl, đền
Páctenông (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượng
khổng lồ Atena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét,
Vệ nữ Cnidơ, Vệ nữ Ácli, các tượng Apôlông (Praxichen), v.v, với những tác
phẩm hoàn mỹ như vậy, nghệ thuật của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay
vẫn được giữ nguyên giá trị mẫu mực của nó. Vì vậy, nó buộc các nhà tư
tưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng, tư
tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại hình thành từ đó.
Theo Pitago (580-500 trước Công nguyên) con số lập nên bản chất mọi
sự vật, từ đó cho rằng cái đẹp là do sự hài hòa giữa các con số hay nói cách
khác “cái đẹp là sự hài hòa trong quan hệ số lượng”. Ông chứng minh bằng
hiện tượng chất lượng âm thanh phụ thuộc vào chiều dài dây đàn và tìm ra
quan hệ số lượng trong âm nhạc như quãng tám: 1:2 ; quãng năm: 2:3 ; quãng
bốn: 3:4. Ông đồng nhất hài hòa với hoàn thiện và vẻ đẹp bằng một hình thức
chất phát, ông phát hiện sức mạnh của nghệ thuật khi cho rằng, có thể dùng
âm nhạc để chữa bệnh và giáo dục đạo đức công dân.
Hêraclít (530-470 trước Công nguyên) - nhà thơ và triết gia vĩ đại theo
xu hướng duy vật, xem xét sự vật theo quan điểm biện chứng sơ khai. Ông
cho rằng, lửa là khởi nguyên của vũ trụ, thế giới tồn tại là do ngọn lửa vận
động vĩnh cửu. Hêraclít biện giải hài hòa là sự thống nhất giữa những mâu


15

thuẫn và nó đạt được thông qua con đường đấu tranh giữa chúng, như độ
tương phản giữa các màu sắc, các âm thanh cao thấp, dài ngắn …
Hêraclít phát hiện tính chất tương đối của vẻ đẹp khi ông nhận định con
khỉ đẹp nhất cũng xấu nếu đem so sánh với con người. Như vậy, Hêraclít được
coi là một trong những đại biểu sớm nhất giải thích các khái niệm thẩm mỹ

theo xu hướng duy vật và có tính chất biện chứng sơ khai.
Đêmôcrít (460-370 trước Công nguyên) lý giải sự hình thành của nghệ
thuật bằng các nguyên nhân vật chất: đó là sự bắt chước tự nhiên và các loài
vật. Thí dụ, kiến trúc là bắt chước sự làm tổ của con nhện, con én; ca hát là
bắt chước chim sơn ca, họa mi; múa là bắt chước thiên nga. Đó là các nguyên
nhân trực tiếp của nghệ thuật, còn nguyên nhân gián tiếp thì ông phát hiện ra
trong nhu cầu của xã hội.
Đêmôcrít nêu lên tính chất về mức độ của vẻ đẹp-là sự trung bình, vừa
phải, không thừa, không thiếu, “nếu vượt quá mức độ, cái dễ chịu nhất cũng
trở thành cái khó chịu”.
Xôcrát (469-399 trước Công nguyên) - một nhà hiền triết, xuất thân từ
tầng lớp bình dân, triết học của ông có tính mục đích luận, và trọng tâm sự
chú ý của hệ thống triết học Xôcrát là con người xem xét ở các góc độ hoạt
động thực tiễn, hành vi, phẩm hạnh. Ông khẳng định sự vật nào cũng có thể là
đẹp và cũng có thể không đẹp trong những tình huống khác nhau. Xôcrát
không phân biệt nghệ thuật với thủ công, bởi vì nghệ thuật theo ông, chỉ là sự
tái hiện thực chất bằng cách bắt chước, có điều nó không bắt chước, mô
phỏng một cách đơn giản các đồ vật và hiện tượng mà thường liên kết các nét
đã được chọn lọc ở các sự vật hiện tượng khác nhau vào một tác phẩm; sự vật
được tái hiện như thế trong tác phẩm sẽ vươn lên tầm lý tưởng về sự hoàn mỹ
của nó.
Xôcrát còn đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tượng để thể hiện trong tác


16

phẩm nghệ thuật, đó là những con người có tính cách đẹp, nhân hậu, có phẩm
hạnh cao. Lý tưởng đạo đức cần phải được kết tinh trong tác phẩm nghệ thuật.
Vì thế, tiêu chí nghệ thuật là tính đúng đắn và sinh động của việc tái hiện các
nguyên mẫu trong hiện thực.

Xôcrát nhấn mạnh sự liên hệ hữu cơ giữa cái đạo đức và cái thẩm mỹ,
cái thiện và cái đẹp. Con người lý tưởng đối với Xôcrát là vẻ đẹp tinh thần lẫn
thể chất, trong đó con người tinh thần, theo cách hiểu của ông là con người
đạo đức, con người trí tuệ. Đóng góp lớn của Xôcrát là đưa con người vào đối
tượng chủ yếu của nghệ thuật, chỉ ra sự liên hệ vững bền giữa cái đẹp với cái
có ích, cái có mục đích có thật với cái tốt. Ông coi nghệ thuật như một
phương diện quan trọng của đời sống xã hội.
Platôn (427-347 trước Công nguyên) thuộc dòng dõi vương hầu, sống
trong giai đoạn nặng nề của lịch sử Hy Lạp, đó là giai đoạn sụp đổ của nền
dân chủ Aten, giai đoạn hoành hành của 30 bạo chúa, khi ấy Platôn đứng về
phía giới chủ nô quý tộc, chống lại chủ nô dân chủ. Platôn cho rằng, các vật
thụ cảm thay đổi, thoáng qua, nó xuất hiện rồi tiêu biến, vì thế nó không phải
là tồn tại đích thực. Tồn tại đích thực, chân chính chỉ là ý niệm, một lực lượng
tinh thần tồn tại bên ngoài con người, có trước con người.
Platôn không tìm cái đẹp trong các sự vật cảm thụ đơn nhất, trong quan
hệ giữa chúng đối với hoạt động của con người mà tìm cái gì là đẹp đối với tất
cả, đẹp vĩnh hằng và ông cho rằng chỉ có ý niệm, nguyên mẫu của các đồ vật,
làm các đồ vật trở nên đẹp là tuyệt đối đẹp mà thôi. Platôn tiếp tục truyền
thống của những nhà tư tưởng trước đó như Đêmôcrít, Xôcrát coi nghệ thuật
là sự mô phỏng, tái hiện hiện thực, vật thể, chỉ có điều trong hệ thống triết học
của ông các đồ vật chỉ là hình bóng của các ý niệm.
Đại biểu lớn nhất trong số các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại là Arixtốt
(384-322 trước Công nguyên), người phê phán kịch liệt Platôn. Ông giao
động giữa hai dòng duy tâm và duy vật, nhưng do không nghi ngờ gì về tính


17

hiện thực của thế giới xung quanh nên những tư tưởng mỹ học của ông mang
xu hướng duy vật. Arixtốt thừa nhận các tiêu chí cơ bản của vẻ đẹp mà những

người đi trước đã đưa ra như tính quy mô có trật tự, hài hòa. Dấu hiệu tối
quan trọng của "cái đẹp" mà ông nhấn mạnh là sự chỉnh thể: phải có đầu, có
giữa, có cuối, phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách hữu cơ.
Arixtốt không thừa nhận sự đồng nhất "cái đẹp" với cái có ích; cái có
ích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái đẹp có cả trong sự tĩnh tại. Ông
quan niệm, nghệ thuật là sự tái tạo hiện thực, mô phỏng lại hiện thực. Sự mô
phỏng tiến hành thông qua nhịp điệu, ngôn từ, giai điệu-và nó có mặt trong tất
cả các loại nghệ thuật từ tạo hình đến ngôn từ, trong cả thi ca lẫn âm nhạc.
Ông cho các loại hình nghệ thuật được phân biệt bởi các phương thức mô
phỏng: âm thanh cho ca hát, âm nhạc; màu sắc và hình thức cho hội họa và
điêu khắc; nhịp điệu chuyển động cho các nghệ thuật múa; ngôn từ và âm lực
thi ca; các loại hình còn được chia theo nghệ thuật vận động (thi ca, âm nhạc,
múa) và nghệ thuật tĩnh tại (hội họa, điêu khắc). Nghệ thuật không có giá trị
độc lập, nó gắn bó với đời sống đạo đức của con người, nó gột rửa con người
khỏi vẩn đục. Tác dụng gột rửa của nghệ thuật sẽ giúp con người vượt qua
cơn xúc động, nỗi sợ hãi và có khả năng chống đỡ lại hoàn cảnh bất hạnh.
Như vậy, với tất cả những thành tựu như trên trong việc xây dựng phạm
trù cái đẹp, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt nền tảng cho sự phát triển
của nó trong tiến trình lịch sử sau này. Tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại xuất
hiện như là sự nghiền ngẫm triết học về cái Đẹp của những trường phái khác
nhau, thậm chí đối lập nhau, song cuối cùng đều hướng về mục đích nhân sinh
của triết học - Con người phải được hoàn thiện về phẩm chất và trí tuệ.
* Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học thời kỳ Trung cổ, Phục hưng
và Khai sáng
Thời kỳ Trung cổ
Mỹ học thời Trung cổ bắt đầu vào thế kỷ III và kết thúc vào cuối thế kỷ


18


XIII, nó hình thành trong sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Châu Âu, từ
sự phản kháng có tổ chức của tầng lớp nô lệ. Những cuộc nổi dậy liên tục xảy
ra và lần lượt bị thất bại, do vậy niềm tin vào bản thân con người bị mất dần
và cùng với nó, niềm tin vào tôn giáo từng bước được củng cố.
Ở thời kỳ Trung cổ, chỉ những gì cần thiết đối với tôn giáo mới có điều
kiện phát triển, còn những gì không có lợi cho tôn giáo đều bị kiềm chế. Vì
vậy, thành tựu văn hóa cao nhất thời kỳ này có thể coi là sự hoàn chỉnh các bộ
kinh Kitô giáo và các phong cách kiến trúc chính: phong cách Bigiăngxtanh
(pha trộn nhà thờ và lâu đài như nhà thờ Xan Sôphi, Xan Vuzal), phong cách
Rômanh (pha trộn nhà thờ và pháo đài như nhà thờ Voócmơ, thành phố
Cátxatson), phong cách gôtích (nhà thờ Rôma). Trong tình hình ấy, tư tưởng
mỹ học chính thống không thể là nô lệ cho tư tưởng tôn giáo.
Nhà tư tưởng điển hình có nhiều quan điểm mỹ học trong giai đoạn đầu
của thời kỳ Trung cổ là Ôguýtxtanh (354-430), vị giáo chủ, đồng thời là nhà
văn, triết gia nổi tiếng này là trụ cột của thần học Cơ đốc giáo. Ông cho rằng
toàn bộ thế giới là do thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức cũng bởi
thượng đế. Mặc dù vậy, Ôguýtxtanh vẫn thấy được "cái đẹp" đơn lẻ như thân
thể con người, sự rực rỡ của ánh sáng, vẻ đẹp của âm điệu, mùi thơm của cỏ
cây hoa lá được thượng đế sáng tạo mà đấng tối cao lại không đánh giá đúng.
Ông đi đến kết luận rằng chỉ có thượng đế là vĩnh viễn, là vẻ đẹp tối cao, vẻ
đẹp tuyệt đối mà thôi. Ôguýtxtanh khẳng định nguồn gốc khoái cảm nghệ
thuật không xuất phát từ bản thân nghệ thuật, không phải do nghệ thuật mà
trong ý niệm về thượng đế của con người. Ôguýtxtanh cho rằng chức năng cơ
bản của nghệ thuật phải là giáo dục lòng kính Chúa cho các tín đồ.
Theo Augustine, cái Đẹp có tính hữu hình. Sự hữu hình của cái Đẹp
tượng trưng cho sự thống nhất siêu hình học, cho sự phân bố nhịp nhàng các
sự vật, cho ý nghĩa của các sự vật. Bản chất cái Đẹp là sự thống nhất cái



×