Tải bản đầy đủ (.doc) (273 trang)

Nghiên cứu văn bản kham dư hán nôm việt nam tại viện nghiên cứu hán nôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.12 MB, 273 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI

NGUYỄN QUỐC KHÁNH

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN KHAM DƯ HÁN NÔM VIỆT NAM
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
Ngành: Hán Nôm
Mã số :
9.22.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS.Trịnh Khắc Mạnh, chưa từng được công bố trong các công
trình nghiên cứu của người khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân
thực, cẩn trọng trong luận án.
Tác giả


Nguyễn Quốc Khánh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lãnh đạo Phòng
Sưu tầm tư liệu Hán Nôm cùng bạn bè đồng nghiệp công tác tại Viện Nghiên
cứu Hán Nôm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập NCS và viết luận án.
Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên NCS.
Tác giả

Nguyễn Quốc Khánh


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CNKBVN

: Các nhà khoa bảng Việt Nam

TMĐY

: Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu


KHXH

: Khoa học xã hội

NCS

: Nghiên cứu sinh

Nxb.

: Nhà xuất bản

t.

: tờ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

tr.

: trang

VNCHN

: Viện Nghiên cứu Hán Nôm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………….……………………………………………………………………..1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU...............................................7
1.1. Nguồn gốc, khái niệm Kham dư..........................................................................7
1.1.1. Nguồn gốc của Kham dư...................................................................................7
1.1.2. Khái niệm Kham dư........................................................................................... 8
1.2. Khái lược quá trình du nhập và phát triển của Kham dư Việt Nam..............10
1.2.1. Quá trình du nhập của Kham dư vào Việt Nam.......................................10
1.2.2. Tình hình phát triển của Kham dư ở Việt Nam.............................................11
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.....................................14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu Kham dư ở Trung Quốc.............................................14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Kham dư ở Việt Nam..................................................15
1.3.3. Những công trình sưu tập và biên dịch từ ngôn ngữ nước ngoài..............17
1.3.4.Những công trình dịch thuật, biên soạn, nghiên cứu Kham dư Hán Nôm Việt
Nam 22
1.4. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............30
1.5. Định hướng những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo trong luận án..............31
Tiểu kết chương 1........................................................................................................31
Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN KHAM DƯ HÁN NÔM VIỆT NAM
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM...............................................33
2.1. Mô tả văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam tại VNCHN............................33
2.2. Đặc điểm văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam...........................................45
2.2.1. Hình thức...........................................................................................................45
2.2.2. Niên đại............................................................................................................. 46
2.2.3. Tác giả............................................................................................................... 47
2.2.4. Thể loại..............................................................................................................51
2.2.5. Văn tự.................................................................................................................52
2.3. Những nội dung cơ bản của tác phẩm Kham dư Hán Nôm Việt Nam.........53
2.3.1. Nội dung về Âm Dương - Ngũ hành...............................................................53
2.3.2. Nội dung về la bàn...........................................................................................56

2.3.3. Nội dung về long mạch....................................................................................59
2.3.4. Nội dung về huyệt....................................................................................63
2.3.5. Nội dung về Dương trạch................................................................................73


2.3.6. Nội dung về Âm trạch......................................................................................77
Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 85
Chương 3: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC GIA KHAM DƯ HÁN NÔM
VIỆT NAM................................................................................................87
3.1. Tác giả Chu Văn An............................................................................................87
3.1.1. Thân thế và sự nghiệp......................................................................................87
3.1.2. Trước tác về Kham dư.............................................................................90
3.2. Tác giả Nguyễn Đức Huyên...............................................................................94
3.2.1. Hoàn cảnh xuất thân........................................................................................95
3.2.2. Trước tác về Kham dư..................................................................................... 97
3.3. Tác giả Lê Hoàng.............................................................................................. 108
3.3.1. Hoàn cảnh xuất thân..................................................................................... 108
3.3.2. Trước tác về Kham dư................................................................................... 111
3.4. Tác giả Trịnh Tùng............................................................................................113
3.4.1. Thân thế và sự nghiệp....................................................................................113
3.4.2. Luận bàn về Kham dư....................................................................................114
Tiểu kết chương 3......................................................................................................115
Chương 4: NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM KHAM DƯ
HÁN NÔM VIỆT NAM.........................................................................117
4.1. Giá trị nội dung của tác phẩm..........................................................................117
4.1.1. Tinh thần hòa đồng tư tưởng Nho, Phật, Đạo............................................117
4.1.2. Văn hóa tín ngưỡng bản địa......................................................................... 121
4.1.3. Tinh thần đạo hiếu của Nho gia................................................................... 125
4.1.4. Những mạch đất phát về khoa cử.................................................................127
4.1.5. Con người hòa hợp với cảnh quan môi trường..........................................130

4.2.Ứng dụng một số nội dung Kham dư trong đời sống văn hóa tâm linh của
người Việt Nam............................................................................................136
4.2.1. Quan niệm cát hung trong Dương trạch.....................................................136
4.2.2. Quan niệm cát hung trong Âm trạch........................................................... 140
Tiểu kết chương 4..................................................................................................... 141
KẾT LUẬN................................................................................................................143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN CÓ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................148


PHỤ LỤC........................................................................................................ 160


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kham dư 堪堪 (còn gọi Phong thủy 堪堪), là một bộ môn văn hóa quan trọng
về môi trường và kiến trúc xuất phát từ nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Nội hàm
của khái niệm này là sự kết hợp với quan điểm triết học duy vật chất phác, dựa trên
cơ sở lý thuyết âm dương ngũ hành để phát triển thành một hệ thống tư tưởng độc
đáo về mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên. Trong luận án, chúng tôi
thống nhất viết hoa danh từ Kham dư, để mang tính khu biệt và nhấn mạnh.
Về nguồn gốc của Kham dư, có thể truy ngược đến thời kỳ nguyên thủy khi
con người đang sống theo phương thức săn bắt và hái lượm. Người viễn cổ đã biết
lựa chọn những hang động hướng về phía mặt trời tại những sườn núi khuất gió để
làm nơi cư trú, giúp có thể giữ ấm, chống ẩm thấp, đề phòng thú dữ và hỏa hoạn.
Sang giai đoạn văn minh nông nghiệp, con người đã bắt đầu định cư, dần dần có
nhiều nhu cầu hơn đối với môi trường sống, như nhà ở phải tọa Bắc hướng Nam,
dựa núi nhìn sông và có thiết kế, bố cục hợp lý.
Từ xưa đến nay, mỗi khi xây nhà ở, con người đều chú trọng tìm địa điểm

thuận lợi để nhà ở có được điều kiện môi trường tốt nhất, chan hòa với tự nhiên.
Quan điểm chọn nơi cư trú chính là một cách biểu hiện cụ thể của Kham dư.
Trong Quản Tử - Thừa mã 堪堪-堪堪 có viết: “Phàm là xây dựng kinh đô, không
phải là dưới chân núi lớn cũng là bên bờ sông lớn, cao nhưng không quá gần chỗ
khô khan khiến nước không đủ; thấp nhưng không quá gần nước thì không mất
1

công phòng lụt” [225, tr.93]. Quản Tử - Đạc địa 堪堪-堪堪 lại viết: “Thánh nhân
khi tìm nơi đặt quốc đô ắt không ở nơi nghiêng dốc mà chọn nơi đất phì nhiêu”

2

[228, tr.958]. Nhân sĩ thời xưa rất chú trọng đến việc chọn đất làm nhà, coi trọng
môi trường nơi ở, dần dần đưa tư tưởng “trời người hợp nhất” phát triển thành một
dòng mạch quan trọng trong văn hóa truyền thống, đó chính là văn hóa Kham dư
hay văn hóa phong thủy.
1

堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪

2

堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪
1


Trong quá trình phát triển lâu dài của mình, Kham dư học đã tiếp nhận nhiều
nội dung mang sắc thái thần bí siêu hình, nhưng nếu như đi sâu vào tìm hiểu một
cách kỹ lưỡng trên tinh thần khoa học thì sẽ thấy những nét văn hóa tinh hoa ẩn
tàng ở trong đó, có thể kể đến như: Địa lý học, Kiến trúc học, Môi trường học,

Tâm lý học, v.v… Có thể nói, đó là những kết quả tinh hoa được chắt lọc qua rất
nhiều thế hệ, trải mấy nghìn năm lịch sử để lại cho đến tận ngày nay. Do đó, việc
tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu một cách có hệ thống về Kham dư nói chung và
của Việt Nam nói riêng; không chỉ giúp các nhà quản lý qui hoạch môi trường mà
còn có ý nghĩa to lớn trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.
Việt Nam là một trong những nước từng chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa
Trung Hoa, trong đó có môn Kham dư. Kham dư thời xưa còn được gọi bằng nhiều
tên gọi khác nhau, như: thanh ô thuật, thanh điểu thuật, âm dương, địa lý, phong
thủy, v.v… Vai trò của Kham dư là phản ánh năng lực trực giác và khả năng quan
sát thấu đáo của con người đối với thiên nhiên, ngoài ra nó còn phản ánh phong tục
tập quán, văn hóa truyền thống sống động của dân tộc.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, vấn đề Nghiên cứu văn bản kham dư
Hán Nôm Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được chọn làm đề tài luận án
tiến sĩ chuyên ngành Hán nôm, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa
thực tiễn cấp bách góp phần vào việc gìn giữ, khai thác và kế thừa mảng di sản
văn hóa thành văn này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa văn bản, tác phẩm Kham dư Hán Nôm Việt Nam lưu trữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN), khai thác, nghiên cứu và chứng minh giá
trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn được phản ánh trong các tác phẩm Kham dư Hán
Nôm Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị tác
phẩm Kham dư Hán Nôm - nguồn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam trong thời đại hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê định lượng và hệ thống hóa văn bản Kham dư Hán Nôm hiện
đang lưu trữ tại VNCHN, xác định thiện bản để nghiên cứu.
2



- Giới thiệu thân thế sự nghiệp văn trước tác Kham dư của một số tác giả
Kham dư Hán Nôm Việt Nam có tác phẩm lưu giữ tại VNCHN.
Nghiên cứu, khai thác nhằm tìm ra những nét đặc điểm có tính khoa học và
thực tiễn về Kham dư trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đương đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam hiện
đang lưu trữ tại VNCHN thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài
ra, có tham khảo một số tư liệu Kham dư lưu trữ ở một số địa điểm khác để tham
chiếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề văn bản học của các văn
bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam, giới thiệu một số tác giả Kham dư Hán Nôm
Việt Nam hiện còn tác phẩm lưu trữ tại VNCHN, giới thiệu các long mạch và
huyệt đạo ghi chép trong tác phẩm và tìm hiểu những giá trị khoa học đang ẩn
chứa trong các tác phẩm Kham dư Hán Nôm Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm,
bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Những tri thức về ngữ văn Hán Nôm, văn bản học, văn hóa học, văn hiến
học, kham dư học, phiên dịch học,... được vận dụng lý thuyết nghiên cứu theo
hướng liên ngành trong từng chương của luận án.
Kế thừa thành quả nghiên cứu từ các công trình của giới nghiên cứu trong và
ngoài nước được công bố có liên quan đến đề tài, luận án tập trung khai thác sâu
về đặc điểm văn bản, tác gia Kham dư Hán Nôm Việt nam, giá trị nội dung tác
phẩm Kham dư Hán Nôm Việt Nam; nhằm góp phần vào các kết quả nghiên cứu
về giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu


3


Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp khác nhau, trong
đó bao gồm một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp văn bản học: thống kê, so sánh các văn bản Kham dư Hán
Nôm Việt Nam hiện lưu trữ tại VNCHN để đưa ra nhận xét chung về đặc điểm
văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam. Xác định thiện bản, thống kê và đối chiếu
số lượng các long mạch và huyệt đạo ghi chép trong văn bản, từ đó làm cơ sở cho
việc nghiên cứu các bước tiếp theo.
- Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng được
sử dụng để giải thích, giải nghĩa, hay phiên dịch các văn bản Kham dư, từ các vấn
đề về văn bản, văn tự, hình đồ, v.v… Đây là phương pháp giúp thấu hiểu văn bản
và minh giải văn bản sâu hơn.
- Phương pháp phân tích, so sánh: nghiên cứu giá trị nội dung học thuật mà
tác phẩm Kham dư hàm chứa theo hướng liên văn bản, nhằm khai thác sâu hơn
những vấn đề quan tâm nghiên cứu.
- Nghiên cứu liên ngành: nhằm giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án như giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,
phong tục tập quán, v.v…
Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu nói trên mang tính nguyên tắc,
trong thực hiện luận án, các phương pháp có mối quan hệ khăng khít với nhau và
hỗ trợ cho nhau được thực hiện trong từng chương của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên các văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam lưu trữ tại VNCHN
được thống kê, phân loại và so sánh một cách toàn diện về số lượng và về phương
diện văn bản học.
- Phân tích đặc điểm của văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam, xác định
thiện bản để nghiên cứu, giới thiệu.

- Thống kê, so sánh và cung cấp số liệu tin cậy về số lượng các huyệt mạch
chính, các huyệt mạch bàng, các huyệt mạch phát quan, các huyệt mạch phát quý
phi, các huyệt mạch phát giàu sang, phú quý… ghi chép trong tác phẩm Kham dư
Hán Nôm Việt Nam.

4


- Giới thiệu thân thế, sự nghiệp và hành trạng một số tác giả Kham dư Hán
Nôm Việt Nam trên cơ sở tư liệu lịch sử và tác phẩm hiện lưu trữ tại VNCHN.
- Phân tích, đánh giá làm sáng tỏ giá trị nội dung mang tính khoa học của
Kham dư Hán Nôm Việt Nam góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc. Đồng thời giúp các nhà quản lý hữu quan hoạch định những kiến trúc
văn hóa truyền thống.
- Giới thiệu một số long mạch của các địa phương ở Đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp Bảng thuật ngữ Kham dư Hán Nôm Việt Nam.
- Tuyển dịch tác phẩm An Nam phong thủy (A.693) thuộc Kham dư Hán
Nôm Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
Việc nghiên cứu nhóm văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam hiện lưu trữ
tại VNCHN mang lại những ý nghĩa khoa học như sau:
- Luận án không chỉ hệ thống hóa số lượng các văn bản Kham dư Hán Nôm
Việt Nam, mà còn hệ thống được số lượng các huyệt mạch tốt, các thế đất hay… mà
tiền nhân đã ghi để lại qua các trước tác viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá giá trị các tác phẩm Kham dư
Hán Nôm Việt Nam, luận án nêu ra ý nghĩa khoa học của Kham dư Việt Nam
trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói địa hình sông núi
Việt Nam ở vào khu vực của trời đất sao Dực, sao Chẩn, đã tạo nên hệ thống tác
phẩm Kham dư Hán Nôm trong nền văn hóa trước thuật nước nhà. Kham dư Việt
Nam so với Trung Hoa, tuy các thuật ngữ giống nhau, nhưng có nội dung riêng phù

hợp với văn hóa Việt Nam.
- Luận án sẽ là hướng mở cho các công trình nghiên cứu liên quan về văn
hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; nội dung luận
án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Nội dung của chương này nhằm giải thích khái niệm Kham dư, trình bày quá
trình du nhập và phát triển của Kham dư Việt Nam, giới thiệu tổng quan tình hình
5


nghiên nghiên cứu và biên dịch Kham dư nói chung, từ đó đưa ra định hướng
nghiên cứu của luận án.
Chương 2: Khảo sát văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam tại VNCHN.
Tiến hành khảo sát các văn bản Kham dư Hán Nôm Việt Nam hiện lưu trữ
tại VNCHN, từ đó nêu lên những đặc điểm văn bản và nội dung của văn bản
Kham dư Hán Nôm Việt Nam.
Chương 3: Nghiên cứu một số tác gia Kham dư Hán Nôm Việt Nam.
Giới thiệu thân thế và sự nghiệp 4 tác gia Hán Nôm hiện còn tác phẩm lưu trữ
tại VNCHN, gồm: Chu Văn An, Nguyễn Đức Huyên, Lê Hoàng, và Trịnh Tùng.
Chương 4: Nghiên cứu giá trị nội dung của Kham dư Hán Nôm Việt Nam.
Nghiên cứu giá trị nội dung cơ bản của Kham dư Hán Nôm Việt Nam trên
các phương diện: tư tưởng, văn hóa, khoa cử và mối quan hệ giữa con người với
cảnh quan môi trường,...; từ đó nêu lên ảnh hưởng của Kham dư trong đời sống
văn hóa Việt Nam.

6



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Kham dư là môn khoa học về môi trường và cuộc sống, không những chỉ áp
dụng cho thời xưa, mà còn áp dụng cho cả ngày nay. Do nhận thức được điều đó,
nên các nhà nghiên cứu trước đây đã sớm tìm hiểu, nghiên cứu. Vì vậy, ở chương
này tập trung giới thiệu khái quát về nguồn gốc, quá trình phát triển và tình hình
nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu đi trước,
trên cơ sở đó kế thừa và tiếp thu để phát triển hệ thống cho luận án.
1.1. Nguồn gốc, khái niệm Kham dư
1.1.1. Nguồn gốc của Kham dư
Kham dư khởi nguồn ở Trung Quốc từ hoạt động lựa chọn nơi cư trú của
người nguyên thủy, được thai nghén qua thời Tiên Tần, phát triển vào thời Hán,
lưu hành vào thời Ngụy - Tấn - Nam Bắc Triều và truyền bá rộng rãi dưới thời
Tùy - Đường Ngũ đại, hưng thịnh dưới thời Minh - Thanh. Về cơ bản, Kham dư
học có thể chia làm hai phái là Hình thế (phái Loan đầu) và Lý khí.
Phái Hình thế: Phái này do Dương Quân Tùng 堪堪堪, Tăng Văn Thuyên 堪
堪堪, Lại Đại Hữu 堪堪堪, Tạ Tử Nghĩa 堪堪堪… người Giang Tây sáng lập. Phái
Hình thế chú trọng long, huyệt, sa, thủy và định hướng, tìm long mạch, hình
tượng hóa đặc trưng của địa hình, địa thế, dựa vào hình thế tự nhiên mà đặt tên.
Ứng dụng thực tiễn của phái Hình thế rất phong phú, điều kiêng kỵ rất ít, nội dung
lại dễ hiểu, vì vậy được lưu truyền rộng rãi. Lý luận của phái Hình thế chủ yếu
liên quan đến môi trường tự nhiên như đất đai, mạch núi, hướng chảy, hình dáng
và số lượng dòng chảy. Sau thời nhà Đường, phái Hình thế chủ yếu phát triển
mạnh ở Giang Tây. Phái Hình thế chú trọng việc lựa chọn hình thế núi sông và
môi trường tự nhiên bên ngoài nhà ở, phương pháp chủ yếu là “phép xem núi nếm
nước 堪堪堪堪堪” và “phép sơn hoàn thủy bão 堪堪堪堪堪”. Lý luận là Âm
Dương giao hòa, núi non bao bọc, gần nguồn nước ắt sẽ có khí. Khí dựa vào thế
mà vận hành, dựa vào hình mà dừng, hình là sự tổng kết về thế. Thế là chỉ hình
7



dáng mấp mô nối tiếp từ điểm khởi nguồn của long mạch tới long huyệt. So với
hình thì hình gần thế xa, hình nhỏ thế lớn, cho nên muốn bàn về hình thì trước tiên
phải quan sát thế.
Phái Lý khí: Nội dung của phái Lý khí rất linh hoạt và có khả năng ứng dụng
thực tiễn cao. Những kiến thức của phái Lý khí rất quan trọng trong việc tìm hiểu
về Kham dư, đây cũng là cơ sở để tìm hiểu về Kham dư hiện đại. Phái Lý khí coi
Hà Đồ là chủ thể, sau đó phối với Lạc Thư 堪堪 coi Tiên thiên Bát quái 堪堪堪堪
là chủ thể, sau đó phối với Hậu thiên Bát quái 堪堪堪堪; coi Bát quái, 12 Địa chi,
Thiên tinh và Ngũ hành là Tứ cương, chú trọng phương vị và có rất nhiều điều cần
kiêng kỵ. Phái Lý khí chú trọng việc dùng la bàn để xác định phương hướng, sơn
Dương hướng Dương, sơn Âm hướng Âm, không được nhầm lẫn để định sinh
khắc. Phái Lý khí là phái phức tạp, nội dung lý luận dường như bao gồm toàn bộ
Dịch lý 堪堪, Âm dương 堪堪, Ngũ hành 堪堪, Hà đồ 堪堪, Lạc thư 堪堪, Bát quái 堪堪,
Tinh tú 堪堪, Thần sát 堪堪, Nạp âm 堪堪, Kỳ môn 堪堪 đều là cơ sở và
nguyên lý của phái Lý khí. Phái Lý khí có rất nhiều môn phái, ngoài các môn phái
lớn như phái Bát trạch, phái Mệnh lý, phái Tam hợp, phái Phiên quái, phái Ngũ
hành, phái Huyền không phi tinh, trong đó quan trọng nhất là ba phái Tam
nguyên, Tam hợp và Thiên tinh. Tuy có nhiều môn phái, nhưng cơ sở lý luận giữa
chúng tương hỗ lẫn nhau.
Như vậy, dù là phái Hình thế hay phái Lý khí thì cũng đều tuân thủ theo
những nguyên tắc chung, đó là nguyên tắc Thiên 堪 - Địa 堪- Nhân 堪 hợp nhất,
nguyên tắc cân bằng Âm và Dương, nguyên tắc Ngũ hành tương sinh tương khắc.
Lý luận của phái Hình thế và phái Lý khí cũng ảnh hưởng lẫn nhau, dung hội
trong nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu Kham dư cần phải tiếp thu được tinh hoa của
cả hai phái này.
1.1.2. Khái niệm Kham dư
Kham dư: Ban đầu là tên một vị thần, sau chỉ Phong thủy, Hán thư, Dương
Hùng truyện viết: "Kham dư là tên gọi chung trời đất, còn là thần sáng tạo đồ

trạch thư". Văn tuyển. Cam tuyền phú viết: "Hoài Nam Tử nói Kham dư "hành
hùng (đực) để biết thư (cái). Hứa Thận nói Kham là đạo trời, dư là đạo đất vậy".

8


Hán thư, Nghệ văn chí chép 14 quyển "Kham dư kim quĩ". Lũng Xuyên cho rằng
sách Sử ký khảo chứng là "sách viết về phương vị Phong thủy". Sử ký, Nhật giả
liệt truyện: "Thời Hiếu Võ đế, có triệu tập các nhà chiêm bốc hỏi ngày nọ có thể
cưới vợ ? Các nhà ngũ hành đáp có thể; các nhà kham dư đáp không được". Tùy
thư, Kinh tịch chí có chép "Kham dư lịch chú", "Địa tiết kham dư", bàn về cách
chọn ngày giờ. Đủ biết Kham dư thoạt đầu không phải là chuyên bàn về Phong
thủy. Theo khảo chứng của các học giả thời nay, kham dư thoạt tiên chỉ tên 12 vị
thần. Các nhà Kham dư căn cứ 12 vị thần ấy mà dự đoán cát hung. Do dùng cách
quan sát tượng trời để phán đoán cát hung dưới đất, nên Hứa Thận thời Đông Hán
nói kham dư là đạo trời và đạo đất và có bao hàm nội dung Phong thủy. Từ thời
Tùy Đường trở đi, người ta dần dần coi Tướng trạch và Tướng mộ là kham dư.
Đời Thanh, Tiền Đại Hân trong sách Hằng ngôn lục viết: "Các nhà Kham dư thời
cổ tức là các nhà "tướng trạch đồ mộ”thời cận đại, các nhà địa lý ngày nay";
chứng tỏ về sau người ta mới đưa nghĩa Phong thủy vào khái niệm Kham dư.
Ngoài ra, các văn nhân sĩ đại phu quen dùng thuật ngữ Kham dư, còn dân gian thì
3

gọi là Phong thủy [227, tr.340].
Trong luận án, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Kham dư tương đương với thuật
ngữ Phong thủy và tùy từng văn cảnh mà sử dụng cho linh hoạt.
Chi tiết về thuật ngữ Kham dư (xem Phụ lục 1).

3


堪堪:堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪· 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪·堪堪堪堪堪:堪堪堪堪堪堪:
堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪:堪,堪 堪堪,堪,堪堪堪堪堪堪堪· 堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪
“堪堪堪堪堪堪堪”堪堪堪堪· 堪堪堪堪堪堪“堪堪堪堪,堪堪堪堪 堪堪,堪堪堪堪堪堪?堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪” 堪堪堪堪· 堪堪堪堪堪
堪堪堪堪堪堪 堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪
堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪
堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪
堪“堪堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪“堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪堪堪,堪堪堪堪
堪堪堪堪堪堪堪堪, 堪堪堪堪堪堪 堪堪

9


1.2. Khái lược quá trình du nhập và phát triển của Kham dư Việt Nam
1.2.1. Quá trình du nhập của Kham dư vào Việt Nam
Cho đến nay chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác thuật Kham dư được
du nhập vào nước ta từ bao giờ? Nếu nói chuyện An Dương Vương xây thành Cổ
Loa (Đông Anh, Hà Nội) là tính toán đến yếu tố Phong thuỷ thì thật chưa thoả
đáng. Phải chăng khu lăng mộ Sĩ Nhiếp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh,
cùng chuyện Mã Viện sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã
dựng một cột đồng ghi “Đồng trụ triết, Giao Chỉ diệt 堪堪堪,堪堪堪 ” là thuật Phong
thuỷ đã manh nha
xuất hiện ở nước ta?
Thế nhưng có thể khẳng định, Việt Nam do có địa thế tiếp giáp trực tiếp với
Trung Hoa, nên đã sớm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hoá Trung Hoa.
Cũng chính vì vậy mà bộ môn Phong thuỷ được du nhập vào Việt Nam cùng với
sự xâm chiếm của người Trung Hoa, nổi bật nhất là Cao Biền (đời nhà Đường)
được cử sang làm Giao Châu Đô hộ sứ từ năm 865 đến năm 875 (Công nguyên).
Trong vòng 10 năm ông ta đã yểm ở đất Giao Châu một số huyệt chính phát đế và
một số huyệt bàng phát quan để cho nước Nam không có người làm quan, làm vua
và phải chịu sự cai trị của người Trung Hoa. Thời đó, theo mật chỉ của vua

Đường, Cao Biền đã đi đến hầu hết các vùng đất miền Bắc nước ta, vẽ và ghi lại tỉ
mỉ những thế đất lớn, có thể phát tới Đế vương hoặc công hầu, khanh, tướng, rồi
tìm cách triệt hạ, nhằm hạn chế không cho mảnh đất “địa linh nhân kiệt” nảy sinh
ra những “anh hùng hào kiệt” nổi lên chống lại “thiên triều”. Tác phẩm của Cao
Biền còn lại ở nước ta, hiện ở VNCHN còn các cuốn: An Nam cửu long kinh 堪堪
堪堪堪 (A.1050), An Nam cửu long ca 堪堪堪堪堪 (VHv.482), An Nam địa cảo lục 堪堪
堪 堪 堪 (A.1065), Cao Biền di cảo 堪 堪 堪 堪 (A.2898), Hồng vũ địa cảo 堪 堪 堪 堪
(VHv.1594), Vấn đáp sơn thủy phụ An Nam cửu long ca 堪堪堪堪堪堪
堪堪堪堪堪 (A.1826), Địa lý di cảo 堪堪堪堪 (A.536), Địa lý tiện lãm 堪堪堪堪 (A.605).
Trên thực tế, theo chúng tôi con đường du nhập của Kham dư vào nước ta
không chỉ dừng lại ở một lần du nhập, mà trải suốt quá trình lịch sử của đất nước
thời trung đại. Kham dư luôn luôn du nhập bằng nhiều hình thức khác nhau, như:
Hành

10


trang của các quan lại đô hộ; người Việt Nam trực tiếp sang Trung Quốc học Kham
dư; sự tao loạn trong các cuộc nội chiến ở Trung Quốc đã khiến một số dòng họ di
cư chạy sang Việt Nam lánh nạn trong đó có những dòng họ chính tông môn phái
về Phong thuỷ học, Khí công học, Võ công và Tử vi học, v.v… hoặc cũng có thể
một phần do các nhà sư (cả Ấn Độ và Trung Quốc) khi sang thuyết giảng và
truyền bá đạo Phật cũng truyền bá luôn thuật Phong thuỷ cho người bản địa.
1.2.2. Tình hình phát triển của Kham dư ở Việt Nam
Về tình hình phát triển của Kham dư ở Việt Nam, sách Trùng đính thiên Nam
danh địa 堪堪堪堪堪堪 (ký hiệu VHv.1927), [t.35a] viết: “Nước ta từ khi trời mở ra
“trời Nam” trở lại đây, thì địa dư và hình thế đã có sử sách ghi chép vào thời Đường
Hiến Tông (806 - 821) vào năm Hàm Thông có sai quan Thượng thư Bộ Công là
Cao Biền 堪堪 làm chức An Nam Đô hộ tổng quản, Kinh lược chiêu thảo sứ viết ra
4


sách An Nam cửu long kinh 堪堪堪堪堪 và sách Vịnh cảo tập 堪堪堪” .
Đến thời nhà Đinh (968 - 980), tình hình Kham dư đã phát triển. Vua Đinh
Tiên Hoàng (968 - 979) đã sai quan An phủ sứ Kiêm Đông Đô viện là Trần Quốc
Kiệt 堪堪堪 biên soạn sách Thiên Nam hình thắng ca 堪堪堪堪堪 và giao cho
ông chú giải sách cũ của Cao Biền.
Sang đến thời kỳ nhà Lý (1010 - 1125): Từ năm 1010 đã lấy Thăng Long
làm kinh đô, mà ngay vùng đất Thăng Long cũng đã nằm trong thuyết tầm long
của Kham dư. Vì thế, môn địa lý Kham dư càng được dân chúng tin cậy, các sách
vở về địa lý Kham dư được du nhập từ triều Tống sang nước ta cùng với những
tác phẩm ở trong nước như Dã đàm 堪堪 của Mâu Du Đô, tạo ra các thầy xem địa
lý Kham dư hoạt động thời kỳ này. Vua Lý Công Uẩn có bài Thiên đô chiếu 堪堪
堪 thể hiện rất rõ về Kham dư như sau: “… Huống chi thành Đại La, đô cũ của
Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam
bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng,
thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức
tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội
4

堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪
堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪.

11


5

quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…” [145,
tr.229].
Thời kỳ nhà Trần (1225 - 1400): Tiếp nối từ thời Lý, học thuật Đông phương

vẫn không ngừng phát triển, tinh thần tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo)
tạo nên tư tưởng luân hồi trong số mệnh, người chết có 3 hồn (Thai quang 堪堪,
Sảng linh 堪堪, U tinh 堪堪), người sống có 7 vía đối với nam, 9 vía đối với nữ
(Thi Cẩu 堪堪, Phục Thỉ 堪堪, Tước Âm 堪堪, Thôn Tặc 堪堪, Phi Độc 堪堪,
Trừ Uế 堪 堪 , và Xú Phế 堪 堪 ; nữ thêm bộ phận sinh đẻ và lưỡng nhũ 堪 堪 ).
Người có công trạng được hiển thánh, người lương thiện được phong thần, kẻ ác
được gọi là ma quỷ. Để được hiển vinh như các danh nhân, danh tướng, người
người đi tầm long trong các khu đất, để mong về sau các con cháu mình được
hưởng vinh hoa phú quý. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Năm Mậu Thân,
[Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 17 (1248), tháng 6, sai các nhà Kham dư đi
xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào có vượng khí đế vương thì dùng phép thuật
để trấn yểm, như các việc đào sông Bà Lễ đục núi Chiêu Bạc ở Thanh Hóa; còn
lấp các khe ở kênh mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết” [32, tr.169].
Thời kỳ này, một trong những nhà Kham dư nổi tiếng phải kể đến Chu Văn An,
với tác phẩm Thanh trì Quang Liệt Chu thị di thư (chúng tôi đã mô tả ở sau).
Thời kỳ nhà Lê sơ - Mạc - Lê Trung hưng và Tây Sơn (thế kỷ XV - XVIII):
Nho giáo ảnh hưởng hết sức rộng lớn, có phần lấn át cả Phật giáo và Lão giáo.
Tinh thần Nho giáo thời phong kiến phân biệt người trong xã hội làm 2 thành
phần là Quân tử và Tiểu nhân (người quân tử lấy tam cương, ngũ thường làm gốc,
còn kẻ tiểu nhân thì không thể). Trong địa lý Phong thủy, xem quan niệm trên là
cứu cánh, nên có lý luận trong mỗi gia đình phải có trên có dưới, có đạo đức mới
trọn đạo thánh hiền, khi sống như khi chết, người gieo hạt nào sẽ nhận quả đó. Họ
cho rằng khi xương cốt tổ tiên, ông bà, cha mẹ chưa thành đất thì vong hồn luôn
trở về an vị trên bàn thờ và ở trong gia đình với con cháu, phù hộ độ trì cho con
cháu mình; sau nữa được đất kết, con cháu nhờ ngôi đất đó mà hưng phát, trở
5

… 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪
堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪 堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪堪…


12


thành người trâm anh thế phiệt. Bởi vậy, việc xem đất xây dựng hay nơi an táng là
do mọi người đi tìm sự đổi đời ấy. Họ tin khoa Kham dư sẽ giúp cho họ một cuộc
cải tạo gia phong, thay đổi từ hèn kém ra sang trọng, từ vô học sẽ được học rộng,
tài cao. Thời kỳ này, kẻ sĩ gọi thuật Kham dư là nghề chân chính, nghề của kẻ sĩ.
Sách Đại Nam thực lục (tập 1) ghi: “Tân sửu, năm thứ 44 [1601], mùa hạ, tháng 6
đặt kho thóc Thuận Hóa. Bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ chúa dạo xem
hình thế núi sông, thấy trên cánh đồng bằng ở xã Hà Khê (thuộc huyện Hương
Trà) giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước thì
nhìn ra sông lớn, phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thế hỏi chuyện
người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền rằng: Xưa có
người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng : “Sẽ có vị chân
chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch”. Nói xong bà già
biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho là núi ấy có linh
khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ” [126, tr.240]. Còn sách Khâm định Việt
sử thông giám cương mục, chép: “Cổ Bi là một địa điểm nổi tiếng ở vùng Kinh
Bắc, tiếp giáp với xã Như Kinh, mà Như Kinh là quê hương Trương Thái phi, mẹ
đẻ Trịnh Cương, nên Cương thường tuần du đến xã ấy. Vì mê hoặc về thuyết
phong thủy, Cương muốn dời phủ đệ đến ở đất này, bầy tôi hắn lại nhiều người a
dua phụ họa. Hắn bèn sai xây dựng phủ đệ mới, công việc làm một tháng đã hoàn
thành, đặt tên là phủ Kim Thành” [75, tr.806]. Thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà
Kham dư, như: Chu Văn An, Nguyễn Đức Huyên, Lê Hoàng, v.v...(xin xem chi tiết
ở Chương 3).
Thời kỳ nhà Nguyễn (1802 - 1945): Thời kỳ này môn Kham dư tiếp tục phát
triển rầm rộ. Ngay chúa Nguyễn Hoàng đã bày tỏ trong bài tựa của tập Ngự đề
danh thắng đồ hội thi tập 堪堪堪堪堪堪堪堪 rằng: “Cổ giả trị thiên hạ, ngước
xem thiên văn, cúi xét địa lý, xem vẻ của chim muông và thổ ngơi của đất, gần lấy
thí dụ ở mình, xa lấy thí dụ ở mọi vật, nét phấn rải rác làm trăm dòng sông, nét

xanh tụ lại thành các ngọn núi; nguyên khí chia ra, thành ở chỗ gò bút; đó là cái
nghĩa đồ họa. Lớn thay! Thái tổ Gia Dụ hoàng đế ta: Chịu mệnh trời cho, gây
dựng nên nước nhà, đất Thuận Hóa mở nền, kinh Phú Xuân định nghiệp. Các bậc
thánh nối dõi, lo nghĩ không lúc nào ngơi, nhân sâu ơn hậu, nhuần thấm mãi mãi,
13


sáng tỏ luôn luôn” [75, tr.430]. Sách Đại Nam thực lục cũng ghi: “Sai Lang trung
Cao Hữu Sung đem 2 người thợ vẽ giám thành cùng với Linh đài lang Mã Trinh
đến Quảng Nam hội khám đường sông tỉnh thành ấy. Trước đấy Phạm Phú Thứ
nói: Hạt ấy đặt tỉnh thành, đào sông Vĩnh Điện không hợp phong thủy, dân vật
kém yên. Sơn phòng sứ Quảng Nam Nguyễn Tạo dâng sớ xin dời đặt tỉnh thành ở
địa phận Quế Sơn hoặc Duy Xuyên. Lại xin lấp sông Vĩnh Điện, khai sông Ái
Nghĩa. Đến nay sai Hữu Sung đến cùng với quan tỉnh là Trần Văn Thiều hội
khám. Rồi bọn Thiều, Sung làm tập tâu: Tỉnh thành ấy thấp ẩm, không hợp
phong thủy, Mỹ Khê (thuộc Duy Xuyên) cao ráo, hình thế trung chính, đường sá
đều phẳng, dời đến đấy xem ra tiện hơn. [125, tr.83].
Từ thế kỷ XX đến nay, nền văn minh Tây phương xâm nhập vào nước ta, lối
sống Nho giáo giảm dần, nhưng bộ môn Kham dư vẫn rất phổ biến rộng rãi vừa có
tính nghệ thuật lại vừa có tính khoa học trong lĩnh vực kiến trúc. Những nhà kiến
trúc đã ứng dụng phong thủy trong các công trình xây dựng hiện đại và đã đứng
bên cạnh ngành Kham dư để lý giải nhiều vấn đề hòa hợp giữa thiên nhiên vào
không gian sống của con người.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kham dư là bộ môn khoa học về môi trường sống, có nguồn gốc từ Trung
Quốc; nhưng không chỉ ở Trung Quốc, mà ở một số nước trên thế giới, như: Anh,
Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, v.v... cũng
đã nghiên cứu về bộ môn này. Bởi vậy, lượng ấn phẩm của các nhà nghiên cứu đi
trước là rất lớn, cho nên trong khuôn khổ luận án này chỉ xin tóm tắt, giới thiệu
một số ấn phẩm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam có tính tiêu

biểu.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu Kham dư ở Trung Quốc
Trung Quốc thời nào cũng có nhiều nhà nghiên cứu để lại những tác phẩm
nổi tiếng, như thời Tống có Lại Văn Tuấn 堪堪堪 với tác phẩm Thôi quan thiên 堪
堪 堪, thời Minh có Từ Bột 堪堪 với tác phẩm Kham dư biện hoặc 堪堪堪堪, thời
Thanh có Ngô Nguyên Âm 堪堪堪 với tác phẩm Táng kinh chú 堪堪堪,
v.v … Sau này, việc nghiên cứu Kham dư càng nở rộ, như: Năm 1923, Đàm
Dưỡng Ngô 堪堪堪 giới thiệu với độc giả cuốn Đại tam nguyên huyền không

14


phong thủy 堪堪堪堪堪堪堪, chú trọng đến phần lý thuyết của Dương trạch và
Âm trạch. Năm 1924, ông tiếp tục giới thiệu cuốn thứ hai cùng tên, trong đó nhấn
mạnh đến những kinh nghiệm thực tế và phân tích các quan điểm mà ông đã thực
hiện qua nhiều năm. Năm 1983, Bạch Hạc Minh 堪堪堪 có cuốn Phong thủy tùy
bút 堪堪堪堪, là những ghi chép về những điều tai nghe mắt thấy của tác giả về
Phong thủy nhấn mạnh Dương trạch, Âm trạch của bản địa. Lưu Tường Quang 堪
堪堪 có cuốn Sự phát triển mở rộng của văn hóa Phong thủy đời Tống 堪堪堪堪
堪堪堪堪堪, nêu ra sự thịnh hành và phát triển của Phong thủy thời Tống. Thời kỳ
này, Phong thủy trở thành một văn hóa, cùng với việc sử dụng la bàn, khiến
cho nội dung lý khí càng phong phú. Đồng thời, sự phát triển vượt bậc của văn
hóa mộ táng khiến cho thầy địa lý đã trở thành một nghề chính thức. Năm 1992,
Vương Kỳ Hanh 堪堪堪 công tác tại trường Đại học Thiên Tân, chủ biên cuốn
Nghiên cứu lý luận Phong thủy 堪堪堪堪堪堪, đã áp dụng Phong thủy vào lĩnh
vực thiết kế kiến trúc. Ông cho rằng, thuật Phong thủy vốn là tinh hoa lý luận kiến
trúc của Trung Quốc cổ đại. Năm 2004, Thiệu Vĩ Hoa 堪堪堪 có cuốn Phong thủy
toàn thư Trung Quốc 堪堪堪堪堪堪, nêu ra những kiến thức cơ bản của Phong thủy
với các mục bao quát về Long, Huyệt, Sa, Thủy, Hướng kèm theo những trạch hình
đồ giải. Cao Hữu Khiêm 堪堪堪, có cuốn Văn hóa Phong thủy Trung Quốc 堪堪堪 堪堪堪,

đưa ra những nghiên cứu chứng minh Phong thủy là một môn văn hóa rất
sâu sắc ngay từ thời cổ đại; tác giả cho rằng, văn hóa kiến trúc, quy hoạch cảnh quan
môi trường là bộ phận cấu thành của nền văn hóa Phong thủy. Năm 2015, Hồ Triệu
Đài 堪堪堪 có cuốn Phong thủy Dương trạch chỉ nam 堪堪堪堪堪堪, đưa ra những
phương pháp có tính cơ bản về Phong thủy Dương trạch, như: Học thuyết ngũ quyết,
Tính chất của ngũ hành, Tiên thiên bát quái, Tính cát hung của cửu tinh, v.v…
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Kham dư ở Việt Nam
Đối với việc nghiên cứu Kham dư ở trong nước, ngay từ thời kỳ đầu xây
dựng quốc gia độc lập, người Việt đã tiếp thu, vận dụng vào địa thế của đất nước
để phát huy theo nét riêng. Điều đó được khẳng định bằng một loạt các tác phẩm
ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm hiện lưu trữ tại VNCHN, như: Trùng đính thiên Nam

15


danh địa 堪堪堪堪堪堪 (VHv.1927) soạn năm Chính Hòa thứ 3 (1678); Hòa
Chính địa lý 堪堪堪堪 (A.2153) của Lê Hoàng, hiệu Hòa Chính Tử, người xã
Thanh Cương, huyện Sơn Minh, trấn Sơn Nam biên soạn; hoặc như Bạch Vân Am
tiên sinh địa lý chính truyện 堪堪堪堪堪堪堪堪 đóng trong Quách thị gia tàng 堪堪 堪堪
(A.606), v.v… Trên tinh thần đó, Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) và Nguyễn Án
(1770 - 1815), soạn bộ Tang thương ngẫu lục 堪堪堪堪 [56, tr.223] cũng đã
dành một số trang để giải thích về hành trạng thầy địa lý Tả Ao. Tự Đức thánh chế
tự học giải nghĩa ca 堪 堪 堪 堪 堪 堪 堪 堪 堪 (VHv.626/1-4, VHv.627/1-4,
VHv.628/1-4, VHv.629/1-4, VHv.630/1-4, VHv.631/1-4, VHv.363/1-4, AB.5/1-2,
AB.311), sách in năm Thành Thái thứ 9 (1897); là sách dạy chữ Hán được giải
nghĩa bằng chữ Nôm thể lục bát, được sắp xếp thành 7 mục lớn, trong đó có mục
về Kham dư 堪堪 (thiên văn, địa lý). Phan Huy Chú (1782 - 1840), soạn bộ Lịch
triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí [22, tr.177], trong đó cũng có một số
trang để giới thiệu tác giả, tác phẩm chuyên về bộ môn địa lý Phong thủy. Tiếp
đến, Phan Kế Bính có sách Nam hải dị nhân và Việt Nam phong tục. Sách Liệt tiên

truyện 堪堪堪 phần Nghệ địa lý phong thủy đề cập đến xuất danh hành trạng của
thầy Phong thủy Việt Nam như Tả Ao, v.v…
Đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX, năm 1952, Hoàng Xuân Hãn biên soạn cuốn
La Sơn Phu Tử 堪堪堪堪 (Nxb. Minh Tân), giới thiệu về thân thế và sự nghiệp
của
Nguyễn Thiếp, người từng xem đất làm đô ở Nghệ An cho vua Quang Trung. Năm
1984, Trần Văn Giáp viết cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Nguồn tư liệu văn
học sử học Việt nam (tập 1), mục Sơn xuyên, lý lộ [41, tr.347], giới thiệu hai tác
giả tác phẩm của nước nhà, một là Tả Ao với tác phẩm Tả Ao địa lý luận 堪堪堪
堪堪; hai là tác phẩm Hình thế địa mạch ca 堪堪堪堪堪 do Quan An phủ sứ đời
Trần là Trần Quốc Kiệt 堪堪堪 soạn, Hồ Tông Thốc 堪堪堪 hiệu đính, tác phẩm này
đến nay không còn.
Thế kỷ XXI, việc nghiên cứu và biên dịch Phong thủy có phần phong phú
hơn. Căn cứ vào tình hình thực tế, có thể chia làm các mục như sau.

16


1.3.3. Những công trình sưu tập và biên dịch từ ngôn ngữ nước ngoài
Về những công trình được biên dịch từ ngôn ngữ nước ngoài cho thấy hầu
hết các dịch giả đều không ghi xuất xứ nguyên tác, nên xin trích dẫn theo cách ghi
của người dịch khi xuất bản, cụ thể như sau:
1.3.3.1. Những công trình biên dịch từ ngôn ngữ Trung Quốc
Do đặc điểm Kham dư xuất phát từ Trung Quốc, nên lượng sách đã được
dịch thuật chuyển sang Việt ngữ rất nhiều, nên ở đây chỉ xin điểm một số tác
phẩm đã được dịch ở những giai đoạn gần đây như sau:
- Năm 1996, Trương Huyền dịch cuốn Hướng gió mạch nước thế đất trong
6

nghệ thuật kiến trúc xây dựng nhà ở của tác giả Vương Ngọc Đức (Nxb. Văn hóa

Thông tin), trình bày mười thiên về nghệ thuật kiến trúc xây dựng và tư tưởng của
các nhà phong thủy, trong đó có các thiên như: thiên nguồn gốc Phong thủy, thiên
Dương trạch, thiên phương pháp, thiên tung hoành, v.v…
- Năm 1997, Trương Huyền dịch cuốn Đàm thiên thuyết địa luận nhân của
Ngô Bạch (Nxb. Mũi Cà Mau), khảo luận, đánh giá, dự báo, lý giải các sự vật
hiện tượng diễn trên bầu trời, dưới mặt đất và trong con người theo quan niệm xưa
của người Trung Quốc. Trong số đó, có các sự vật hiện tượng nhìn nhận được, có
sự vật hiện tượng do sự tưởng định của con người mà ra. Từ đó, luận giải, dự đoán
đối với những gì xảy ra trong tam tài “thiên, địa, nhân”. Quan niệm này cũng ảnh
hưởng rất to lớn và lâu dài trong dân gian Việt Nam.
- Năm 2001, Nguyễn An và Nguyễn Văn Mậu dịch cuốn Tìm hiểu cổ dịch
Huyền Không học của Hồ Kinh Quốc (Nxb. Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh).
Đây là cuốn sách kết hợp giữa phân bố Cửu tinh, Lạc thư với hình thái địa lý tự
nhiên để chọn được một môi trường tốt nhất. Cơ sở lý luận của môn học là Dịch
học hậu thiên kết hợp với sự phân bố của khí trường, còn căn cứ khách quan là địa
lý tự nhiên của môi trường. Mục đích nghiên cứu của môn học là nhằm giúp mọi
người chọn được môi trường ở tốt nhất, từ đó làm thân thể khoẻ mạnh, tinh lực dồi
dào, tìm được điều tốt, tránh được điều xấu, đem lại lợi ích cho xã hội. Tiếp đến,
Lê Khánh Trường và Lê Việt Anh dịch cuốn Địa lý toàn thư của Lưu Bá Ôn (Nxb.
6

堪堪堪 (1993), 堪堪堪堪堪堪, 堪堪堪堪堪堪堪.
17


Văn hóa Thông tin, Hà Nội), là tác phẩm tổng hợp đầy đủ có tính cốt yếu về
Kham dư, như: địa lý đại toàn nhập môn yếu quyết, địa lý đại toàn tập yếu, địa lý
lục pháp đại toàn, địa lý Dương trạch đại toàn, v.v…
- Năm 2002, Anh Vũ và Kim Đồng dịch cuốn Phong thủy đại sư - Lưu Bá
Ôn (Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội), gồm 20 chương. Trong đó có những

chương về Phong thủy tìm long huyệt, mưu người và ý trời (chương 9); chương
Hấp thụ long khí, Chu Nguyên Chương đã ẩn hiện phong độ đế vương
(chương 14); chương Lưu Bá Ôn diễn dịch Sáu điềm thiên cơ; v.v…
Nguyễn Văn Đức dịch và Nguyễn Quốc Khánh hiệu đính cuốn Phong thủy
thực hành - Trang trí nội ngoại thất theo phong thủy của tác giả Tống Thiều
7

Quang (Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội), sách gồm 8 chương. Chương 1: Trạch
- mệnh tương phối; Chương 2: Cửa chính lành dữ; Chương 3: Nhà bếp lành dữ;
Chương 4: Nhà vệ sinh lành dữ; Chương 5: Sự cát hung của phòng ngủ; Chương
6: Sự cát hung về giường ngủ; Chương 7: Phòng ngủ của trẻ em; Chương 8: Sự
cát hung về phòng đọc; và phần phục lục: Năm điều nên về phòng ngủ và giường
ngủ; Mười điều kiêng về phòng ngủ và giường ngủ.
- Năm 2005, Trung tâm Biên soạn Dịch thuật sách Sài Gòn xuất bản cuốn
Phong thủy cảnh quan của tác giả Du Khổng Kiên (Nxb. Đà Nẵng), giới thiệu về
mô hình Phong thủy lý tưởng, mô hình đất thần cảnh tiên trong tâm hồn người
Trung Quốc, những con chuột đào hang đến RoBinSon bản năng chọn nơi cư trú,
mô hình cư trú như ý của loài người nguyên thủy Trung Quốc, mô hình Phong
thủy được thể hiện trong văn hóa canh nông Trung Quốc, hệ thống giải thích về
địa điểm tốt xấu theo thuyết Phong thủy, v.v...
- Năm 2008, Ban biên dịch tiếng Trung Quốc, Công ty TNHH Nhân Trí Việt
dịch cuốn Gia Cát Khổng Minh bàn về phong thuỷ của Thạch Sơn Thủy (Nxb.
Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh), phân tích cảnh quan môi trường là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong phong thuỷ và chia làm hai loại cơ bản, là: cảnh quan tự nhiên môi
trường nhân văn; cảnh quan tự nhiên hình thể, phương hướng, vị trí của núi và
dòng chảy của sông suối.
7

堪堪堪 (1993), 堪堪堪堪堪,堪堪堪堪堪堪堪.
18



×