Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đề cương Bảo hộ Lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.23 KB, 42 trang )

1


Câu 1: Tại sao phải nghien cứu bảo hộ lao động:
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động
khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là
vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển.
Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe,
tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan
điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã
hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được
cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy
tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
Ngoài ra, bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động.
Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng
thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên
trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp
được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây
dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động
khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã
hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật.
Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảmbớt được
những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình
phúc lợi xã hội.
Câu 2:Khái niệm và nội dung của BHLĐ, thực trạng công tác BHLĐ ở Việt
Nam hiện nay
K/N BHLĐ trang 5
Nội dung t6,7


Thực trạng: Trong khu vực công nghiệp, theo báo cáo của các địa phương, trung
bình mỗi năm xảy ra 4245 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 4415 người bị nạn với
480 người chết, số vụ TNLĐ tăng hàng năm là 17,38%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu
2


năm 2005, so với cùng kỳ năm 2004 số vụ TNLĐ tăng 4,1%, số vụ tai nạn chết
người tăng 5,5%, làm 2670 người bị nạn với 252 người bị chết. Tuy nhiên, đó chỉ
là con số thống kê chưa đầy đủ. Theo số liệu tính toán của các cơ quan chức năng,
của một số nhà khoa học thì con số TNLĐ xảy ra cao gấp hàng chục lần số báo
cáo, ước tính trên 40.000 vụ/năm. Tai nạn lao động không chỉ gây thiệt hại về
người mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Theo số liệu báo cáo thì giai
đoạn 2000 - 2004, bình quân mỗi năm chi phí cho TNLĐ từ người sử dụng lao
động là 17,39 tỷ đồng, nhưng theo kết quả điều tra của Bộ LĐTBXH từ năm 2000
- 2002, tổng chi phí này ước tính khoảng 240 tỷ đồng/năm (gấp 14 lần số báo cáo ).
Tổng số tiền trợ cấp TNLĐ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả từ 2000 - 2004 là
197,2 tỷ đồng. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính thiệt hại về kinh tế do
TNLĐ và BNN khoảng 4% GDP trên thế giới. Nếu theo cách tính này thì tổng thiệt
hại kinh tế do TNLĐ và BNN gây ra ở Việt Nam sẽ là hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm!
Từ thực trạng và dự báo TNLĐ và BNN trong các năm tới, nếu Việt Nam không có
những biện pháp tích cực và kịp thời cải thiện điều kiện lao động để ngăn chặn sự
gia tăng TNLĐ, BNN thì sẽ gây ra hiểm hoạ không chỉ cho một doanh nghiệp, một
vùng mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến an sinh xã hội, làm huỷ hoại
môi trường, gây thiệt hại khôn lường về người và tài sản quốc gia.
Câu 3: Phân biệt đối tượng của BHLĐ và đối tượng nghiên cứu của BHLD?
Tại sao có sự khác nhau này và biểu hiện của nó trong thực tế?
*Đối tượng của BHLĐ trang 6
*Đtg nghiên cứu trang 5
*Biểu hiện: Phạm vi đối tượng của công tác bảo hộ lao động:
a/Người lao động:

-Là phải kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm trong điều kiện an
toàn, vệ sinh, không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp; không phân
biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước hay trong các
thành phần kinh tế khác; không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.
b/Người sử dụng lao động:
-Ở các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến
hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất kinh
3


doanh, dịch vụ các sơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể
nhân dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân
dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao
động là người Việt Nam.
-> có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động trong đơn vị
mình
Câu 4:Nội dung của công tác BHLĐ. Nội dung đó được thực hiện ntn trong
thực tế ở Việt Nam
*Nội dung trang 6,7
*Ở VN:
1- Kỹ thuật an toàn
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau:
• -Xác định vùng nguy hiểm;
• -Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an
toàn;
• -Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng
ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân như giày
bảo hộ, quần áo bảo hộ.

2- Vệ sinh lao động
Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:
• Xác định khoảng cách về vệ sinh
• Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
• Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
• Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
• Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật
chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống
bức xạ, phóng xạ, điện từ trường...
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại,
thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép.
>> bình chữa cháy, bình cứu hỏa
3- Chính sách, chế độ bảo hộ lao động

4


Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã
hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách,
chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ
thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ
quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên
truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống
kê, báo cáo về tai nạn lao đông...
Câu 5: Mục đích của BHLĐ là gì và mức độ đạt được nó tại VN ntn?
*Mục đích trang 10
*MỨc độ:
a) Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, quy phạm
quản lý đối với từng loại máy, thiết bị, công trình, kho tàng, hoá chất nơi làm việc.

Người sử dụng lao động phải căn cứ để xây dựng nội quy, quy trình làm việc an
toàn. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh là tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện.
b) Khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật các dự án xây dựng mới hoặc cải tạo, mở
rộng cơ sở sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiệm nghặt về an toàn vệ sinh lao động thì chủ đầu tư phải bảo vệ và lập
luận chứng về an toàn và vệ sinh lao động. Cơ quan thanh tra an toàn và vệ sinh
lao động tham gia đánh giá tính khả thi của nó.
Danh mục các cơ sở, máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn và vệ sinh lao động do Bộ LĐ-TB và XH và Bộ Y tế ban hành.
c) Khi triển khai thực hiện các dự án, chủ đầu tư phải thực hiện đúng các luận
chứng về an toàn và vệ sinh lao động trong dự án đã được Hội đồng thẩm định dự
án chấp thuận.
d) Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc,
thiết bị, nhà xưởng và định kỳ đo đạc các yếu tố vệ sinh lao động tại nơi làm việc
và thực hiện các biện pháp bảo đảm người lao động luôn luôn được làm việc trong
điều kiện an toàn và vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn đã nêu ở điểm a). Các máy
móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động đều phảI được đăng
ký, kiểm định và được cấp giấy phép trước khi đưa và sử dụng.
e) Tại những nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây tai nạn lao động, sự
cố sản xuất đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng lao
động phải lập phương án xử lý sự cố trong trường hợp khẩn cấp; phải trang bị
5


phương tiện cấp cứu kỹ thuật, cấp cứu y tế đảm bảo ứng cứu kịp thời, có hiệu quả.
Các trang thiết bị này phải được định kỳ kiểm tra về số lượng, chất lượng và thuận
tiện khi sử dụng.
f) Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hoặc các cá nhân muốn nhập khẩu các loại
máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều phải
thông qua cơ quan thanh tra an toàn thuộc Bộ LĐ-TB và XH thẩm định về mặt an

toàn trước khi xin Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.
g) Người sử dụng lao động phải trang thiết bị cho người lao động (không thu tiền)
các loại thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa tác hại của các yếu tố nguy hiểm do
công việc mà các biện pháp kỹ thuật chưa loại trừ.
Câu 6: Quan điểm của Đảng và NN đối với BHLĐ ntn? Biểu hiện của nó trong
thực tế
*Những quan điểm của đảng và nhà nước về công tác bảo hộ lao động trang 8
*Bảo hộ lao động luôn là một chính sách kinh tế, xã hội quan trọng của Đảng và
Nhà nước, những quan điểm đã được thể hiện trong sắc lệnh số 29/SL ngày 12
tháng 3 năm 1947 trong hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1992, pháp lệnh bảo
hộ lao động năm1994 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động
năm 2002.
Con người là vốn quý nhất của xã hội Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu
của sự phát triển xã hội. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không
thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Người lao động là động lực
của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội.
bảo hộ lao động phải được thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao động.
Ở đâu, khi nào có hoạt động lao động thì ở đó, khi đó phải tổ chức công tác bảo
hộ lao động theo đúng phương châm:" Bảo đảm an toàn để sản xuất, sản xuất phải
đảm bảo an toàn lao động". ( Trích dẫn chỉ thị số 132CT/TƯ ngày 13 tháng 3 năm
1959 của Ban Bí thư trung ương Đảng Lao động Việt Nam Khóa 2).
Người sử dụng lao động và người lao động
·
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chính trong việc bảo hộ lao đông
cho người lao động. Nhà nước bảo hộ quyền được bảo hộ lao động của người lao
động và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thông qua pháp luật về bảo
hộ lao động.

6



·
Chỉ trên cơ sở đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai chủ thể
trong quan hệ lao động mới nâng cao được nghĩa vụ của mỗi bên trong công tác
đảm bảo an toàn và và bảo vệ sức lao động.
·
Các quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác bảo hộ lao động đã được
thể chế thành pháp luật, thông qua một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 7: Trách nghiệm của các ngành các cấp đối vs BHLĐ ntn? Việc thực hiện
trách nghiệm các cấp các ngành trong thực tế đến mức độ nào?
*Trách nghiệm trang 11,12
*Việc tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, hạn chế
và ngăn ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp luôn là mối quan tâm, là trách nhiệm của
các cấp, các ngành và người sử dụng lao động .Nhận thức được trách nhiệm của
mình, trước tình hình trên trong những năm qua, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình
Định đã chỉ đạo các cấp công đoàn đổi mới hoạt động công đoàn với phương châm
hướng về cơ sở, sát người lao động; chủ động phối hợp chính quyền cùng cấp, các
ngành chức năng tăng cường công tác ATVSLĐ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc
thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Gắn việc phát
động các phong trào thi đua lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh với việc phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, tổ
chức thực tốt phong trào: "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn -vệ sinh lao động",
xây dựng và phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các doanh nghiệp...
Câu 8: Trách nghiệm của các tổ chức công đoàn đối vs công tác BHLĐ ntn và
thực hiện của họ trong thực tế đến mức độ nào
*Trách nghiệm trang 13
* Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động
trong việc thực hiện ATVSLĐ, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động
trong quá trình sản xuất, các cấp công đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên
truyền dưới nhiều hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm, hội thi an toàn

vệ sinh viên giỏi các cấp, phát tờ rơi, áp phích, sổ tay công tác ATVSLĐ, tuyên
truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh trực tiếp tại cơ sở;
tổ chức xây dựng thí điểm và nhân rộng góc bảo hộ lao động ở các doanh nghiệp
nhằm giúp người lao động có điều kiện tiếp cận thường xuyên và tìm hiểu chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định về ATVSLĐ, các quy

7


tắc vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của công tác ATVSLĐ…
Câu 9: Quyền hạn, trách nghiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ đối với
công tác BHLĐ ntn và thực tế họ thực hiện ra sao?
* trang 15,16
*Về cơ bản, nhiều doanh nghiệp tập trung đổi mới công nghệ, thiết bị, cải thiện
điều kiện làm việc, môi trường trong không gian sản xuất tốt hơn nhiều so với môi
trường lao động đối với những doanh nghiệp đã xây dựng trước đây. Điều kiện làm
việc tiện nghi hơn, sạch hơn, thoáng hơn. Các nguồn ô nhiễm đã được kiểm soát và
có xử lý. Ở một vài doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đã thay thế hẳn công nghệ
tiên tiến nhất hoặc công nghệ ít chất thải, lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm môi
trường; số tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người trong tỉnh giảm
đáng kể. Điển hình có các đơn vị làm tốt công tác ATVSLĐ điển hình như: CĐCS
Công ty CP xây lắp điện Tuy Phước, CĐCS Công ty TNHH MTV In Bình Định ,
CĐCS Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Bình Định…
Câu 10: Tại sao phải thực hiện thanh tra bảo hộ lao động, trách nhiệm của
các ngành các cấp đối với việc thanh tra bảo hộ lao động ntn, thực tế công tác
thanh tra bảo hộ lao động ở việt nam hiện nay
• lí do phải thực hiện thanh tra bhld: trang 18
• Trách nhiệm của các ngành các cấp đối với việc thanh tra bhld: trang 17
• Thực tế công tác thanh tra bhld ở vn: Tương tự thanh tra về VS-ATLD

Câu 11: Mục đích khai báo sự cố và tai nạn lao động và thực tế công tác này ở
vn hiện nay
• Mục đích khai báo sự cố và tai nạn lao động: trang 7
• Thực tế công tác này ở việt nam:
Trong quá trình làm việc người lao động (NLĐ) có thể không may gặp phải
những rủi ro về tai nạn lao động (TNLĐ). Có những nguyên nhân dẫn đến TNLĐ
như NLĐ thiếu ý thức, vi phạm quy định kỹ thuật trong lao động hoặc sự quản lý,
tuyển dụng, đào tạo nhân công của người sử dụng lao động (NSDLĐ) chưa đảm
bảo, sâu sát. TNLĐ cho dù xuất phát từ nguyên nhân từ đâu, lỗi của ai thì NLĐ và
NSDLĐ phải có nghĩa vụ khai báo đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu
rõ việc khai báo TNLĐ phải nhanh chóng, kịp thời bằng tất cả các phương tiện có
8


thể thông qua hình thức trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử đến cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn và cơ quan Công an
cấp huyện. Cụ thể như sau:
Đối với các vụ TNLĐ làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao
động trở lên thì NSDLĐ phải có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết
người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện.
Khi biết tin xảy ra TNLĐ chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao
động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương
tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của
luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai
với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ
quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền, trừ trường hợp luật chuyên ngành có
quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho

Công an cấp huyện;
Khi xảy ra TNLĐ đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động, ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do
TNLĐ, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với
UBND cấp xã nơi xảy ra TNLĐ. Khi nhận được tin xảy ra TNLĐ làm chết người
hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, UBND cấp xã, nơi xảy ra tai
nạn phải báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội và Công an cấp.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem
xét, giải quyết tin báo về TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động,
thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có
yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người đã báo tin.
Như vậy, việc khai báo thông tin về TNLĐ phải kịp thời, nhanh chóng. Mục
đích của công tác khai báo TNLĐ phần nào hạn chế rủi ro tai nạn, kịp thời xử lý,
giải quyết những tai nạn đã xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tín mạng cho người lao động.
Ngoài việc khai báo TNLĐ thì NSDLĐ còn có nghĩa vụ phối hợp điều tra, lập
biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật tất cả các vụ tai
9


nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp xảy ra ở đơn vị mình cho cơ
quan có thẩm quyền.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình TNLĐ mà các cơ quan chức năng
phối hợp cùng NSDLĐ thành lập Đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp
Trung ương theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39 để tiến hành các công việc thu
thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ TNLĐ; lấy lời khai của nạn
nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan; giám định kỹ thuật, giám định
pháp y; phân tích diễn biến, nguyên nhân gây TNLĐ,… để tìm ra hướng giải quyết
vụ việc, trách nhiệm bồi thường cho NLĐ, đặc biệt là có thể đưa ra biện pháp khắc

phục và phòng ngừa TNLĐ tương tự hoặc tái diễn có thể xảy ra trong tương lai.
Công tác điều tra tai nạn lao động phải đảm bảo chính xác, khách quan và minh
bạch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.
Câu 12: Thế nào là vệ sinh lao động và nội dung cơ bản của nó, thực trạng vệ
sinh lao động ở vn hiện nay
• Vệ sinh lao động và nd cơ bản của nó: trang 19,20,21
• Thực trạng vệ sinh lao động ở việt nam hiện nay:
Thực trạng công tác thanh tra về AT – VSLĐ tại doanh nghiệp FDI9
Thứ nhất, số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm còn ít. Nam 2012, cảnước
chỉ tiến hành được 4.184 cuộc thanh tra về pháp luật AT – VSLĐ và 1.366cuộc
kiểm tra liên ngành. Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chấtlượng chưa
cao. Cá biệt có những tỉnh như Vĩnh Long, Vĩnh phúc cả năm khôngcó nổi một
cuộc thanh tra liên ngành. Số các tỉnh khác có thanh tra Luật AT –VSLĐ, nhưng số
cuộc thanh tra chỉ đếm trên đầu ngón tay như Cao Bằng 2 vụ;Thừa Thiên Huế 5
vụ; Quảng Bình 6 vụ.Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu diễ ra tại các
doang nghiệp Nhànước, thống kê của Cục An toàn lao đọng cho thấy, 60% cuộc
thanh tra diễn ratrong doanh nghiệp Nhà nước và khoảng chỉ 20% tại doanh nghiệp
có vốn đầutư nước ngoài. Điều này dẫn tới thực trạng, số các doanh nghiệp FDI
khôngđược thanh tra còn rất nhiều. Như vậy thì rõ ràng vấn đề đảm bảo về AT –
VSLĐ trong khu vực FDI bị bỏ ngỏ là chuyện đương nhiên.
Thứ hai, lực lượng thanh tra viên về AT-VSLĐ còn thiếu rất nhiều. Thốngkê
năm 2011 của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH),hiện
cả nước có 420 thanh tra viên lao động cảm nhận chức năng ở nhiều lĩnhvực như:
Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em, khiếu nại tố cáo,chính sách lao
10


động... nhưng cán bộ thực hiện thanh tra về AT-VSLĐ trong cả nước chỉ chiếm 1/3
số cán bộ thanh tra nói trên (khoảng 130 người). Trong khi đó, theo báo cáo của
Tổng cục thống kê năm 2012, số doanh nghiệp đang hoạtđộng trong cả nước là hơn

3.750.000 doanh nghiệp. Như vậy, tính bình quânmột thanh tra viên phải quản lý
trên 1.300 doanh nghiệp.Căn cứ theo phương thức thanh tra theo đoàn thì bình
quân một thanh traviên chỉ đi được 30 doanh nghiệp/năm. Để thanh tra hết số
doanh nghiệp màmình phụ trách như đã tính ở trên thì phải mất khoảng 40 năm.
Theo khuyến cáocủa tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nước đang phát triển
như nước ta,trung bình 25.000 – 40.000 lao động thì cần có 1 thanh tra viên về lao
động.Như vậy, với khoảng 43 triệu người trong độ tuổi lao động như ở nước ta
hiệnnay phải cần tối thiểu 1.500 thanh tra lao động.10
Thứ ba, nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 – 50% làcán
bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao đẳng,trung
cấp. Thức tế, Thanh tra các Sở LĐ- TBXH ở các tỉnh thành chưa đáp ứngđược
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở các địa phương. Thời gian chủ yếu là làmviệc và
giải quyết đơn thư, phần lớn các Sở chưa tổ chức thanh tra theo kếhoạch.
Thứ tư, hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ... phục vụ choviệc
thanh tra AT – VSLĐ cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh trachưa đánh
giá hiệu quả được thực sự.
Thứ năm, công tác quản lý về AT – VSLĐ hiện còn tồn tại một số hạn chếnhư:
hệ thống pháp luật; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cònchậm gây
khó khăn cho việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về AT – VSLĐchưa tập trung,
lực lượng thanh tra còn quá mỏng; tình hình thực hiện công tácthành tra AT –
VSLĐ trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, số tai nạn laođộng và mắc bệnh
nghề nghiệp vẫn còn nhiều.
Thứ sáu, thực trạng về phương thức thanh tra cho thấy: thanh tra viên phụtrách
vùng thoog qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh nghiệp, tuy nhiên sốlượng
phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về ¼ số lượng phiếu phát, chưa thể hiện đặctrưng
của từng nghề
.=> Chính từ thực trạng trên dẫn tới kết quả thanh tra cho biết: hầu hết cácdoanh
nghiệp được thanh tra đều phát hiện thấy vi phạm. Như số liệu của SởLao động –
Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh năm 2012 cho biết: quathanh tra tại 2.149
đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thì có tới 2.130 đơn vị viphạm. Các doanh

11


nghiệp FDI thường vi phạm pháp luật về AT – VSLĐ như:thiếu giải pháp về kỹ
thuật an toàn, trang bị bảo hộ lao động; trang bị bảo hộ laođộng cho người lao
động chưa đủ hoặc chưa trang bị; không bồi dưỡng bằnghiện vật cho người lao
động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại; khôngcó hồ sơ sức khỏe đối với
người bị mắc bệnh nghề nghiệp; che dấu khung số tainạn lao động...
Câu 13: Thế nào là kỹ thuật an toàn lao động và nd cơ bản của nó trong bhld,
thực trang kỹ thuật an toàn lao động ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay
ntn
• Kỹ thuật an toàn lao động và nd cơ bản của nó trong bhld: trang 21,22
• Thực trạng kỹ thuật an toàn lao động ở các doanh nghiệp việt nam hiện nay:
Kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động phải thực hiện công tác
huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số
27/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Theo đó, các đối tượng sau bắt buộc phải được huấn luyện an toàn lao động,
vệ sinh lao động:
- Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các
chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự;
quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ
gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
- Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân
dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt
Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
- Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao

động của cơ sở; người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động.
- Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động theo Danh mục ban hành tại Phụ lục I của Thông tư này.

12


- Người lao động không thuộc các đối tượng nêu trên (bao gồm cả lao động
là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học
nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động).
Nội dung huấn luyện bao gồm: Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ
sinh lao động; Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ
sinh lao động ở cơ sở; Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp
khắc phục, phòng ngừa; Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động tại cơ sở; Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các
yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn; Kỹ thuật an toàn lao động, vệ
sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, vệ sinh lao động; xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai
nạn lao động…
Tổng thời gian huấn luyện từ 16 giờ đến 48 giờ tùy từng loại đối tượng. Sau
khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng
nhận huấn luyện, Chứng chỉ huấn luyện hoặc được ghi vào sổ theo dõi công tác
huấn luyện tại cơ sở. Chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm. Chứng chỉ huấn
luyện có thời hạn 5 năm.
Đối tượng đã được huấn luyện, khi chuyển từ công việc này sang công việc
khác, khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì trước khi giao việc phải được huấn
luyện nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới và
được cấp Chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện mới. Cơ sở ngừng hoạt động hoặc
người lao động nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người

lao động phải được huấn luyện lại các nội dung theo quy định.
Tổ chức có nhu cầu cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh
lao động lập 01 bộ hồ sơ gửi Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn
luyện.
Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao
động, vệ sinh lao động và Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12
năm 2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ

13


Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao
động, vệ sinh lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
Câu 14: Khoa học vệ sinh lao động là gì và nghiên cứu gì? Thực tế này ở vn
hiên nay ntn
• Khoa học vệ sinh lao động: trang 25
• Thực tế ở vn hiên nay:
Câu 15: Thế nào là bênh nghề nghiệp? Các loại bênh nghề nghiệp và thực tế ở
việt nam ntn?
• Bênh nghề nghiệp và các loại bệnh nghề nghiệp: trang 26-30
• Thực tế ở vn hiên nay: trang 30
Theo Bộ Y tế, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các bệnh liên quan đến
đường hô hấp và tiêu hóa ngày càng gia tăng. Trong tổng số 30 bệnh nghề nghiệp
được đưa vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế thì bệnh bụi phổi là bệnh phổ
biến nhất, chiếm tới 74% số ca. Tiếp theo là bệnh đường hô hấp chiếm 32%; sau đó
là bệnh do tiếng ồn chiếm 17%.
Bệnh nghề nghiệp gia tăng ở Việt Nam - Ảnh 1Công nhân mỏ thường mắc

bệnh bụi phổi
Đáng ngại là ngày càng nhiều ngành nghề mới có tiếp xúc với các yếu tố gây
nên bệnh ở phổi, phế quản. Trong danh mục quy định các bệnh nghề nghiệp hiện
nay có tới 6 bệnh bụi phổi, phế quản và các bệnh liên quan tới phổi. Theo báo cáo
của Bệnh viện Phổi Trung ương, các bệnh nghề nghiệp liên quan tới phổi, bụi phổi
và phế quản cần được chú ý ngay từ khâu dự phòng, khám và điều trị, đặc biệt là
các yếu tố nghề nghiệp liên quan để giảm thiểu tác hại của bệnh.
Trong thực tế, công tác chẩn đoán, điều trị, giám định cho viên chức và
người lao động nhóm bệnh phổi-phế quản nghề nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.
Tuy nhiên, cả nước hiện chưa có cơ sở y tế nào thực hiện nhiệm vụ điều trị cho
những người mắc bệnh phổi nghề nghiệp và điều trị phục hồi sức khỏe cho những
viên chức, người lao động sau khi họ mắc bệnh và được giám định bệnh nghề
nghiệp.
Mặc dù số người mắc bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng, tuy nhiên, theo
Bộ Y tế, chỉ có gần 2 triệu người lao động - tức là chỉ chưa đầy 4% lực lượng lao
14


động có việc làm trong cả nước được khám bệnh. Đây là một thiệt thòi lớn cho
nhóm lao động phải tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp.
Ví dụ: Anh Lương Văn Khiếu, 32 tuổi, quê ở xã An Phụ (Kinh Môn, Hải
Dương), là công nhân khai thác hầm lò Công ty Than Quang Hanh (Tập đoàn Than
- Khoáng sản Việt Nam) được 12 năm. Nửa năm nay, anh thường xuyên bị những
cơn ho kéo dài, uống thuốc không khỏi. Tháng 8-2016, anh Khiếu phải cấp cứu tại
Bệnh viện Phổi Trung ương do viêm phổi cấp. Ra viện chưa được một tháng, anh
tiếp tục nhập viện do bệnh tái phát. Quá trình khám, điều trị tại đây, các bác sĩ xác
định anh mắc bệnh bụi phổi than do yếu tố nghề nghiệp.
Theo quy định hiện hành, trường hợp như anh Khiếu phải được DN hoàn
thiện hồ sơ gửi Hội đồng giám định y khoa, bảo hiểm xã hội (BHXH) địa phương
để giám định BNN. Nếu anh Khiếu được xác định mắc bệnh nằm trong danh mục

BNN, bị suy giảm khả năng lao động (hay tỷ lệ tổn thương cơ thể) từ 5% trở lên sẽ
được chi trả bồi thường theo quy định của Luật BHXH. Ngoài ra, anh Khiếu còn
được DN chuyển đổi, bố trí việc làm phù hợp, được khám sức khỏe sáu tháng một
lần, được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên,
đến thời điểm này, dù đã được DN bố trí công việc nhẹ nhàng hơn, nhưng anh
Khiếu vẫn chưa được giám định BNN để hưởng chính sách bồi thường.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, không chỉ anh Khiếu mà phần lớn công nhân
khai thác mỏ phải có “thâm niên” làm việc ít nhất 15 năm mới “đủ tuổi” được DN
gửi đi giám định để hưởng chế độ BNN. Nhiều trường hợp chưa “đến tuổi”, dù đã
có triệu chứng của các bệnh liên quan yếu tố nghề nghiệp vẫn phải đợi tuổi. Tại
Bệnh viện Than - Khoáng sản, chúng tôi gặp anh Phan Văn Độ, 52 tuổi, là công
nhân của Công ty Than Dương Huy (Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam). Anh
Độ làm công nhân vận hành tàu điện từ năm 1983, nhưng đến năm 2014, tức là sau
31 năm, mới được giám định BNN, dù các triệu chứng của bệnh đã có từ lâu. Cũng
tại Công ty Than Dương Huy, có anh Mai Văn Hạnh, 48 tuổi, mới được giám định
BNN sau 18 năm làm việc dưới hầm lò. Phần lớn những công nhân khai thác mỏ bị
mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp, chỉ sau khi được giám định sức khỏe mới được
DN cho đi điều trị súc rửa phổi. Theo bác sĩ Trần Quang Lương, Giám đốc Bệnh
viện Than - Khoáng sản, những trường hợp bị bệnh bụi phổi thì việc điều trị rửa
phổi cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

15


Câu 16: Thế nào là vi khí hậu trong công nghiệp và nội dung cơ bản của nó?
Trạng thái vi khí hậu công nghiệp ở vn hiên nay ntn?
• Vi khí hậu công nghiệp và nd cơ bản của nó: trang 31-33
• Trang thái vi khí hậu công nghiệp ở vn hiên nay:
Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2016, trong
số 53,3 triệu người có việc làm của cả nước chỉ có 12,8 triệu người có hợp đồng

lao động (chiếm 24%). Tính đến cuối năm 2016, ngành y tế mới quản lý được
thông tin tình hình vệ sinh lao động của 71.082 cơ sở lao động với hơn 4 triệu
người lao động (chiếm 31,2% tổng số lao động trong khu vực làm việc có hợp
đồng). Số cơ sở có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại là 28.747 cơ sở (40,4%) với
798.926 lao động tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm trên tổng số hơn 2
triệu người làm việc tại các cơ sở này.
Đáng quan ngại nhất là trong số 7.242 cơ sở sở hữu trên 200 lao động, có tới
1.419.434 người lao động đang làm việc tại 1.676 cơ sở có yếu tố có hại, nguy
hiểm; trong đó có 506.624 người tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm
(235.959 người là nữ).
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động hằng năm của các địa
phương về Bộ Y tế cho thấy, môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả
nước còn tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người lao động. Trong giai đoạn 2011 – 2016 số mẫu quan trắc môi trường lao
động được thực hiện là 2.452.919 mẫu, trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho
phép chiếm trung bình khoảng 10% tổng số mẫu. Một số yếu tố có hại luôn có tỷ lệ
mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm trở lại đây bao gồm vi khí hậu (8,6%),
phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%). Nếu
so với giai đoạn 2006 -2010, tổng số mẫu quan trắc 5 năm gần đây đã tăng hơn
1.029.554 mẫu; tỷ lệ mẫu vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, ánh sáng, hơi khí độc, các yếu
tố khác không đạt yêu cầu đều giảm, nhưng tỷ lệ mẫu phóng xạ, điện từ trường
không đạt yêu cầu lại tăng lên (từ 20,00 lên 23,25%).
Đặc biệt, các yếu tố có hại phát sinh do điều kiện, môi trường lao động mới
đem lại như yếu tố ecgonomy, tác nhân sinh học (SARS, MERSCOVI, H5N1…),
dung môi, các chất gây ung thư và nhiều loại hóa chất chưa được quan tâm đánh
giá và báo cáo. Một số yếu tố đã có bằng chứng về tác hại đối với sức khỏe con
người bao gồm bụi amiăng, dung môi, hóa chất gây ung thư, một số loại hơi độc…
16



được quan tâm quan trắc theo yêu cầu. Tuy nhiên, số liệu trên vẫn chưa phản ánh
đầy đủ tình hình thực tế. Bởi vẫn còn tới 80 – 90% doanh nghiệp chưa thực hiện
quan trắc môi trường lao động theo quy định.
Để quạt làm mát cho người lao động không đúng vị trí gây phát tán bụi trong
khu vực sản xuất (Ảnh Phạm Xuân Thành)
Trong những năm gần đây, chính sách hội nhập và thu hút đầu tư đã kéo theo sự
phát triển nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật; nhiều công nghệ sản xuất mới được
hình thành hoặc thiết bị mới được nhập khẩu và đưa vào sản xuất. Vì thế, bên cạnh
các yếu tố tác hại truyền thống, đã xuất hiện các yếu tố tác hại mới đối với sức
khỏe người lao động. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án và các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã làm gia tăng các nguy cơ mất an
toàn vệ sinh lao động cả về phạm vi, tính chất và mức độ tác động. Do đó cần tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm về
trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động để đảm
bảo sự tuân thủ pháp luật về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của
người sử dụng lao động, người lao động.
Câu 17: Thế nào là bụi công nghiệp, tác hại và biện pháp loại trừ, thực trang
bụi công nghiệp ở vn hiên nay ntn
• Bụi công nghiệp, tác hại, biện pháp loại trừ: trang 34,35
• Thực trạng bụi công nghiệp ở vn hiên nay:
Đặc trưng khí thải KCN
+ Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo
từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng
có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các KCN.
+ Khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam là nơi tập trung nhiều
KCN nhất, cũng là nơi có phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất.
Tiếp đến là các vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
+ Theo kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xung quanh của
nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN về cơ bản là tốt, số liệu quan trắc khí thải các

cơ sở đạt QCVN. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do hoạt động của
các nhà máy thuộc các KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc

17


chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, vì
vậy hầu hết các thông số quan trắc như bụi, CO và SO2 không đạt QCVN.
+ Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong cơ sở sản xuất của các
KCN lại đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong các KCN
đang gây ô nhiễm không khí tại chính các cơ sở sản xuất và tác động không nhỏ
đến sức khoẻ của người dân lao động bên trong và dân cư gần các cơ sở sản xuất.
+ Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ, tập
trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống
xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm.
+ Ô nhiễm không khí tại KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô
nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện
đại và hệ thống quản lý tốt thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi
trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
+ Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa
khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng
trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN.
+ Theo ước tính của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 5/2009,
tổng lượng bụi thải ra gây ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của 4
vùng KTTĐ năm 2009 là 91.658 kg/ngày (trong đó vùng KTTĐ Bắc Bộ là 22.173
kg/ngày, vùng KTTĐ miền Trung là 8.409 kg/ngày, vùng KTTĐ phía Nam là
59.116 kg/ngày vàvùng KTTĐ Đồng bằng Sông Cửu Long là 1.959 kg/ngày).
Ô nhiễm CO, SO2 và NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN
+ Nồng độ khí CO, SO2 và NO2 trong không khí xung quanh các KCN hầu hết
đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Tại một số KCN, do công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc do doanh nghiệp không
lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hiện tượng ô nhiễm CO, SO2 và NO2 vẫn diễn
ra.Theo ước tính của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 5/2009,
tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng
KTTĐ năm 2009 như sau:
TT Khu vựcThải lượng (kg/ngày) CO
SO2
SO21
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
6.419
397.872
41.6172
Vùng KTTĐ miền Trung
2.435
150.900
15.7843
Vùng KTTĐ phía Nam
17.115
1.060.785 110.9574
18


Vùng KTTĐ ĐB S. Cửu Long
567
35.154
3.677
Tổng cộng:
26.536
1.644.711 91.658 3.3
Ô nhiễm các khí khác - đặc thù cho các loại hình sản xuất

Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như bụi, SO2, NO2, CO,
còn cần quan tâm đến một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như
hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S, VOC... Nhìn chung những khí này vẫn nằm trong
ngưỡng cho phép. Mặc dù vậy, cũng cần phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơi khí
độc trong khu vực KCN.
Câu 18: Nhiễm độc công nghiệp là gì? Nguyên nhân và thực trạng nhiễm độc
công nghiệp ở vn hiên nay và các biện pháp phòng chống nhiễm độc công
nghiệp
• Nhiễm độc công nghiệp, nguyên nhân, biện pháp: trang 36,37
• Thực trạng nhiễm độc công nghiệp ở vn hiện nay
Trong những năm qua, trong việc quy hoạch phát triển và vận hành các khu
công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, gây nên những hậu
quả nghiêm trọng.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường thu hút các nguồn lực
để phát huy tiềm năng thế mạnh trong nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hơn 20
năm xây dựng và phát triển, mô hình khu công nghiệp đã được hình thành, phát
triển đa dạng và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước.
Tuy vậy, các khu công nghiệp chủ yếu phát triển theo mô hình đa ngành, quá
chú ý đến việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để đẩy nhanh việc lấp đầy diện tích
đất cho thuê, chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, nên ngày càng
tác động tiêu cực tới môi trường sống xung quanh.
Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những giải pháp khả thi, cụ thể để ngăn
chặn hiệu quả, giải quyết được tận gốc ô nhiễm do các khu công nghiệp gây ra hiện
nay.
Trong những năm qua, trong việc quy hoạch phát triển và vận hành các khu
công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, gây nên những hậu
quả nghiêm trọng.
Trong khi đó, hầu hết các công nghệ, phương pháp xử lý chất thải đang áp dụng
tại đây chưa thật an toàn, hoạt động giám sát và cưỡng chế áp dụng các tiêu chuẩn

19


môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải còn
rất yếu kém.
Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp chủ yếu là ô nhiễm môi trường
nước, không khí, chất thải rắn là chủ yếu với tốc độ gia tăng ngày càng cao.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 12/2016, cả nước có
325 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn
ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha, chiếm
khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự
nhiên gần 61 nghìn ha, 105 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải
phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha.
Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các khu công nghiệp đạt 31,8
nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 51%, cao hơn 2% so với cuối năm
2015. Riêng các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%, cao
hơn 6% so với cuối năm 2015.
Theo Tổng cục Môi trường, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm do hoạt động
công nghiệp bắt nguồn từ việc xả các loại chất thải (nước thải, khí thải, chất thải
rắn, chất thải nguy hại) vào môi trường.
Mặc dù mô hình tập trung các cơ sở sản xuất vào các khu công nghiệp tạo thuận
lợi cho quản lý chất thải, nhưng đến nay bên cạnh một số khu công nghiệp thực
hiện đúng quy định pháp luật về quản lý chất thải, vẫn còn nhiều khu công nghiệp
chưa hoàn thiện các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung. Thực trạng đó
làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc
hội cho thấy, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một
số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%. Một số khu công nghiệp có xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm

chi phí. Bình quân mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra hàng chục
nghìn tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác.
Hầu hết nước thải đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất
lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi hoạt động của các nhà máy trong
khu công nghiệp phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng ngập úng và ô
nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
20


Ô nhiễm môi trường không khí ở các khu công nghiệp chủ yếu tập trung tại các
khu công nghiệp cũ, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ
thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Tại các khu công nghiệp này, ô
nhiễm chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và
tiếng ồn.
Các chuyên gia môi trường cảnh báo, nhiều loại khí khác có ảnh hưởng tới sức
khỏe con người mà không ngửi thấy bằng khứu giác đang diễn ra phổ biến ở các
khu công nghiệp hiện nay.
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, mỗi ngày các khu công
nghiệp thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương 3 triệu tấn/năm và đang
gia tăng cùng với tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp.
Trong khi năng lực thu gom, xử lý của các cơ sở được Bộ cấp phép khoảng
1.300 tấn/năm. Nếu như năm 2005 – 2006, một ha diện tích đất cho thuê bình quân
phát sinh chất thải rắn khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008– 2009 đã tăng lên
204 tấn/năm (tăng 50%). Riêng những năm gần đây, chắc chắn số lượng chất thải
tăng lên gấp nhiều lần và đó chính là mối nguy hại cho môi trường xung quanh.
Ngoài ra, rất nhiều chất thải là hóa chất, chất độc hại đã được tạo ra khi ngành
nghề sản xuất thay đổi trong khi quy trình xử lý chất thải vẫn giữ nguyên như cũ.
Điều này đồng nghĩa với việc những hóa chất mới này hầu như không được xử lý,
hoặc sau khi xử lý vẫn giữ nguyên yếu tố độc hại khi thải ra môi trường, dẫn đến
những hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho cộng đồng dân cư và chính

những lao động trong khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp nằm
trong địa bàn dân cư.
Nước thải của làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh
Trì) được xả thẳng ra các ao, hồ, kênh mương khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng
nề, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Minh Nghĩa/TTXVN
Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường:
Nguyên nhân dẫn đến công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp còn rất
nhiều bất cập là do các tỉnh, thành phố xây dựng các khu công nghiệp không theo
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Một số dự án của các
tỉnh, thành có trình độ công nghệ lạc hậu nhưng vẫn tiếp tục đưa vào sản xuất gây
ô nhiễm môi trường kéo dài rất khó giải quyết.
21


Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường
đối với các khu công nghiệp chưa làm tốt theo quy định. Vì vậy, ô nhiễm môi
trường tại đây diễn ra khá phổ biến, một số nơi nghiêm trọng kéo dài. Một số chủ
đầu tư dự án chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung quyết định phê chuẩn của cơ quan
chức năng về bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường còn mang
tính chất thủ tục, chưa thật sự là căn cứ kỹ thuật, pháp lý và trách nhiệm để tổ chức
thực hiện.
Đơn cử, theo Kết luận thanh tra số 1661 tháng 4/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường
tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã phát hiện các vi phạm tồn tại đối với 31 tổ chức
trên địa bàn.
Hầu hết các doanh nghiệp này đều không thực hiện chương trình giám sát môi
trường định kỳ theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
không báo cáo định kỳ kết quả giám sát môi trường cho các cơ quan chức năng;
chưa lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường; không ký
hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

thông thường và chất thải rắn nguy hại theo quy định…
Việc kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ chính sách, pháp luật chưa được thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả, còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các
hoạt động báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ
kỹ thuật còn chưa hiệu quả do công nghệ sản xuất lạc hậu, phát sinh nhiều khí thải.
Tại các khu công nghiệp có tới 78,4% các cơ sở sản xuất được điều tra chưa có hệ
thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
Nhiều cơ sở xử lý chất thải vẫn sử dụng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát
ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường và vẫn
đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn
ODA để nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nhưng chưa đạt được kết quả như
mong muốn. Dây chuyền chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ chất thải
được đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35 - 80%, chi phí vận hành và bảo
dưỡng cao…
Hiện còn thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý về môi trường, do vậy mỗi
khu công nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân
cấp quản lý chưa rõ ràng, cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương
22


không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát ở tất cả các
nhà máy trong khu công nghiệp, thiếu cán bộ quản lý môi trường, chỉ có thể đáp
ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào khu công
nghiệp. Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo,
mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung (như Luật Bảo vệ môi
trường và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường khu công nghiệp) đã bộc lộ
nhiều hạn chế khi áp dụng. Sự mâu thuẫn lợi ích, chi phí khi xây dựng hệ thống xử
lý chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước, đã

khiến cho các nhà đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải
tập trung. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp cũng
chưa hoàn chỉnh.
Câu 19: Thế nào là tiếng ồn và rung động công nghiệp, tác hại của chúng đối
với con người, thực trạng tiến ồn và rung động công nghiệp Việt Nam vầ các
giải pháp phòng chống?
- Tiến ồn và rung động công nghiệp: trang 38,39
- Tác hại: trang 39
- Thực trạng
Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm tiếng ồn đã đến mức đáng báo động.
Trong Hội thảo “ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe và biện pháp dự
phòng” do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) phối hợp với
Công ty Rion Nhật Bản tổ chức ngày 20/7/2017 tại Hà Nội đã đưa ra thông
báo: Ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị và khu công nghiệp đều vượt mức cho
phép. Theo Kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp
và Môi trường tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn
trung bình vào ban ngày là 77,8 đến 78,1 dBA (mức âm quy định của tiếng
ồn), vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn tương đương
trung bình vào ban đêm là 65,3-75,7 dBA (vượt tiêu chuẩn từ 10-20 dBA).
Còn ở các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp
xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng
10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định.
23


Giải pháp: Trang 41
Câu 20: Chiếu sáng trong công nghiệp, các khái niệm cơ bản của chiếu sáng
công nghiệp, ảnh hưởng của chiếu sáng đến người lao động và các biện pháp
tăng cường chiếu sáng công nghiệp?
- Các khái niệm và ảnh hưởng: trang 42, 43

- Các biện pháp:
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo máy
Hệ thống chiếu sáng phải sử dụng đèn huỳnh quang, trần và tường nhà sơn màu
sáng. Trên dây chuyền lắp ráp, giải pháp tốt nhất là chiếu sáng theo khu vực bố
trí các đèn thành dãy liên tục song song với băng truyền bảo đảm độ sáng cao
và đồng đều tại khu vực làm việc kể cả trên các mặt nghiêng. Đôi khi cần bổ
sung đèn chiếu sáng cục bộ
+ Công nghiệp điện và điện tử
Chiếu sáng nơi làm việc với hình thức chiếu sáng tại chỗ và khu vực xung
quanh riêng biệt. Tại các khu vực có các thiết bị lớn hoạt động cần chú ý bảo
đảm đủ độ rọi mặt đứng bằng cách sử dụng các đèn chiếu nghiêng hoặc các đèn
có phân bố ánh sáng rộng, tốt nhất là các đèn phân bố ánh sáng không đối xứng
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm
Chiếu sáng theo khu vực làm việc là giải pháp phù hợp cho nhiều xí nghiệp chế
biến thực phẩm. Hệ thống chiếu sáng nên bố trí song song các dãy đèn liên tục
sử dụng bóng huỳnh quang. Vị trí làm việc cần bố trí sao cho ánh sáng đi tới từ
phía trên và hai bên tránh gây sấp bóng
Câu 21: Thế nào là thông gió công nghiệp và mục đích của thông góp công
nghiệp, các giải pháp thông gió công nghiệp?
- Khái niệm và mục đích: trang 46
- Biện pháp: trang 47.
Câu 22: Thế nào là điện trở người và tác động của dòng điện lên cơ thể người,
thực tế tai nạn điện ở Việt Nam như thế nào và ví dụ?
- Khái niệm: trang 49
- Tác động: : trang 50
- Thực tế:
Tại Việt Nam, Cứ khoảng 30 tai nạn về điện thì có 1 tai nạn chết người. Nhiều
năm gần đây, trung bình cả nước có đến 250 người chết mỗi năm do các tai nạn
về điện.
-


24


Trong 9 tháng năm 2017 tại các tỉnh do Tổng công ty quản lý đã xảy ra 27 vụ
tai nạn liên quan đến điện, làm 16 người chết, 2 người bị thương.
So với cùng kỳ năm 2018, số vụ tai nạn tăng 8%, số người bị nạn và số người
chết đều tăng. Con số này gióng lên hồi chuông đáng báo động về an toàn trong
sử dụng điện.
Những vụ tai nạn điện xảy ra có nguyên nhân khách quan do những biến động
bất thường của thời tiết như bão, lũ, lốc xoáy, mưa đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến an toàn của hệ thống điện. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân chủ quan
do nhận thức của người dân về an toàn điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa còn thấp.
- Ví sao: Trang 54 (nguyên nhân)
Câu 23 Các dạng tai nạn lao động do điện gây ra và cách khắc phục
- Các dang: trang 52.
- Biện pháp: trang 54,55,56,57,58
Câu 24: Nguồn gốc của tai nạn lao động do điện và các biệp pháp phòng
tránh tai nạn do điện. Thức tế tai nạn điện ở Việt Nam như thế nào
- Nguồn gốc: Trang 54 (nguyên nhân)
- Thực trạng: như câu 22
Câu 25: Thế nào là tĩnh điện, nguồn gốc của tĩnh điện và các cách phòng
chống
- Khái niệm: trang 58
- Nguồn gốc: trang 59 slide 1
- Biện pháp: trang 59 slide 2, 60
Câu 26: Bản chất của sét, tác hại của chúng và cách phòng tránh?
- Khái niệm: trang 61 slide 1
- Biện phá: trang 61slide 1

- Cách phòng tránh: trang 62 slide 2
Câu 27: Thế nào là điện từ trường tác hại của nó đến con người và cách phòng
tránh,thực tế điện từ trường ở Việt Nam như thế nào?
- Điện từ trường là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất, đặc trưng bởi tập
hợp các tính chất điện và từ. Các tham số cơ bản, biểu thị đặc tính của
trường điện từ là: tần số, chiều dài sóng và tốc độ lan truyền.

25


×