Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------ ------

LÊ THỊ HƢỜNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG ỨNG DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG
ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------ ------

LÊ THỊ HƢỜNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG ỨNG DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG
ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGÔ QUANG HUÂN

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Quý Thầy Cô, Quý độc giả !
Tôi tên là Lê Thị Hường là học viên cao học K26 chuyên ngành quản trị kinh
doanh hướng nghiên cứu tại trường đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng
dụng thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại TP Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn TS. Ngô Quang
Huân.
Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu thu thập từ sách, báo và các
nghiên cứu được đăng tải trên những tạp chí quốc tế được nêu ra trong phần tài liệu
tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là những thông tin sơ cấp được thu
thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến những cá nhân đang làm việc cho các doanh
nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào
trước đây.

Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2018
Học viên

Lê Thị Hƣờng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
TÓM TẮT1
ABSTRACT3
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 5
1.3 Đối tƣợng và phạm vi, ý nghĩa và kết cấu nghiên cứu ........................................ 5
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.5 Kết cấu nghiên cứu................................................................................................. 6

CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 7
2.1 Các khái niệm, nội dung nghiên cứu .................................................................... 7
2.1.1 Thanh toán di động – Mobile payment ............................................................. 7
2.1.2 Hiệu quả mong đợi - Performance Expectancy ................................................ 8
2.1.3 Nỗ lực mong đợi – Effort expectancy ............................................................... 9
2.1.4 Ảnh hưởng xã hội - Social Influence ................................................................ 9
2.1.5 Điều kiện thuận lợi – Facilitating Conditions ................................................. 10
2.1.6 Nhận thức về rủi ro - Perceived risk ............................................................... 10


2.1.7 Nhận thức về lợi ích - Perceived benefit ......................................................... 11
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ........................................................................ 12
2.2.1 Nghiên cứu của Slade và cộng sự (2015)........................................................ 12
2.2.2 Nghiên cứu củaVenkatesh và cộng sự (2012)................................................. 14
2.2.3 Nghiên cứu của Ming-Chi Lee (2008) ............................................................ 16
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết................................................................ 18


CHƢƠNG 3 - THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 20
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.2 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................. 21
3.3 Hoàn chỉnh thang đo ............................................................................................ 23
3.3.1 Hoàn chỉnh thang đo ý định sử dụng .............................................................. 23
3.3.2 Hoàn chỉnh thang đo các yếu tố tác động ....................................................... 23
3.4 Nghiên cứu định lƣợng ........................................................................................ 26
3.4.1 Thiết kế mẫu .................................................................................................... 26
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 27

CHƢƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 34
4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .................................................................. 36
4.2.1 Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ......................................................... 36
4.2.2 Biến ý định sử dụng ........................................................................................ 37
4.3 Đánh giá sơ bộ thang đo ...................................................................................... 39
4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo thành phần biến độc
lập……… ................................................................................................................. 39
4.3.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo thành phần ý định hành vi ... 41


4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................... 42
4.4.1 Phân tích EFA thang đo yếu tố tác động ......................................................... 42
4.4.2 Phân tích EFA thang đo ý định hành vi .......................................................... 44
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ......................... 46
4.5.1 Phân tích tương quan Pearson ......................................................................... 46
4.5.2 Phân tích ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động ........................................................... 48
4.6 Kết quả phân tích mô hình hồi quy .................................................................... 51

4.7 Kiểm định giá trị trung bình ............................................................................... 53
4.7.1 Kiểm định sự khác nhau về ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động
theo giới tính ............................................................................................................ 53
4.7.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ............................................................... 54
4.7.3 Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn ................................................ 55
4.7.4 Kiểm định sự khác biệt theo mức thu nhập..................................................... 56
4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 57

CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ................................. 62
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 62
5.2 Hàm ý quản trị ..................................................................................................... 63
5.3 Đóng góp chính của nghiên cứu .......................................................................... 66
5.4 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO1
PHỤ LỤC5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ

Nghĩa tiếng anh

viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BI


Behavioral Intention

Ý định hành vi

EE

Effort Expectancy

Nỗ lực mong đợi

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

FC

Facilitating Conditions

Điều kiện thuận lợi

TP. HCM

Ho Chi Minh City

Thành phố Hồ Chí Minh

MP


Mobile payment

Thanh toán di động

PB

Perceived benefit

Nhận thức về lợi ích

PBC

Perceived behavior control

Nhận thức kiểm soát hành vi

PE

Performance Expectancy

Hiệu quả mong đợi

PEOU

Perceived ease of use

Nhận thức về sự dễ sử dụng

PR


Perceived risk

Nhận thức về rủi ro

PU

Perceived usefulness

Nhận thức về sự hữu ích

SI

Social Influence

Ảnh hưởng xã hội

SN

Subjective norm

Tiêu chuẩn chủ quan

TAM

Technology Acceptance Model

Mô hình chấp nhận Công
nghệ

TPB


Theory of planned behavior model

Mô hình lý thuyết về hành vi
có kế hoạch

TRA

Theory of reasoned Action

Thuyết hành động hợp lý

UTAUT

Unified Theory of acceptance and Use Lý thuyết về chấp nhận và sử
of Technology
dụng công nghệ

VN

Vietnam

Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn trực tiếp
Bảng 3.2: Thang đo ý định sử dụng
Bảng 3.3: Thang đo biến độc lập PE, EE, SI, FC
Bảng 3.4: Thang đo biến độc lập PR

Bảng 3.5: Thang đo biến độc lập PB
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả các thành phần của biến độc lập
Bảng 4.3: Bảng thống kê mô tả biến ý định sử dụng
Bảng 4.4: Bảng tóm tắt kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần biến độc lập
Bảng 4.6: Tổng kết hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến độc lập
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần ý định sử dụng
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập
Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett ý định sử dụng
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến ý định sử dụng
Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả phân tích
Bảng 4.13: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.14: Bảng kết quả phân tích kiểm định F
Bảng 4.15: Đánh giá sự phù hợp hồi quy
Bảng 4.16: Bảng kiểm định hệ số hồi quy
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Bảng 4.18: Bảng kiểm định Independent Samples T-test đối với giới tính
Bang 4.19: Bảng kết quả kiểm định Kruskal – Wallis đối với độ tuổi
Bảng 4.20: Bảng kết quả kiểm định Kruskal – Wallis đối với trình độ học vấn


Bảng 4.21 : Giá trị trung bình của ý định sử dụng giữa các nhóm mức thu nhập
Bảng 4.22: Bảng kết quả kiểm định ANOVA đối với thu nhập


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1-1: Biểu đồ tỷ lệ người dùng điện thoại di động thông minh so với người

dùng điện thoại di động thông thường
Biểu đồ 1-2: Biểu đồ tỷ lệ công việc người dùng điện thoại thông minh
Biểu đồ 4-1:Biểu đồ tần số của phần dư chuyển hóa

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2-1: Mô hình nghiên cứu của Slade và các cộng sự (2015)
Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2012)
Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu của Ming-Chi Lee (2008)
Hình 2-4: Mô hình đề xuất nghiên cứu
Hình 3-1: Quy trình thực hiện nghiên cứu


TÓM TẮT
Tính đến năm 2017, nhu cầu sử dụng điện thoại di động thông minh ngày càng
tăng cao. Thanh toán di động sẽ mang lại nhiều lợi ích và góp phần làm giảm giao
dịch tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong nước xuống. Hơn nữa, thanh
toán di động là phương thức thanh toán phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa được
sử dụng nhiều tại Việt Nam. Vì vậy, việc xác định yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng của người dùng là cần thiết.
Thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng
thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh” để:
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của nhân viên văn phòng; (2)
Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di
động; (3) Xác định sự khác biệt trong ý định sử dụng đối với các nhóm giới tính
khác nhau, độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn khác nhau và mức thu nhập khác
nhau.
Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 thành phần yếu tố tác động với 21 biến quan
sát dựa trên cơ sở lý thuyết của Venkatesh và cộng sự (2012) và Ming-Chi Lee
(2008) và 1 biến phụ thuộc với 3 biến quan sát dựa trên cơ sở lý thuyết của

Venkatesh cà cộng sự (2012). Tác giả tiến hành nghiên sơ bộ nhằm hoàn chỉnh
thang đo, nghiên cứu định lượng được tiến hành với mẫu là 310 nhân viên đang làm
việc tại Tp. HCM. Kết quả thu về có 286 bảng khảo sát, trong đó có 21 bảng không
đạt yêu cầu và 265 bảng khảo sát hợp lệ. Dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS
16.0.
Kết quả kiểm định cho thấy thang đo 6 yếu tố tố tác động của Venkatesh và
cộng sự (2012) và Ming-Chi Lee (2008) và thang đo ý định sử dụng của Venkatesh
và Cộng sự (2012) là phù hợp trong nghiên cứu này. Thang đo yếu tố tác động bao
gồm 6 thành phần là hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều
kiện thuận lợi, nhận thức về rủi ro và nhận thức về lợi ích với 21 biến quan sát hợp
lệ. Thang đo ý định sử dụng gồm 1 thành phần với 3 biến quan sát hợp lệ. Kết quả
phân tích cũng cho thấy có 5 yếu tố tác động dương đến ý định sử dụng là hiệu quả
mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi và nhận thức về


ích và yếu tố nhận thức về rủi ro có tác động âm đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán đi động.
Về mặc thực tiễn, nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho các nhà quản trị nhìn
thấy rõ hơn nữa tầm ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ứng
dụng thanh toán di động. Để từ đó, doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng các chương
trình phù hợp nhằm nâng cao sự chấp nhận sử dụng ứng dụng thanh toán di động,
nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu và để cạnh tranh với môi trường khốc liệt
như hiện nay.

Từ khóa: Thanh toán di động, ý định sử dụng, chấp nhận và sử dụng công nghệ


ABSTRACT
At the end of 2017, the demand for smartphone is increasing. Mobile payment
will bring users the many advantages and contribution to reduce cash transaction.

Morever, mobile payment has been one of the most popular payment methods in the
world but not used much in Viet Vam. Thus, determining fators affecting the
intention to use mobile payment for user is necessary.
The study "Factors affecting the intention to use mobile payment application
for office worker in Ho Chi Minh City" is implemented to: (1) Determining factors
affecting the intention to use mobile payment; (2) Measuring the impact of factors
on intention to use mobile payment application; (3) Determining the difference in
intent to use for different gender groups, different ages, different education levels,
different income levels.
The research model consists of six elements of impact with twenty one
observed variables based on the theory of Venkatesh and partners (2012) and MingChi Lee (2008) and one dependent variable with three observed variables Based on
the theoretical basis of Venkatesh and partner (2012). The author conducted a
preliminary study to complete the scale, quantitative research conducted with the
sample of 310 employees working in the HCMC. The results of the survey have 286
questionnaires, of which there are 21 unsatisfactory samples and 265 valid surveys.
Data is processed on SPSS 16.0 software.
The test results show that the scale of six factors affecting Venkatesh and
partners (2012) and Ming-Chi Lee (2008) with scale of intention of use of
Venkatesh and partners (2012) are appropriate in this study. The affected factor
scale consists of six components: PE, EE, SI, FC, PR, PB with twenty one valid
observed variables. The scale of intention to use inclues one component with three
valid observed variables. The analytical result also shows that there are five positive
influences on intention to use, PE, EE, SI, FC, PB. PR has a negative impact on
intent to use mobile payment application.
In terms of practicality, this study will help administrators understand clearly
the influence of factors affecting the intention of using mobile payment application.


Since then, businesses have basis strategy for building appropriate programs to
improve the acceptance of mobile payment applications, improve brand awareness

and to compete with the fierce environment like now on.

Keywords: Mobile payment, adoption intention, acceptance and use of
technology.


1

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2016 dân số của Việt
Nam là 92.695,1 nghìn người, đứng thứ 14 trên thế giới, thứ 8 tại Châu Á và thứ 3
tại khu vực Đông Nam Á. Với kết cấu dân số trẻ, Việt Nam hứa hẹn là một thị
trường tiềm năng của nhiều loại sản phẩm, đặt biệt là sản phẩm mang tính chất công
nghệ cao.
Theo báo cáo Hành vi người dùng điện thoại thông minh 2017 của Nielsen
Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ở các thành phố trọng tâm so
với người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% vào năm 2017.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%


32%

22%

16%

48%
70%

68%

78%

84%

Năm
2016

Năm
2017

Điện thoại di động thông
thường
Điện thoại thông minh

52%
30%
Năm
2012


Năm
2014

Năm
2015

Biểu đồ 1-1: Biểu đồ tỷ lệ người dùng ĐTDĐTM so với người dùng ĐTDĐTT
Nguồn: Neilsen Việt Nam, 2017
Tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tăng dần qua các năm, điều này cho
thấy nhu cầu của người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam ngày càng tăng.
Điện thoại di động thông minh ngày nay đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta
nữa, nó không chỉ đơn thuần là một chiếc điện thoại với những tính năng nghe gọi
thông thường, mà nó là một chiếc điện thoại di động được tích hợp nhiều ứng dụng


2

giúp cho người dùng có thể lưu trữ thông tin, hình ảnh, làm việc, giải trí, thực hiện
các thao tác trên chính chiếc điện thoại của mình ở mọi nơi... Cùng với sự bùng nổ
nhanh chóng của Internet, điện thoại thông minh và các ứng dụng trên điện thoại
thông minh đã trở thành một dạng phổ biến của thương mại điện tử. Sẽ tiện lợi biết
bao khi chính chiếc điện thoại mà chúng ta mang bên mình được tích hợp thêm các
ứng dụng có thể hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, và một trong những
ứng dụng đó chính là ứng dụng thanh toán di động (MP- mobile Payment). Thanh
toán di động là một xu hướng phổ biến trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
Theo số liệu khảo sát của DI Marketing trích trên news.zing.vn (2017) về
người dùng điện thoại thông minh Việt cho thấy số lượng người dùng điện thoại di
động thông minh phổ biến nhất là nhân viên văn phòng, chiếm tỷ trọng 40%. Tỷ lệ
công việc người dùng được trình bày ở biểu đồ bên dưới.


Công việc
Nhân viên văn phòng

16%

Kỹ sư/Bác sĩ/Giáo viên

3%
40%
5%

Tự làm chủ
Công nhân

8%

Học sinh
14%

Nội trợ
15%

Khác

Biểu đồ 1-2: Biểu đồ tỷ lệ công việc của người dùng điện thoại di động
thông minh tại Việt Nam
Nguồn: News.zing.vn, 2017


3


Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank), bình quân mỗi người
Việt Nam thực hiện chưa đến 5 giao dịch phi tiền mặt trong năm 2017. Con số này
thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Thái Lan xấp xỉ 60 lần, Malaysia
xấp xỉ 89 lần…Phần đông người tiêu dùng vẫn chưa am hiểu các phương thức thanh
toán mới và kiên định với thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, đặc biệt là tại những khu
vực nông thôn.
Phương thức thanh toán di động là phương thức thanh toán phổ biến trên thế
giới. Thanh toán di động không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng, mà còn mang
lại lợi ích cho người bán hàng, hệ thống ngân hàng và chính phủ. Người dùng có lợi
vì khi hệ thống thanh toán không còn bị chi phối chủ yếu bởi tiền mặt nữa thì chi
phí hàng hóa và dịch vụ mà người dùng phải trả sẽ thấp hơn vì người dùng không
phải trả những chi phí liên quan đến tiền mặt. Người bán hàng cũng sẽ bán được
nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, chi phí thấp hơn nên lợi nhuận dựa vào đó cũng sẽ
tăng lên. Hệ thống các ngân hàng sẽ hút thêm một nguồn tiền gửi thanh toán lớn.
Đối với quốc gia, lưu chuyển tiền tệ tăng, cải thiện tính hiệu quả của nền kinh tế,
gia tăng tính cạnh tranh, tăng nguồn thu từ thuế, nâng cao hiệu quả quản lý và thu
thuế…Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đây
là cơ hội để các doanh nghiệp, ngân hàng ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm
dịch vụ, tạo bước nhảy vọt tại thị trường thanh toán điện tử và đuổi kịp các nền kinh
tế đang phát triển.
Việc chấp nhận sử dụng ứng dụng thanh toán di động của người tiêu dùng Việt
Nam có thể đến từ lợi ích việc sử dụng ứng dụng thanh toán di động, cụ thể:
 Một trong những tiện ích mà thanh toán di động mang lại cho người dùng là
ở chỗ nó di động. Người dùng chỉ cần liên kết ứng dụng được cài đặt trên
điện thoại di động với một tài khoản ngân hàng, từ đó thông qua vài thao tác
đơn giản trên chiếc điện thoại di động và máy quét thẻ, hoặc ứng dụng ví
điện tử, người dùng có thể hoàn tất việc thanh toán mua hàng tại các cửa
hàng mà không cần phải mang theo tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng.



4

 Theo thống kê về phương tiện truy cập Internet trên toàn thế giới của start
Counter thì tháng 10 năm 2016 được coi là một cột mốc lịch sử: lượt truy cập
Internet trên thiết bị di động đã vượt qua Desktop. Điều này cho thấy, người
tiêu dùng thao tác trên chính chiếc dế yêu của mình sẽ đơn giản và tiện lợi
hơn rất nhiều khi thực hiện phương thức thanh toán di động.
 Thêm nữa, thanh toán di động còn có lợi thế về tốc độ thanh toán, từ đó gia
tăng số lượng giao dịch, tăng thêm sự gắn bó của khách hàng.
 Việc sử dụng các ứng dụng thanh toán di động để thanh toán trong thương
mại điện tử cũng ngày càng mở rộng. Việc gia tăng này là do sự thuận tiện và
dễ sử dụng của ứng dụng thanh toán di động mang lại cho người dùng.
Trong bối cảnh mà phương thức thanh toán di động ngày càng gia tăng như
hiện nay. Các ngân hàng cũng đẩy mạnh xây dựng hệ thống thanh toán tích hợp
nhằm phổ biến ứng dụng di động (Mobile App). Thị trường này là một thị trường
mới đầy tiềm năng, nhưng đồng thời cũng đầy rẫy những khó khăn. Điều cần thiết
hiện nay cho các tổ chức, các ngân hàng Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống
thanh toán di động là phải hiểu được ý định sử dụng của người dùng bị tác động bởi
những yếu tố nào. Từ đó, mới điều chỉnh các chiến lược của tổ chức nhằm thu hút
khách hàng. Do đó, yêu cầu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng
dụng thanh toán di động của người tiêu dùng Việt Nam là cần thiết.
Tóm lại, thanh toán di động là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới.
Tuy nhiên, tại Việt Nam có ít các nghiên cứu liên quan đến việc xác định các yếu tố
có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động. Đây là lý do hình
thành đề tài nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ
DỤNG ỨNG DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN VĂN
PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Nghiên cứu này đề xuất xem xét việc giải thích 4 yếu tố dưới mô hình chấp
nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) bao gồm hiệu quả mong đợi (PE), nỗ lực

mong đợi (EE), ảnh hưởng xã hội (SI), điều kiện thuận lợi (FC), kết hợp với yếu tố
nhận thức về rủi ro (PR) và yếu tố nhận thức về lợi ích (PB). Tác giả hy vọng việc


5

sử dụng mô hình nghiên cứu này có thể giải thích tốt cho việc xác định xác định và
đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này để ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động của người dùng tại nền kinh tế đang phát triển Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu này, tác giả sẽ làm rõ các vấn đề như sau:
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh

toán di động của nhân viên văn phòng tại TP. HCM.
-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên ý định sử dụng ứng

dụng thanh toán di động của nhân viên văn phòng tại TP. HCM
-

Xác định có hay không có sự khác nhau có sự khác nhau có ý nghĩa

thống kê giữa các nhóm giới tính, nhóm độ tuổi, nhóm trình độ học vấn và nhóm
mức thu nhập khác nhau đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động của
nhân viên văn phòng tại TP. HCM.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi, ý nghĩa và kết cấu nghiên cứu
Do giới hạn về năng lực cùng thời gian nghiên cứu, nên trong nghiên cứu này,

tôi chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu trong phạm vi ở Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu này tập trung vào
đối tượng là nhân viên văn phòng đang làm việc ở HCM. Thành phố HCM được
xem là trung tâm kinh tế của Việt Nam, người tiêu dùng nhanh nhẹn nắm bắt những
xu hướng mới, trong đó có ứng dụng thanh toán di động. Tác giả sử dụng phương
pháp chọn mẫu thuận tiện tại thành phố Hồ Chí Minh để dễ dàng tìm được đúng đối
tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình UTAUT
(PE, EE, SI, FC) kết hợp với yếu tố nhận thức về rủi ro (PR) và yếu tố nhận thức về
lợi ích (PB) vào ý định sử dụng.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ để hiệu chỉnh
thang đo phù hợp. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thảo luận trực tiếp với 10 cá
nhân và được chua làm 2 nhóm (mỗi nhóm 5 người) đang làm việc cho các doanh


6

nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Sau khi hiệu chỉnh từ ngữ để phù hợp với hoàn cảnh
tại Việt Nam, tác giả hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu thực tế.
Kết quả thu về có 265 phiếu khảo sát hợp lệ được đưa vào phân tích, đánh giá sơ bộ
thang đo, kiểm định EFA, kiểm định tương quan Pearson, kiểm định hồi quy, kiểm
định giá trị trung bình đám đông.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu này góp phần làm rõ hơn những yếu tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động tại nền kinh tế đang phát triển – Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu này cung cấp cho các nhà quản trị và kinh
doanh tại Việt Nam một nền tảng lý thuyết để làm cơ sở xây dựng và phát triển các
chương trình, chính sách để thu hút khách hàng trong việc sử dụng ứng dụng thanh
toán di động.

1.5 Kết cấu nghiên cứu
Nội dung bài nghiên cứu gồm có 5 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài về khía cạnh thực tế cũng
như trong lý thuyết. Nêu lên đề tài nghiên cứu cũng như các mục tiêu cần đạt được
trong nghiên cứu này.
Chương 2: Các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan: trình bày các lý thuyết
nền, bao gồm 4 khái niệm trong mô hình UTAUT (bao gồm hiệu quả mong đợi, nỗ
lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi) và 2 khái niệm của yếu tố
nhận thức về rủi ro và yếu tố nhận thức về lợi ích. Trình bày các nghiên cứu liên
quan.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu bao gồm chi tiết về việc tiến hành nghiên cứu
như chọn mẫu, khảo sát sơ bộ, điều chỉnh bảng câu hỏi, khảo sát thực tế
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị


7

CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 2 sẽ trình bày về các khái niệm nghiên cứu, các giả thuyết
của mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu liên quan đã được nghiên cứu trước đó và
đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.1 Các khái niệm, nội dung nghiên cứu
2.1.1 Thanh toán di động – Mobile payment
Thanh toán di động là thanh toán đề cập đến giao dịch tài chính thông qua
thiết bị di động. Hiện nay, thanh toán di động có nhiều định nghĩa khác nhau. Điển
hình như:
Thanh toán di động là cách thức sử dụng thiết bị di động để chuyển tiền
thanh toán từ người thanh toán sang người nhận thanh toán thông qua hình thức trực
tiếp hay trung gian (Mallat, 2007).

Thanh toán di động là bất kỳ khoản thanh toán nào thực hiện trên thiết bị di
động để khởi tạo, xác nhận giao dịch thương mại (Au và Kauffman, 2008).
Thanh toán di động là thao tác chuyển tiền trên thiết bị di động mà không sử
dụng chức năng thoại (Forrester, 2011).
Thanh toán di động là giao dịch được thực hiện bằng điện thoại di động và
các phương tiện thanh toán bao gồm các phương tiện của ngân hàng và các tài
khoản có giá trị lưu trữ, loại trừ giao dịch dựa trên hệ thống thanh toán và hệ thống
phản hồi bằng giọng nói tương tác (Gartner, 2012).
Một định nghĩa khác của Deloitte (2012, trang 4), định nghĩa này xác định
rằng thanh toán di động là hình thức thanh toán mà người dùng sử dụng thiết bị di
động để thực hiện trao đổi thông tin và thực hiện chuyển tiền từ người thanh toán
đến người thụ hưởng cho mục đích thanh toán bằng cách truy cập vào các kết nối
mạng hoặc sử dụng công nghệ kết nối tầm ngắn.
Hiện nay, có 4 cách tiếp cận để truy cập thanh toán di động, bao gồm thanh
toán bằng tin nhắn hoặc bằng trình duyệt trên điện thoại, thanh toán dựa trên ứng
dụng, thanh toán không tiếp xúc và thanh toán lai (Deloitte, 2012). Hai cách tiếp


8

cận đầu tiên được sử dụng kỹ thuật thanh toán từ xa. Thanh toán không tiếp xúc và
thanh toán lai là phương pháp thanh toán lân cận.
Thanh toán từ xa tức là sử dụng internet để thanh toán qua ngân hàng hoặc
các dịch vụ thanh toán khác, có thể sử dụng điện thoại, laptop, máy tính kết nối
internet để thực hiện thanh toán.
Còn thanh toán gần là sử dụng tương tác thanh toán qua điện thoại bằng cách
xác nhận sóng thường xuyên (Radio frequency Identification- RFD) hay công nghệ
truyền tập tin gần (near filed communication technologies- NFCT). Hiện tại rất
nhiều nơi như nhà hàng, cửa hàng đã và đang chấp nhận cách thanh toán này.
Trong các bài nghiên cứu đó, các yếu tố tác động đến ý định sử dụng có thể

là: Năng lực, chi phí, an toàn và ảnh hưởng xã hội: Như nghiên cứu ủa Lu và cộng
sự, Yang và cộng sự. Có thể xem xét bằng các lợi ích của thanh toán di động như:
tiện lợi, hiệu quả…
Các lý thuyết điển hình được sử dụng bởi các nghiên cứu bao gồm Mô hình
chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ (UTAUT), và mô hình thành công của DeLone và McLean IS (Shin, 2009;
Kim và cộng sự, 2010).
2.1.2 Hiệu quả mong đợi - Performance Expectancy
Hiệu quả mong đợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống hay
ứng dụng sẽ giúp họ cải thiện được hiệu quả công việc (Venkatesh và cộng sự,
2012). Hiệu quả mong đợi phản ánh việc đánh giá những tiện ích nhận được khi sử
dụng. Thanh toán di động cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng như khách hàng
có thể thực hiện các giao dịch tài chính mà không cần phải mang theo tiền mặt, thẻ
ngân hàng, séc… ở bất kỳ đâu có thể thực hiện giao dịch thanh toán di động. Do dó,
khách hàng sẽ cảm thấy thật tiện lợi cho cá nhận họ. Và hiệu quả mong đợi có tác
động mạnh ý định sử dụng thanh toán di động.
Trong các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hiệu quả mong đợi đã ảnh
hưởng đến ý định hành vi trong thương mại di động (AbuShanab và Pearson, 2007;


9

Sun et al., 2010), dịch vụ di động (Zarmpou, Saprikis, Vlachopoulou và Singh,
2010), và dịch vụ ngân hàng di động (Shaikh và Karjaluoto, 2015)
Trong mô hình của Venkatesh và cộng sự (2003) đã xác định rằng hiệu quả
mong đợi sẽ là thành phần mạnh nhất tác động đến ý định. Và ảnh hưởng của hiệu
quả mong đợi đến hành vi đã được chứng minh trong bối cảnh thanh toán di động
(Thakur, 2013; Wang và Yi, 2012).
H1: Hiệu quả mong đợi có tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động.

2.1.3 Nỗ lực mong đợi – Effort expectancy
Nỗ lực mong đợi được định nghĩa là mức độ dễ dàng nhận biết để người tiêu
dùng sử dụng các công nghệ mới, nó gần giống với nhận thức dễ sử dụng trong mô
hình TAM (Venkatesh, Thong và Xu, 2012, trang 159). Nỗ lực mong đợi có tác
động tích cực đến ý định hành vi chấp nhận và sử dụng thanh toán di động.
Các tổ chức, ngân hàng nên đảm bảo rằng các giao dịch có thể được tiến
hành qua điện thoại di động một cách dễ dàng (Gu, Lee và Suh, 2009). Tuy nhiên,
một số nghiên cứu gần đây, đã nhận thấy mối quan hệ không đáng kể giữa nỗ lực
mong đợi và ý định hành vi (Baptista and Oliveira, 2015; Lian, 2015). Trong nghiên
cứu này, nỗ lực mong được được kiểm tra để làm sáng tỏ tác động của nó đến ý
định sử dụng thanh toán di động.
H2: Nỗ lực mong đợi có tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động.
2.1.4 Ảnh hƣởng xã hội - Social Influence
Ảnh hưởng xã hội là sự tác động đến nhận thức của người tiêu dùng thông qua
những người thân bên cạnh, khuyên người dùng nên sử dụng một công nghệ nào đó
(Venkatesh, Thong và Xu, 2012, trang 159). Có thể hiểu thái độ và niềm tin của một
cá nhân trong cùng nhóm sẽ hình thành nên hành vi của cá nhân họ đối với việc sử
dụng một công nghệ nào đó.


10

Một giả định là cá nhân có xu hướng tham khảo thông tin từ những người
thân, những thần tượng, những người mà họ luôn đánh giá cao và họ có thể bị ảnh
hưởng tới ý định hành vi của mình. Vì vậy, ảnh hưởng xã hội đóng một vai trò quan
trọng trong ý định hành vi của người dùng.
H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động
2.1.5 Điều kiện thuận lợi – Facilitating Conditions

Là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại
để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (San Martin và Herrero, 2012, trang 342).
Một giả định đặt ra là nếu nơi thực hiện thanh toán di động như khách sạn, nhà
hàng, cửa hàng…không chấp nhận thanh toán di động vì không có đủ cơ sở máy
móc, trang thiết bị để thực hiện việc thanh toán thì sẽ làm giảm ý định sử dụng ứng
dụng thanh toán di động của người dùng.
H4: Điều kiện thuận lợi có tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động.
2.1.6 Nhận thức về rủi ro - Perceived risk
Nhận thức về rủi ro xuất phát từ cảm giác không chắc chắn, lo lắng về hành
vi có thể mang lại những kết quả trái ngược, không mong muốn (Mandrik & Bao,
2005). Trong nghiên cứu của Slade (2015), tác giả sử dụng nhận thức về rủi ro trên
khía cạnh nhận thức rủi ro về an toàn và rủi ro về cá nhân (security and privacy).
Trong nghiên cứu của Lee (2008) đề cập đến việc sử dụng 5 yếu tố của nhận
thức về rủi ro, bao gồm: rủi ro về an toàn, rủi ro về tài chính, rủi ro về xã hội, rủi ro
về thời gian và rủi ro về hiệu quả. Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng cách nhìn
nhận nhận thức rủi ro an toàn.
Rủi ro về an toàn: đây là những tổn thất tiềm tàng khi có các hành vi phạm
pháp, hacker xâm nhập vào tài khoản ngân hàng online của người sử dụng. Những
thông tin cá nhân của người tiêu dùng khi sử dụng các trang web, những yêu cầu
phải đăng nhập tên tài khoản…dễ dàng làm lộ các thông tin cá nhân, thậm chí dẫn


11

đến mất tiền trong tài khoản của họ. Từ đó dẫn đến sự không tin tưởng của người
tiêu dùng về sử dụng các công nghệ mới
Rủi ro về tài chính: những tổn thất tiềm tàng bị mất tiền trong giao dịch hoặc
các tài khoản được sử dụng sai sót. Dẫn đến những khi những giai dịch sai sót, rất
khó đòi lại bồi thường hoặc thậm chí bị mất luôn khoản tiền giao dịch đó.

Rủi ro về xã hội: có khả năng ảnh hưởng đến những tiêu chuẩn xã hội, có thể
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc không chấp nhận sử dụng của những
người thân quan trọng, dẫn đến không có ý định sử dụng công nghệ mới.
Rủi ro về thời gian: việc tốn thời gian cho tải xuống ứng dụng, hoặc mạng
chậm, hệ thống quá tải tốc độ chậm
Rủi ro về hiệu quả: sai sót có thể xảy ra khi sai chức năng hoặc hệ thống
serve bị hư hỏng, dẫn đến giao dịch không thực hiện được.
H5: Nhận thức về rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng ứng dụng thanh
toán di động.
2.1.7 Nhận thức về lợi ích - Perceived benefit
Theo Lee (2008) thì có 2 dạng lợi ích: lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp.
Lợi ích trực tiếp: là những lợi ích mà người sử dụng thanh toán di động có
thể nhận thấy được khi sử dụng thanh toán di động. Những lợi ích này có thể là: cơ
hội giảm giá, điểm tích lũy, có thể giao dịch với tốc độ nhanh hơn, có thể là điều
khiển, chương trình khuyến mãi…
Lợi ích gián tiếp: là những lợi ích không nhận thấy được và rất khó đo lường
H6: Nhận thức về lợi ích có tác động tích cực đến ý định sử dụng ứng dụng
thanh toán di động.


×