Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

LÊ TÙNG CƯỜNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

-----------------

LÊ TÙNG CƯỜNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH
TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành :

Quản lý công

Mã số


8340403

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH CÔNG KHẢI

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Tùng Cường, học viên lớp cao học Quản lý Công, Khóa 27 - Cà
Mau, Khoa Quản lý Nhà nước, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,
là tác giả của Luận văn thạc sĩ với đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm
ngành du lịch tỉnh Cà Mau”.
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong luận văn có sử dụng,
trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các số liệu trích
dẫn trong luận văn đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác nhất và có thể kiểm
chứng trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là
hoàn toàn khách quan, trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình
thức nào.

Tác giả luận văn

Lê Tùng Cƣờng



TÓM TẮT
Cà Mau là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong
những địa phương có nhịp độ phát triển kinh tế cao nhất và là một điểm sáng về
phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của cả vùng. Với sự hình thành và phát
triển của cụm Khu công nghiệp khí - điện - đạm và các ngành kinh tế khác, du lịch
đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua. Là vùng đất cực Nam của
Tổ quốc, có hệ sinh thái đặc thù của rừng tràm, rừng đước với kênh rạch chằng
chịt, Cà Mau sở hữu nhiều tài nguyên du lịch đặc thù có giá trị du lịch cao. Đó là,
Đất Mũi, các Vườn Quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển, Khu Ramsa, hệ thống kênh
rạch chằng chịt. Hệ thống rừng ngập mặn ven biển và các giá trị đa dạng sinh học
sẽ càng có giá trị cao thời kỳ sau năm 2020. Những tiềm năng du lịch đa dạng này
là một trong những thế mạnh đặc biệt quan trọng của du lịch Cà Mau so với một số
địa phương thuộc ĐBSCL. Điều này đã tạo cho du lịch Cà Mau có được sức hấp
dẫn du lịch riêng và đây là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Cà Mau
trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam.
Với những lợi thế nêu trên về du lịch Cà Mau đã xác định đưa ngành du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Tuy nhiên trong thực tế phát triển du
lịch ở Cà Mau chưa tương xứng với tiềm năng, do đó, nghiên cứu này tập trung trả
lời 2 câu hỏi: (1) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm
ngành du lịch tỉnh Cà Mau; (2) Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh
cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
Qua phân tích cho thấy Cà Mau có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú,
hạ tầng giao thông tốt và thuận tiện để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau.
Nghiên cứu cũng chỉ ra lượng khách du lịch khá lớn và có xu hướng tăng trưởng
cao, tuy nhiên lượng khách không đồng đều. Tỷ trọng đóng góp vào GRDP của du
lịch cũng thấp so với cả nước và xu hướng trên thế giới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
năng lực cạnh tranh của du lịch Cà Mau mới ở mức trung bình và bị cạnh tranh bởi
nhiều điểm du lịch tương đồng trong khu vực. Nghiên cứu cũng chỉ ra cụm ngành
du lịch Cà Mau đã có đầy đủ các thành phần, nhưng các thành phần này đang ở



mức độ yếu và còn tồn tại nhiều yếu tố cản trở động lực phát triển du lịch như:
thiếu vắng quy hoạch du lịch, tỷ lệ dự án đầu tư du lịch thấp, trình độ và kỹ năng
của lực lượng lao động phục vụ du lịch còn hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu.
Kết quả là, khách du lịch đến Cà Mau có thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu cho
du lịch thấp, dẫn đến lượng khách tuy nhiều, nhưng doanh thu du lịch thấp.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách để nâng
cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Cà Mau như: (1) xây dựng quy hoạch
du lịch chi tiết; (2) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch; (3)
khai thác các loại hình du lịch tiềm năng một cách có hiệu quả; (4) rà soát các dự
án đầu tư, giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án để cải thiện hiệu suất thực
hiện các dự án; (5) nâng cao vai trò liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong nước
và quốc tế, đẩy mạnh vai trò của hiệp hội và các tổ chức du lịch trong tỉnh; và (6)
xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau.


SUMMARY
Ca Mau is a province in the Mekong Delta (Mekong Delta), one of the
provinces with the highest economic growth rate and a bright spot in the
development and transformation of the economic structure of the region. With
the formation and development of the Gas - Electricity - Fertilizer Industrial
Zones and other economic sectors, tourism has developed strongly in recent
years. Being the southernmost land of the country, with a unique ecosystem of
cajuput forests and mangrove forests, Ca Mau possesses many unique tourism
resources. That is, Dat Mui, National Parks, Biosphere Reserve, Ramsa Area,
interlocking canals. The system of coastal mangrove forests and biodiversity
values will be more and more valuable in the period after 2020. These diverse
tourism potentials are one of the particularly important strengths of Ca Mau’s
tourism, compared with some places in the Mekong Delta. This has given Ca
Mau tourism its own tourist attraction and this is an important factor for Ca

Mau tourism development in the current context of Vietnam's tourism.
With the above advantages of tourism, Ca Mau has determined to make
the tourism industry a key economic sector of the province. However, in fact,
tourism development in Ca Mau is not commensurate with the potential;
therefore, this study focuses on answering 2 questions: (1) What factors affect
competitiveness of industry clusters tourism in Ca Mau province; (2) What is
the solution to improve the competitiveness of Ca Mau tourism industry in the
future.
Through the analysis, Ca Mau has diversified and abundant tourism
resources and convenient transportation infrastructure to develop various types
of tourism. The study also showed that the number of tourists is quite large and
tends to grow, but the number of tourists is uneven. The proportion of tourism
contribution to GRDP is also low compared to the country and the world trend.
The research results indicate that the competitiveness of Ca Mau tourism is only


at the average level and is competed by many similar tourist destinations in the
region. The study also pointed out that the Ca Mau tourism sector has a full
range of components, but these components are at a weak level and there are
many factors that hinder the motivation for tourism development such as: lack
of planning for the tourism sector, low rate of tourism investment projects,
qualifications and skills of the labor force serving tourism are limited,
monotonous tourism products. As a result, tourists to Ca Mau have a short stay;
the level of tourism spending is low, leading to a large number of tourists, but
low revenues in this sector.
From the research results, the author made some policy recommendations
to improve the competitiveness of Ca Mau tourism sector such as: (1) building
detailed tourism planning; (2) improve the quality of human resources for
tourism; (3) exploit potential tourism types effectively; (4) review investment
projects, solve project-related issues to improve the performance of projects; (5)

enhancing the role of association, cooperation in domestic and international
tourism development, promoting the role of associations and tourism
organizations in the province; and (6) branding Ca Mau tourism.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu...................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................... 4
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CÀ MAU THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý luận chung ........................................................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm du lịch ....................................................................................................... 6
2.1.2. Khái niệm khách du lịch ............................................................................................. 7
2.1.3. Điểm đến du lịch ........................................................................................................ 8
2.2. Khung phân tích năng lực cạnh tranh .............................................................................. 10
2.2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ............................................................................. 10
2.2.2. Lý thuyết về cụm ngành ............................................................................................ 11
2.2.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu...................................................................... 13
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH

TỈNH CÀ MAU ..................................................................................................................... 15
3.1. Vị trí, vai trò của du lịch Cà Mau trong phát triển kinh tế xã hội địa phương và hoạt động
du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long ........................................................................................ 15
3.1.1. Vị trí ngành du lịch trong nền kinh tế Cà Mau ........................................................ 15
3.1.2. Ngành du lịch Cà Mau trong hoạt động du lịch Đồng bằng sông Cửu Long .......... 17
3.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch Cà Mau ....................................................... 22
3.2.1. Định hướng của tỉnh Cà Mau về phát triển du lịch bền vững .................................. 22
3.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững............................ 24
3.2.3. Đánh giá chung ........................................................................................................ 31
3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh đối với cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau .......................... 32


3.3.1. Các điều kiện về nhân tố đầu vào ............................................................................ 32
3.3.1.1. Về vị trí địa lý, địa hình, thời tiết và khí hậu .................................................... 32
3.3.1.2. Về tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng ................................................... 34
3.3.1.3. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................................ 37
3.3.1.4. Về nguồn nhân lực của ngành du lịch .............................................................. 40
3.3.2. Các điều kiện về nhu cầu.......................................................................................... 43
3.3.2.1. Khách du lịch .................................................................................................... 43
3.3.2.2. Cơ sở lưu trú du lịch ......................................................................................... 46
3.3.3. Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ..................................................... 48
3.3.3.1. Các thể chế hỗ trợ............................................................................................. 48
3.3.3.2. Các ngành dịch vụ có liên quan ....................................................................... 49
3.3.4. Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh ........................................................................ 51
3.3.4.1. Đánh giá môi trường kinh doanh tỉnh Cà Mau dựa trên chỉ số PCI cấp tỉnh .. 51
3.3.4.2. Quy hoạch du lịch và xúc tiến du lịch .............................................................. 55
3.3.4.3. Liên kết và cạnh tranh du lịch .......................................................................... 57
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau ....................................... 58
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH, ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU

LỊCH TỈNH CÀ MAU .......................................................................................................... 62
4.1. Kết luận và khuyến nghị .................................................................................................. 62
4.1.1. Kết luận .................................................................................................................... 62
4.1.2. Khuyến nghị.............................................................................................................. 64
4.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau ... 66
4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ............................................................................ 66
4.2.2. Đẩy mạnh các chương trình liên kết, phối hợp với các địa phương nhằm thu hút
khách du lịch ...................................................................................................................... 68
4.2.3. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch .............. 68
4.2.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ...................................................... 69
4.2.5. Tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch .......................... 69
4.2.6. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch ................................. 70
4.3. Hạn chế ............................................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 73

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

TIẾNG ANH
Association of South East
Asian Nations

Chính phủ

ĐBSCL

Foreign Direct Investment

Một thành viên


Peripheral Component
Interconnect

Quyết định

TNHH

Thành phố Hồ Chí Minh

TP HCM

Ủy ban nhân dân

UBND
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VCCI
VHTTDL

Vườn Quốc gia
Tổ chức Thương mại thế giới


PCI


Trách nhiệm hữu hạn

Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam

FDI
MTV

Nghị định
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

ASEAN
CP

Đồng bằng Sông Cửu Long
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

KÝ HIỆU

VQG
World Trade Organization

WTO


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Cà Mau từ năm 2012 – 2015 và 2017 ………… trang 17
Bảng 3.2: So sánh khách du lịch đến Cà Mau với các tỉnh của ĐBSCL

……… trang 19

Bảng 3.3: Nguồn thống kê kết quả hoạt động du lịch các tỉnh ĐBSCL ………… trang 20
Bảng 3.4: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011 – 2017 …… trang 26
Bảng 3.5: Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Cà Mau, giai đoạn năm 2010 – 2017… trang 29
Bảng 3.6: Dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 ………..……… trang 29
Bảng 3.7: Hiện trạng lao động du lịch Cà Mau đã qua đào tạo

………………… trang 40

Bảng 3.8: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Cà Mau đến 2020 ………… trang 41
Bảng 3.9: Hiện trạng khách du lịch đến Cà Mau ………………………………… trang 42
Bảng 3.10: Dự báo khách du lịch đến Cà Mau thời kỳ 2015 – 2020 .......................trang 44
Bảng 3.11: Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau

……… trang 46

Bảng 3.12: Tổng hợp các chỉ số của Cà Mau qua các năm ……………………… trang 51
Bảng 3.13 : Kết quả xếp hạng PCI tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2006 – 2017 ………… trang 52
Bảng 3.14: So sánh xếp hạng, điểm số các chỉ số thành phần của Cà Mau và điểm trung vị cả
nước qua năm 2016 – 2017 ……..………………………………………………… trang 53


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mô hình bốn nhóm nhân tố du lịch


……………………………………trang 06

Sơ đồ 2.2: Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương ……………..trang 10
Sơ đồ 2.3: Mô hình kim cương …………………………………………………….trang 12
Sơ đồ 2.4: Cụm ngành du lịch của Thái Lan ………………………..……………..trang 14
Sơ đồ 3.1: Mô hình kim cương của cụm ngành du lịch Cà Mau ………………….trang 58


1

Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại những lợi ích vô cùng
to lớn cho mỗi quốc gia, du lịch đóng góp phần lớn vào doanh thu của đất nước,
giúp nhiều quốc gia thu được hàng tỷ USD mỗi năm, mang lại hàng triệu việc
làm cho người dân; đặc biệt, du lịch còn là một phương tiện quảng bá hình ảnh
đất nước mạnh mẽ nhất. Xây dựng du lịch Cà Mau trở thành điểm đến hấp dẫn,
có uy tín và sức cạnh tranh cao; xây dựng một số sản phẩm, loại hình du lịch
của tỉnh đạt thương hiệu du lịch quốc gia là một trong những nội dung được đề
cập Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND
ngày 07/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển
bền vững tỉnh Cà Mau giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quyết
định này đã chỉ ra những loại hình du lịch khai thác phát triển chủ yếu bao gồm:
du lịch tham quan cảnh quan tự nhiên; du lịch văn hóa lễ hội gắn với các di tích
lịch sử văn hóa, các đặc trưng văn hóa của cư dân miền biển Cà Mau; du lịch về
nguồn “Đến với Mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Tổ quốc”.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, sản phẩm du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng được tổ chức gần đây cũng tạo thêm nhiều lựa chọn cho du

khách, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Cà Mau. Đặc biệt, Quyết định số
744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đến năm
2030; Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09/03/2010 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phê duyệt "Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020" cũng nêu rõ các định hướng phát triển các loại hình sản
phẩm du lịch này.


2

Với sự hình thành và phát triển của cụm Khu công nghiệp khí - điện - đạm
và các ngành kinh tế, du lịch và dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh
trong thời gian qua. Là vùng đất cực Nam Tổ quốc, có hệ sinh thái đặc thù của
rừng tràm, rừng đước với kênh rạch chằng chịt, Cà Mau sở hữu nhiều tài
nguyên du lịch đặc thù có giá trị du lịch cao. Đó là Đất Mũi, các Vườn Quốc
gia, Khu dự trữ sinh quyển, Khu Ramsa, hệ thống kênh rạch chằng chịt cũng
như những câu chuyện về bác Ba Phi nổi tiếng trên toàn quốc. Những tiềm năng
du lịch đa dạng này là một trong những thế mạnh đặc biệt quan trọng của du
lịch Cà Mau so với một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Với tính đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên khá
đặc sắc, hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch không trùng
lặp với sản phẩm du lịch nhiều địa phương khác trong khu vực. Điều này sẽ tạo
cho du lịch Cà Mau có được sức hấp dẫn du lịch riêng và đây là yếu tố quan
trọng đối với phát triển du lịch Cà Mau trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt
Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian qua tỉnh Cà Mau chưa khai thác tốt những tiềm
năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du
lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách. Nguồn thu từ du lịch vẫn
còn rất thấp, chưa góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của địa

phương. Đứng trước những thách thức trong quá trình phát triển chung của du
lịch cả nước, cùng với những đặc thù du lịch của tỉnh, ngành du lịch cần nghiên
cứu và đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch bền vững một cách
đồng bộ, để đưa du lịch Cà Mau ngày càng tiến xa hơn nữa.
Từ những nhận định trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý công. Mặt dù đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp,
nhưng tác giả hy vọng dựa trên những cơ sở đánh giá khoa học, sẽ đề xuất được
các giải pháp khả thi có thể góp phần vào phát triển ngành du lịch, tăng thu


3

nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và đánh thức tiềm
năng du lịch Cà Mau.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cụm
ngành du lịch tỉnh Cà Mau trong thời gian qua.
- Đưa ra các khuyến nghị về chính sách và đề xuất các giải pháp để góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau.
1.3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
-

it

ng nghi n c u

Tập trung vào nội dung việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh cụm
ngành du lịch tỉnh Cà Mau và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh
tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau.

- hạm vi nghi n c u c a

tài

+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu, điểm du lịch sinh
thái tỉnh Cà Mau được nhiều du khách ghé tham quan: Vườn quốc gia Đất Mũi
(du lịch Mũi Cà Mau); Cột mốc quốc gia; Cồn Ông Trang; Đầm Thị Tường;
Vườn chim Đầm Dơi; Vườn chim Tư Na - Năm Căn; Vườn chim trong trung
tâm thành phố Cà Mau; Hòn Khoai; Hòn Đá Bạc, Bãi biển Khai Long...
+ Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng các tài liệu nguồn về du lịch và các
nghiên cứu trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Số liệu thứ cấp được
thu thập, sử dụng trong đề tài từ năm 2012 đến năm 2017.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, học viên sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: định tính và định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính sử dụng
phương pháp khảo sát chuyên gia, thực hiện phỏng vấn các đối tượng: cán bộ
lãnh đạo, quản lý, các nhà chuyên môn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau và thảo luận các giải pháp chủ yếu để phát triển
du lịch tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu định lượng qua việc phân tích, thống kê, mô
tả, so sánh và đánh giá các số liệu ghi chép tại các điểm du lịch, các số liệu báo


4

cáo, thống kê của các ngành có liên quan. Nghiên cứu được thực hiện bằng các
phương pháp cụ thể:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Các dữ liệu thứ cấp được lấy từ số liệu
của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế, Tổng cục Du lịch, các báo cáo của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, các
công ty du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, tham khảo những tài liệu được xuất

bản chính thức, những đề tài đã nghiên cứu có liên quan đến hoạt động du lịch
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở tổng hợp các nguồn dữ liệu
thứ cấp thu thập được, tiến hành phân tích các dữ liệu để nhận định đánh giá về
hiện trạng năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Cà Mau.
- Phương pháp so sánh thống kê: so sánh, thống kê các số liệu có liên quan
đến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau để thấy rõ thực trạng, qua đó
đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Cà Mau .
1.5. Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương, cụ thể như sau:
Ch ơng 1 Đặt vấn đề, nêu lên tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, bối
cảnh quản lý phát triển du lịch ở Cà Mau và vấn đề đặt ra mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận
văn.
Ch ơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch tỉnh Cà
Mau theo hướng bền vững. Trong đó, đề cập đến một số khái niệm cơ bản;
nghiên cứu chính sách quản lý về phát triển du lịch; khung phân tích năng lực
cạnh tranh; đánh giá tiềm năng, hiện trạng và yêu cầu phát triển du lịch tỉnh Cà
Mau theo hướng bền vững.
Ch ơng 3: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng của du lịch tỉnh Cà Mau; Vận
dụng khung phân tích năng lực cạnh tranh để phân tích năng lực cạnh tranh cụm
ngành du lịch Cà Mau.


5

Ch ơng 4: Tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị chính
sách.
Kết luận



6

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CÀ MAU THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
2.1. Cơ sở lý luận chung
2.1.1. Khái niệm du lịch
Hiện nay, tồn tại rất nhiều định nghĩa về du lịch, tùy thuộc vào góc độ tiếp
cận hay mục đích nghiên cứu và sau đây là một số định nghĩa được nhiều
nghiên cứu sử dụng:
- Tiếp cận từ góc độ du khách, theo Liệp hiệp quốc (1963): “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
Luật Du lịch Việt Nam (2017) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng
thời gian nhất định”.
- Tiếp cận từ các bên có liên quan, Cotlman (1989) định nghĩa: Du lịch là sự
kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao
gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi
đón du khách.
Sơ đồ 2.1: Mô hình bốn nhóm nhân tố du lịch
Du khách

Nhà cung ứng dịch vụ
du lịch


Dân sự sở tại

Chính quyền địa phương
nơi đón du khách

Nguồn: Coltman, năm 1989


7

Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006):
- Tiếp cận từ góc độ du khách: “Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú
thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích
hòa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những
kinh nghiệm sống và sư thỏa mãn một số nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mình”.
- Tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch: “Du lịch là
quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng
các nhu cầu của du khách. Các doanh nghiệp coi du lịch như là cơ hội để bán
các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách”.
Nghĩa là, các doanh nghiệp du lịch không những phục vụ du khách thông qua
các dịch vụ của họ, đồng thời họ cũng đang bán chính sản phẩm của doanh
nghiệp để đạt được doanh thu và lợi nhuận.
- Tiếp cận từ góc độ cơ quan quản lý: “Du lịch là quá trình tổ chức các
điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của
người đi du lịch”.
Như vậy, mặc dù cách biểu đạt chưa thống nhất, nhưng tựu trung lại du
lịch là tổng thể các mối quan hệ liên quan đến sự tham gia và lợi ích của nhiều
bên (du khách; nhà cung cấp dịch vụ du lịch; dân cư sở tại; chính quyền địa
phương sở tại và nhà nước) phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của du

khách ngoài nơi cứ trú thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí,
nghĩ dưỡng, vv, trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.2. Khái niệm khách du lịch
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm du khách. Các Tổ
chức quốc tế như Tổ chức Liên hiệp các quốc gia - League of Nations, Tiểu ban
các vấn đề kinh tế - xã hội trực thuộc Liên hiêp quốc và Hội đồng thống kê liên
hiệp quốc... có nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch nói chung, khách


8

du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa nói riêng. Song xét một cách tổng quát
thì đều có một số điểm chung nổi bậc như:
- Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình.
- Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ
mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến.
- Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ, nhưng không được quá một
năm.
* Định nghĩa khách du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam:
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân
Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
2.1.3. iểm ến du lịch
Điểm đến du lịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của du
lịch, vì thế từ rất lâu đã có những công trình nghiên cứu về điểm đến của du

khách.
Theo Burkart & Medlik’s (1974) “Điểm đến du lịch là một khu vực địa lý
được viếng thăm bởi du khách, nó có thể là một trung tâm khép kín, một ngôi
làng, hay một thị trấn, hay một thành phố, một huyện hoặc một khu vực, một
hòn đảo, một quốc gia hay một lục địa”.
Mill & Morrison (1992) lại cho rằng “Điểm đến du lịch là nơi có sự kết
hợp của các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì để
tạo ra một trải nghiệm kỳ nghỉ thỏa mãn cho du khách, tất cả các yếu tố phải có
mặt. Điểm đến du lịch bao gồm: Điểm hấp dẫn - Trang thiết bị - Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải - Khách sạn”.


9

Jensen, Hansen & Metz (1993) điểm đến du lịch là một khu vực địa lý,
trong đó có cảnh quan và đặc điểm văn hóa và đó là ở vị trí để cung cấp một sản
phẩm du lịch bao gồm sự liên kết của giao thông vận tải - nơi ăn nghỉ - thực
phẩm và ít nhất một hoạt động nổi bật hoặc trải nghiệm.
Theo Hu & Ritchie (1993) điểm đến du lịch như là một gói các cơ sở và
dịch vụ du lịch, giống như bất kỳ sản phẩm tiêu dùng khác. Một điểm đến là nơi
được kết hợp giữa cơ sở hạ tầng, kinh tế văn hóa – xã hội và các doanh nghiệp
cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách. Các điểm đến phải có khu vực vị trí
xác định rõ, chẳng hạn như một quốc gia, một hòn đảo hoặc một thị trấn. Bên
cạnh đó là chính quyền phải tích cực và phối hợp các hoạt động tại điểm đến.
Theo Lumsdon (1997) điểm đến du lịch được hiểu như là tổng hợp một số
yếu tố, được kết hợp với nhau để thu hút du khách đến cho một kỳ nghỉ hoặc
ghé thăm trong ngày cụ thể. Cụ thể là ông xác định 04 yếu tố cốt lõi của điểm
đến:
+ Các yếu tố thu hút cốt lõi;
+ Môi trường được xây dựng ở dạng vật chất;
+ Các dịch vụ cung cấp hỗ trợ;

+ Yếu tố văn hóa - xã hội.
Dưới góc độ chiến lược, Buhalis (2000) định nghĩa: Điểm đến du lịch là
một khu vực địa lý xác định được du khách hiểu như một thực thể duy nhất, với
một khuôn khổ chính trị và lập pháp cho việc lập kế hoạch tiếp thị du lịch điểm
đến trong việc cung cấp một hỗn hợp sản phẩm du lịch và được gộp theo tên
thương hiệu của điểm đến.
Tóm lại, điểm đến du lịch được xem như là tập hợp các tài nguyên tự
nhiên, văn hóa, nghệ thuật. Mặt khác điểm đến còn là tổng thể của cấu trúc hạ
tầng và thượng tầng. Điểm đến khác nhau có thể dựa trên nhiều thuộc tính khác
nhau. Điểm đến rất quan trọng trong quá trình quyết định lựa chọn du lịch và
tác động mạnh đến lòng trung thành của du khách. Có thể nói rằng lòng trung


10

thành của du khách phụ thuộc khá nhiều vào điểm đến. Chính vì thế, sự hấp dẫn
điểm đến là yếu tố quan trọng trong ngành du lịch.
2.2. Khung phân tích năng lực cạnh tranh
2.2.1. Lý thuyết v năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được các cấp chính quyền quan tâm nhằm định vị
năng lực nội tại của địa phương. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách
có thể đưa ra các quyết định nhằm đạt hiệu quả phát triển lợi thế của địa
phương. Có nhiều lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ bài viết này
tác giả sử dụng khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia của Michael
Porter (1990, 1998, 2008) và được điều chỉnh cho phân tích năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh (2012).
Theo lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael Porter, yếu tố duy nhất
quyết định tới năng lực cạnh tranh là năng suất, trong đó năng suất được đo
bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong
một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất quyết

định thu nhập và mức sống trong dài hạn. Để tăng trưởng năng suất bền vững
đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp (Michael Porter, 2008).
Như vậy, yếu tố cốt lõi của năng lực cạnh tranh là năng suất và theo
Michael Porter các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và tốc độ tăng trưởng năng
suất gồm có ba nhóm: (1) các yếu tố tự nhiên của quốc gia; (2) các yếu tố năng
lực cạnh tranh cấp độ vĩ mô; (3) các yếu tố năng lực cạnh tranh cấp độ vi mô.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của tỉnh Cà
Mau, tác giả sử dụng khung phân tích được điều chỉnh cho địa phương của Vũ
Thành Tự Anh (2012) được trình bày trong hình sau:


11

Sơ đồ 2.2: Khung phân tích năng lực cạnh tranh cấp độ địa phƣơng
NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP
Trình độ phát triển cụm
ngành

Môi trường kinh doanh

Hoạt động và chiến lược
của doanh nghiệp

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG
Hạ tầng văn hóa, giáo dục,
y tế, xã hội

Hạ tầng kỹ thuật (GTVT,
điện, nước, viễn thông)


Chính sách tài khóa, đầu tư,
tín dụng, cơ cấu

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƢƠNG
Tài nguyên tự nhiên

Vị trí địa lý

Quy mô của địa phương

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2012)

2.2.2. Lý thuyết v cụm ngành
Trong đánh giá về năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Cà Mau, tác
giả sử dụng khái niệm cụm ngành theo định nghĩa của Michael Porter. Theo đó:
Cụm ngành là "sự tập trung về mặt đại lý của doanh nghiệp, các nhà cung
ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các
ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục
tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại...) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh
tranh vừa hợp tác với nhau".
Như vậy, cụm ngành được cấu thành bởi hai yếu tố, thứ nhất là sự tập
trung về mặt địa lý của các hoạt động kinh doanh. Sự tập trung về mặt địa lý
giúp cho các hoạt động của cụm ngành tận dụng được lợi thế so sánh, giảm chi
phí giao dịch qua đó đẩy mạnh năng lực cạnh tranh nội tại của cụm ngành. Yếu
tố thứ hai là tính liên kết của các thành phần trong cùng một cụm ngành và với
các ngành có liên quan và thể chế hỗ trợ. Đây chính là yếu tố cốt lõi để thay đổi
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cụm. Với sự liên kết hỗ trợ


12


mang tính cạnh tranh và hợp tác sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động, tạo ra sự lan
tỏa, hiệu ứng theo quy mô cho các doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào mô hình kim cương
của Michael Porter bao gồm 4 nhóm yếu tố, tạo thành 4 đỉnh của hình thoi bao
gồm: (1) các điều kiện nhân tố sản xuất; (2) các điều kiện nhu cầu; (3) các
ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan; (4) bối cảnh cho chiến lược và cạnh
tranh của doanh nghiệp. Theo phương pháp này để tạo ra tính đổi mới và làm
tăng năng suất ngoài các yếu tố hữu hình như các lợi thế về nhân tố sản xuất,
nhu cầu của người tiêu dùng... còn có các nhóm nhân tố vô hình khác ngày càng
đóng vai trò quan trọng cho việc cải thiện năng suất và tăng trưởng năng suất.
Ngoài ra, để nhấn mạnh vai trò trong việc hoạch định các chính sách nhằm tạo
ra sân chơi bình đẳng, một nhóm yếu tố về vai trò của chính quyền địa phương
được điều chỉnh đưa vào mô hình kim cương.
Sơ đồ 2.3: Mô hình kim cƣơng
Chính sách kinh tế, thị
trường (hàng hóa, tài
chính), trợ cấp, giáo dục,
định hình nhu cầu, thiết
lập các tiêu chuẩn

Mức độ đòi hỏi và khắt
khe của khách hàng và
nhu cầu nội địa

Các quy định và động lực khuyến
khích đầu tư và năng suất; độ mở và
mức độ của cạnh tranh trong nước
Vai trò
chính


Bối cảnh cho
chiến lược và
cạnh tranh

Các yếu tố
điều kiện nhu
cầu

Ngành công
nghiệp phụ
trợ có liên
quan quan

Điều kiện
yếu tố đầu
vào

Tiếp cận các yếu tố đầu vào
chất lượng cao

Nguồn: Michael Porter (2008), Vũ Thành Tự Anh (2011)

Sự có mặt của các nhà
cung cấp và các ngành
công nghiệp hỗ trợ


13


Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến lý thuyết về cụm ngành
du lịch, trong đó lý thuyết về cụm ngành du lịch của Thái Lan gồm các thành
phần chính như: nhà cung cấp, các hoạt động chủ đạo, các công ty dịch vụ.
Sơ đồ 2.4: Cụm ngành du lịch của Thái Lan

CỤM NGÀNH DU LỊCH
(Thái Lan)

Cụm ngành du lịch theo mô hình của Thái Lan thể hiện các hoạt động: mua
sắm, giải trí, vận tải quốc tế, hoạt động của các công ty du lịch lữ hành, hoạt
động nhà hàng, khách sạn, vận tải nội địa. Với sự tham gia quản lý của các cơ
quan chính phủ, sự tham gia đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục và
đào tạo.
2.2.3. Tổng quan một s kết quả nghi n c u
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề
phát triển du lịch, trong đó có vấn đề phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cà
Mau. Đáng lưu ý, là công trình nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch áp dụng cấp chứng chỉ “Cơ sở kinh doanh du lịch đạt
chuẩn” cho các cơ sở dịch vụ du lịch tại khu, điểm, đô thị du lịch do Vụ Khách
sạn, Tổng cục Du lịch Việt nam (2006) chủ trì, đã đưa ra các tiêu chuẩn về chất
lượng dịch vụ du lịch, là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du


×