Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục HƯỚNG NGHIỆP CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRONG bối CẢNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.47 KB, 62 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp, quản lý giáo dục
hướng nghiệp ở nước ngoài có một số nghiên cứu tiêu biểu
sau:
Năm 1937, Keller và Viteles đã có nghiên cứu mang tầm
thế giới về tư vấn và hướng nghiệp, họ tiến hành khảo sát ở
khu vực Châu Âu, châu Á... Ở một số quốc gia, các thuật ngữ
như “hướng dẫn nghề - vocational guidance”, “tư vấn nghề vocational counselling”, “thông tin, tư vấn và hướng dẫn –
information, advice ad guidance” đều chỉ các hoạt động tư
vấn và hướng nghiệp [30, tr.36].
Năm 2006 Ở Anh, tác gải Mc. Cash đã đề xuất mô hình
DOTS gồm khung cơ bản của tư vấn và hướng nghiệp (Mc.
Cash, 2006), mô hình này đã xác định 4 mục đích: học cách
quyết định, nhận thức cơ hội, học chuyển đổi và tự nhận thức.
[30, tr.46].
Các quốc gia Bắc Âu đều có cùng mục tiêu hoặc kết quả
học tập (mô hình DOTS). Tuy nhiên nhấn mạnh sự khác biệt


ở phần nhận thức cơ hội nhấn mạnh nhất, tiếp đến là tự nhận
thức, học quyết định và học chuyển đổi ít được quan tâm hơn
[30, tr.66].
Xu thế ở gần như đa số các quốc gia trên thế giới hiện
nay đều coi nguồn lực con người là yếu tố có vai trò quan


trọng nhằm tạo ra sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của
một quốc gia. Nhờ có sự đầu tư và phát triển cho nguồn nhân
lực mà một số nước chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng
trở thành nước công nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Nhật
Bản,… Giáo dục & đào tạo, trong đó có GDNN đã góp phần
hết sức to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước. Ở đó, các cơ sở GDNN bồi dưỡng và cung cấp một lực
lượng lao đông đảo đã được đào tạo một cách bài bản, góp
phần làm cho cơ cấu lao động xã hội, trong đó có cả về cơ cấu
trình độ,và cơ cấu vùng miền và cơ cấu ngành nghề phù hợp
với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở
các nước phát triển hiện tại họ rất coi trọng lực lượng lao
động tri thức. Nếu ở giai đoạn trước đây kĩ năng, tay nghề
được coi trọng thì ngày nay tri thức, trình độ, và khả năng
cập nhật nguồn kiến thức mới, phong phú đáp ứng yêu cầu xã
hội mơi là yếu tố cần được coi trọng. Do đó, GDHN, giáo dục


thường xuyên có vai trò quan trong việc phát triển một xã hội
kiện hướng đến đào tạo và sử dụng nguồn lao động tri thức và
tự đào tạo suốt đời.
- Những nghiên cứu ở trong nước
Các nhà nghiên cứu trong nước dành sự quan tâm đến
vấn đề GDHN, tiêu biểu có một số công trình:
Trên phương diện nghiên cứu của tâm lý học, Đặng
Danh Ánh cho rằng: “...hướng nghiệp giờ đây không chỉ gắn
với khâu chọn nghề của học sinh trường phổ thông mà còn
gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường chuyên nghiệp
nào (doanh nghiệp, TCCN, CĐ, ĐH) và tại các cơ sở sản xuất
kinh doanh, nơi ác em đến làm việc sau khi tốt nghiệp. Nếu

hiểu như vậy, hoạt động hướng nghiệp không chỉ được tiến
hành ở tất cả các loại trường học mà còn thực hiện ở các cơ
quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh; không chỉ tiến hành với
thế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả những người lớn tuổi
không có nghề hoặc vì lý do nào đó phải thay đổi nghề, lúc đó
phải hướng nghiệp lại lần thứ hai, lần thứ ba. Nói cách khác,
hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đến trường (trọng
tâm là THCS, THPT) đến khi các em có một nghề trong tay”


[1,Tr.12]. Trong cách tiếp cận này, ông cho rằng: “Mục tiêu
chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm
năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình, hiểu yêu cầu
của nghề, chuẩn bị cho thanh thiếu niên sự sẵn sàng tâm lý đi
vào những nghề mà có thành phần kinh tế đang cần nhân lực,
trên cơ sở bảo đảm của sự phù hợp nghề. Không có sự phù
hợp nghề thì không thể nói tới sự sẵn sàng tâm lý được”
[1,Tr.14].
Các nhà nghiên cứu giáo dục hiểu hướng nghiệp nhìn
chung như một hệ thống tác động giúp thế hệ trẻ có cơ sở
khoa học xác đáng trong việc chọn nghề phù hợp năng lực,
hứng thú, sở thích của từng cá nhân; đồng thời có thể đáp ứng
và tạo ra sự cân bằng trong phân công lao động của xã hội.
Theo các tác giả Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm
Minh Hạc, nếu xét theo mục đích và nội dung thì hướng
nghiệp được coi là “một hệ thống công tác giảng dạy, giáo
dục được tổ chức một cách đặc biệt, nhằm hình thành ở học
sinh một xu hướng nghề nghiệp có tính đến nhu cầu của xã
hội, trên cơ sở đó mà xác định nghề nghiệp của mình” [15,
Tr.149]. Theo cách giải thích này, các nhà nghiên cứu đã tập

trung nhấn mạnh hoạt động hướng nghiệp phải làm thế nào để


giúp cho thế hệ trẻ tự giác đi đến quyết định lựa chọn nghề
nghiệp một cách có ý thức và chủ định. Hay nói cách khác, họ
lựa chọn nghề nghiệp cần được dựa trên ba căn cứ: năng lực,
nguyện vọng của bản thân, những yêu cầu của nghề nghiệp và
những đòi hỏi của xã hội hiện tại.
Tác giả Phạm Tất Dong đưa ra quan điểm “Nếu áp dụng
máy móc những nội dung của hoạt động hướng nghiệp theo
cấu trúc do K. K. Platônốp đề xuất mà chúng ta vẫn quen làm
thì chắc chắn không đạt hiệu quả cao. Bởi khi đó khách hàng
bị đưa vào thế thụ động, không nhìn thấy tiềm năng phát triển
của cá nhân” [17,Tr.19] và ông đề xuất “...cần phải tổ chức
các giờ giáo dục hướng nghiệp dưới dạng các hoạt động, và
thông qua các hoạt động ấy, các em học dinh sẽ biết tự tìm
hiểu một nghề cụ thể, một trường học để mình qua đó nắm
được nghề, sẽ tự ghi chép được những điều cần thiết và bổ ích
cho mình qua giờ hướng nghiệp” [17,Tr.21].
Do sự chuyển biến của nền kinh tế ở nước ta trong
những năm gần đây đó là từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường đã gây ra nhiều biến đổi trong cơ cấu
nghề nghiệp của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động trong nước hiện nay, bên cạnh việc đổi mới chương


trình, nội dung và phương pháp dạy học chúng ta cần nhìn
nhận vấn đề hướng nghiệp một cách nghiêm túc và đúng đắn,
bởi: “Giáo dục là một thị trường đặc biệt vì sản phẩm của
giáo dục là con người. Tuy nhiên sản phẩm đó không được

“làm thử”, không được “làm lại”. Trong cơ chế thị trường,
nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng
là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động
này tùy thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của
người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế
nào là do “làm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động”
quyết định [26, Tr.64]. Dần dần, khái niệm phân công lao
động sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị
trường. Do vậy, định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ là
nhiệm vụ tối quan trọng, và nó cần được bắt đầu thực hiện
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, học sinh
đã phải định hướng trong quá trình học tập, định hướng nghề
nghiệp tương lai. Để định hướng cho học sinh đi đúng hướng
và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho mình, chúng ta
phải dựa trên cơ sở khoa học. Vì việc lựa chọn nghề có cơ sở
khoa học có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân cũng
như với toàn xã hội và có ý nghĩa sâu sắc.


Ngoài ra, còn có nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bích
Loan với nghiên cứu đề tài cấp Bộ “Định hướng giá trị nghề
nghiệp cho học sinh THCS khu vực nông thôn đáp ứng yêu
cầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam” [33, tr.24] đã xây
dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp cho học
sinh THCS, THPT ở khu vực nông thôn, miền núi phía Bắc
trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay nhằm đáp ứng yêu
cầu chuyển dịch cơ cấu lao động xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam. Trong đó, tác giả đã phân tích rõ vai trò, ý nghĩa
của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ
thông, cũng như tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến định

hướng nghề nghiệp của học sinh.
Như vậy, có thể nói hầu hết các công trình nghiên cứu
của các tác giả ở trên đều có quan điểm chung làGDHN và
quản lý GDHN có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng định
hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, là nhân tố trọng yếu
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào
nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về quản lý
giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS Quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Vì


vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ không trùng lặp, đảm bảo
tính độc lập và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn đối với việc
nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh các trường THCS Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
trong bối cảnh hiện nay nói riêng và các trường THCS nói
chung.
- Một số khái niệm, quan niệm cơ bản
- Quản lý
Quản lý (managemeent) là khái niệm chỉmang tính chung
chung, khái quát. Dựa trên lý luận của khoa học quản lý, tùy
theo góc độ tiếp cận mà khái niệm này được quan niệm theo
nhiều cách khác nhau.
Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich đưa ra
khái niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm bảo đảm
sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích
của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một
môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục
đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn

cá nhân ít nhất...” [25, tr.33].


Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản chất hoạt động
quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản”
gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá
trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa hệ vào thế
“phát triển”…Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có
“quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động
phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các
nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại
lực)”. [3, tr.14]
Các tác giả Nguyễn Lộc nhấn mạnh: “Hoạt động quản lý
là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục
đích của tổ chức”. [31, tr.1]
Tác giả Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “Quản lý là quá
trình dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để
tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một
trạng thái mới” [12, tr.163].
Tác giả Trần Kiểm quan niệm: “Quản lý là những tác
động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết


hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực,
vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một
cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao
nhất”. [28, tr.8]
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý

của tác giả Trần Kiểm làm khái niệm công cụ của đề tài.
- Quản lý nhà trường
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Trường học là thành tố
khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là
hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Do đó quản lý nhà
trường nhất thiết phải vừa có tính nhà nước vừa có tính xã
hội” [39, tr33].
Tác giảNguyễn Phúc Châu thì cho rằng: “Quản lý nhà
trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [12,
tr17].
Như vậy, hoạt động quản lý nhà trường thường chịu tác


động của các lực lượng đó là:các chủ thể QL bên trên nhà
trường (các cơ quan QLGD cấp trên) với chức năng hướng
dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động của nhà trường và các chủ
thể QL bên ngoài nhà trường (các thực thể bên ngoài nhà
trường, cộng đồng) với chức năng xây dựng định hướng về sự
phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà
trường phát triển.
- Quản lý giáo dục hướng nghiệp
- Hướng nghiệp
Theo Đại Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1998 thì
“Hướng nghiệp là tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho
người khác.Tạo điều kiện để cá nhân đó khám phá và phát
huy những năng lực của bản thân”. [44, tr.652]
Tác giả Quang Dương cho rằng: “Hướng nghiệp là hệ

thống các biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học,
giáo dục học, xã hội học, y học và nhiều khoa học khác để
giúp thanh niên chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng
thời thích hợp với năng lực, nguyện vọng cá nhân nhằm phân
bổ, sử dụng có hiệu quả cao nhất lực lượng lao động có sẵn
của đất nước”. [18, tr.34]


Theo Luật giáo dục: “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ
thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để
giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn
nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá
nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”[32].
Như vậy xét về mặt khoa học, hướng nghiệp cần phải
được tổ chức một cách hệ thống và mang tính đồng bộ trước
hết ở trong mỗi nhà trường và kết hợp với các nguồn lực bên
ngoài các nhà trường nhằm cung cấp cho các em học sinh về
“thế giới nghề nghiệp”, giúp các em hiểu được về nguyện
vọng chính đáng, sở trường, sở đoản của cá nhân, sự hấp dẫn
và năng lực lựa chọn nghề nghiệp, cùng với đó là nhu cầu
cung ứng, sử dụng nguồn nhân lực của lĩnh vực ngành nghề.
Từ đó giúp các em học sinh có thể định hướng cho bản thân
con đường đi đúng đắn trong tương lai. Giúp học sinh “Chọn
đúng ngành, làm đúng nghề” sẽ là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu đối với các trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm hướng nghiệp
trong Luật Giáo dục.
- Giáo dục hướng nghiệp



Định hướng nghề nghiệp là quá trình cung cấp thông tin
cho học sinh năm s được về đặc điểm, yêu cầu, tiêu chí cũng
như xu hướng phát triển của các ngành nghề trong xã hội;
Trong đó bao gồm cả những thông tin về lực lượng, phân bổ
lao động trên thực tế và những dự đoán số lượng, chất lượng
lao động trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với bối cảnh hiện
tại của xã hội.
GDHN cần phải tác động một cách toàn diện đến tâm lý
của học sinh từ nhận thức, thái độ và hành vi. Cần giúp học
sinh hiểu rõ giá trị thực sự của nghề, từ đó hình thành hứng
thú, say mê với nghề và toàn tâm toàn ý lao động, cống hiến
với nghề. GDHN cần phải được coi là quyền lợi của từng trẻ
em, thế hệ trẻ để được chọn nghề theo đúng năng lực, nhu
cầu, sở trường của mình và GDHN phải giúp các em ngày
càng nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ lao động, nhu cầu nhân
lực mà xã hội đặt ra.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011: “GDHN là hệ
thống các tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học,
kinh tế học...nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa
phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của


cá nhân vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực
sản xuất trong nền khinh tế quốc dân” [11].
-Quản lý giáo dục hướng nghiệp
Quản lý hướng nghiệp là một bộ phận của quản lý giáo
dục, là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích,
có kế hoạch thông qua công cụ quản lý tác động đến đối
tượng quản lý nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả các
mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh.

- Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ
sở
- Vai trò của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trung học cơ sở
GDHN có ý nghĩa lớn, tác động trực tiếp đến quá trình
hướng nghiệp, giúp cho học sinh THCS có thể tự giác điều
chỉnh hướng đi, lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với
năng lực, sở trường bản thân và nhu cầu nghề nghiệp trong xã
hội một cách tối ưu nhất.
GDHN góp phần cụ thể hóa trong thực hiện mục tiêu
giáo dục, đào tạo ở nhà trường THCS. Trong suốt thời kỳ học


ở cấp phổ thông, đặc biệt là sau THCS, học sinh được tiếp cận
các môn học tích hợp nghề nghiệp; đồng thời thông qua các
giờ GDHN học sinh đã được trang bị tri thức về các lĩnh vực
ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là được học các lớp dạy
nghề phổ thông góp phần định hướng chọn nghề tương lai cho
học sinh. Như vậy quá trình hướng nghiệp trong các trường
THPT một mặt giáo dục ý thức lao động cho HS, một mặt
còn định hướng để HS lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
Việc giúp HS phát huy được năng lực, sở trường bản
thân, hứng thú và có nhận thức chọn nghề một cách đúng đắn
là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với hướng
nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường phải gắn mục tiêu đào tạo
với mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương, vùng miền nơi
sinh sống và mục tiêu kinh tế chung của cả nước và. Sự phân
công lao động hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hướng nghiệp có vai trò lớn tạo nguồn nhân lực thích hợp
cung cấp cho xã hội, hướng nghiệp tốt cũng đồng nghĩa với

việc cung cấp nguồn nhân lực vừa cân đối vừa có chất lượng
phục vụ kinh tế phát triển.
GDHN ngoài nhiệm vụ chính là định hướng nghề nghiệp
cho học sinh còn cần phải thực hiện được đường lối giáo dục


của Đảng và Nhà nước. Trong GDHN, mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội luôn được xem là vấn đề trọng tâm để HS
được tiếp cận và tiền đề quyết định con đường sự nghiệp
tương lai. Nghiên cứu các nước, sự phát triển kinh tế đều phụ
thuộc vào nguồn lao động phong phú, chất lượng cao nhờ
công tác đào tạo nguồn lao động được chú trọng, đào tạo đội
ngũ thợ lành nghề, và những cán bộ khoa học kỹ thuật có
trình độ cao đáp ứng nền công nghiệp hiện đại. Hoạt động
GDHN có hiệu quả sẽ tạo ra những thế hệ tương lai có đủ
phẩm chất và năng lực để xây dựng đất nước, đồng thời có ý
nghĩa trong chiến lược phát triển con người, chiến lược kinh
tế, chính hướng nghiệp đã tạo ra những thế hệ con người lao
động mới, tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước hiên
tại.
Hướng nghiệp có có tác dụng điều chỉnh, phân bố lại sự
phân công lao động trong xã hội, tạo ra sự cân bằng nguồn
nhân lực, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, tình
trạng thừa nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng lại thiếu lao
động chân tay hoặc ngược lại. Hướng nghiệp nếu tiến hành tốt
sẽ tạo động lực và chính là cơ hội cho người học chọn nghề
phù hợp, từ đó đem hết năng lực để phát triển ngành nghề đã


chọn, sáng tạo trong công việc, chất lượng và hiệu quả công

việc được nâng cao, dẫn đến kinh tế phát triển vững chắc.
- Chức năng, nhiệm vụ, nội dung, hình thức của giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở
- Chức năng của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trung học cơ sở
“Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục
toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của
ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt
động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân từ đó, mỗi
học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc
không phù hợp với mình”.
Do đó, công tác hướng nghiệp trong các trường THCS
cần giúp cho học sinh nắm được hệ thống nghề nghiệp trong
xã hội, phương hướng, xu hướng phát triển của nền kinh tế,
nhu cầu sử dụng lao động của cả nước nói chung, địa phương
noi sinh sống nói riêng nhằm xác định cho HS trách nhiệm,
nghĩa vụ sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất. Trên cơ sở
nắm được những kiến thức về nghề nghiệp, đặc điểm KT-XH
của đất nước, địa phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn


cảnh, HS có khả năng đối chiếu, so sánh với sự phát triển,
năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe của bản
thân để có thể điều chỉnh động cơ, lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp.
Vì vậy, để quá trình nhận thức, lựa chọn nghề diên xra
thuận lợi, cần tạo điều kiện cần thiết, thuận lợi về CSVT, về
các mối quan hệ xã hội và xây dựng ở HS ý thức, sự cầu tiến
của HS để các em tích cực tham gia các hình thức lao động do
nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độ lao động, có

dịp thử sức mình trong hoàn cảnh thực tiễn, từ đó nhận định
về sự phù hợp nghề nghiệp của bản thân. Phải làm cho mỗi
học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả
năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của
mình.
- Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trung học cơ sở
Trong quyết định 126 Chính phủ của Hội đồng Chính
phủ: Công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông gồm các
nhiệm vụ sau:
+ Giáo dục thái độ lao động đúng đắn.


+ Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số
nghề.
+ Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của
từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả
năng nghề nghiệp thích hợp nhất.
+ Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề,
những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hoá...
Như vậy, giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học
có 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh
về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề
trong xã hội, đặc biệt là các nghề và các nơi đang cần nhiều
lao động trẻ tuổi có văn hoá, về những yêu cầu tâm sinh lý
của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh
lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo
nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân.

Định hướng nghề bao gồm: Giáo dục nghề nghiệp và tuyên
truyền nghề nghiệp.


Hai là, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
Nhiệm vụ của tư vấn nghề bao gồm 5 nhiệm vụ cơ bản:
(1) Chẩn đoán những thuộc tính cơ bản và phẩm chất quan
trọng về mặt nghề nghiệp. (2) Đối chiếu cấu trúc tâm lý của
nhân cách HS và của hoạt động nghề nghiệp. (3) Tư vấn
thông tin hướng dẫn nhằm giới thiệu cho HS đặc điểm nghề
định chọn. (4) Tham vấn chẩn đoán nhằm bộc lộ hứng thú,
thiên hướng, năng lực và những phẩm chất nghề chuyên biệt
của HS trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người
một cách toàn diện. (4) Tư vấn y khoa nhằm bộc lộ sự phù
hợp giữa trạng thái sức khoẻ của người học với yêu cầu của
nghề nghiệp mà họ lựa chọn. (5) Tư vấn hiệu chỉnh được tiến
hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của người học
không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ.
Thứ ba, tạo điều kiện cho học sinh tuyển chọn nghề
nghiệp
Tuyển chọn nghề là xác định xem các đối tượng dự
tuyển có phù hợp vớilĩnh vực nghề nghiệp đó hay không, từ
đó đi đến quyết định tuyển hay không tuyển vào học hay làm
việc.


Tuyển chọn nghề đi từ nghề (hay nhóm nghề) đến con
người, xuất phát từ nghề (hay nhóm nghề) để chọn người vào
học hay làm việc. Trong khi đó tư vấn nghề lại xuất phát từ
con người để đi đến nghề nghiệp.

- Nội dung của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
trung học cơ sở
Giao dục hướng nghiệp cho học sinh THCS cần giúp cho
họ thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc chọn nghề
dựa trên cơ sở năng lực, phẩm chất, nhu cầu, nguyện vọng ....
của bản thân. Để đáp ứng mục tiêu GDHN cho HS, nội dung
GDHN cho HS THCS bao gồm các nội dung sau:
Một là, cơ sở khoa học của việc chỉ ra vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của việc chọn nghề và các hướng đi đúng đắn sau
khi tốt nghiệp THCS, trong đó cần làm tốt các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Giúp học sinh thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc chọn nghề nói chung và quyết định hướng đi sau
tốt nghiệp nói riêng dựa trên cơ sở năng lực, phẩm chất, nhu
cầu, nguyện vọng của bản thân.


- Bước đầu hiểu được giá trị và lợi ích giữa sự phù hợp
nghề với từng cá nhân cụ thể trong xã hội hiện đại. Đồng thời,
giúp họ thấy được một cách tổng quan các hướng đi cần thiết
sau khi tốt nghiệp THCS.
- Tổ chức các hoạt động giới thiệu, tìm hiểu, so sánh với
thực tiễn về sự phù hợp hay không phù hợp nghề của từng cá
nhân cụ thể, có thể bước đầu dự đoán và chỉ ra nguyên nhân.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh có sự liên hệ, hình dung về
các hướng đi cụ thể, sự thay đổi hình thức học tập hoặc làm
việc sau khi tốt nghiệp THCS.
Hai là, định hướng phát triển KT - XH của đất nước và
địa phương
- Giúp cho học sinh nắm được những nét khái quát cơ bản

về nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nền kinh tế thị
trường, hướng phát triển theo định hướng XHCN của đất nước
hiện nay, cũng như sự khác nhau giữa chúng.
- Bước đầu tiếp cận làm quen và hiểu được các phụ trù
mới: việc làm, nghề nghiệp, thị trường lao động, đặc điểm về


thị trường lao động và việc làm ở nông thôn, thành phố, các
vùng miền khác nhau.
- Tổ chức giới thiệu về những biến chuyển và xu thế phát
triển của điều kiện KT - XH của đại phương trong giai đoạn
tiếp theo.
Ba là, thế giới nghề nghiệp quanh em. Là hoạt động giúp
HS biết cách phân tích, tìm hiểu, nhận định một số nghề qua
biểu đồ nghề và hiểu rõ một số nghề cụ thể, gần gũi với các em
trong cuộc sống hàng ngày ( nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh,
lĩnh vực nông nghiệp, nghề thợ thủ công...)
Bốn là, giới thiệu các nghành nghề ở địa phương. Giáo
viên giới thiệu đến HS một số ngành nghề đang phát triển ở địa
phương nơi HS sinh sống như các nghề thuộc lĩnh vực kinh
doanh, nông nghiệp, các nghề thợ thủ công...
Năm là, thị trường lao động: Giáo viên giới thiệu cho HS
thực trạng thị trường lao động ở địa phương như: yêu cầu, nhu
cầu về nguồn nhân công làm trong các công ty, cơ sở SX; Nhu
cầu về nguồn lao động tri thức trong các công sở; Nhu cầu
nguồn nhân lực để mở rộng kinh doanh, phục vụ...


Sáu là, tìm hiểu năng lực bản thân: Là quá trình giáo
viên giúp HS nhìn nhận khách quan về bản thân mình. Từ đó

các em xác định được điểm mạnh điểm yếu của mình, liên hệ
với các tình huống làm việc ở trường và ở nhà. Bước đầu có thể
giải thích được các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến lòng tự
tin và việc thực hiện công việc.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề nghiệp thông qua các
nguồn: họa đồ nghề và một số phương pháp khác như điều tra,
phỏng vấn...
- Giảng giải kết hợp với dùng các phiếu trắc nghiệm giúp
học sinh tự xác định và hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu
trong học tập và công việc ở trường, ở nhà, yếu tố giới tính có
ảnh hưởng đến hứng thú, lòng tự tin, năng suất lao động.
Bảy là, tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của địa phương
(Tuyển sinh trình độ THCS)
Tám là, các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. Là quá
trình giúp học sinh bước đầu có được một số hướng chọn lựa
sau khi tốt nghiệp THCS (kể cả việc chọn trường PTTH phù
hợp). Đồng thời tổ chức thảo luận với chủ đề nghề nghiệp
tương lai.


×