Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

GIỌNG điệu KHÁCH QUAN, LẠNH LÙNG TRONG TRUYỆN NGẮN lỗ tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.1 KB, 44 trang )

GIỌNG ĐIỆU KHÁCH QUAN,
LẠNH LÙNG TRONG TRUYỆN
NGẮN LỖ TẤN


Giới thuyết khái niệm giọng điệu khách quan, lạnh
lùng
Giọng điệu trong tác phẩm văn học là một hiện tượng
nghệ thuật phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và
thị hiếu thẩm mĩ của tác giả. Đó là một trong những phương
diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn
học. Nói một cách đơn giản, đó là hình thức nghệ thuật mang
tính quan niệm, là một phần quan trọng để xác định tài năng
và phong cách độc đáo của mỗi tác giả. Được thiết lập từ mối
quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện ,
giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, góp phần tăng hiệu
suất cảm xúc của tác phẩm văn chương.
Theo Từ điển tiếng Việt, giọng điệu là “giọng nói, lối nói
biểu thị một thái độ nhất định”. Lê Bá Hán trong Từ điển
thuật ngữ văn học, đưa ra định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ,
tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với
hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách
xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa
gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình


cảm, thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc
tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người
đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra
được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ


thông nhân vật” [14; 134-135].
Hoàng Ngọc Hiến cũng từng đề cập tới vai trò của giọng
điệu trong văn chương: “Câu văn có hồn là câu văn có
giọng… bài văn không có giọng điệu đọc lên vẫn nhạt nhẽo
vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn
trước hết ở giọng. Năng khiếu vẫn ở phần tinh tế nhất là năng
lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra
được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết” [16, 154-155].
Trong cuộc sống, giọng điệu thường mang tính nhất thời,
khác với giọng điệu trong tác phẩm văn học. Trong nghệ
thuật, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức công phu, là kết
quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu trở thành
một yếu tố cấu thành, phụ thuộc vào hệ thống không phải là
ngẫu hứng. Không chỉ hàm chứa cảm xúc, thái độ của người
nói, giọng điệu còn thể hiện nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính
của chủ thể phát ngôn. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu
cũng mang đặc tính âm thanh,không phải lúc nào cũng chỉ có


một giọng điệu thuần nhất. Việc phân chia loại hình giọng
điệu cũng khác nhau, xuất phát từ những tiêu chí khác nhau.
Theo cấu trúc, người ta có thể chia thành giọng chính và
giọng phụ; căn cứ vào sắc thái tình cảm thì có thể nói đến
giọng gay gắt hay ôn hòa, mềm mỏng, giọng trang trọng hay
suồng sã, kính cẩn hay châm biếm… Dựa vào cảm hứng chủ
đạo thì có giọng bi, giọng hài, giọng anh hùng ca. Dựa vào
khuynh hướng tư tưởng thì có các giọng: thông cảm hay lên
án, yêu thương hay tố cáo, khẳng định hay phủ định... Như
vậy, về cơ bản giọng điệu bộc lộ các sắc điệu tình cảm của
chủ thể phát ngôn.

Nói tới giọng điệu là nói tới mối quan hệ giữa chủ thể
sáng tạo với khách thể được phản ánh, vì giọng điệu gắn với
đặc điểm tâm hồn nghệ sĩ và đối tượng được miêu tả cho nên,
để xác định tư thế của người nói gắn với điểm nhìn trần thuật,
cần chú ý tới nghệ thuật xây dựng ngôn từ, cần phân tích vai
trò của hình tượng trong việc thể hiện giọng điệu. Qua đó,
giải thích chức năng và vai trò của giọng điệu trong chỉnh thể
tác phẩm.
Như vậy, có nhiều tiêu chí để phân chia giọng điệu:
Chúng tôi căn cứ vào sắc thái tình cảm và khuynh hướng tư


tưởng chia giọng điệu trong truyện ngắn Lỗ Tấn ra các kiểu
loại: khách quan, lạnh lùng; giọng trữ tình, thương cảm; giọng
giễu nhại, mỉa mai.
Giọng điệu khách quan, lạnh lùng, theo chúng tôi, là
giọng điệu giọng người kể chuyện không bày tỏ thái độ, ở đó
những từ ngữ mang sắc thái biểu cảm dường như bị triệt tiêu.
Lối kể của anh ta tỏ ra dửng dưng, lạnh lùng, những câu văn
chỉ mang tính chất thông báo đơn thuần. Dạng cấu trúc câu
phổ biến của giọng điệu này là: chủ ngữ - động từ, trong khi
đó, bổ ngữ thường xuyên bị lược bỏ. Thậm chí, trong nhiều
trường hợp, tác giả còn tước bỏ chủ ngữ hoặc vị ngữ tạo ra sự
phá vỡ quy tắc ngữ pháp thông thường. Giọng điệu này là
cách trình bày sự kiện từ bên ngoài và mang tính hành vi phần lớn là trần thuật ngôi thứ ba mang tính chất trung tính,
thiếu vắng điểm nhìn bên trong. Những đặc điểm của giọng
điệu này là căn cứ để chúng tôi triển khai giọng khách quan,
lạnh lùng trong truyện ngắn Lỗ Tấn.
- Phê phán căn bệnh vô cảm, dửng dưng của quốc
dân



Tư tưởng phê phán có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm
của Lỗ Tấn. Các tác phẩm được nhà văn đề cập với sự phong
phú về nội dung và đổi mới về hình thức nghệ thuật. Phương
diện nghệ thuật - đặc biệt là giọng điệu được Lỗ Tấn cách tân
so với lối trần thuật truyền thống. Sự cách tân về ngôn ngữ
được thể hiện trước hết trong việc sử dụng giọng khách quan,
lạnh lùng. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, Lỗ Tấn đã sử
dụng các câu văn trần thuật đơn thuần, giản lược thành phần
câu, rút ngắn dung lượng của các đoạn đối thoại. Tất cả những
cái đó được người kể phơi bày căn bệnh nan y - “liệt căn tính
quốc dân” - cần được chữa trị nhà văn thể hiện trong các tác
phẩm của mình.
Tác phẩm thường dùng các câu văn, lạnh lùng, vô âm
sắc. Người kể chuyện dường như đơn thuần kể lại các sự việc,
hành động mà anh ta thấy, chứ không phân tích hay bình luận.
Đằng sau việc cách tân về hình thức là mục đích “làm mới”
về nội dung. SỬ dụng giọng này, người kể “tẩy trắng” đi hình
tượng cá nhân mình trong tác phẩm. Cái “tôi” không xuất
hiện mà thay vào đó là sự sao chụp hình ảnh, sự kiện một
cách đơn thuần. AQ chính truyện là một trong những tác phẩm
thể hiện rõ sự cách tân về hình thức nghệ thuật. Đây là tác


phẩm có dung lượng lớn nhất trong số 33 truyện ngắn của Lỗ
Tấn. Tác phẩm gồm nhiều chương đoạn, mỗi chương là một
cốt truyện nhỏ có tính chất hoàn chỉnh. Xuyên suốt tác phẩm
là sự đan xen nhiều giọng điệu khác nhau, có khi là giọng
khách quan lạnh lùng, có khi là giọng châm biếm mỉa mai, có

lúc lại là giọng điệu trữ tình, xót xa, thương cảm. Nhưng nổi
bật hơn cả là giọng khách quan, lạnh lùng mang hàm ý châm
biếm, mỉa mai. Hàng loạt các câu văn lạnh lùng, được người
kể sử dụng khi giới thiệu khái quát về nhân vật AQ.
Lai lịch của AQ được người kể chuyện tái hiện bằng
giọng kể khách quan, lạnh lùng. Người kể giới thiệu những
nét khái quát nhất về nhân vật: họ tên, quê quán, nghề
nghiệp… Tuy nhiên, với phần giới thiệu này những thông tin
về nhân vật chưa được rõ ràng, người kể như cố ý dấu đi
nhiều chi tiết. Họ của AQ người ta cũng không rõ, không biết
“Thường lệ phàm viết truyện, người ta vẫn hay mào đầu bằng
mấy chữ “Ông Mỗ, tự là Mỗ, người xứ nọ, xứ kia…” thế
nhưng tôi lại không biết AQ họ gì hết? Có một lần, tưởng như
A Q họ Triệu; nhưng đến ngày hôm sau thì lại không lấy gì
làm chắc chắn nữa” [28; 95]. Giọng điệu khách quan đã làm
nổi bật những thắc mắc về thân phận của nhân vật A Q. Người


kể không chắc chắn với những thông tin đưa ra bởi đó chỉ là
những dự đoán, thiếu tính xác tín.
Tên và quê quán của A Q được người kể đưa ra hàng loạt
giả định bằng cặp quan hệ từ “nếu như”, “nhưng”, “nếu…
thì”. “Nếu như y là người họ Triệu thì theo thói quen hay
xưng quận vọng, có thể chiếu theo chỗ chú giải trong cuốn
Quận danh bách gia tính mà nói rằng y là người “Thiên Thủy,
miền Lũng Tây”. Nhưng đáng tiếc, A Q họ gì chưa rõ lắm, thì
quê quán y ở đâu cũng chưa có thể định được. Tiếng rằng A Q
bình sinh vẫn trú ngụ ở làng Mùi, nhưng y lại cứ luôn luôn đi
ngủ trọ đâu đâu ấy. Thành thử không thể nói y là người làng
Mùi được. Nếu nói là người làng Mùi thì trái với phép viết

sử” [29, 98]. Nếu ở các tác phẩm truyền thống, người viết
thường sử dụng câu văn dài để người đọc triền miên đắm
chìm trong dòng cảm xúc của tác phẩm thì với cách kể và việc
sử dụng giọng điệu lạnh lùng này, Lỗ Tấn thường xuyên sử
dụng câu văn ngắn, có khi cực ngắn. Trong một câu văn,
người viết thường lược bỏ đi thành phần bổ ngữ. Thậm chí,
trong nhiều trường hợp người viết còn lược bỏ cả chủ ngữ chủ thể của hành động, hoặc vị ngữ - bản thân hành động, tạo
ra sự phá vỡ quy tắc ngữ pháp thông thường. Hệ quả của kiểu


cấu trúc này tạo ra các câu văn “vô âm sắc” và ngắn đến mức
“gây hẫng” cho độc giả: “Gọi là “liệt truyện” ư?...Gọi là “tự
truyện” ư? Thì tôi nào có phải là AQ? Nói là “ngoại truyện”,
thì “nội truyện” ở đâu? [28, 93].
Phần giới thiệu về lai lịch của nhân vật được người kể
cung cấp những thông tin mập mờ, những giả định còn chưa
chắc chắn. Điều này góp phần khẳng định tính chất chân thực
của câu chuyện. Giọng khách quan, lạnh lùng được người kể
sử dụng khi nói về căn bệnh dửng dưng, vô cảm của những
con người trong xã hội. Lỗ Tấn phản ánh nó qua sự việc xem
người bị giải đi chém đầu được thể hiện rõ nhất qua chương
cuối của tác phẩm thông qua điểm nhìn bên ngoài.
AQ đã từng vênh váo tự hào kể cho dân chúng làng Mùi
câu chuyện chặt đầu mà y được chứng kiến ở trên huyện:
“Này! Các bác đã thấy chặt đầu người hay chưa nhỉ? Úi chào!
Vui lắm! Giết tụi cách mạng ấy mà! Úi chao chao, vui, vui
quá cơ!
AQ vừa nói vừa lắc lư cái đầu, nước bọt cứ bắn vào mặt
bác Triệu Tư Thần đứng trước y. Câu chuyện chặt đầu này, ai
nghe cũng phải rung mình rởn gáy”.



Y kể hào hứng đến mức mà “vừa nói vừa lắc lư cái đầu,
nước bọt cứ bắn vào mặt bác Triệu Tư Thần đứng trước y”
[28, 129]. Bằng điểm nhìn bên ngoài và ngôi thứ ba, người kể
tái hiện lại các hành động của AQ để phản ánh thái độ dửng
dưng giữa người với người trong xã hội. Lúc AQ dương
dương tự đắc cho mình hơn người như thế, y không biết rằng
sẽ đến ngày, chính y trở thành nhân vật chính cho vở kịch mà
những khán giả Trung Quốc lúc nào cũng hào hứng đón đợi.
Trong đoạn văn trên, người kể lược bỏ chỉ dẫn các đoạn thoại
của nhân vật hay bỏ cả chủ thể phát ngôn chỉ còn lại câu văn
cực ngắn “Các bác đã thấy chặt đầu người hay chưa nhỉ? Úi
chào! Vui lắm! Giết tụi cách mạng ấy mà! Úi chao chao, vui,
vui quá cơ!
Người kể không bày tỏ thái độ đánh giá của mình mà chỉ
đứng ngoài câu chuyện ghi chép những sự việc xoay quanh
AQ. Việc ghi chép các sự việc một cách đơn thuần tạo nên
tính xác thực, độ tin cậy trong lòng người đọc. Cảnh AQ bị
đưa đi bêu phố là sự kiện mọi người trong làng tò mò, háo
hức đi xem “AQ bị người ta đẩy lên một chiếc xe không mui,
ngồi chung với mấy chú áo cộc. Tức thì xe mở máy. Một toán
lính và mấy chú tuần đinh vác sung đi trước, hai bên đường


rất nhiều người hếch mỏ đứng xem. AQ không biết phía sau
có những gì. Bỗng y chợt nghĩ rằng: hay là chúng nó đưa
mình đi chặt đầu! Hoảng quá! Hai mắt y quáng hẳn lên, rồi
hai tai cứ nghe vù vù. Y dường như ngất đi. Nhưng y cũng
chưa ngất hẳn, có lúc lo sợ, có lúc thản nhiên. Y cảm thấy

rằng: người ra sinh ra trong trời đất, trước sau cũng có thể có
một lần bị chặt đầu” [28,154].
Sự việc AQ bị bêu phố được người kể tái hiện chân thực
giúp người đọc phần nào thấy được sự ngu muội trong tư
tưởng của AQ - một con người khiếm khuyết cả về hình dạng
bên ngoài lẫn tư tưởng bên trong. Đến khi chết, AQ vẫn tự
đắc về cái chết, y không giác ngộ được thế nào là đúng thế
nào là sai. Sự ngu muội, tự đắc của AQ có lẽ cũng như đại đa
số người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Vì vậy, mới có sự việc
đám đông quần chúng lại kéo đến “đông như kiến” “hếch mỏ
đứng xem”, kẻ thì cất lên tiếng khen ồn ào “Hay lắm!”, kẻ lại
cảm thấy không thỏa mãn vì “bắn người trông không vui mắt
bằng chém, mà cái tên tử tù kia trông buồn cười như thế nào
ấy. Đã bị đưa đi bêu phố một hồi lâu như vậy mà lại không
hát lên được một câu, thành ra đi theo nó bao nhiêu đường đất
chỉ mất công toi” [28, 157]. Họ không biết tại sao AQ lại bị


xử tử, nhưng cả làng Mùi đều nhất trí công nhận rằng đó
không phải là người lương thiện, chứng cứ là y đã bị bắn.
Chính AQ trước giờ xử tử cũng không biết mình sẽ bị đưa ra
trường chém, lí do bị xử tử cũng rất mù mờ, y còn mê muội
nghĩ rằng: “Người ta sinh ra trong trời đất, trước sau cũng có
một lần phải bêu phố để cho mọi người trông thấy như vậy”
[28, 169]. Dưới ngòi bút của Lỗ Tấn, quần chúng Trung Quốc
được thể hiện lên còn ngu muội, u mê “thứ người mà người ta
đưa ra chém đầu thị chúng và thứ người đứng xem cuộc thị
chúng vô vị” [28, 452]. Lỗ Tấn đã phản ánh chân thực hiện
trạng xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ thông qua tầng lớp quốc
dân. Họ mang trong mình căn bệnh vô cảm. Đó là bệnh mà rất

nhiều người dân đang mác phải cần lên án để họ thức tỉnh.
Những người chạy theo xem AQ bị đưa ra pháp trường cũng
là người chứng kiến cuộc chặt đầu tên Hán gian tay sai của đế
quốc Nga, sau khi bị đế quốc Nhật bắt được.
Ngoài việc tái hiện chân thực các sự việc, người kể
chuyện còn rút ngắn ngôn từ đối thoại. Ngôn từ đối thoại
được người kể rút ngắn khi kể về sự việc AQ và cu D đánh
nhau, những người trong làng đứng ra cổ vũ. Toàn bộ cuộc
đối thoại được người kể chuyện kể một cách chân thực:


“Những người đứng xem hình như muốn hòa giải, nói:
Hảo lớ, hảo lớ!
Một bọn khác cũng gào lên:
Hảo, hảo” [28, 123].
Đối với họ, cuộc đụng độ như là trò tiêu khiển để mua
vui. Thay vì việc can ngăn, họ xúm lại để xem. Người kể
tường thuật trực tiếp sự việc thông qua đoạn đối thoại ngắn để
người đọc bị “bỏ rơi” bởi những lời trần thuật “đều đều”,
“tỉnh khô”. Nếu như truyện ngắn truyền thống, khi bắt đầu
đoạn đối thoại, người kể thường sử dụng lời dẫn, kèm theo lời
và miêu tả cảm xúc của nhân vật, thì trong truyện ngắn Lỗ
Tấn, lời dẫn đối thoại nhiều khi bị giản lược đến mức tối đa,
chỉ còn lại là một cấu trúc chủ -vị mang sắc thái trung tính,
không biểu hiện cảm xúc, trạng thái của người phát ngôn.
Thua trong cuộc đụng độ với bọn vô công rồi nghề ở
làng Mùi, AQ tự hạ thấp mình “Đánh con sâu! Được chưa! Tớ
là sâu! Chưa thả ra à?” [28, 103]. Trong lần y gây sự với
Vương Râu Xồm, những lời đối thoại giữa hai đối thủ nặng kí
ngang nhau ấy là những lời mắng chửi, hạnh họe:



“- Đồ sâu róm!
Đồ chó ghẻ, mày mắng ai đấy!”
“Thằng này lại ngứa xương ống rồi hẳn”[28; 109].
Thông qua các đoạn hội thoại ngắn, nhà văn phần nào
thể hiện tính cách của nhân vật. AQ là kẻ thuộc vào diện
thường thấy nhất trong xã hội nhưng hay ra vẻ ta đây, gây sự,
nạt hộ người khác. Tuy nhiên, với kẻ yếu hơn y thì y ức hiếp,
còn với những kẻ mạnh hơn y, y thương tỏ thái độ nhu nhược,
yếu hèn. Trong tác phẩm, người kể đã giản lước tối đa về
dung lượng các đoạn đối thoại làm cho lời văn khô khan,
lạnh lùng góp phần nổi bật sự dửng dưng, vô cảm của những
con người trong xã hội. Họ nói chuyện với nhau một cách quá
ư vô tình, không cảm xúc, người với người giao tiếp với nhau
chỉ bằng những lời nói qua loa, đại khái. Có thể khẳng định,
ngôn ngữ là vỏ hình thức, quy định giọng điệu của tác phẩm.
Sử dụng giọng khách quan, lạnh lùng, Lỗ Tấn đã phản ánh
một cách chân thực lối sống dửng dưng, vô tình của những
con người trong xã hội.
Trong tác phẩm Lễ cầu phúc, người kể phản ánh thái độ
thờ ơ của anh chàng người hầu nhà ông Lỗ tứ khi “tôi” hỏi về


cái chết của Tường Lâm. Những lời thoại được nói ra ngắn
gọn, lạnh lùng. Người đối thoại không bộc lộ thái độ của
mình:
“Vừa rồi, cụ Tư giận ai mà gắt thế nhỉ?
Anh ta trả lời gọn thon lỏn:
Chắc là thím Tường Lâm chứ ai!

Tôi lại hỏi dồn:
Thím Tường Lâm à? Sao thế?
Chết rồi.
Chết rồi à?

Chết lúc nào?
Chết lúc nào à? Chừng như đêm qua hay là sáng nay gì
đó. Cháu cũng không được rõ.
Làm sao mà chết, hở?
Làm sao mà chết à? Chắc là đói quá rồi chết thôi” [28,
211].


Những câu hỏi của nhân vật “tôi” về cái chết của Tường
Lâm ngắn gọn. Người kể chuyện lược đi thành phần chủ ngữ
trong câu chỉ để lại những nội dung cần thiết trong câu hỏi.
Dường như, cái mà anh ta cần là biết được lí do và thời gian
mà thím Tường Lâm chết chứ không phải là lòng xót thương.
Người kể giản lược tối đa ngôn ngữ trong lời thoại chỉ để
trong đó những ngôn từ thật cần thiết mà người đọc vẫn hiểu
được ý của anh ta. Trong tác phẩm, người kể còn tái hiện cảm
đám đông lấy câu chuyện về nỗi đau sói tha mất con của thím
làm trò tiêu khiển:
“Về sau, cơ hồ tất cả người ở Lỗ - Trấn đều có thể nhắc
lại y nguyên từng lời nói của thím, cho nên vừa nghe thím kể
là họ đã chán ngấy lên rồi.
Thím vừa bắt đầu kể:
Tôi thật ngu đần quá…
Họ đã cắt ngang nói:
Ừ, thím chỉ tưởng mùa tuyết xuống, trong rừng không có

gì ăn, thú dữ mới mò vào làng…
Rồi bỏ đi” [223].


Câu chuyện của thím lặp đi lặp lại khiến những người
xung quanh cảm thấy nhàm chán. Ban đầu họ còn tỏ ra xót
thương nhưng về sau mọi người dùng câu chuyện để mua vui,
châm biếm. Bản thân thím Tường Lâm cũng nhận ra thái độ
lạnh lùng của những người xung quanh đối với mình: “Vị tất
thím đã biết rằng câu chuyện thương tâm của thím, người ta
thưởng thức bao nhiêu lâu nay, bây giờ đã như cái bã, nhai đi
nhai lại mãi, chán lắm rồi, phải nhổ đi. Nhưng nhìn nụ cười
của họ, thím hình như cũng thấy được đó là một nụ cười vừa
lạnh lùng, vừa chế giễu, thôi thì mình cũng chẳng cần kể
chuyện nữa làm cho” [223]. Người dân vô tình, vô cảm trước
nỗi đau của thím. Lỗ Tấn thông qua muốn qua đó thể hiện bi
kịch của những người dan u mê, lạc hậu, khuất phục trước số
phận. Tường Lâm đau khổ nhưng không biết được mình khổ
do đâu, họ chấp nhận cuộc sống áp bức, tự nguyện sống cùng
với chế độ phong kiến
Giản lược ngôn ngữ đối thoại là đặc điểm xuyên suốt
trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Trong Thị chúng, thủ pháp này
được người nhà văn sử dụng khi viết về cuộc hội thoại của
những người trong thôn Cát Quang bàn về việc đối phó với
người điên đòi thổi tắt cây đèn:


“Anh trán rộng nắm tay lại, đập bàn, nói giọng khẳng
khái. Cái nắp chén trà, đặt không ngay ngắn, rơi một cái bịch
xuống bàn.

Anh đầu vuông nói:
Không xong. Bảo là ngỗ nghịch trói giải lên huyện thì
phải là cha hay là cậu hắn mới được…
Anh trán rộng liền xìu đi:
Tiếc là bây giờ hắn ta chỉ còn mỗi một ông bác…
Anh đầu vuông bỗng hỏi to:
Anh trán rộng này! Canh bạc hôm nay có khá không
đấy?” [28, 268].
Đoạn đối thoại ngắn gọn, mang sắc tháo lạnh lùng,
người kể sử dụng lối viết không bình luận, không mô tả cảm
xúc, mà chỉ tái hiện lời nói của nhân vật. Qua đó, nhà văn thể
hiện thái độ vô tình, dửng dưng của những người dân dối với
nhân vật “người điên”. Họ tôn sùng “ngọn đèn” bởi họ tin nếu
thổi tắt đi cả làng sẽ gặp xui xẻo, trong khi “người điên” một
mực muốn thổi tắt nó vì anh ta cho rằng: ngọn đèn là tượng
trưng cho những hủ tục ngàn năm xưa cũ. Do đó, người điên


bị mọi người đồng lòng muốn hủy hoại. Họ bàn mưu tính kế
để giết anh. Không diễn giải nhiều lời, qua những đoạn thoại
ngắn gọn, tác giả để cho các nhân vật tự thể hiện mình. Họ tự
phơi bày khuyết tật của họ một cách tự nhiên, chân thực.
U mê, lạnh lùng là đặc điểm của người dân Trung Quốc
đương thời. Họ chưa giác ngộ được lý tưởng cách mạng,
quyền sống của mình. Họ đắm chìm trong lợi ích cá nhân.
Thấy đồng loại của mình bị trà đạp mà xúm đen xúm đỏ xem
thị chúng. Sự việc này được Lỗ Tấn tái hiện trong tác phẩm
Thị chúng:
“Không khí nóng phừng phừng, đâu đâu cũng thấy cái
uy lực của những ngày mùa hạ. Những con chó lè lưỡi ra, đến

những con quạ trên cành cây cũng phải há hốc mỏ mà thở.
Tuy vậy, tất nhiên cũng có ngoại lệ: tiếng chập chóe bằng
đồng xa xa vẳng lại làm cho người ta nhớ đến bát canh mơ
chua, và cảm thấy hơi man mát. Những khi tiếng chim thuộc
đơn điệu, uể oải đó đứt quãng thì sự tĩnh mịch lại càng xa
vắng, nặng nề. Chỉ nghe tiếng chân anh phi xe chạy. Anh ta
im lìm chạy tới, giống như chạy để tránh ánh mặt trời gay gắt
chiếu trên đầu” [28, 281]. Nhà văn tái hiện một cách chân
thực không gian trong tác phẩm, anh ta chỉ là người ghi chép


lại một cách khách quan để người đọc cảm nhận, đánh các giá
sự việc. Đây là không gian vắng lặng, tĩnh mịch. Trên nền
không gian ấy gợi lên một cuộc sống bế tắc, tẻ nhạt, buồn bã,
thiếu sinh khí. Tác giả hướng người đọc đến một đám người
đủ cả già trẻ gái trai, vòng trong vòng người đang chen lấn, xô
đẩy, xúm lại, quanh lấy hai con người “Một người là tên tuần
sát gầy gò, mặt vàng ệch, mặc áo lính màu vàng đã bạc thếch,
lưng đeo một chiếc đao” và “một người đàn ông mặc áo xanh,
ngoài khoác áo chẽn trắng, đội chiếc mũ cói mới, vành mũ bẻ
cụp xuống che khuất đôi mắt” [28, 282].
Cả một đám đông với nhiều tư thế, bộ dạng, gương mặt
khác nhau nhưng đều có một điểm chung là hiếu kì. Tất cả
xúm đen xúm đỏ, tranh nhau xem cảnh một tên tuần sát dắt
một phạm nhân trên đường đến đoạn đầu đài để mong tìm
được cái thú vị riêng cho mình. Trước tai họa của đồng loại,
người dân Trung Hoa vẫn hoàn toàn dửng dưng, lãnh đạm và
chỉ xem đó như một trò giải trí trong sự vô nghĩa, nhàm tẻ của
cuộc sống. Lạnh lùng trước tai họa của người khác, quần
chúng thiếu đi sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ.

Đều bị bóc lột, áp bức nhưng trước những vấn nạn chung, họ
chưa có sự đoàn kết, đồng cảm cần phải có. Họ thiếu một sự


giác ngộ, không nhận thức được đấy chính là hoàn cảnh
chung của tầng lớp mình, cũng không hình dung được một
mai chính mình cũng có thể là nạn nhân của tình cảnh ấy.
Những cách tân về ngôn ngữ, người viết đã tái hiện sự
việc người bị thị chúng một cách chân thực. Người kể sử
dụng biện pháp liệt kê các sự việc tạo nên tính lạnh lùng và độ
chân thực của câu chuyện. Sợi dây là vật mà mọi người
hướng đến sự tò mò, thích thú, nó là trò tiêu khiển để mọi
người dồn đến xem:
“Ông đầu trọc không trả lời, chỉ giương mắt nhìn anh ta.
Anh ta phải đưa mắt nhìn xuống. Một lát sau, nhìn lại, thấy
ông đầu trọc vẫn giương mắt nhìn mình, mà những người
khác hình như cũng đang giương mắt nhìn mình, thế là anh ta
thấy lúng túng như chính anh ta phạm tội. Cuối cùng anh ta
thong thả lùi ra và chuồn thẳng. Một ông người cao, cắp chiếc
dù tây ở nách, điểm vào chỗ trống đó. Ông đầu trọc cũng quay
lại nhìn người mặc áo chẽn trắng” [28, 284]. Người kể là
người trung gian đứng ngoài để ghi chép lại những sự việc
diễn ra trước mắt mình. Các sự việc nối tiếp nhau. Cả đoạn
văn dài chỉ là các sự việc diễn ra, người kể chuyện không bình


luận và bộc lộ cảm xúc. Đằng sau lối kể khách quan, bình
thản thấy toát lên ý nghĩa phê phán sâu sắc.
Trong Thị chúng nhà văn tái hiện sự kiện thông qua hàng
loạt hành động của nhân vật. Mọi người thị chúng là những

con người câm lặng, vô cảm. Người bị thị chúng không có
biểu hiện gì tỏ ra lo sợ, bất an hay hổ thẹn. Cảnh xem thị
chúng, mọi người không bày tỏ thái độ của mình, ở họ chỉ
thoáng thấy “có vẻ thất vọng”, “buồn bã” bởi những gì họ
thấy hình như chưa làm thỏa mãn niềm háo hức, hiếu kỳ của
họ.
Thái độ vô cảm, dửng dưng còn được người kể tái hiện
qua sự kiện “một cỗ xe ngã nhào và một anh xe đang lồm
ngồm bò dậy” [28, 286] thì cả đám đông “liền tản ra, láo
nháo, chạy đến xem”. Và khi sự việc xảy ra không có gì
nghiêm trọng như mong đợi của mọi người, họ lại tản ra “nhìn
theo buồn bã” [28, 287]. Căn bệnh vô cảm như ăn sâu bám rễ
vào tư tưởng họ. Vì u mê nên họ không thể thông cảm, chia
sẻ, hơn nữa còn chà đạp lên nỗi đau của đồng loại. Khi thể
diện của quốc gia dân tộc bị chà đạp, họ dửng dưng, khi
người có chung hoàn cảnh với mình bị hành hình, họ không


mảy may xúc động, thậm chí họ còn lấy đó làm trò cười để
thưởng thức.
Khổng Ất Kỷ trong truyện ngắn cùng tên bị đánh gãy
chân nhưng không những không nhận được một lời quan tâm
hỏi thăm mà còn phải bò lê bò lết giữa tiếng giễu cợt và cười
đùa của những người xung quanh. Cái lưu giữ lại trong trí nhớ
của ông chủ quán rượu về một Khổng Ất Kỷ cũng chỉ là món
nợ mười chín đồng chinh. Và chắc chắn khi cái bảng ghi nợ
ấy xóa đi thì cái tên Khổng Ất Kỷ cũng bị xóa luôn trong trí
nhớ của mọi người. Thật đáng báo động về sự suy tàn về tình
người, về khả năng rung cảm trong trái tim của quần chúng
Trung Hoa đương thời.

Trong tác phẩm, Khổng Ất Kỷ được miêu tả vừa lịch
lãm nhưng đồng thời vừa mang dấu vết của một kể lang thang
phiêu bạt với những vết sẹo, thương tật trên người. Đó là kết
quả của những tháng ngày vất vả kiếm sống nay đây mai đó,
không có công ăn việc làm, không nơi nương tựa. Diện mạo
của Khổng Ất Kỷ được nhà văn tái hiện thông qua ngòi bút
khách quan: “Bác Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc áo dài
mà lại đứng trước quầy rượu. Bác ta người to cao, mắt xanh lè
giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một bộ râu


hoa râm lồm xồm, rối như mớ bòng bong. Áo tuy là áo dài,
nhưng vừa bẩn vừa rách, hình như hơn mươi năm nay chưa hề
vá mà cũng chưa hề giặt” [28, 31]. Diện mạo của nhân vật
được heienj lên một cách chân thực, những đường nét của
nhân vật được hiện lên khách quan, thể hiện đây là một con
người đáng thương, một người đại diện cho tầng lớp trí thức
cổ hủ. Người Trung Quốc quan niệm “người mặc áo dài”
thuộc tầng lớp trí thức để phân biệt tầng lớp này với tầng lớp
nông dân trong xã hội. Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc
áo dài đứng trước quầy rượu. Điều đó càng làm rõ hơn tính
chất cô độc của anh ta với những người xung quanh. Bộ dạng
của bác tiều tụy, vừa đáng cười, đáng thương mà cũng đáng
giận. Tác giả Lỗ Tấn đã có những đoạn văn miêu tả tình cảnh
đáng thương của Khổng Ất Kỷ. Đó là tình cảnh lẻ loi bị gạt ra
rìa của cuộc sống. Là một con người nhưng bác không thể nói
chuyện với ai. Mọi người trong quán rượu dường như tách
Khổng Ất Kỷ ra khỏi cuộc sống của mình:
“Mấy người kia lại cố ý nói to:
Nhất định lại xoáy cái gì của nhà ai rồi!

Bác ta trừng mắt lên cự:


Sao khi không các người lại bịa chuyện làm mất danh
giá người ta đi như thế?
Danh giá cái gì? Chẳng phải hôm trước chính mắt tớ
trông thấy ông ăn cắp sách nhà ông Hà rồi bị treo ngược lên
đánh là gì?
Bác ta đỏ mặt, trán nổi gân xanh, cãi lại:
Lấy sách không phải là ăn cắp! Có biết chữ mới lấy sách
chứ? Thế mà bảo là ăn cắp được à? “ [28, 32;33]
Bị châm biếm, mỉa mai, Khổng Ất Kỷ dùng lí lẽ của
tầng lớp trí thức để biện minh cho mình, khẳng định mình là
người có danh giá, tôn nghiêm. Thông qua đoạn thoại càng
làm rõ hơn bi kịch của tầng lớp trí thức nhu nhược, yếu hèn,
không xác định được vị trí của mình trong xã hội nên bị xã
hội cự tuyệt, bỏ rơi.
Khổng Ất Kỷ là đối tượng để mọi người cười cợt, mua
vui tạo nên tiếng cười. Người kể chuyện bằng con mắt trẻ thơ
của mình đã tái hiện một cách khách quan, không bình luận,
không thể hiện thái độ đánh giá của mình tạo nên hiệu quả
cao trong thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật.


×