Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

NỘI DUNG TRÀO PHÚNG TRONG THƠ nôm tú XƯƠNG và kép TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.7 KB, 69 trang )

NỘI DUNG TRÀO PHÚNG
TRONG THƠ NÔM TÚ

XƯƠNG VÀ KÉP TRÀ


- Khảo sát đối tượng trào phúng trong thơ Nôm Tú
Xương và Kép Trà
- Thống kê, phân loại các đối tượng trào phúng
Căn cứ vào hai tài liệu Tú Xương toàn tập của Đoàn
Hồng Nguyên và Thơ văn Kép Trà của Phan Cổn, chúng tôi
tiến hành khảo sát thơ Nôm trào phúng của Tú Xương (98
bài) - Kép Trà (38 bài) (Phụ lục 1) và nhận thấy có những đối
tượng như sau:
Đối tượng trào phúng
Tầng lớp thống

T

tri

ổn
T
ác giả

g

Thư

Thi


Kh
Quan

số

c dân

lại phong

tác

Pháp

kiến

Tư dân và

oa cư

trào

Hán học

tầng lớp
khác

ph
S

ẩm



ỷ lệ

bài %

T

S

T

ố bài ỷ lệ %

S

T

S

T

S

ố ỷ lệ ố ỷ lệ ố ỷ lệ
bài % bài % bài %

T



T
ú

9

Xươn 8

5

5
,1

1
5

1
4,3

2
0

2

0,4

2
1

2


1,4

3
7

3

8,8

g
K
ép Trà 8

3

2

5
,3

2
0

5
2,6

4
0,5

1


4
0,5

1

8
1,1

2

- Nhận xét, lí giải
- Điểm tương đồng
Từ bảng thống kê phân loại ta thấy, Tú Xương và Kép
Trà đều chọn lọc từ cuộc sống hiện thưc khách quan, từ những
bộn bề, lố lăng trong xã hội Việt Nam buổi giao thời những
đối tượng tiêu biểu nhất có tính chất điển hình cho một giai
đoạn, một thời đại để phản ánh trong thơ ca của mình. Ta bắt
gặp trong thơ Nôm trào phúng của Tú Xương và Kép Trà cả
hai đối tượng/ nội dung trào phúng Khách thể (thế trào) và
chủ thể (tư trào). Với mảng thơ khách thể, cả hai nhà thơ đều
phản ánh hết sức phong phú, đa dạng từng đối tượng cụ thể. Ở
đây, ta thấy sư xuất hiện của tầng lớp thống tri (thưc dân Pháp


và quan lại phong kiến); nền khoa cư Hán học; tầng lớp thi
dân mới (đĩ bợm, cô đầu, những kẻ học đòi…); sư mô, thầy
đồ …Bằng tiếng cười trào lộng, cả hai nhà thơ không chỉ
dưng nên bức chân dung đặc sắc về những đối tượng đó mà
còn vẽ nên một bức tranh hiện thưc bằng thơ về xã hội Việt

Nam đương thời.
Sư gặp gỡ lí thú giữa hai nhà thơ trong đối tượng trào
phúng như vậy là do đâu? Như trên đã nói, Tú Xương và Kép
Trà đều sống trong giai đoạn biến động dữ dội của đất nước cuối thế kỉ XIX - thời kì vong quốc. Thưc dân Pháp xâm lược
Việt Nam với những chính sách khai thác thuộc đia bip bợm,
dối trá. Triều đình nhà Nguyễn bất lưc, bảo thủ. Các phong
trào yêu nước thất bại. Bọn quan lại phong kiến trở thành tay
sai đắc lưc cho thưc dân trong công cuộc khai thác thuộc đia.
Thưc dân Pháp đô hộ mang theo cả những chính sách về
chính tri, văn hóa, sư pha trộn giữa tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ
và chữ Nho cuối mùa đã tạo nên môt bức tranh lố lăng của
nền khoa cư Hán học đương thời. Kéo theo đó là hàng loạt
những tầng lớp mới xuất hiện. Thời kì mưa Âu gió Á đã làm
đảo lộn tất cả những giá tri truyền thống vốn tồn tại từ nghìn
năm trước. Cuộc đổi thay ấy đã tác động đến mọi tầng lớp,


mọi nhà, mọi loại người trong xã hội “thật là một cuộc đổi
thay ghê sợ”. Như một lẽ tất yếu, Tú Xương và Kép Trà đều
là những nhà Nho của cưa Khổng sân Trình không thể làm
ngơ trước thưc tại đó. Hai nhà thơ không theo nghiệp binh
đao nhưng sẵn sàng dùng ngòi bút của mình để chiến đấu. Tú
Xương và Kép Trà có hàng chục bài thơ trào phúng với tiếng
cười mang những cung bậc khác nhau, từ hài hước nhẹ nhàng
đến châm biếm, từ trào lộng đến đả kích vạch trần những thói
lố lăng, đồi bại của những tầng lớp thống tri đến tầng lớp thi
dân, sư sãi, đĩ bợm, cô đầu…trong xã hội.
Lập trường và hệ quy chiếu của Tú Xương và Kép Trà
cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến hai nhà thơ có sư
gặp gỡ nhau trong việc phản ánh, xây dưng đối tượng trào

phúng. Đó chính là ý thức, thế giới quan của hai tác giả trước
thưc tại cuộc sống. Tú Xương và Kép Trà đều sống trong cảnh
nghèo túng, đều chỉ đỗ đến bậc Tú tài, cùng là lớp Nho lỡ,
không chức vi trong triều đình mà chỉ là những thầy đồ dạy
học vì vậy cả hai nhà thơ đều không chiu sư chi phối, ràng
buộc nào về mặt chính tri, quan chức. Dù vậy Tú Xương và
Kép Trà vẫn là những nhà nho với tư tưởng Nho giáo ngấm
sâu trong huyết mạch. Khi thời cuộc chuyển vần không phải


các nhà thơ không nhận ra sư rạn nứt của tư tưởng Nho giáo,
tân thời thắng thủ cưu nhưng để giương cao ngọn cờ yêu nước
chống ngoại xâm thì cả hai tác giả đều chưa làm được.
Tuy nhiên, hai nhà thơ vẫn luôn giữ tiết tháo trong sạch,
không chiu khuất phục làm tay sai cho giặc. Tú Xương dẫu
dành cả cuộc đời để theo nghiệp khoa bảng cũng nhất quyết
không chiu bán mình làm tay sai cho giặc, thậm chí ông còn
gọi bọn chúng là “một lũ tuồng”. Kép Trà cũng vậy, cả đời
ông dù nghèo túng cũng không bao giờ xu ninh, bợ đỡ bọn
quan lại, thưc dân. Với cốt cách cứng cỏi, không sợ cường
quyền, trước sau ông luôn giữ trọn vẹn tiết tháo, phẩm giá
trong sạch. Đúng như lời ông tư đánh giá đời mình “Tính tình
phóng khoáng/ Khí phách hiên ngang/ Theo học chữ Hán/
Hai lần thi hương/ Chẳng ham tục lệ/ Không chuộng danh
suông…” (Văn tế thần hậu). Vì thế, trước cảnh nước mất nhà
tan, hai nhà thơ không khỏi đau đớn xót xa và thể hiện rõ thái
độ phản kháng, quyết không hợp tác với quân xâm lược. Đó
cũng chính là lí do vì sao ta thấy trong thơ Nôm trào phúng
của hai nhà thơ có đối tượng phản ánh giống nhau với tiếng
cười châm biếm, đả kích trưc diện tầng lớp thống tri mà lại

khác với Nguyễn Khuyến. Bởi vì, Nguyễn Khuyến cũng là


nhà nho nhưng đỗ đạt cao và làm quan lớn trong triều vì thế
dù có căm ghét, uất hận nhưng khi hướng ngòi bút vào tầng
lớp thống tri tiếng cười thâm trầm, kín đáo và ý nhi hơn. Nối
tiếp cụ Tam nguyên Yên Đổ, Tú Xương và Kép Trà dùng
tiếng cười trào phúng làm cảm hứng chủ đạo trong sáng tác.
Đó chính là sợi dây giằng buộc vô hình kéo hai nhà thơ lại
gần nhau để cùng bước chung vào một dòng văn học - dòng
văn học trào phúng cuối thế kỉ XIX.
- Điểm khác biệt
Tuy Tú Xương và Kép Trà cùng viết về một đối tượng
trào phúng nhưng hai ông có sư khác nhau ở dung lượng và
mức độ phản ánh. Từ bảng thống kê ta thấy, Tú Xương có
tổng số 98 bài thơ thì có 19 bài đả kích châm biếm tầng lớp
thống tri (Thưc dân Pháp 5 bài, quan lại phong kiến 14 bài),
khoa cư Hán học 20 bài, tư trào 21 bài, thi dân và tầng lớp
khác 38 bài (trong đó riêng tầng lớp thi dân chiếm 20 bài, sư
sãi 6 bài còn lại là đối tượng khác). Còn Kép Trà tổng số bài
thơ Nôm của ông có 38 bài, trong đó riêng tầng lớp thống tri
có đến 22 bài (thưc dân 2 bài, quan lại phong kiến 20 bài),
khoa cư Hán học 4 bài, tư trào 4 bài, thi dân và tầng lớp khác
8 bài (trong đó thi dân 6 bài, sư sãi 2 bài). Từ số liệu khảo sát


đó, chúng tôi nhận thấy mức độ phân bố và đả kích các đối
tượng trào phúng giữa hai nhà thơ có sư chênh lệch. Ở tác giả
Tú Xương, ngòi bút trào phúng hướng đến 4 đối tượng chủ
yếu: Tầng lớp thống tri (19,4%), Thi cư Hán học (20,4 %),

Thi dân (20,4%) và cuối cùng là chính bản thân nhà thơ
(21,4%). Còn Kép Trà trong tổng số 38 bài thơ Nôm trào
phúng, đối tượng bi cười chủ yếu là tầng lớp thống tri cấp
thấp - quan lại đia phương, chiếm hơn nưa số bài (52,6%) còn
lại các đối tượng khác chiếm số lượng ít hơn. Như vậy, tiếng
cười đả kích và châm biếm của Tú Xương có phần phong phú,
đa dạng hơn Kép Trà. Nhưng nếu xét riêng số lượng các bài
thơ cho từng đối tượng trên tổng số bài thơ Nôm của Kép Trà
ta sẽ thấy đó là một số lượng không ít. Tuy ông không đa
dạng, phong phú như Tú Xương nhưng ông tập trung, khoanh
vùng sắc nét đối tượng. Đó là nét đặc sắc riêng, làm nên giá
tri thơ ca của mỗi tác giả.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sư khác nhau đó? Tú
Xương và Kép Trà tuy cùng sống trong một thời kì nhưng mỗi
nhà thơ lại có một cuộc đời, hoản cảnh sống khác nhau. Tú
Xương sinh ra và lớn lên ở Thành Nam - nơi mà đang trong
quá trình đô thi hóa từ nông thôn lên thành thi. Như đã nói,


Nam Đinh lúc này là một trọng điểm khai thác thuộc đia chỉ
sau Hà Nội, Hải phòng nên bộ mặt của Thành Nam có nhiều
thay đổi, từ kinh tế, chính tri đến đời sống tinh thần. Tú
Xương từ thành thi cất lên tiếng cười trào phúng tài hoa và
sâu sắc quyết liệt như để lấn át đi mọi âm thanh xô bồ, nhốn
nháo, lố lăng mà xã hội ấy đem lại. Đối tượng châm biếm
trong thơ thì đủ loại, đủ tầng lớp, kiểu người và đủ mọi
chuyện. Và ở tầng lớp nào, ông cũng phê phán mạnh mẽ, đả
kích sâu cay bản chất của chúng từ ông Cò, mụ đầm đến quan
tuồng, từ những ông tiến sĩ đến những ông Đốc học, ông Hàn
cả những thầy đồ ve gái góa đến me tây, gái đĩ, cậu ấm, sư

sãi...Còn Kép Trà cả cuộc đời hầu như chỉ sống ở ở huyện
Duy Tiên, Phủ Lý Nhân. Lúc bấy giờ, mảnh đất Duy Tiên dù
cho có chiu ảnh hưởng từ công cuộc khai thác thuộc đia
nhưng không thể bằng được những nơi trọng điểm, đặc biệt là
thành thi như Tú Xương, ông không trưc tiếp sống ở nơi biến
đổi dữ dội mà chỉ ở một vùng nông thôn. Vì vậy, sư châm
biếm đả kích của ông chưa thể hướng tới nhiều đối tượng,
nhiều mặt như trong thơ Tú Xương. Có thể nói, Kép Trà từ
nông thôn cất lên tiếng cười đặc sắc và chủ yếu hướng vào
quan lại với đủ các thói hư tật xấu, đặc biệt là các quan đia


phương Hà Nam bằng giọng điệu châm biếm, đả kích gay gắt,
suồng sã, trưc diện.
Như vậy, Tú Xương và Kép Trà sáng tác thơ trào phúng
trong cùng một thời điểm, cùng hướng vào những đối tượng
giống nhau nhưng hai nhà thơ lại khác nhau ở bước đi, mức
độ phê phán đả kích. Để luận văn được chi tiết hơn, chúng tôi
sẽ đi tìm hiểu, phân tích những nét tương đồng và khác biệt
trong từng đối tượng/ nội dung trào phúng
- Sự tương đồng và khác biệt trong nội dung trào
phúng của hai nhà thơ
- Tầng lớp thống trị đương thời
- Thực dân Pháp
Đầu tiên là thưc dân Pháp - kẻ thù chính của dân tộc
cùng với những luận điệu dối trá, lừa bip và những âm mưu
tội ác của chúng nhưng cả Tú Xương và Kép Trà chưa tập
trung hướng ngòi bút đả kích như là một đối tượng chính.
Trước hết là mặt số lượng, Tú Xương có 5/98 bài, Kép Trà có
2/38 bài, khá ít so với tổng số bài thơ Nôm trào phúng của hai

nhà thơ. Tuy nhiên ta cũng thấy đối tượng này trong thơ Tú


Xương có lẽ xuất hiện đậm nét hơn trong thơ Kép Trà. Tiêu
biểu nhất phải kể đến bài thơ Hà Nam tức sự:
“Hà Nam danh giá nhất ông Cò,
Trông thấy, ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống toang, đành chịu dột,
Tám giờ chuông đánh, phải nằm co.
Người quên mất thẻ âu trời cãi,
Chó chạy ra đường có chủ lo.
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to”.
Ông Cò, còn được gọi là ông Cẩm (từ chữ Commissaire
- đọc trại ra), là một viên quan của Pháp chỉ huy lưc lượng
cảnh sát ở thành Nam. Nhìn thấy hắn ai cũng phải khiếp sợ.
Hắn quản lí mọi mặt an ninh trong tỉnh. Đối tượng bi phạt là
những người sưa nhà mà không chiu xin giấy phép “Hai mái
trống toang, đành chịu dột”, những kẻ ra đường sau giờ giới
nghiêm, hay những người quên thẻ “Người quên mất thẻ âu
trời cãi” và để chó chạy ngoài đường, đi đại tiện bừa bãi cũng


sẽ bi phạt. Những việc làm đó phù hợp với văn minh Phương
Tây, văn minh đô thi nhưng Tú Xương lại phê phán, châm
biếm liệu có hợp lí hay không? Lòng yêu nước, tinh thần dân
tộc hiện rõ trong những câu thơ châm biếm của Tú Xương là
điều chúng ta không thể phủ nhận nhưng đối tượng ông
hướng tới có lẽ chưa thưc sư chuẩn xác. Cũng như bao nhà
nho đương thời, Tú Xương phản ứng gay gắt với cái mới bằng

tinh thần bài ngoại. Điều ấy phần nào bó hẹp, làm hạn chế
tiếng cười trào phúng của ông. Có thể ông chưa nhìn rõ thưc
chất cái đáng cười, đáng đả kích ở trong hình tượng tên Cẩm
hoặc ông né tránh đi.
Tuy nhiên ông Tú đã nhìn thấy một phần nào sư nhũng
nhiễu của chúng khi dưa vào việc công để hạch sách tiền của
dân ta. Nhà thơ vừa phản ánh hiện thưc vừa hàm ý hài hước,
trả đũa bọn thưc dân môt cách mỉa mai: Ông Cò Tây cũng ăn
c…như chó ăn vậy! “Ngớ ngẩn đi xia may vớ được/ chuyến
này ắt hẳn kiếm ăn to”.
Trong một số bài thơ khác như Mồng hai tết viếng cô
Ký, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ, Mai
mà tớ thi hỏng…mỗi khi nói đến thưc dân, giọng điệu trào
phúng của tác giả cũng hài hước, châm biếm. Nhà thơ gọi


chúng là ông Tây, bà đầm nhưng đó là thứ Ông Tây của gái
đĩ, bà đầm cũng chẳng tôn trọng gì ông Tây. Giọng thơ hài
hước nhưng châm biếm đến thế phải chăng chỉ có ở Tú
Xương: “Hẩu lố khách đà dăm bảy chú/ Méc xì, Tây cũng
bốn năm ông”. Dù cho đậm nét hơn so với Kép Trà, xét vể
tổng thể, Tú Xương nhìn thấy, chỉ ra được một vài tội ác của
chúng (hạch sách, nhũng nhiễu dân lành, trai gái dâm ô)
nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đấy mà thôi. Đúng như lời
Nguyễn Đình Chú nhận xét “Trong thơ Tú Xương, thằng
Pháp mới thấp thoáng hiện lên”.
Tuy không đả kích, phơi bày hiện thưc đậm nét khi viết
về bọn thưc dân nhưng Kép Trà cũng giống như Tú Xương,
ông cũng điểm mặt một viên quan công sứ tỉnh, vạch trần tội
ác của chúng:

“Quan công nức tiếng bậc anh tài
Hãm gái nhà lành giữa buổi mai.
Miệng sói hôn ngang rồi hít dọc,
Ghe lươn đậy ngược lại che xuôi.
Quan tuần tất tả đành câm họng,


Chú phán long đong phải dỏng tai.
Ba sắc cờ đà đã nhợt nhạt
“Xừ” này bôi thế hẳn không”.
(Quan công…tài)
Chỉ một câu thơ “Hãm gái nhà lành giữa buổi mai” đủ
để lột trần bộ mặt dâm ác, đểu cáng của tên quan công sứ
Pháp. Nếu Tú Xương mỉa mai chúng là lũ chó và giúi phân
vào miệng chúng thì Kép Trà cũng không ngại ngần mà gọi
chúng là “miệng sói”. Ông mỉa mai chúng với hỉnh ảnh lá cờ
ba sắc, tượng trưng cho tư do, bình đẳng, bác ai của nước
Pháp vốn đã “nhợt nhạt” khi xâm lược nước ta, nay “Xừ này”
- đứa con đẻ của nước Pháp bôi nhọ.
Ở một bài thơ khác “Vịnh hội đồng cải lương”, Kép Trà
nhìn rõ thưc chất giả dối trong trò dân chủ giả hiệu của bọn
thưc dân. Với giọng điệu mỉa mai, châm biếm ông coi như
chúng đang ca cải lương, đóng kich và gọi chúng là “mấy
thằng mường” - một lũ ngô nghê, ngốc nghếch: “Nhà nước
hồi này mới cải lương/ Dắt ra một lũ mấy thằng mường”.


Với thưc dân Pháp, Tú Xương và Kép Trà đều mỉa mai,
châm biếm trưc tiếp nhưng chưa thể đánh cật lưc, một đòn
chết ngay đối tượng. Điểm riêng là Tú Xương thiên về châm

biếm những cách hành xư của thưc dân Pháp trong đời sống
đô thi khi đứng trên lập trường tư tưởng của một nhà nho
chưa thích ứng được với đời sống đô thi mới. Còn Kép Trà lại
hướng đến mỉa mai thói dâm ô, những trò lừa bip của chúng.
Tuy nhiên, những điều mà Tú Xương và Kép Trà đả kích còn
quá ít so với những tội ác mà thưc dân Pháp gây ra trên đất
nước ta. Cả hai nhà thơ chỉ đả kích những vấn đề, đối tượng
cụ thể (ông Cò, ông quan Công sứ) mà tác giả chứng kiến,
chủ yếu liên quan đến đời sống thường nhật chứ không phải
đối tượng thống tri chóp bu. Đây cũng là điểm hạn chế trong
ngòi bút trào phúng khi viết về đối tượng này của hai tác giả.
Đồng thời cũng là hạn chế chung của những nhà thơ đương
thời. Không chỉ riêng Tú Xương, Kép Trà mà còn có Phan
Văn Tri, Học Lạc, Tú Quỳ, Nguyễn Khuyến... Điều này cũng
dễ hiểu, bởi vì do hạn chế về quan điểm chính tri, hơn nữa Tú
Xương, Kép Trà hay các tác giả khác chủ yếu sáng tác theo
khuynh hướng hiện thưc, dù yêu nước nhưng không tham gia
phong trào chống giặc ngoại xâm vậy cho nên khi trào lộng


tầng lớp thống tri thưc dân các nhà thơ vẫn còn nhiều e dè,
kiêng ki, né tránh.
- Quan lại phong kiến
Số liệu trên bảng thống kê cho thấy, trong tầng lớp thống
tri cả hai nhà thơ đều tập trung chủ yếu ngòi bút trào phúng
vào quan lại phong kiến. Tú Xương có 15/98 bài và Kép Trà có
20/38 bài, về số lượng, thơ Nôm trào phúng quan lại phong
kiến của Kép Trà nhiều hơn Tú Xương.
Với 15 bài thơ đả kích quan lại như Phường hát tuồng,
Hót của trời, Năm mới chúc nhau, Lắm quan, Đùa ông Phủ,

Bỡn ông phó Bảng, Chế quan Đốc, Cô hầu gửi quan lớn,
Thành Pháo, Giễu ông Đội, Chế ông Huyện…Tú Xương đã
gọi tên đủ loại quan lại cấp tỉnh của thành Nam lúc bấy giờ, từ
ông Thành pháo, quan Đốc học, chú Hàn đến tri phủ huyện
Xuân Trường, tri huyện Vũ Tuân, Ông Phó Huy Nhu, ông
Đội, ông Huấn đạo...Tú Xương đi theo cách của Nguyễn
Khuyến đó là vừa gọi đích danh vừa để người đọc tư đoán
hiểu về nguyên mẫu. Chẳng hạn như Nguyễn Khuyến có Gửi
đốc học Hà Nam, Tặng đốc học Hà Nam thì Tú Xương có
Đùa ông phủ Xuân Trường, Bỡn ông Phó Bảng…nếu không


có phần chú thích kèm theo người ta khó có thể hiểu Tú
Xương đang phê phán, đả kích đối tượng nào.
Kép Trà cũng tương tư ông Tú khi dưng nên một bức
tranh biếm họa với đầy đủ tên gọi, chức vụ cụ thể của quan lại
tỉnh nhà, tiếng cười của ông gắn chặt với thưc tế cuộc sống tại
quê hương mình. Tuy các thành phần quan lại không đa dạng
như Tú Xương nhưng ông biết cách tập trung khoanh vùng và
đặc tả sắc nét các vi quan lại đia phương của quê mình. Kép
Trà có 38 bài thơ Nôm trào phúng nhưng số lượng bài thơ
hướng tới quan lại phong kiến chiếm quá nưa (hơn 50%). Như
vậy, có thể thấy Kép Trà dồn bút lưc vào châm biếm mạnh mẽ
đối tượng này và coi đó là đối tượng chủ yếu. Chĩa mũi nhọn
vào tầng lớp quan lại đia phương, giọng điệu của ông đi từ hài
hước, mỉa mai đến châm biếm, đả kích gay gắt. Kép Trà cùng
quê với Tam Nguyên Yên Đổ, sinh sau ông 38 năm. Nguyễn
Khuyến thuộc lớp cưu nho còn Kép Trà là lớp Nho lỡ. Cả hai
nhà thơ cùng chứng kiến mấy đời quan tỉnh Hà Nam nhưng
nếu Nguyễn Khuyến chỉ có một vài bài châm biếm quan Đốc,

quan Tuần thì Kép Trà lại mang đến cho chúng ta một bức
tranh biếm họa chân thưc bằng thơ để đả kích, vạch trần chân
dung, tội ác của hầu hết quan lại tại đia phương. Ông không


theo lối mòn Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã từng đi mà ông
chọn lối trào phúng nêu rõ họ tên, chi tiết, cụ thể đia bàn hoạt
động của các quan (giống với Nguyễn Thiện Kế, Phan Điện).
Trong 20 bài thơ đó thì có 12 bài đả kích đối tượng quan lại
cấp tỉnh, huyện (tri huyện, tri phủ, chủ yếu là quan tỉnh Hà
Nam và các quan huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm,
Nam Xang, Bình Lục), 8 bài còn lại hướng vào các đối tượng
chánh tổng, nha lệ, quản lao, trợ tá...và trong 20 bài đó có 18
bài nêu tên đích danh đối tượng trào phúng, trong đó lại có
7/18 bài gọi tên đầy đủ các quan. Từ những bài dành chung
cho cả một loạt các vi quan (Gửi quan tỉnh Hà Nam mới nhậm
chức, Vịnh các quan tỉnh Hà Nam, Gửi các quan huyện Kim
Bảng và Duy Tiên) đến những bài gọi tên, dành riêng cho từng
vi quan của mỗi huyện (Vịnh tri huyện Đoàn Ngưng, Vịnh tri
huyện nguyễn Hữu Hậu, Vịnh quan huyện mới, Vịnh tri huyện
Vũ Tuân, Vịnh tri huyện Lê Hữu Tích, Gửi tri huyện Lê Liêm,
Gửi tri huyện Hà Duy Thành….); từ những câu, những bài
dành cho tên quan cai ngục (Vịnh quan đề lao) đến những tên
cai lệ, nha lệ làm tay sai cho giặc (Nha lệ thương dân).
Tú Xương và Kép Trà khi trào phúng quan lại đương
thời đều không ngại ngần tung hê tất cả “những thói hư tật


xấu tỉ mỉ, rõ ràng” như thói tham tiền hám lợi, bản chất dốt
nát và phần nào vạch trần bản chất tay sai của chúng.

Dưới ngòi bút trào phúng của Tú Xương và Kép Trà,
bọn quan lại hiện lên là một lũ tham quan. Tú Xương chỉ có
đôi bài phê phán thói hám tiền của quan lại cấp phủ, cấp tỉnh.
Đó là, một ông quan phủ:
“Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên
Chữ “y”, chữ “chiểu” không phê đến
Ông chỉ quen phê một chữ tiền”.
(Đùa ông Phủ)
Với lời thơ nhẹ nhàng nhưng hàm ý sâu cay, Tú Xương
không chỉ nêu tên đích danh mà ông còn thẳng tay vạch trần
“kỹ năng” đục khoét, ăn tiền của một tên tri phủ. Theo đúng
phép công, việc của quan khi viết giấy tờ hành chính phải
phê chữ “chiểu” nghĩa là cứ thế mà thi hành hay khi xét đơn
từ của dân, nếu chấp thuận, phải phê chữ “y” là đồng ý.
Nhưng vi quan phủ này bất cứ giấy tờ gì cũng chỉ quen tay
“phê một chữ tiền”. Tiếng cười hài hước nhưng ý vi sâu cay


vang lên khi nhà thơ nói ngược với ý mỉa mai “Nhờ trời hạt
ấy cũng bình yên”. Dân trong phủ ấy liệu có thể bình yên nổi
với một tên quan tham lam, giỏi nghề đục khoét như thế ư?
Chưa dừng ở đó, Tú Xương còn thẳng tay cảnh cáo những
tên quan tham, tìm mọi cách để có thể vơ vét của dân: “Nó
rủ nhau đi hót của trời/ Đang khi trời ngủ của trời rơi/ Hót
mau kẻo nữa kinh trời dậy/ Trời dậy thì bay chết bỏ đời”
(Hót của trời).
Ngược lại với Tú Xương, Kép Trà đay đi nghiến lại thói
tham lam “tàn dân hại vật” của bọn quan lại với nhiều hành
tung trong nhiều bài thơ khác nhau. Nếu Tú Xương hầu như

chỉ tập trung vào các vi quan phủ, quan tỉnh thành Nam thì
Kép Trà liệt kê rất chi tiết, cụ thể tội trạng bản chất tham quan
của từng vi quan huyện và cấp dưới tại đia phương. Nếu Tú
Xương đả kích được thói đục khoét “đỉnh cao” của một viên
quan Phủ thì Kép Trà nâng lên một bậc là cụ thể hóa các ngón
nghề, mánh khóe của bọn chúng. Quan Phủ trong thơ Tú
Xương “quen phê một chữ tiền” thì tri phủ Nam Xang của
Kép Trà làm mọi cách để dân chúng “lòi” tiền ra. Tú Xương
gọi bọn quan tham là “nó”, nghe vẫn có chút nhẹ nhàng thì


Kép Trà gọi tri phủ Nam Xang là “mày” xưng “tao” với giọng
điệu đả kích sâu cay, chanh chua, mãnh liệt:
“Hà Duy Thành tên mày là thế
Huyện Nam Xang tỉnh tệ làm sao
Từ ngày mày ở huyện tao
Tàn dân hại vật biết bao nhiêu lần”.
Phải gọi như thế, chưi thẳng như thế mới thấy rõ hết
được bộ mặt trắng trợn của hắn. Thấy người dân nào có máu
mặt, của nả là bọn quan phủ và bọn tay chân “bày đủ mưu
ma” buộc tội để đòi hối lộ, xui nguyên giục bi để ăn tiền của
cả hai bên, tha cho bọn trộm cướp khi chúng đem tiền đến đút
lót “Nhà giàu trát bát tận nhà/ Ăn năm mươi bạc chẳng tha
cho về/ Bầu bán thì kể gì lề luật/ Lý hương nào cũng mất bạc
nghìn/ Kiện thì ăn cả đôi bên/ Nào ai có kém trăm nguyên
đâu mà/ Cậy biết tiếng vào ra công sứ/ Giặc có tiền cũng cứ
tha ra…” (Gửi tri phủ Hà Duy Thành). Đúng như lời cụ
Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều “Một ngày lạ thói
sai nha/ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.



Con mắt tinh tường của Kép Trà đã nhìn ra tất cả những
thủ đoạn vơ vét của cải của bọn chúng. Tri huyện Kim Bảng,
Đoàn Ngưng làm việc quan mà như đi buôn, “mặc cả” cò kè
bớt một thêm hai: “Kim Bảng phù hoa có huyện Đùn/ Cò kè
mặc cả lối phường buôn…Núi Rồng sông Quế bao nhiêu của/
Vơ vét ra tay trấu chẳng còn” (Vịnh tri huyện Đoàn Ngưng).
Hay tri huyện Duy Tiên, Nguyễn Hữu Hậu thì bắt dân góp
tiền mua quốc trái rồi hắn bỏ túi phần lớn số tiền ấy. Với
giọng mỉa mai, giễu cợt ông viết: “Quốc trái Duy Tiên bạc rất
nhiều/ Ai đem Hữu Hậu đến mà tiêu”. Thậm chí, chúng còn
ăn bớt phần thưởng của đám học trò nghèo, Kép Trà giận dữ
thốt lên câu chưi: “Bịt mũi ăn dơ, quân chó má”
Tàn ác dã man hơn, bọn nha lệ, cường hào, lí dich còn
lợi dụng lúc xảy ra nạn lụt để vơ vét của dân chúng từ cây tre
đến con trâu, con bò. Dân đói khổ chúng cũng không tha:
“Nước lụt năm nay khó nhọc to/ Thương dân, nha lệ dốc lòng
lo:/ Chửa nhai tre hết còn nhai bạc/ Mới bắt trâu xong lại bắt
bò…” (Nha lệ thương dân). Cùng viết về nạn lụt, nếu tiếng
cười của Nguyễn Khuyến thiên về đùa vui, hài hước, dí dỏm
(Vịnh lụt) thì Kép Trà lại dùng tiếng cười mỉa mai để lột tả nỗi
khốn khổ vì nha lệ của nhân dân. Hay một viên quan đề lao,


tìm mọi cách hành hạ những kẻ tù tội để có tiền đút túi riêng,
ninh bợ quan trên để thăng quan tiến chức: “Cứ thằng tù xác
lèn cho kỹ/ Rồi cũng mề đay cũng sắc rồng!” (Vịnh viên quan
đề lao).
Bên cạnh đó sư dốt nát của bọn quan lại phong kiến
cũng bi Tú Xương và Kép Trà châm biếm sâu sắc. Điều Tú

Xương chủ yếu hướng tới không phải là công việc các quan
đang làm mà là bản chất cái học vi, cái danh, mũ áo cân đai
mà họ vừa mới khoác lên. Hai nhà thơ cùng đỗ Tú tài nhưng
Kép Trà an phận với chút chức vi ông Tú Kép, sống cuộc đời
gần gũi nông dân, dạy học trò nghèo thì Tú Xương lại cay
đắng, tức tối chuyện thi cư. Ông Tú có tài nhưng không chiu
“khom lưng uốn gối” xu ninh để có cuộc sống “xênh xang”
mũ áo như bọn quan lại đương thời. Vì vậy, cuộc đời ông cứ
mãi lận đận chuyện thi cư. Nhà ở giữa thành thi nhưng phải
sống cảnh nghèo túng, ông bi xã hội hất ra khỏi guồng quay
chung nên “ông nhìn cuộc đời xấu xa, giả dối ấy bằng con
mắt hằn học, thù ghét. Văn thơ Tú Xương bởi thế có nét hiện
thực sâu sắc, nhất là những bài mô tả xã hội quan lại...” [70,
tr.521] đặc biệt là bản chất dốt nát mà ngồi chễm chệ ở chỗ
cần chữ nghĩa.


Đâu chỉ có các quan ngu dốt “Đậu lạy, quan xin nọ chú
Hàn” mà đến các ông Cư, chú Hàn cũng chẳng khá hơn. Có
khi Tú Xương dùng giọng bông lơn, dân dã, lấp lưng để chưi
một cách cay độc một chú Hàn chen chân vào viện Hàn lâm
không phải nhờ có chữ mà vì có nghề nấu rượu:
“Hàn lâm tu soạn kém chi ai
Đủ cả vung nồi, cả cóng chai
Ví phỏng quyển thi ông được chấm
Đù cha đù mẹ đứa riêng ai”.
(Đùa ông Hàn)
Một ông Cư con của thầy lang, mẹ bán bún riêu, học
không giỏi nhưng gặp may lại đỗ cao vào hàng thứ năm (Ông
Cử thứ năm). Đầu óc dốt nát, học hành làng nhàng nhưng đỗ

ông Cư “Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua/ Ai ngờ mũ áo đến
ba ba/ Đầu như lươn đất mà không lấm/ Thân tựa xà hang,
cũng ngó ra…” (Ông Cử Ba). Tú Xương cất tiếng chưi khi
một kẻ học hành tầm thường, xuất thân trong gia đình bán
thuốc bắc lại đỗ Cư nhân làm chức Huấn đạo rồi làm sơ khảo
của kì thi: “Sơ khảo khoa này bác cử Nhu/ Thực là vừa dốt lại


vừa ngu” (Ông cử Nhu). Một ông Huyện, làm chủ khảo của
một kì thi, bài thi bi xáo trộn lung tung, nhiều người bất bình
nhưng ông ta lại không biết gì. Điều ấy thật nưc cười, nên Tú
Xương buông một câu chưi thông tục đầy hằn học: “Chẳng
hay gian dối vì đâu vậy/ Bá ngọ, thằng ông biết chữ gì” (Chế
ông Huyện).
Qua những vần thơ trào phúng của Tú Xương, ta thấy có
muôn vàn xuất thân đáng cười của những vi quan tỉnh nhà.
Mỗi vi có một chức danh, mũ áo cân đai nhưng cùng giống
nhau ở chỗ - danh ấy là danh hão và bản chất của chức vi ấy
đều là sư dốt nát.
Cái sư dốt nát của quan lại trong thơ Kép Trà tuy không
đầy đủ, chi tiết, muôn hình vạn trạng như trong thơ ông Tú
nhưng cũng phần nào cho chúng ta thấy rõ hơn được bản chất
của quan lại đia phương đương thời. Tú Xương có hằn học có
cay cú thì Kép Trà cũng cười hả hê với những lũ quan tài học
như “cán mai”, “hũ nút” ra cai tri dân: “Hũ nút tỉnh Thanh
vừa tếch khỏi/ Cán mai xứ Nghệ lại thò ra” .Thậm chí từ một
chân điếu đóm, có công lao làm “chó sói’ canh nhà cho
Hoàng Cao Khải nên được Hoàng cho lên làm tri huyện (Vịnh
tri huyện Lê Hữu Tích) và cũng vẫn là tên tri huyện ấy,



×