Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.3 KB, 2 trang )

Bài 24
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến Đàng Ngoài.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra mạnh mẽ.
2. Về tư tưởng:
- Tinh thần đấu tranh chống áp bức.
3. Về kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ, bản đồ trong học lịch sử.
II- Thiết bị dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII (sgk)
III- Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoàn cảnh và ý nghĩa của sự ra đời chữ Quốc ngữ ?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
1. Tình hình chính trị.
- Nêu những biểu hiện sự mục nát của * Chính quyền phong kiến: Mục nát đến
chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ?
cực độ.
- Vua Lê chỉ là bù nhìn.
- Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến
tiệc.
- Quan lại hoành hành, đục khoét nhân
- Chính quyền phong kiến mục nát dẫn dân.
đến hậu quả gì ?
* Hậu quả:
- Sản xuất sa sút :
+ Nông nghiệp đình đốn.


+ Đê điều vỡ liên tục, lụt lội thường
xuyên xảy ra.
+ Nhà nước phong kiến đánh thuế nặng
- Em hãy hình dung đời sống của nhân -> Công - thương nghiệp giảm sút.
dân ta bấy giờ ?
- Đời sống nhân dân vô cùng cơ cực:
+ Không có tiền nộp thuế phải bỏ cả
nghề nghiệp.
+ Chết đói ngổn ngang, sống sót không
còn một phần mười (1/10).
- Theo em vì sao nhân dân ta nổi dậy + Bỏ làng đi phiêu tán.


đấu tranh ?
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn:
- Quan sát lược đồ hãy kể tên các cuộc - Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ (1736 khởi nghĩa lớn ?
1741)
- Nguyễn Dương Hưng (1737)
- Lê Duy Mật (1738 - 1770)
- Nhìn trên lược đồ em có nhận xét gì - Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751)
về phong trào đấu tranh ?
- Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)
- Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
=> Địa bàn hoạt đọng rộng khắp Đàng
Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi.
- Kết quả các cuộc đấu tranh như thế * Tiêu biểu:
nào ? Vì sao ?
+ Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)
+ Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
* Kết quả:

- Theo em các cuộc khởi nghĩa này có ý Tất cả đều bị thất bại - Do rời rạc, thiếu
nghĩa gì ?
sự liên kết với nhau.
* ý nghĩa:
- Chính quyền phong kiến lung lay.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất
của nhân dân ta.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn
tiến ra Bắc giành thắng lợi.
3. Củng cố bài:
Do đời sống quá cơ cực, nhân dân Đàng Ngoài nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ
chống lại chính quyền phong kiến thối nát. Dù thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa
đã dọn đường cho sự thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn sau này.
IV.Bài tập - dặn dò:
1. Bài tập:
Lập bảng niên biểu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thế kỉ XVIII ở Đàng
Ngoài (Thời gian - Tên - Địa bàn)
2. Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài 25.
V- Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...



×