Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.45 KB, 4 trang )

Bài 12
NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nhận biết được:
+ Cuộc Duy Tân Minh Trị và quá trình Nhật Bản trở thành một nước đế quốc.
+ Chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản và cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản Nhật cuối TK XIX - đầu XX.
2. Kỹ năng
- HS có kĩ năng sử dụng biểu đồ, giải thích khái niệm.
3. Tư tưởng, tình cảm,thái độ
- Nhận thức rõ vai trò ý nghĩa tiến bộ của những cải cách đối với sự phát triển
của XH.
II. Phương tiện dạy học và sự chuẩn bị của GV-HS
GV:- Bản đồ nước Nhật cuối TK XIX đầu XX, tranh ảnh tư liệu.
HS: đọc và nghiên cứu SGK.
III. Phương pháp
- Sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, trình bày, tường thuật.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?
( Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, có nguồn nhân
công rẻ mạt; chế độ phong kiến suy yếu...)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài:
GV treo bản đồ và yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về đất nước Nhật Bản.
- HS trả lời, GVKL về dân số, diện tích, vị trí địa lí.
- GVnêu vấn đề và dẫn vào bài mới: các em hãy theo dõi bài học để giải đáp vì sao cuối thế kỉ
XIX -đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm
thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng, trở thành một nước


đế quốc chủ nghĩa...,chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chuẩn kiến thức

Hoạt động 1: HS nắm được hoàn cảnh
I. Cuộc Duy tân Minh Trị
của nước Nhật cuối TK XIX đầu Tk XX
- GV: treo lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỷ 1. Hoàn cảnh
XIX, đầu TK XX, giới thiệu sơ lược về nước - Từ giữ TK XIX, tình hình nước Nhật
Nhật: là 1 quốc gia đảo nằm vùng Đông Bắc trở nên nghiêm trọng.
Châu á, trải dài theo hình cánh cung gồm 4 đảo


chính: Hun-Shu ,Hôc-cai-đô, Kiu-Si-u, Shi-cô
+ CNTB Phương Tây tăng cường
-cư.
can thiệp vào Nhật.
S: chừng 371.000 km2, tài nguyên nghèo nàn .
+ Chế độ phong kiến Nhật khủng

- GV cung cấp thông tin về bối cảnh lịch hoảng.
sử của Nhật cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ
XX.
- GV nhấn mạnh: trên quần đảo Phù Tang, Mĩ
là kẻ đầu tiên dùng vũ lực buộc Sô-gun phải mở
cửa, Mĩ không chỉ coi Nhật Bản là một thị
trường mà còn có âm mưu dùng Nhật làm bàn
đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.

- GV nêu vấn đề: trước tình hình đó nước
Nhật hoặc tiếp tục duy trì chế độ PK mục nát
(miếng mồi cho CN thực dân) ,hoặc tiến hành
cải cách để canh tân đất nước. Vậy Nhật Bản đã
chọn con đường nào?

Hoạt động 2: HS nắm được nội dung
cuộc cải
- GV cho HS quan sát h47 và kể cho HS
nghe về Minh Trị:
Thiên Hoàng Minh Trị là ai? Ông có
vai trò như thế nào đối với cuộc cải cách
Duy Tân M. Trị?
(Vua Mut-su-hi-tô lên kế vị cha 11.1867 khi mới
15 tuổi. Ông là người rất thông minh dũng cảm
biết chăm lo việc nước, biết theo thời thế và biết
dùng người. (1.1868) Ông ra lệnh truất quyền
Sô-gun và thành lập chính phủ mới, lấy hiệu là
Mây-gi đã tiến hành những cải cách tiến bộ theo
Phương Tây để canh tân đất nước.)

- Gọi HS đọc phần kênh chữ và trình bày
tóm tắt nội dung cơ bản của cuộc Duy tân
Mnh Trị.
- HS trả lời. GV nhận xét và kết luận.
- GV minh họa h48, giới thiệu vài nét về
sự phát triển ngành đóng tàu ở Nhật Bản.
GV nêu câu hỏi: Vì sao ngành đóng tàu
lại phát triển ở Nhật Bản? ngành đóng
tàu phát triển có tác dụng gì đối với kinh

tế và quân sự Nhật Bản?

2. Nội dung cải cách
- 1.1868 cải cách Duy Tân Minh Trị
được tiến hành trên tất cả các mặt:
+ Kinh tế: xóa bỏ quyền sở hữu
ruộng đất của PK, phát triển kinh tế
TBCN .
+ Chính trị - xã hội: cải cách chế độ
nông nô, đưa qúi tộc tư sản hóa và đại
tư sản lên nắm quyền.
+ Giáo dục: bắt buộc
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện
theo Phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay
chế độ trưng binh.


- HS trả lời, GV phân tích và kết luận.
- GV cho HS thảo luận nhóm Vì sao nói
cuộc Duy tân Minh Trị thực chất là một
cuộc cách mạng tư sản?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
(+ Là 1 cuộc CM TS vì: chấm dứt chế độ phong

* Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ
trở thành thuộc địa. Đưa nước Nhật từ
1
nước phong kiến trở thành một nước
TB công nghiệp phát triển.


kiến. Thiết lập các quyền của quý tộc TS
hóa.Đứng đầu là Mây-gi. Cải cách toàn diện
mang tính chất tư sản rõ rệt, góp phần xóa bỏ sự
chia cắt, thống nhất thị trường dân tộc, 1871 xóa
bỏ sử hữu ruộng đất PK, thành lập quân đội
thường trực theo nghĩa vụ quân sự.)
* ở Việt Nam Duy Tân theo Nhật Bản đã diễn ra
đầu TK XX do các sỹ phu khởi xướng tiêu biểu
Phan Bội Châu.

Hoạt động 1: Nền kinh tế nước Nhật sau
cuộc cải cách
- GV treo lược đồ cho HS quan sát biểu đồ
so sánh tốc độ phát triển công nghiệp giữa
các nước đế quốc và bảng thống kê các
công ti độc quyền của Nhật Bản. Em hãy
nhận xét về tình hình kinh tế Nhật Bản?
vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển?
( GV mở rộng nói về công ti Mít-xưi: lúc đầu là
một hãng buôn ra đời vào đầu thế kỉ XVII, ngày
càng phát triển và cho vay lãi, vì tích cực ủng hộ
cho Nhật Hoàng nên được nhiều độc quyền. Đầu
thế kỉ XX đã nắm nhiều ngành kinh tế quan trọng
như khai mỏ, điện, dệt...nó chi phối đời sống xh
Nhật đến mức như một nhà báo kể lại: "anh có
thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mítxưi, tàu chạy bằng than đá của Mít-xưi, cập bến
của Mít-xưi, sau đó đi tàu điện của Mít-xưi đóng,
đọc sách do Mít-xưi xuất bản, dưới ánh sáng điện
do Mít-xưi chế tạo...")


II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa
đế quốc
1. Kinh tế:
- Tỉ lệ công nghiệp tăng nhanh.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa.
- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện.

- GV: Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
tình hình chính trị Nhật có gì nổi bật?
- GV treo lược đồ trình bày sự bành
trướng mở rộng thuộc địa của Nhật Bản. 2. Chính trị
- HS lên bảng chỉ trên lược đồ sự mở


rộng thuộc địa của Nhật
- GV nêu câu hỏi: Vì sao ĐQ Nhật được
mệnh danh là CNĐQ quân phiệt hiếu
chiến?
( Quân phiệt: nói về phe quân nhân lâu
ngày tổ chức thành phái ,thành đảng có
thế lực mạnh hơn hết trong nước.
Quân phiệt hiếu chiến Nhật: do liên minh
quí tộc hóa nắm quyền; thi hành chính
sách đối ngoại XL hiếu chiến).

- Cuối thế kỷ XIX Nhật đẩy mạnh các
cuộc chiến tranh xâm lược
-> CNĐQ Nhật là CNĐQ quân phiệt
hiếu chiến.


4. Củng cố:
- GVkhái quát nội dung bài học: Minh Trị Duy Tân là cuộc CMTS có ý nghĩa
tiến bộ mở đường CNTB phát triển. Nhật bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa tăng
cường xâm lược mở rộng lãnh thổ. Nhân dân lao động Nhật đấu tranh mạnh mẽ
chống lại giai cấp tư sản.
5. Hướng dẫn học bài:
- Bài cũ: trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Bài mới: ôn tập kiểm tra viết 1 tiết . Nội dung:
+ Cách mạng tư sản ( một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu).
+ Công xã Pa-ri - nhà nước kiểu mới.
+ Tình hình các nước Âu - Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Đông Nam Á.



×