Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Khoá luận tốt nghiệp nông Lâm kết hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NAY DUNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH BỜI LỜI ĐỎ
(Litsea glutinosa Roxb) TRỒNG XEN HOA MÀU TẠI
XÃ LƠ PANG, HUYỆN MANG YANG,
TỈNH GIA LAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Gia Lai
Tháng 7/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

NAY DUNG

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH BỜI LỜI ĐỎ
(Litsea glutinosa Roxb) TRỒNG XEN HOA MÀU TẠI XÃ
LƠ PANG, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

Ngành: Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS. Đặng Hải Phương

Gia Lai
Tháng 7/2018
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Các Thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp trong quá trình học không chỉ là
nên tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Gia đình bố mẹ và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn
thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Đặng Hải Phương đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Lơ Pang, huyện Mang Yang
thuộc tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ tạo điều kiện để tiếp cận với hiện trường, nông dân và
cung cấp các thông tin dữ liệu cơ bản về KTXH của địa phương.
Gia Lai, ngày 19 tháng 7 năm 2018
Nay Dung

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Hiệu quả kinh tế của mô hình Bời lời đỏ trồng xen hoa màu tại xã Lơ
Pang tỉnh Gia Lai”, được thực hiện từ tháng 3-7/2018, tại xã Lơ Pang.
Mục tiêu của nghiên cứu là điều tra, thu thập, thống kê số liệu từ các mô hình
trồng Bời lời đỏ xen canh của người dân tại xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh
Gia Lai, so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Bời lời đỏ xen canh và
phân tích những khó khăn, thuận lợi của người dân với từng loại mô hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế của mô hình Bời lời đỏ trồng
xen hoa màu của người dân rất phong phú đa dạng bao gồm sự lựa chọn các mô
hình của nông hộ tuỳ thuộc vào tự nhiên, nên người dân đầu tư các mô hình với
diện tích nhất định, mật độ trồng Bời lời đỏ phù hợp cho các mô hình: xen Sắn là
1.600 cây/ha; trồng xen Dứa là 800 cây/ha; trồng xen Cà phê là 1.100 cây/ha, đến
năm thứ 5 tỉa thưa 50% còn 550 cây/ha. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen
Sắn thu từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 liên tiếp từ cây Sắn đến năm thứ 7 mới thu
từ cây Bời lời đỏ, mô hình trồng xen Dứa thu từ thứ 2 trở lên từ cây Dứa đến năm
thứ 7 mới thu cả cây Bời lời đỏ, còn mô hình trồng xen vườn Cà phê được thu từ
năm thứ 3 trở lên từ Cà phê đến năm thứ 7 mới thu cả cây Bời lời đỏ. Trong đó 2 mô
hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn và Cà phê đều có lãi, còn mô hình trồng xen Dứa là
thua lỗ với chu kỳ là 7 năm.
Đối với các mô hình trồng xen canh này các hộ thu nhập tiền mặt liên tục
trong khi chờ cây Bời lời đỏ đạt đến tuổi khai thác, điều đó chứng tỏ mức độ phụ
thuộc vào các mô hình rất cao. Bên cạnh đó, các hộ vẫn gặp rất nhiều khó khăn
trong quá trình sản xuất nhất là chịu ảnh hưởng từ thời tiết, khó tiếp thu khoa học kỹ
thuật canh tác mới của cây Cà phê nhưng cũng được sự quan tâm giúp đỡ của nhà
nước thông qua các chính sách vay vốn với lãi suất tương đối mới, hội thảo...

iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................ii
TÓM TẮT..........................................................................................................iii
MỤC LỤC.........................................................................................................iv
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................v
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................vii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN....................................................................................3
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu....................................................................3
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................3
2.1.2. Đối tương nghiền cứu....................................................................................3
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu..........................................................................3
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.........................................................3
2.2.2. Đặc điểm kinh tế khu vực nghiên cứu...........................................................4
2.2.2.1. Xã Lơ Pang.................................................................................................4
2.3. Những nghiên cứu về cây Bời lời đỏ................................................................5
2.3.1. Nghiên cứu về cây Bời lời đỏ ở tỉnh Gia Lai.................................................7
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................10
3.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................10
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................10
3.3.1. Ngoại nghiệp...............................................................................................10
3.3.2. Nội nghiệp...................................................................................................11
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................14
4.1. Các mô hình trồng Bời lời đỏ xen hoa màu....................................................14
4.1.1. Mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn...............................................................14
4.1.2. Mô hình trồng Bời lời đỏ xen Dứa...............................................................16

iv



4.1.3. Mô hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê..........................................................18
4.2. Các đặc điểm tự nhiên và xã hội của mô hình................................................21
4.2.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................21
4.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội..............................................................................23
4.2.3. Phân tích SWOT của mô hình Bời lời trồng xen.........................................31
4.3. Hiệu quả kinh tế của các mô hình...................................................................34
4.3.1. Mô hình Bời lời trồng xen Sắn....................................................................34
4.3.2. Mô hình Bời trồng xen Dứa.........................................................................35
4.3.3. Mô hình Bời trồng xen Cà phê....................................................................36
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................39
5.1. Kết luận..........................................................................................................39
5.2.Kiến nghị.........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................41
PHỤ LỤC

a

iii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật


BPV

Lợi nhuận

CPV

Chi phí

DTTS

Dân tộc thiếu số

ĐH-CĐ

Đại học – Cao đẳng

KTXH

Kinh tế xã hội

NLKH

Nông lâm kết hợp

SX

Sản xuất

TĐVH


Trình độ văn Hóa

UBND

Uỷ ban nhân dân

FLITCH

Dự án phát triển lâm nghiệp

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Phân bố mô hình theo các loại đất......................................................21
Bảng 4.2. Tình hình phân bố các mô hình theo độ dốc.......................................22
Bảng 4.3. Thống kê trình độ học vấn của các hộ được điều tra theo mô hình.....24
Bảng 4.4. Thống kê kỹ thuật chuyên môn của các hộ điều tra theo mô hình......25
Bảng 4.5. Thống kê diện tích của các hộ theo mô hình......................................25
v


Bảng 4.6. Thống kê nguồn lao động của các hộ theo mô hình............................26
Bảng 4.7. Thống kê vốn sản xuất của các hộ theo mô hình................................27
Bảng 4.8. Chi phí đầu tư về giống cho mỗi mô hình..........................................28
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho phân bón và thuốc ở mỗi mô hình trên ha............28
Bảng 4.10. Thống kê giá bán của Bời lời đỏ, Sắn, Dứa, Cà Phê.........................29
Bảng 4.11. Phân tích SWOT...............................................................................31
Bảng 4.12. Tính các chi số CBA của mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn............34
Bảng 4.13. Tính các chi số CBA của mô hình trồng Bời lời đỏ xen Dứa............35
Bảng 4.14. Tính các chi số CBA của mô hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê.......36
Bảng 4.15. Một số chi số kinh tế của mô hình trồng Bời đỏ xen canh................37


vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn..................................15
Hình 4.2. Mặt cắt đứng mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn......................16
Hình 4.3. Sơ đồ mô hình trồng Bời lời đỏ xen Dứa.................................17
Hình 4.4. Mặt cắt đứng mô hình trồng Bời lời đỏ xen Dứa.....................18
Hình 4.5. Sơ đồ mô hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê.............................20
Hình 4.6. Mặt cắt đứng mô hình trồng trồng Bời lời đỏ xen Cà phê.......20
Hình 4.7. Biểu đồ phân bố của mô hình theo loại đất..............................22
Hình 4.8. Biểu đồ phân bố của mô hình theo độ dốc...............................23
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện cơ cấu chung về trình độ học vấn..................24
Hình 4.10. Biểu đồ biến thiến về giá nông sản năm 2012 -2018.............30

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Bời lời (Litsea glutinosa Roxb) là loài cây được khai thác lấy vỏ làm
chất kết dính. Có giả thiết cho rằng, Bời lời được làm chất kết dính trong việc tạo
gạch xây dựng các công trình cổ trước kia của người Chăm; ngày nay Bời lời được
khai thác vỏ làm chất kết dính trong việc làm nhang, làm ván ép…Theo người dân
hay gọi thì ở tỉnh Gia Lai có hai loài Bời lời là Bời lời trắng và Bời lời đỏ. Trong
hai loài này thì cây Bời lời đỏ được trồng, được khai thác nhiều hơn, giá thu mua
cũng cao hơn vì vỏ dày hơn, chất nhớt nhiều hơn…
Trước kia, cây Bời lời được khai thác trong rừng tự nhiên, ngày nay Bời lời
được trồng nhiều dưới dạng quy mô vườn hộ, vườn rừng ở nhiều huyện trên địa bàn
tỉnh Gia Lai. Đây cũng là loài cây được gây trồng nhiều vì nhanh cho thu hoạch,

ngoài vỏ thân là sản phẩm thu hoạch chính thì các sản phẩm phụ khác cũng được
tận thu triệt để: vỏ cành, lá cũng được thu mua, thân sau khi bóc vỏ cũng được bán
làm vật liệu xây dựng. Sau khi khai thác, gốc cây tái sinh chồi mạnh nên sau khi
trồng thì sau vài luân kỳ khai thác nữa mới phải trồng lại. Hiện tại, vỏ Bời lời khô
có giá hơn 20.000 đồng/kg, lá 1.700 đồng/kg, cành cây đã bóc vỏ giá 500 đồng/ kg,
thân cây dùng làm để làm gỗ xây dựng giá khoảng 40.000 nghìn đồng, bán gỗ ép
khoảng 1,5 triệu đồng/m3.
Là loài cây đa dụng, có chu kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh, sản phẩm có
giá bán cao trên thị trường, nên Bời lời đỏ được coi là cây “làm giàu” của người dân
bản địa vì trồng đơn giản, sản phẩm có thể bán ở bất cứ ở độ tuổi nào, bất cứ lúc
nào trong năm và có thể trồng dưới nhiều hình thức khác nhau: trồng thuần, trồng
xen, trồng nông lâm kết hợp.Việc trồng và khai thác loài cây này đều xuất phát của
người dân và nhu cầu thị trường, do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế của một số

a


phương thức trồng Bời lời đỏ là vấn đề cần thiết nhằm đưa ra những khuyến cáo,
làm tài liệu tham khảo cho người dân trong việc gây trồng loài cây này.
Ở Gia Lai, cây Bời lời đỏ được gây trồng nhiều ở các huyện Mang Yang,
Chư Păh, Ia Grai, Đăk Đoa. Theo Mai Minh Tuấn (2011), diện tích cây Bời lời đỏ ở
tỉnh Gia Lai là 4000 ha, chủ yếu tập trung tại các huyện Mang Yang (1.500 ha), Chư
Păh (1.000 ha), Ia Grai (500 ha), thành phố Pleiku (500 ha) còn lại có ít ở các
huyện: Kbang, Chư Prông, Chư Pưh, Đăk Đoa. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện đất
đai, khí hậu, nguồn lực nông hộ, trình độ canh tác khác nhau nên hiện tại cây Bời
lời đỏ được người dân trồng theo phương thức khác nhau, có trồng thuần, trồng xen
với cây hoa màu… Trong đó phương thức trồng xen đem lại nguồn thu nhập liên
tục cho người dân, vì trong khi chờ đợi cây Bời lời đỏ đạt đến tuổi khai thác thì
người dân có thể thu hoạch cây hoa màu trồng xen với nó. Xuất phát từ những vấn
đề trên em thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế của mô hình Bời lời đỏ trồng xen

hoa màu tại xã Lơ Pang huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai”.

vi


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của mô hình Bời lời đỏ
trồng xen hoa màu tại xã Lơ Pang thuộc huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng phỏng vấn: các hộ gia đình trồng cây Bời lời đỏ theo phương thức
trồng xen tại xã Lơ Pang.
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh tế mà cây Bời lời đỏ mang lại khi trồng
xen với các loại cây trồng khác của người dân xã Lơ Pang
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Nằm ở bắc Tây nguyên, tỉnh Gia Lai có 2 mùa khí hậu rõ rệt là mùa khô và
mùa mưa. Tuy nhiên do có dãy Trường Sơn chạy theo hướng bắc – nam chia tỉnh
thành 2 vùng sinh thái rõ rệt là phía đông và phía tây trường sơn. Vùng phía đông
Trường Sơn với đất đai chủ yếu là đất pha cát, đất phù sa cổ; độ cao chủ yếu từ 250500 m; mùa mưa từ tháng 6-12; độ cao thấp dần từ bắc xuống nam. Vùng phía tây
Trường Sơn với đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan; độ cao chủ yếu từ 400 – 700 m; độ
cao thấp dần từ đông sang tây; mùa mưa từ tháng 4-10. Huyện nằm trong phạm vi
nghiên cứu trong vùng Tây Trường Sơn. Theo nghiên cứu khí tượng thuỷ văn của
khu vực nghiên cứu với số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn tại Tp.Pleiku là đại
diện cho khu vực khí hậu của vùng Tây Trường Sơn thì khí hậu, thuỷ văn của khu
vực này như sau:

iv



Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong tiểu vùng khí hậu có nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất là tháng 5 đạt 24,5 0C, tháng lạnh nhất là tháng 12 nhưng
không dưới 19,20C, biên độ nhiệt năm 5,30C
Lượng mưa trung bình năm ở thường đạt 2.200 mm và phân bố không đều
trong năm. Mùa khô khá khắc nghiệt với 4 tháng (tháng 1, 2, 3, và 12) với lượng
mưa không quá 10 mm/tháng gây nên thiếu nước. Gió thường hoạt động trong khu
vực là Đông – Đông Bắc trong mùa khô và Tây – Tây Nam trong mùa mưa, điều
này cũng ảnh hưởng đến quá trình mất ẩm, mất màu của đất trong mùa khô và sinh
trưởng của cây trồng
Độ ẩm không khí trung bình năm 83,5%, trong đó tháng cao nhất là tháng 8
và 9 với độ ẩm trên 90% và tháng thấp nhất là tháng 3 và 4 với độ ẩm chỉ đạt 75%
Địa hình, đất đai: Đất đai trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là gồm có các
loại đất chính là: Đất nâu đỏ trên bazan; đất xám bạc màu trên đá granit, phân bố
chủ yếu trên sườn đồi dốc, rừng nghèo kiệt; đất thịt pha cát, đất vàng đỏ trên granit,
phân bố trên núi cao; pH đất biến động từ 5,5 – 6,7.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Huyện Mang Yang có diện tích tự nhiên 1.126 km 2 với hơn 44.132 người
trong đó người dân tộc bản địa chiếm 80%. Diện tích cây trồng nông nghiệp (chủ
yếu là lúa nước, Cà phê, sắn, Hồ tiêu…) có diện tích hơn hơn 20.000 ha chiếm 1/5
tổng diện tích toàn huyện, trong đó trồng cây Sắn hơn 6.000 ha với 01 nhà máy chế
biến đặt gần trung tâm huyện; trồng Cà phê là 3.500 ha. Cây Bời lời đỏ được trồng
chủ yếu ở các xã phía nam của huyện bao gồm: Lơ Pang, Kon Thup, Đê Ar, Kon
chiêng, Đăk Trôi là những xã thuộc diện khó khăn của tỉnh với 90% là người địa
phương có cuộc sống chủ yếu là dựa canh tác nương rẫy.
2.2.2.1. Xã Lơ Pang

Xã Lơ Pang có diện tích 166,26 km2, dân số năm 2018 toàn xã có 960 hộ,
với 4.423 nhân khẩu, trong đó có 314 hộ nghèo và cận nghèo. Xã Lơ Pang nằm ở

phía nam huyện Mang Yang với cơ cấu 80% là người Bana, Jarai. Người dân ở đây
sống chủ yếu bằng nghề nông, diện tích sản xuất lúa chủ yếu là lúa cạn chỉ đủ ăn,
do người dân canh tác trồng lúa ở khe ven chân núi và các hộ tự khai hoang, trồng

vi


trên rẫy không có hệ thống cấp thoát nước nên năng suất lúa kém và canh tác theo
mô hình phong tục tập quán truyền thống chưa mang lại hiệu quả cao cho từng hộ,
kinh tế mang lại chủ yếu là canh tác nương rẫy: trồng lúa cạn, sắn, bắp chỉ để tự cấp
cho hộ gia đình. Trong đó một số hộ trong xã đã trồng một số các loại cây Bời lời,
Hồ tiêu, Cà phê, Chanh dây theo mô hình nông lâm kết hợp và mang lại thu nhập
cao so với cây trồng khác, kết hợp nuôi bò để lấy phân qua quá trình ủ phân chuồng
bón cho cây trồng nhằm giảm chí mua phân chuồng và các loại phân khác…trong
những năm gần đây trạm khuyến nông của huyện đã cung cấp một loại cây trồng có
năng xuất cao hơn cung cấp cho các hộ trong xã.
Địa điểm nghiên cứu là làng Chưp và làng Hlim của xã Lơ Pang nằm ngay
trên trục đường liên xã được rải nhựa còn các làng khác đều nằm cách trục đường
này từ vài km đến xa nhất 10 km. Đất làm nương rẫy, ở loại đất đỏ Bazan có địa
hình có địa hình bằng phẳng và độ dốc thấp có hệ thống tưới nước các hộ trồng các
cây Cà phê, Hồ tiêu, Sắn, Dứa, Ngô xen với cây Bời lời đỏ nhằm tạo thêm thu nhập
cho các hộ, còn đối với địa hình đất có độ dốc có sỏi đá trên đất xám bạc màu các
hộ trồng các cây Bời lời đỏ thuần loài hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, đất trồng cây
Bời lời là đất xấu, tỷ lệ đá chiếm 20 - 80%.
Ở xã Lơ Pang đã có hệ thống đường đi lại rất dễ dàng nằm ngày trên trúc
đường 666 được rải nhựa và các hệ thống đường bê tông trong làng, xã chỉ cách
huyện 8 km, tạo điều kiện các hộ thu mua các mặt hàng nông sản thuận lợi không
có khó khăn như trước nữa, ở trong làng có các hộ thu mua hoặc gom về nhà chế
biến rồi bán cho các nhà máy chế biến nông sản và từ các huyện khác vào thu mua,
nên việc thu mua bán được dựa theo các mùa vụ trong năm chưa phân định rõ ràng.

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều Nghi quyết,
Quyết định, chỉ thị, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội và nông
thôn, hộ trợ giúp đỡ cho đồng bào DTTS. Nhờ đó bộ mặt nông thôn vùng đồng bào
DTTS của xã đã có sự phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao
lên rõ rệt. Đồng bào đã tích cực xói đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Các chế độ
chính sách nhà nước được ưu tiên cho đồng bào DTTS như: Chương trình: 132;
134; 135; 167; 168, Chương trình Định canh – Định cư và nhiều chính sách ưu tiên
khác được thực hiện tại địa phương.
iv


2.3. Những nghiên cứu về cây Bời lời đỏ
Bời lời đỏ hay còn gọi Bời lời nhớt (Litsea glutinosa) thuộc họ Long não
(Lauracea), là loại cây rừng tự nhiên hoang dã. Từ xa xưa, người dân vẫn vào rừng
khai thác vỏ xay làm chất keo dính trộn bột làm nhang và thường dùng bột Bời lời
trộn với vôi, mật mía để xây dựng nhà, xây tường bao, thấy được giá trị của của cây
Bời lời được dùng với rất nhiều mục đích nên người bản địa đã vào rừng đào rễ cây
Bời lời mang về trồng trên rẫy và nhân giống. Ngày nay người dân thường được
người dân trồng thuần và trồng theo mô hình nông lâm kết hợp áp dụng biện kỹ
thuật khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo được phương thức trồng
rừng đang được các đơn vị, tập thể hộ gia đình và đồng bào các dân tộc trồng rừng
tập trung trên các nương rẫy, vườn gia đình và vườn rừng.
Bời lời đỏ là cây ưa sáng mọc nhanh những là cây ưa ẩm vừa phải và yêu cầu
ánh sáng ở mức trung bình, giải đoạn nhỏ sinh trưởng trung bình. Bời lời đỏ thích
hợp các dạng địa hình cao nguyên, dạng đồi và vùng bằng phẳng
Với khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi mạnh nên Bời lời lời đỏ có thể
trồng bằng nhiều phương pháp khác nhau: Trồng bằng chồi rễ của cây mẹ; trồng
bằng cây con tái sinh trong rừng; trồng bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng bằng cây con
trong bầu. Bời lời đỏ được nhân dân Gia Lai trồng từ 1991 và hiện nay diện tích
đang được mở rộng, theo số liệu báo cáo cho thấy, tính đến năm 2013 tổng trồng

mới ở tỉnh Gia Lai 306,15 ha. Diện tích trồng nông lâm kết hợp (xen cây Bời lời đỏ
trong vườn Cà Phê là 148 ha). Bời lời đỏ được trồng khá phổ biến ở các huyện
Mang Yang, Chư Păk, Ia Grai, Chư Prông Của tỉnh Gia Lai. Với mục đích kinh
doanh sản phẩm từ cây Bời lời đỏ và kèm theo đó là chức năng che phủ đất trống,
đảm bảo sinh thái. Cây Bời lời đỏ được nhiều nơi gọi là cây “cây xóa đói giảm
nghèo” của đồng bào dân tộc thiếu số.
Cây Bời lời đỏ là có giá trị kinh tế về nhiều mặt, những được khái thác để lấy
tinh dầu, tinh dầu Bời lời có nhiều ở phân thân vỏ của thân cây, tinh dâu có mùi
thơm đặc biệt, được người dân khai thác làm hương thắp trong các ngày lễ tết, đặc
biệt tinh dầu Bời lời đỏ còn được dùng làm dược liệu điều trị một số bệnh thông
thương, ngoài ra con là chất đốt, xuất khẩu.

vi


Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu câu sử dụng vỏ của loài tăng
nhanh, đồng nghĩa với khai thác mạnh, vì vậy nhiều địa phương hộ gia đình, đặc
biệt là ở khu vực Tây nguyên đã phát triển loài cây Bời lời đỏ này và đã thu hút
được nhiều thành công từ loài cây này.
2.3.1. Nghiên cứu về cây Bời lời đỏ ở tỉnh Gia Lai
Có nhiều nghiên cứu về cây Bời lời đỏ đã được thực hiện ở tỉnh Gia Lai về
đánh giá sinh trưởng, kinh tế xã hội, cụ thể:
Trong luận văn “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh thế của một số mô
hình trồng Bời lời đỏ tại một số huyện ở Gia Lai” của Mai Minh Tuấn (2011), đề tài
nghiên cứu đã giới thiệu được một số kết quả mang lại trong việc trồng xen cây Bời
lời đỏ với các loại cây trồng khác như Sắn, Cà phê, Hồ tiêu,… đem lại hiệu quả
bước đầu rất khả quan cho người bản địa
Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của kỹ sư
Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Gia Lai (1991), đã giới thiệu
một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng cây Bời lời đỏ. Song những đặc

điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa được đề cập tới.
Năm 2009 Bảo Huy và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ ước
lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutionsa) trong mô hình nông lâm
kết hợp Bời lời đỏ-Sắn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai”. Trong đó nhóm tác giả đã xây
dựng một số hàm tương quan giữa các sinh khối của cây Bời lời đỏ với tuổi (A). Biểu
sản lượng… Các kết quả đã thể hiện tương đối đây đủ sinh trưởng của Bời lời đỏ trên
mô hình NLKH Bời lời – Sắn, giá trị thu nhập của hệ thống…Nên các kết quả này
hoàn toàn có thể được sử dụng làm tài liệu để so sánh, kham thảo trong đề tài này.
Theo báo cáo thực hiện dự án FLITCH tại các tỉnh Tây nguyên và có hai tỉnh
trồng Bời lời đỏ là tỉnh Kon Tum và Gia lai. Ban quản lý dự án các tỉnh Đăk Lăk và
Đăk Nông đã đưa Bời lời đỏ vào kế hoạch trồng Bời lời đỏ nhưng đến năm 2013 vẫn
chưa thực hiện. Trong số liệu báo cáo tỉnh cho thấy, tính đến năm 2013 tổng diện tích
trồng Bời lời đỏ ở Gia Lai và Kon Tum là 3.119,33 ha. Trong đó, diện tích trồng Bời
lời đỏ các tỉnh Kon Tum và Gia Lai lần lượt là 2.813,18 ha và 306,15 ha. Về phương
phức trồng, rừng trồng sản xuất Bời Lời đỏ hai tỉnh Gia lai và Kon Tum đạt 2.713,31
iv


ha (ở Kon Tum trồng 2.554,87 ha và Gia Lai 158.4 ha). Diện tích trồng nông lâm kết
hợp (xen với vườn Cà phê) tại hai tỉnh này là 406.02 ha (ở Kon Tum trồng 258.3 ha và
Gia Lai trồng 148 ha). Kỹ thuật trồng rừng sản xuất cây Bời lời đỏ thuần loài: Trồng
bằng cây con có bầu, tuổi cây từ 6 đến 8 tháng, cây cao từ 30 – 35 cm, mật độ trồng
2.000 cây/ha, cư ly trồng 2.5 x 2m, hố đào kích thước 30 x 30 x 30m hoặc 40 x 40
40m. Trồng nông lâm kết hợp: Cây con có bầu, tuổi cây từ 6 đến 8 tháng tuổi, cây cao
từ 25 – 35 cm; mật độ trồng 1.000 cây/ha, hố đào tương tự như trồng rừng thuần loài,
bố trí trồng một hàng Bời lời xen giữa hai Cà phê, cách 2-3 hàng cà phê tiến hành trồng
1 hàng Bời lời đỏ. Thời gian chăm sóc rừng trồng tiến hành trong 3 năm, nội dung
chăm sóc gồm: mỗi năm chăm sóc 2 lần, làm sạch cỏ xới đất, bón thúc phân NPK với
liêu lượng 100 – 200 g/cây/năm.
Đánh giá về kỹ thuật trồng Bời lời đỏ của FLITCH: kết quả phân tích về các nội

dung kỹ thuật trồng Bời lời đỏ của dự án FLITCH cho thấy ngoài những nội dung kỹ
thuật trồng theo quy phạm chung, ta nhận thấy có một số tồn tại chính như sau:
+ Mật độ trồng rừng thuần loài: 2000 cây/ha: theo đúng quy phạm nhưng trên
thực tế, người dân trồng mật độ cao hơn, dao động từ 2500-3000 cây/ha. Mật độ trồng
Nông lâm kết 1000 cây/ha là tương đối phù hợp với thực tiễn.
+ Nguồn giống cung cho dự án: Chủ yếu được thu hái từ các rừng trồng có sẵn
tại địa phương, chưa qua chọn lọc. Hiện tại ở khu vực Tây Nguyên chỉ có diện tích
rừng giống được cấp chứng chỉ, diện 0.99 ha tại Kon Tum. Tuy nhiên, rừng giống này
không đủ cung cấp nguồn giống cho dự án cũng như hoạt động trồng Bời lời đỏ tự phát
của các hộ gia đình, tổ chức ngoài dự án. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
và chất lượng rừng trồng Bời lời đỏ sau này. Đặc biệt Cây Bời lời đỏ cung cấp vỏ, nên
việc tuyển chọn giống có chất lượng vỏ tốt và sinh tốt là vô cung cần thiết.
+ Cây Bời lời đỏ là cây bản địa, gỗ trung bình và có giá trí phân bố nhiều trong
rừng tự nhiên. Tuy nhiên, trong dự án FLITCH chưa áp dụng cây Bời lời đỏ vào công
tác trồng và phục hồi và làm giàu rừng trên cơ sở kết hợp với một số cây bản địa có
giá trị khác nhau tại khu vực trồng rừng. Rừng thứ sinh nghèo còn tương đối lớn tại các
tỉnh Tây Nguyên nên giải pháp trồng phục hồi rừng, làm giàu rừng bằng cây bản địa,
trong đó có cây Bời lời đỏ có ý nghĩa vô cung to lớn để phát triển kinh tế hộ gia đình.

vi


Trên cơ sở phân tích những tồn tại về kỹ thuật trồng Bời lời đỏ, đây là cơ sở
khoa học có ý nghĩa để xây dựng các nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Tại Mang Yang cây Bời lời đỏ là tượng có nhiều đặc điểm ưu việt, sinh trưởng
tương đối nhanh, giá trị cao. Cây Bời lời đỏ có thể sống thích hợp ở nhiều loại đất
nhưng thích hơn cả là vùng đất đỏ Bazan của xã Lơ Pang, huyện Mang Yang tỉnh Gia
Lai.
Tính đến năm 2018 tổng diện tích trồng Bời lời đỏ toàn huyện Mang Yang là:
2936.3 ha, đặt 2.6% trong tổng diện tích đất tự nhiên của 11.267.658 ha

Nhận thấy thế mạnh của cây Bời lời đỏ xã Lơ Pang đã thúc đẩy nhân rộng các
mô hình trông Bời lơi đỏ thuân loài và xen canh với các cây công nghiệp thế mạnh của
địa phương như: Hồ tiêu, Cà phê…

iv


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Bời lời xen với
hoa màu.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong mô hình trồng cây Bời lời của
các nông hộ, đồng thời chỉ ra hiệu quả kinh tế trồng cây Bời lời tại địa bàn nghiên
cứu.
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Bời lời đỏ xen canh.
- Mô tả hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc của mô hình trồng Bời
lời xen canh.
- So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình Bời lời đỏ xen canh.
- Những thuận lợi và khó khăn của từng mô hình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Ngoại nghiệp
(1) Thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa, tôn giáo của khu vực nghiên cứu
được thu thập bằng cách liên hệ với cán bộ UBND xã.
Thông tin về hiện trạng sử dụng đất được thu thập bằng cách liên hệ với
phòng nông nghiệp địa chính xã.

Thông tin về khí tượng thuỷ văn: phòng nông nghiệp uỷ ban xã.
(2) Thu thập số liệu sơ cấp

vi


Phỏng vấn cán bộ xã, trưởng thôn, các hộ cung cấp thông tin chủ chốt…để
lấy thông tin tổng quát.
Phỏng vấn theo bảng câu hỏi đóng đã được chuẩn bị trước để thu thập chi tiết
liên quan đến các nội dung nghiên cứu như: diện tích, cách thức trồng, chăm sóc,
chi phí, thu nhập, thu hoạch của hộ, các kiểu canh tác kết hợp…
Đối tượng phỏng vấn: Chọn các hộ trồng Bời lời đỏ xen với hoa màu.
(Chi tiết bảng câu hỏi Phụ lục 1).
3.3.2. Nội nghiệp
Tiến hành tổng hợp lại các số liệu thu thập được ngoài thực địa.
Từ các số liệu được tổng hợp trên, ta tiến hành tính toán các dữ liệu dựa trên
phần mềm Excel.
Sử dụng phương pháp phân tích Chi phí – Thu nhập có tính đến giá trị của đồng
tiền theo thời gian (CBA) để phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình.
Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng Bời lời:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nông lâm kết hợp, đã sử dụng
phương pháp phân tích chi phí và thu nhập viết tắt là CBA (Cost Benefit Analysis).
Quy mô của các mô hình để tính toán CBA có diện tích là 1ha.
Phương pháp CBA là phương pháp so sánh giữa thu nhập (đầu ra) và chi phí
cho (đầu vào) có tính giá trị đồng tiền theo thời gian.
Các giá trị hiện tại thu nhập và chi phí theo Jonh Gunter được xác định bằng
các công thức sau:
Giá trị hiện tại của thu nhập BPV (Benefit Present Value):
BPV
Trong đó:

Bt là thu nhập năm thứ t
i là tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay tỉ lệ chiết khấu
t=0,1,2,3…là thứ tự năm đầu tư.
Giá trị hiện tại của chi phí CPV (Cost Present Value):
CPV=
Trong đó : Ct là chi phí năm thứ t.
iv


Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value) là hệ số giữa giá trị thu nhập
và chi phí thực hiện sau khi đã chiết khấu. Hay nói cách khác nó là lợi nhuận được
quy định về giá trị đồng tiền ở thời điểm hiện tại.
Công thức như sau: NPV=BPV-CPV=
Nếu NPV>0, thì kinh doanh bảo đảm có lãi, phương án được chấp nhận
Nếu NPV=0, thì kinh doanh hoà vốn
Nếu NPV<0, thì kinh doanh thua lỗ, phương án không được chấp nhận
Chỉ tiêu này cho biết được quy mô của lợi nhuận về mặt số lượng nhưng
chưa nói lên được mức độ (chất lượng) của các chi phí để đạt được giá trị hiện tại
của ròng. Tức là chưa cho biết được chất lượng đầu tư tốt hay xấu cho nên phải kết
hợp với các chi tiêu khác.
Tỷ lệ thu nhập chi phí BCR (Benefit Cost Rate) là thương số giữa toàn bộ
thu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại.
Công thức tính theo Jonh Gunter như sau:
BCR=
Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế. Nó phản ánh về mặt chất lượng
đầu tư. Tức là nó cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được mấy đồng thu
nhập (các khoản thu và chi đã được đưa về mặt bằng thời gian hiện tại). Phương án
nào có BCR lớn thì được chọn:
Nếu BCR>1 thì phương án kinh doanh có lãi
Nếu BCR<1 thì phương án kinh doanh thua lỗ

Chi phí sản xuất được điều tra trên các mô hình trồng Bời lời, trong đó tính
hết tất cả các khoản chi phí của Nhà vườn phải bỏ ra: Mua cây giống, công lao động
cho các khoản làm đất, chăm sóc; chi phí phân bón; thuốc BVTV.
Trên thực tế thì tất cả các nơi trồng Bời lời đều không có bón phân và sử
dụng thuốc BVTV. Các khoản chi phí cho trồng Bời lời chỉ là mua cây giống và các
công lao động dành cho làm đất và chăm sóc hàng năm. Việc chăm sóc các vườn
Bời lời cũng chỉ tiến hành đến năm thứ 4 hoặc 5 kể từ khi trồng, vì sau 5 năm cây
Bời lời đều đã lớn nên không cần phải làm cỏ, tỉa cành.

vi


Trong trường hợp gia đình không thể tính được chăm sóc Bời lời hết bao
nhiều công (làm cỏ, cắt tỉa cành) thì sẽ tính dựa vào Quyết định 38/2005/QĐ-BNN,
ngày 06/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ban hành về định mức kinh tế kỹ
thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Cách tính là sẽ
tính các loại công trong trồng rừng có mật độ trồng tương đương với mật độ trồng
Bời lời là công thực hiện trồng Bời lời.
Phỏng vấn 40 hộ về các loại chi phí: mua cây giống, phát dọn vườn, công
đào hố, công trồng cây Bời lời, công làm vun gốc và cắt tỉa cành hàng năm. Các chi
phí được đầu tư trồng Cây Bời lời đỏ các hộ được phỏng vấn làm giá trị tính toán.
Để đồng nhất việc tính toán, chi phí mua cây giống bình quân về tới hộ là
900đ/cây, công lao động tính bình quân là 160.000đ/ngày.
Ở các địa phương tiến hành nghiên cứu không có chủ trương cụ thể hoặc
chính sách vào đặc biệt cho người dân trồng Bời lời mà ngoài chính sách vay vốn
Ngân hàng Nông nghiệp thông qua các kênh tín chấp hoặc thế chấp của người vay .
Những người đi vay vốn ngân hàng cũng thường vay ngắn hạn trong một thời gian
nhất định vài tháng đến lâu nhất là 3 năm để dùng cho việc chi tiêu sản xuất trong
gia đình mà không định lượng cụ thể vay để đầu từ trồng Bời lời, trồng Cà phê. Do
đó, để thống nhất tính toán CBA và cũng thể hiện đúng sản xuất theo cơ chế thị

trường, thống nhất mức vay là 9%/năm cho tất cả mô hình nghiên cứu.

Chương 4
iv


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các mô hình trồng Bời lời đỏ xen canh hoa màu
4.1.1. Mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn
(1) Điều kiện thực hiện mô hình
Mô hình Bời lời đỏ xen Sắn trồng trên nương rẫy tại huyện Mang Yang nhằm
khôi phục lại đất bạc màu sau nương rẫy và người dân có thêm phần thu nhập từ
Bời lời đỏ khi quay lại nương rẫy. Bời lời đỏ và Sắn không kén đất, có thể trồng
trên đất đã bị thoái hoá, xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng và không có khả năng tưới
nước.
Bời lời và Sắn là những cây trồng phù hợp với nhiệt đới khí hậu ấm áp, nhiệt
độ bình quân năm là 22 – 27 0C. Quá nóng và quá rét cây ngừng sinh trưởng, là các
loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, thích hợp với vùng có độ cao 800
m trở xuống, có lượng mưa 750 – 2.500 mm/năm. Sắn có tính chịu hạn cao, là cây
ưa sáng mạnh. Trên thực tế nếu đất tốt, gần nước thì người dân trồng Cà phê, còn
đất xấu và dốc thì người dân mới tiến hành trồng cây Sắn.
(2) Cấu trúc mô hình
Mô hình gồm có 2 loài cây: Bời lời đỏ là cây thân gỗ sống lâu năm, Sắn là cây
lương thực ăn củ hàng năm. Các loài cây được trồng theo hàng, hướng của hàng cây
song song với nhau, để ngăn chặn dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn đất cự ly trồng Bời
lời đỏ: Cây cách cây trong hàng 2,5 m; hàng cách hàng 2,5 m. Mật độ trồng 1.600
cây/ha.
Sắn được trồng giữa 2 hàng Bời lời, trồng thành hàng đôi cự ly trồng Sắn cây
cách cây 0,8 m; hàng cách hàng 0,8 m. Như vậy khoảng cách giữa hai hàng đối với
nhau cũng là 2.5 m. Mật độ trồng 13.000 cây/ha.


vi


Hình 4.1: Sơ đồ mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn
Cả 2 loài cây được trồng trong một mùa vụ, thời vụ trồng Bời lời và Sắn vào
đầu mùa mưa, từ tháng 4 - 6.
(3) Kỹ thuật cho từng thành phần của mô hình
Tiêu chuẩn giống: Cây Bời lời đỏ đem trồng cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt,
không cong queo, không cụt ngọn, sâu bệnh cây đã được đưa ra sáng hoàn toàn
trước đó một tháng. Về tuổi cây 5 - 6 tháng, chiều cao: 40 - 50 cm, đường kính cổ rễ
0,4 cm, rễ phát triển mạnh cây xanh tốt.
Cây Sắn đem trồng là giống lấy từ ruộng sản xuất tốt, cây Sắn đạt 6 tháng
tuổi. Giống phải khoẻ mạnh, không nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt, loại bỏ những cây
giống bị khô và trầy – sước.
Kỹ thuật trồng:
Đối với cây Bời lời đỏ: Đào hố có kích thước 40 x 40 x 40 cm, bón lót 3 – 5
kg phân chuồng hoai, hoặc 1 kg phân vi sinh, trộn đều với 10 g thuốc chống mối và
đất tầng mặt. Chuẩn bị hố và trộn phân trước 10 -15 ngày. Khi trồng dùng xẻng đào
một lỗ ở giữa hố rộng hơn bầu đôi. Dùng dao cắt đáy bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoăn
lại. Đặt bầu vào tâm hố đã móc sẵn và rút nhẹ vỏ bầu và lấp lại đất, dùng rơm, rạ, cỏ
rác… tủ quanh gốc để giữ ẩm. Dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

iv


Hình
4.2:

Mặt


cắt

đứng
của mô hình Bời lời xen Sắn
Đối với Sắn: Hom Sắn lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt

4 – 6 mắt, không chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, dùng dao sắc để chặt và tránh
làm hom bị dập.
Kỹ thuật chăm sóc: Từ 10 - 15 ngày sau khi trồng Sắn, hom nảy mầm. Cần
kiểm tra đồng ruộng, khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không
nảy mầm hoặc hom yếu. Làm cỏ sau khi trồng từ 20 – 30 ngày.
Như vậy trong mô hình này thì Bời lời đỏ là cây có vai trò chủ đạo, tạo
nguồn thu nhập chính; còn cây Sắn chỉ là cây trồng xen tận dụng khoảng đất trống
khi Bời lời đỏ chưa khép tán, đồng thời có chức năng che phủ, giảm xói mòn đất.
4.1.2. Mô hình trồng Bời lời đỏ xen Dứa
(1) Điều kiện thực hiện mô hình
Mô hình trồng được trên đối tượng đất dốc, đất đã qua trồng Sắn hoặc canh
tác nông nghiệp, đất đã bị thoái hoá, xám bạc màu, thịt pha cát, nghèo dinh dưỡng
và không có khả năng tưới nước. Đất có tầng dày trên 50 cm, ít kết von, có khả
năng giữ và thấm nước. Bời lời và Dứa không kén đất, có thể trồng được trên đất
đồi dốc, đất xám bạc màu, dễ thoát nước. Độ chua thích hợp pH 4,5-5,5. Dứa là cây
chịu hạn, chịu phèn.
(2) Cấu trúc mô hình

vi


×