Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Modun 2 hoạt động học tập của HS THPT BDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.16 KB, 7 trang )

MÔĐUN 2. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
I. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Khái niệm hoạt động học.
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động
học. Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tích tiếp thu, tích
luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm
cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học,
là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi
sinh ra đến khi chết “học ăn học nói học gói học mở”, “đi một ngày đàng học một
sàng khôn”… Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù (phương thức nhà trường)
mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động
học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với
đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính
được dùng để chỉ hoạt động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo.
1.1 Bản chất của hoạt động học.
Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người
học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở
đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước,
giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác
đó là phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí, …), càng phát huy cao bao
nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay
đổi chính người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được,
người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình trong quá trình
học. Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như
thế không phải là mục đích tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để
đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động.
Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là
việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học
phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được
khái quát hoá, hệ thống hoá.




Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động
học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương
pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.
Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai trò
chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.
1.2 Đối tượng của hoạt động học
Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt động
học hướng tới đó là tri thức. Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ
những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn
học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng,
thái độ…
1.3. Phương tiện học tập
Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng cụ thể, và chủ thể phải có
những phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng. Trong hoạt
động học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính…
mà nó còn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là mọi yếu tố của quá
của nó đều được hình thành trong quá trình học tập. Phương tiện của học tập không
có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chính trong quá trình chủ thể tham gia
hoạt động học tập.
Phương tiện chủ yếu của hoạt động học tập đó là các hành động học tập: so
sánh, phân loại, phân tích, khái quát hoá. Tâm lý học đã khẳng định so sánh, phân
loại là những hành động học tập là phương tiện đắc lực cho việc hình thành những
khái niệm kinh nghiệm, còn phân tích, khái quát hoá là phưong tiện để hình thành
nên những khái niệm khoa học.
Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học, phương tiện chủ yếu là tư duy. Trong
giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết.
1.4. Điều kiện học tập.

Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên
đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như: có sự hướng dẫn của
thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ hai đó là có sự vận động
của chính bản thân người học hay còn gọi là yếu tố nội lực. Đó là những tri thức mà


người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú
của người học… Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong hoàn cảnh có
thầy với trò, hay không có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học
vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu
tố nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố nội lực ở đây đóng vai
trò quan trọng trong hoạt động học của người học.
1.5. Sự hình thành hoạt động học tập.
1.5.1. Động cơ học tập.
Các yếu tố của hoạt động học được hình thành trong chính hoạt động học. Nói
đến hình thành hoạt động học, trước hết phải nói đến sự hình thành động cơ học tập.
Hoạt động học với chủ thể là người học, còn đối tượng của nó là những tri thức
khoa học, với mục tiêu cuối cùng là hình thành nhân cách cho người học. Chủ thể
khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức thì chính tri thức đó trở thành cái
tinh thần, thôi thúc người học. Vì vậy có thể hiểu động cơ học tập là sức mạnh tinh
thần điều khiển, điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để
thoả mãn nhu cầu nào đó của.
Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh được hiện thân ở những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em. Trong thực tiễn giáo
dục, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức và động
cơ quan hệ xã hội. Thuộc về loại động cơ hoàn thiện tri thức ở đây là lòng ham mê,
khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học. .. Động cơ quan hệ xã hội
đó là sự thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lực gia đình, nhà trường, công việc, sự
hiếu danh hoặc mong đợi sự hạnh phúc.Ở mức độ nào đó động cơ này mang tính
cưỡng bách, và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc phục để vượt qua đạt

được mục đích của mình.
Xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định.
Hoạt động học hướng đến là những tri thức khoa học, thì chính nó ( tức là đối tượng
của hoạt động học) trở thành động cơ của hoạt động ấy. Động cơ hoàn thiện tri thức
là động cơ chính của hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế còn có động cơ quan hệ
xã hội. Nó “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ
phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng
thì đồng nghĩa với nó là động cơ quan hệ xã hội cũng được thoả mãn. Cả hai loại
động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hoàn cảnh cụ thể,
điều kiện nào đó mà động cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nôỉ


lên và chiêm ưu thế trong thứ bậc động cơ. Sự phân chia động cơ như vậy chỉ có
tính chất tương đối.
1.5.2. Mục đích học tập
Theo tâm lý học hoạt động, mục đích được hiểu là cái mà hành động đang diễn
ra hướng tới. Hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ và nó được tiến hành dưới
các hành động học. Vậy mục đích của hoạt động học là các khái niệm, các giá trị,
các chuẩn mực… mà hành động học đang diễn ra hướng đến nhằm đạt được nó. Quá
trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thành trong chủ thể dưới các dạng là
các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện thực hoá biểu tượng trên thực tế, và khi
thực tế có hoàn thành được thì mục đích được hoàn thành. Mục đích của hoạt động
học cũng được hình thành như vậy, chỉ có điều nó có tính đặc thù riêng đó là việc
hình thành mục đích học tập hướng đến là để thay đổi chính chủ thể ở đây là người
học. Và mục đích này chỉ có thể được bắt đầu hình thành khi chủ thể bắt đầu bắt tay
vào thực hiện hành động học tập của mình. Trên con đường chiếm lĩnh đối tượng nó
luôn diễn ra quá trình chuyển hoá giữa mục đích và phương tiện học tập. Mục đích
bộ phận được thực hiện đầy đủ nó lại trở thành công cụ để chiếm lĩnh các mục đích
tiếp theo.
1.5.3. Sự hình thành các hành động học tập

Học tập là một quá trình do đó khi nói đến hoạt động học tập phải nói đến sự
hình thành các hành động học tập. Hành động học ở đây được hiểu là hành động trí
óc, nhằm chiếm lĩnh tri thức. Hành động học có rất nhiều các hành động khác nhau,
và bản chất nhất, cơ bản nhất có các hành động chính sau:hành động phân tích ( tìm
ra nguồn gốc nội tại, cấu trúc lôgíc của đối tượng), hành động mô hình hoá ( giúp
con người diễn đạt các khái niệm một cách trực quan, nó bao gồm mô hình gần
giống với vật thật, mô hình tượng trưng, mô hình mã hoá, nó được dùng nhiều trong
sinh học…), hành động cụ thể hoá (nhằm vận dụng giúp người học hiểu được rõ
nhất bản chất của vấn đề, giải quyết những vấn đề trong mối liên hệ cụ thể từng lĩnh
vực.
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT
1. Đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao.
Những khó khăn, trở ngại các em gặp phải trong quá trình học tập trước hết
được gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong điều kiện mới chứ không phải gắn với
sự không muốn học như nhiều người suy nghĩ. Do tính chất và nội dung hoạt động


học tập có sự thay đổi căn bản đòi hỏi các em phải có tính năng động, độc lập ở mức
độ cao hơn so với lứa tuổi thiếu niên
2. Đòi hỏi tư duy lí luận phát triển
Hoạt động học tập là một hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng tính
chất và nội dung của nó khác nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Sự khác
biệt là ở chỗ, hoạt động học tập của học sinh THPT đề ra những yêu cầu cao hơn
nhiều đối với tính tích cực và trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các
môn học, các em cần phải có trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển
đủ cao.
3. Thái độ với các môn học lựa chọn
Ý thức thái độ học tập ngày càng phát triển cao. Hứng thú học tập của các em
gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp tương lai nên hứng thú mang tính đa dạng,
sâu sắc và bền vững hơn. Thái độ học tập của các em cũng có sự chuyển biến rõ rệt.

Các em ý thức được rằng các em đang đứng trước ngưỡng của của cuộc sống tự lâp.
Do đó thái độ có ý thức đối với việc học tập được tăng lên mạnh mẽ. Học tập bắt
đầu mang ý nghĩa sống còn trực tiếp, vì các em đã ý thức được một cách rõ ràng
rằng vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức trong nhà
trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao
động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động
học tập theo quan điểm tương lai của mình.
Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học của mình. Rất hiếm
xảy ra trường hợp có thái độ như nhau đối với tất cả các môn học. Nếu như ở lứa
tuổi thiếu niên, chất lượng, trình độ giảng dạy và nhân cách của giáo viên gần như
quyết định hoàn toàn thái độ lựa chọn đối với từng môn học thì ở học sinh THPT lại
là những hứng thú, những khuynh hướng có liên quan với xu hướng nghề nghiệp
của các em. Vì vậy chúng ta vẫn gặp những hiện tượng đáng buồn đó là tập trung hết
sức lực vào học các môn học liên quan đến nghề nghiệp tương lai trong khi lại lơ là
dửng dưng với các môn học còn lại.
Ở lứa tuổi này sự hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác
định và thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định, đặc trưng
đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Chính điều
này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu trí thức trong các lĩnh vực
tương ứng. Đây là những khả năng thuận lợi cho việc phát triển năng lực ở các em.
4. Động cơ học tập thay đổi.


Động cơ học tập là sự thúc đẩy hoạt động học tập, tức là học để làm gì. Động
cơ học tập là nhân tố thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh nhằm đạt kết quả
nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách.
Các động cơ học tập ảnh hưởng đến tính chất của hoạt động học, đến thái độ
của học sinh đối với việc học. Thường thì hoạt động học tập của học sinh được thúc
đầy bởi nhiều động cơ khác nhau, tác động bổ sung cho nhau nhưng không phải mọi
động cơ đều ảnh hưởng giống nhau.

Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát mà được hình thành dần dần trong
quá trình học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Động cơ
học tập liên hệ tới hứng thú học tập của mỗi người. nhờ có hứng thú mà động cơ
ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy sự hứng thú trong học tập đóng vai trò rất quan trọng.
Trong học tập không những cần phải có động cơ đúng đắn mà cần phải có hứng thú
bền vững thì học sinh tiếp thu tri thức mới hiệu quả nhất.
Động cơ học tập được chia làm 2 loại: động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên
trong) và động cơ xã hội (động cơ bên ngoài). Mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một
động cơ nhất định. Chẳng hạn như nếu hoạt động học hướng đến là những tri thức
khoa học thì đối tượng của hoạt động học trở thành động cơ của hoạt động học ấy.
Động cơ hoàn thiện tri thức là động cơ chính của hoạt động học tập. Nhưng trên
thực tế còn có động cơ quan hệ xã hội, nó trở thành một bộ phận của động cơ hoàn
thiện tri thức. Khi động cơ hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa với việc
động cơ quan hệ xã hội cũng được thỏa mãn.
Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như kinh tế, gia đình, quan hệ thầy cô, bạn bè…
cũng ảnh hưởng đến động cơ học tập.
Về động cơ hoàn thiện tri thức: là mong muốn, khao khát chiếm lĩnh, mở rộng
tri thức, là sự say mê học tập, bản thân tri thức và phương pháp giành tri thức có sự
hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Động cơ này giúp người học có ý chí, nỗ lực khắc phục
trở ngại bên ngoài đề đạt được nguyện vọng. Nó giúp học sinh duy trì ham muốn, sự
hứng thú học hỏi, tìm tòi, vượt qua những khó khăn để đạt được những mục tiêu học
tập.
Về động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố
khác như: đáp ứng mong mỏi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì tương lai, lòng hiếu
danh hay sự khâm phục của bạn bè… Tuy loại động cơ này mang tính tiêu cực
nhưng nó lại góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú cho người học.


Như vậy động cơ học tập có vai trò rất quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt
động học. Nó có sự thay đổi qua lại giữa động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ xã

hội và tùy theo ý nghĩ xã hội của từng môn học.



×