Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 1935

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.02 KB, 4 trang )

Bài 19:
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 – 1935.
1/ Mục tiêu
a. Kiến thức: Nắm được nguyên nhân, diễn biến của phong trào cách mạng 19301931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh nắm được quá trình phục hồi lực lượng
cách mạng 1931-1935, hiểu rõ khái niệm “Xô Viết”, khủng hoảng kinh tế.
b.Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng
của quần chúng công nông và các chiến sĩ cách mạng.
c.Kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ phong trào công nhân, nông dân trong những năm
1930-1931và lược đồ Xô viết Nghệ -Tĩnh.
2/ Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Lược đồ phong trào công nhân nông dân 1930-1931 và Xô Viết nghệ
-Tĩnh, lược đồ hành chính.
- Trò: Đọc SGK
3/Tiến trình bài dạy
*Sĩ số:
9C...................................................... 9D........................................................
A.Kiểm tra bài cũ: ( 5ph M) Trình bày hoàn cảnh nội dung của hội nghị thành lập
Đảng 3/2/1930.
Đáp án:
-Hoàn cảnh:
+ 3 tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào CM DTDC ở nước ta phát triển
mạnh mẽ.
+ Tuy nhiên 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ tách rời nhau, tranh giành ảnh hưởng của
nhau yêu cầu cấp bách của CMVN lúc này là phải có một Đảng thống nhất. (1.5đ)
+ NAQ với tư cách là một phái viên quốc tế cộng sản đã chủ trì hội nghị từ ngày
37/2/1930
(1.5đ)
- Nội dung hội nghị.
+ Hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng CSVN
(1.5đ)
+ Hội nghị thông qua chính cương sách lược vắn tắt, điều lệ của Đảng do NAQ


khởi thảo, chính cương sách lược vắn tắt là cương lĩnh đầu tiên của Đảng, nhân dịp
này NAQ ra lời kêu gọi
(1.5)
- Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng
(1đ)
-24/2/1930 ĐD CS liên đoàn ra nhập ĐCSVN
(1.5đ)
- NAQ là người sáng lập ĐCSVN đề ra đường lối cơ bản cho CMVN.
(1.5đ)
B/ Dạy nội dung bài mới.


Tình hình VN trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới như
thế nào? Nguyên nhân diễn biến kết quả và ý nghĩa của phong trào CM trong những
năm 1930-1935 như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
I/ Việt nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933)(13ph)
Gọi học sinh đọc SGK phần I.
?HS(TB): Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã tác động đến tình hình kinh tế
xã hội việt Nam ra sao?
( Công nông nghiệp suy sụp, xuât nhập khẩu đình đốn hàng hóa khan hiếm, xã hội
mọi tầng lớp đều ảnh hưởng)
- Kinh tế: Công, nông nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn hàng hoá khan
hiếm.
- Xã hội: Công nhân, nông dân gánh chịu tác hại nhất công nhân thất
nghiệp, nông dân phá sản, tiểu tư sản điêu đứng, nhân viên chức sa thải, tư sản
dân tộc sập tiệm.
?HS(TB): Trong hoàn cảnh đó điều kiện tự nhiên như thế nào? Thái độ của TDP?
- Điều kiện tự nhiên: Hạn hán bão lụt
- TDP: Tăng sưu thuế, đẩy mạnh khủng bố đàn áp CM
?HS(TB): Hậu quả của hoàn cảnh đó là gì?

( Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ phong trào đấu tranh)
 Mâu thuẫn giữa dân tộc VN với TDP ngày càng gay gắt.
II .Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.(25ph)
GV: Phong trào đấu tranh của quần chúng trên đà phát triển đã bùng lên mạnh mẽ
từ 1929 trên cả ba miền Bắc Trung Nam và đến năm 1930-1931đã phát triển đến
đỉnh cao là sự ra đời của Xô Viết Nghệ -Tĩnh.
?HS(TB): Nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào của công nhân, nông dân
trong những năm 1930-1931?
( Tác động của cuộc khủng hoảng, đời sống của quần chúng khổ cực, Đảng ra đời
đã kịp thời lãnh đạo)
Gọi học sinh đọc phần chữ nhỏ (73)
GV: Chỉ trên lược đồ những nơi diễn ra phong trào CM 1930-1931, ngay từ tháng
2/1930 sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời đã cổ vũ phong trào đấu tranh bãi công
của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), tháng 4/1930 cuộc
bãi công của 4000 công nhân sợi Nam Định, 400 công nhân của nhà máy cưa , diêm
Bến Thuỷ.
* Phong trào công, nhân nông dân 1930-1931 phong trào phát triển mạnh
mẽ
- Phong trào công nhân:
+ 2/1930: 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công
+ 4/1930: 4000 công nhân nhà máy Sợi Nam Định, hơn 400 công nhân
của nhà máy diêm, cưa Bến Thuỷ


- Phong trào nông dân: Diễn ra ở nhiều địa phương xuất hiện nhiều
truyền đơn, cờ đảng bãi công, biểu tình.
GV: Câc cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định, Bến Thuỷ, Sài Gòn cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ở nhiều
địa phương.
* Xô Viết Nghệ Tĩnh:

GV: Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất, tháng 9/1930, phong
trào công nhân đã phát triển đến đỉnh cao là vào ngày 1/5/1930, công nhân nhà máy
Diêm Cưa Bến Thuỷ cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh biểu
tình dâng cao khẩu hiệu bớt giờ làm thi hành luật lao động, cùng ngày nhân dân
huyện Thanh Chương, Can Lộc cũng biểu tình.
- 9-1930, phong trào công-nông phát triẻn tới đỉnh cao khẩu hiệu đấu
tranh kinh tế kết hợp với chính trị, quần chúng đã tổ chức tuần hành thị uy, biểu
tình có vũ trang tấn công cơ quan chính quyền địch  bộ máy chính quyền thực
dân phong kiến ở nhiều huyện lị bị tê liệt tan rã các tổ chức Đảng kịp thời lãnh
đạo quần chúng thực hiện quyền làm chủ, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân
dân theo hình thức Xô Viết.
?HS(TB): Ai là người quản lý công việc ở thôn xã? HÌnh thức chính quyên ra sao?
( Nhân dân là người nắm chính quyền, các Ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ
đảng đứng ra quản lý? Mọi mặt chính trị xã hội
- Ban chấp hành nông hội do các chi bộ Đảng quản lý mọi mặt chính trị
xã hội
Gọi học sinh đọc doạn chữ nhỏ.
?HS(TB): Các chính sách về chính trị kinh tế, xã hội như thế nào?
(Kiên quyết chấn áp bọn phản CM, bãi bỏ các thứ thuế thực hiện các quyền tự do
dân chủ cho nhân dân, khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ, các tổ chức quần
chúng thành lập mỗi làng đều có đội tự vệ.
?HS(TB): Trước sự phát triển CM ở Nghệ Tĩnh thái độ thực dân Pháp như thế nào?
(TDP khủng bố cực kỳ tàn bạo.Ngày 12-9-1930 tại Hưng Nguyên hơn 20 vạn nông
dân liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức một cuộc biểu tình với mục đích ủng hộ
công nhân Bến Thuỷ bãi công, đoàn biểu tình xếp hàng dài hơn 1km đến thành phố
Vinh lên đến 30.000 người xếp dài đến 4km. Pháp cho dội bom và xả súng liên
thanh vào đoàn biểu tình làm 174 người chết, ngày hôm sau khi dân làng tổ chức
đưa tang Pháp ném bom làm chết hơn 43 người trong hai ngày 12 và 13-9-1930, có
217 người chết 125 người bị thương 277 ngôi nhà bị cháy .
- TDP tiến hành khủng bố cực kỳ tàn bạo nhiều cơ quan lãnh đạo của

Đảng bị phá vỡ, hàng vạn đảng viên, cán bộ bị bắt tù đày
GV: Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa phong trào Xô Viết đã chứng tỏ tinh
thần oanh liệt và năng lực CM của nhân dân lao động phong trào tuy thất bại nhưng
có ý nghĩa to lớn.


?HS(TB): Nêu ý nghĩa của phong trào?
- Ý nghĩa: Đây là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho CM tháng Tám
thành công sau này
GV: Giải thích chính quyền Xô Viết là chính quyền cực kỳ ưu việt do dân vì dân.
III.Lực lượng cách mạng được phục hồi (Không dạy giảm tải)
C/Củng cố và luyện tập (1ph)
* Trình bày diễn biến phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh trên lược đồ
Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất, tháng 9/1930, phong trào
công nhân đã phát triển đến đỉnh cao là vào ngày 1/5/1930 công nhân nhà máy
Diêm Cưa Bến Thuỷ cùng hàng ngàn nông dân các vùng lân cận thị xã Vinh biểu
tình ,TDP khủng bố cực kỳ tàn bạo.Ngày 12-9-1930 tai Hưng Nguyên hơn 20 vạn
nông dân liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức một cuộc biểu tình với mục đích
ủng hộ công nhân Bến Thuỷ bãi công, đoàn biểu tình xếp hàng dài hơn 1km đến
thành phố Vinh lên đến 30.000 xếp dài đến 4km. Pháp cho dội bom và xả súng liên
thanh vào đoàn biểu tình làm 174 người chết, ngày hôm sau khi dân làng tổ chức
đưa tang Pháp ném bom làm chết hơn 43 người trong hai ngày 12 và 13-9-1930 có
217 người chết 125 người bị thương 277 ngôi nhà bị cháy .
D/.Hướng dẫn học ở nhà.(1ph)
- Học và nắm các nội dung chính của bài
- Làm bài tập SGK
- Gợi ý: Đến 1935 phong trào CM nước ta phát triển trở lại hẹ thống tổ
chức đảng và các quần thể quần chúng khắp nơi trong nước phong trào
dần phục hồi
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

- Thời gian:
......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
- Nội dung:
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Phương pháp
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................



×