Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.2 KB, 7 trang )

Bài 17
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI (tiết 1)
1/Mục tiêu
a/Kiến thức : Nắm được hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của các tổ chức CM
trong nước. Hiểu được chủ trương hoạt động của hai tổ chức CM ở trong nước và
sự khác nhau giữa các tổ chức này với Hội VNTN do NAQ thành lập ở nước
ngoài.
b/Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, khâm phục các bậc tiền bối
c/ Kĩ năng: Rèn lưyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến cuộc khởi
nghĩa, sử dụng tranh ảnh lịch sử.
2/Chuẩn bị của GV và HS
- Thày: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.Tranh ảnh các nhân vật lịch sử:
Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
- Trò: Đọc SGK tìm hiểu tư liệu về các nhân vật lịch sử.
3/Tiến trình bài dạy.
*Sĩ số: 9A...................................................... 9B...................................................
9C........................................................ 9D......................................................
A/ Kiểm tra bài cũ: (5 ph M) Trình bày hoạt động của NAQ trong thời gian
Người ở Pháp trong thời gian 1919 – 1923
ĐÁp án:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước đế quốc thắng trận họp ở Vécxai 18/6/1919, Người gửi tới hội nghị đòi chính phủ Pháp ban bố các quyền tự do
dân chủ, quyền bình đẳng quyền tự quyết cho dân tộc VN
(3đ)
- 7/1920, Người đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin và Người tìm thấy con đường cứu nước, vào tháng 12/1920, Người dự ĐH
Đảng XH Pháp tán thành bỏ phiếu Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng
sản Pháp. Đây là bước ngoặt trong quá trình hoạt động của NAQ từ chủ nghĩa yêu
nước sang chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đi theo con đường CM vô sản.
(4đ)
- 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và viết bài cho báo người
cùng khổ, nhân đạo, đời sống công nhân, và cuốn bản án chế độ thực dân Pháp


(3đ)
B/ Dạy nội dung bài mới:
Cùng với sự ra đời của hội VN CM thanh niên và những tác động của nó, ở VN
trong những năm cuối thập kỉ XX đã hình thành tổ chức CM mới là Tân Việt CM
đảng, VN quốc dân đảng để hiểu sự ra đời và hoạt đọng của nhũng tổ chức CM này
đến CMVN như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
I/Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927)( 18ph)
Gọi HS đọc từ đầu đến cà Phê Ray- na ( Thái Nguyên)


?HS(TB): Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những
năm 1926-1927?
(Trong hai năm 1926-1927, liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân viên
chức và học sinh học nghề như công nhân dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú
Riềng, cà phê Rayna
- Trong hai năm 1926-1927, nhiều cuộc bãi công liên tiếp nổ ra tiêu biểu
công nhân nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng, xi măng Hải
Phòng, đóng tàu Ba Son....
?HS(KG): Tính chất, qui mô của phong trào
( Phong trào đã phát triển qui mô toàn quốc có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc
chí Nam công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy
cưa diêm Bến Thuỷ xe lửa tràng Thi. Ba Son Sài Gòn các cuộc đấu tranh đều mang
tính chất chính trị, vượt ra qui mô một xưởng, bước đầu liên kết nhiều ngành nhiều
địa phương trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên một bước )
- các cuộc đấu tranh phát triển qui mô toàn quốc nổ ra từ Bắc chí Nam,
đều mang tính chất chính trị, vượt ra một xưởng, bước đầu liên kết nhiều
ngành, nhiều địa phương ->trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên một
bước họ đã trở thành lực lượng chính trị độc lập.
GV: Từ năm 1926-1927 toàn quốc nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân họ nhằm
hai mục đích tăng lương 20-40% đòi ngày làm 8h như công nhân Pháp

?HS(TB): Phong trào yêu nước thời kì này phát triển NTN?
( Cùng với phong trào công nhân phong trào đấu tranh của nông dân TTS và các
tầng lớp nhân dân khác cũng phát triển và kết thành một làn sóng cách mạng dân
tộc dân chủ khắp cả nước )
- phong trào đấu tranh của nông dân, TTS và các tầng lớp nhân dân khác
cũng phát triển và kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả
nước
?HS(KG): Phong trào thời kì này có điểm gì mới so với thời gian trước đó?
( Phong trào công nhân phong trào đấu tranh của nông dân TTS và các tầng lớp
nhân dân khác cũng phát triển và kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân
chủ khắp cả nước trong đó giai cấp công đã trở thành một lực lượng chính trị độc
lập giác ngộ giai cấp ngày càng cao đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách
mạng ra đời ở Việt Nam)
II/ Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928) (18ph)
GV: Đầu những năm 20 của thế kỉ XX phong trào yêu nước dân chủ phát triển
mạnh hội phục Việt ra đời 11/1925 bao gồm một số sinh viên trường cao đẳng sư
phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở trung Kì họ hoạt trong phong trào đòi
thả PBC sau nhiều lần đổi tên cuối cùng họ quyết định lấy tên Tân Việt Cách mạng
Đảng7/1928


- Từ Hội Phục Việt ra đời 11/1925, sau nhiều lần đổi tên đến 7/1928, họ
quyết định lấy tên Tân Việt Cách mạng Đảng
?HS(KG): Tân Việt Cách mạng Đảng có gì khác hội phục Việt
( Đều là tổ chức yêu nước nhưng Hội Phục Việt lập trường giai cấp chưa rõ ràng)
?HS(TB): Tân Việt phân hoá trong hoàn cảnh nào ?
( Tân Việt tập hợp những trí thức yêu nước Tân Việt ra đời trong hoàn cảnh hội
VNCMTN đã phát triển mạnh mẽ về lí luận chủ nghĩa Mác- Lê-nin nên có ảnh
hưởng rất đến sự phát triển của TVCMĐ
- Tân Việt tập hợp những trí thức yêu nước hoạt đông ở Trung Kì Tân

Việt ra đời trong hoàn cảnh hội VNCMTN đã phát triển mạnh mẽ lí luận tư
tưởng chủ nghĩa Mác- Lê-nin nên có ảnh hưởng rất đến sự phát triển của
TVCMĐ
GV: Cuộc đấu tranh đã diễn ra trong nội bộ của Tân việt giữa hai khuynh hướng
Vô sản và tư sản cuối cùng vô sản đã thắng nhiều đảng viên của Tân Việt chuyển
sang hoạt động cho HVNCMTN tích cực cho việc thành lập đảng kiểu mới theo
CN Mác-lê-nin
- Trong nội bộ của Tân việt diễn ra giữa hai khuynh hướng Vô sản và tư
sản cuối cùng vô sản đã thắng nhiều đảng viên của Tân Việt chuyển sang hoạt
động cho HVNCMTN
C/ Củng cố luyện tập (3ph)
Lập bảng 2 tổ chức cách mạng VNCMTN và Tân Việt CMĐ
thời gian tên tổ chức
thành phần
phương châm mục đích đấu tranh

6/1925
Hội
Tiểu tư sản trí Đi sâu vào quần sau khi đánh đổ
VNCMTN
thức yêu nước chúng
công ách thống trị của
nông gây dựng ĐQPK và tư bản sẽ
cơ sở CM tuyên đưa nước ta tiến
truyền vận động lên CNCS
quần chúng đấu
tranh
7/1925Tân Việt
Tiểu tư sản
Đi sâu vào quần sau khi làm cách

7/1928
CMĐ
(Bậc trung
chúng công
mạng thành công
chính trị phạm nông gây dựng
sẽ đưa nước ta tiến
ở Trung Kì
cơ sở CM tuyên lên CNCS
truyền vận động
quần chúng đấu
tranh
D/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1ph)
- Học tiếp phần III khởi nghĩa Yên Bái
- Hoàn cảnh ra đời của ba tổ chức cộng sản


.....................................................................................................................................

CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI (tiết 2)
1/Mục tiêu
a/ Kiến thức: nắm được hoàn cảnh lịch sử ra đời của các tổ chức CM trong nước.
Hiểu được chủ trương hoạt động của hai tổ chức CM ở trong nước sự khác nhau
của các tổ chức này với hội thanh niên.
Hiểu được phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân
dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
b/ Tư tưởng: Giáo dục học sinh lòng yêu nước khâm phục các bậc riền bối CM.
c/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ.
2/Chuẩn bị của GV và HS

- Thày: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái.Tranh ảnh các nhân vật lịch sử:
Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
- Trò: Đọc SGK tìm hiểu tư liệu về các nhân vật lịch sử
3/ Tiến trình bài dạy
*Sĩ số:
9C...................................................... 9D...........................................................
A/ Kiểm tra bài cũ: ( M 5 ph)
Đảng Tân Việt ra đời trong hoàn cảnh nào? Sự phân hoá nội bộ Đảng Tân Việt
Đáp án
- Từ Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên đến 7/1928, họ quyết định lấy tên Tân
Việt Cách mạng Đảng
(3đ)
- Tân Việt tập hợp những trí thức yêu nước hoạt đông ở Trung Kì Tân Việt ra đời
trong hoàn cảnh hội VNCMTN đã phát triển mạnh mẽ lí luận tư tưởng chủ nghĩa
Mác- Lê-nin nên có ảnh hưởng rất đến sự phát triển của TVCMĐ
(4đ)
- Trong nội bộ của Tân việt diễn ra giữa hai khuynh hướng Vô sản và tư sản cuối
cùng vô sản đã thắng nhiều đảng viên của Tân Việt chuyển sang hoạt động cho
HVNCMTN (3đ)
B/ Dạy nội dung bài mới.
Sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của
các tổ chức CM và ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929.
III/ Việt Nam Quốc dân Đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 1930).
Không dạy
IV/Ba tổ chức Cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.
Em hãy làm rõ: Vì sao ba tổ chức cộng sản lại nối tiếp nhau ra đời vào năm 1929 ?
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản có ưu điểm và hạn chế gì đối với cách mạng Việt
Nam ?
* Ba tổ cộng sản ra đời năm 1929



- Điều kiện cần và đủ cho Đảng Cộng sản ra đời ở các nước thuộc địa đó là:
+ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
+ Phong trào công nhân.
+ Phong trào yêu nước.
- Đến năm 1929, ở Việt Nam cả ba yếu tố trên đã chín muồi đủ điều kiện để
Đảng Cộng sản ra đời
- Nhân tố chủ nghĩa Mác - Lê-nin:
+ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra cho phong
trào cách mạng thế giới mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng đó là xoá
bỏ chế độ bóc lột và xây dựng một xã hội mới: xã hội chủ nghĩa
+ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin còn chỉ ra cho giai cấp công nhân điều kiện tiên
quyết để đưa cách mạng đến thắng lợi đó là phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo =>
Đó là con đường cách mạng đúng đắn, con đường giải phóng dân tộc bằng cách
mạng vô sản.
+ Nguyễn Ái Quốc là người đã tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lê-nin, năm
1920, sau khi Người đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lê-nin
đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc Vệt Nam đó là con đường cách
mạng vô sản. Những lí luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được Người tích cực
học tập và truyền bá vào Việt Nam. Qua sách, báo và mở lớp huấn luyện => Từ đó
chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được truyền bá sâu rộng trong các lực lượng cách mạng
Việt Nam.
- Sự phát triển của phong trào yêu nước:
+ Từ năm 1919-1925: Phong trào diễn ra sôi nổi nhiều tổ chức chính trị ra
đời như Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên..... nhiều hoạt động có tiếng vang lớn như
phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh.
+ Từ năm 1926-1927: Cùng với phong trào công nhân, phong trào nông dân,
phong trào dân chủ tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng phát triển và kết
thành một làn sóng cách mạng dâng cao trong cả nước. Trong nội bộ Đảng Tân
Việt đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng: vô sản và tư sản cuối cùng

khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã chiếm ưu thế.
- Phong trào công nhân
+ Từ năm 1919-1925: Các cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ tự phát như năm 1922,
công nhân, viên chức sở công thương của tư bản Pháp đòi nghỉ ngày chủ nhật có
lương, năm 1924, nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội tiêu
biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn đấu tranh thành
công đã đánh dấu một bước tiến mới của công nhân Việt Nam.
+ Từ năm 1926-1927: Nhiều cuộc bãi công nổ ra: Nhà máy sợi (Nam Định),
xi măng (Hải Phòng). nhà máy cưa, diêm ( Bến Thuỷ, Vinh), Nhà máy Ba Son (Sài
Gòn). các phong trào đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, các cuộc đấu tranh
đã mang tính chất chính trị, vượt ra phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết nhiều


ngành, nhiều địa phương => Chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân được nâng
lên một bước song chưa đều khắp
Gọi học sinh đọc SGK từ đầu  cộng sản.
?HS(KG): Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì
1928-1929.
( Cuối năm 1928-1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào
công nông theo con đường CM VS phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải thành lập một
Đảng công sản để tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân cùng các lực
lượng yêu nước CM khác để chống đế quốc phong kiến giành độc lập dân tộc.
- Cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ đặc biệt là
phong trào công nông theo con đường vô sản phát triển mạnh  đòi hỏi phải
thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức công nông và các lực lượng yêu nước
khác đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
?HS(KG): Ba tổ chức cộng sản ra đời trong bối cảnh như thế nào?
( Tháng 3/1939 một chi bộ đảng thành lập ở Bắc Kì một số nhà l5Đ Hàm Long( Hà
Nội), gồm 7 người, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng->.5/1929, ĐHĐB toàn quốc
lần thứ nhất của hội VN CM thanh niên họp, đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành lập

Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận)
- 3/1929, một chi bộ Cộng sản ra đời ở Bắc Kì  Tháng 5/1929 ĐHĐB
toàn quốc của hội VN CM thanh Niên ĐB Bắc Kì đề nghị thành lập Đẩng
nhưng chưa được chấp nhận.
+ 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản đảng thành lập.
+ 8/1929 An Nam cộng sản đảng thành lập
.
+ 9/1929, Đông dương cộng sản liên đoàn thành lập
GV: Như vậy từ tháng 6 9/1929 ở Việt Nam xuất hiện ba tổ chức công sản là
một xu thê tất yếu của LSVN, ba tổ chức nhanh chóng xây dựng cơ sở nhưng hoạt
động rieng rẽ trannh giành quần chúng  một yêu cầu cấp thiết là thành lập đảng
thống nhất .
C/Củng cố luyện tập (2ph)
Lập bảng thóng kê sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
Thời gian
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
6/1929

Những hội viên của VNCM thanh niên ở Bắc kì thành lập Đông
Dương cộng sản đảng
8/1929
Những hội viên của hội VNCM thanh niên ở Nam Kì thành lập
An Nam cộng sản đảng
9/1929
Những hội viên của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng
sản liên đoàn.
D/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1ph)


- Làm bài tập trong vở từ bài 1-5

- Đọc trước bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời gian:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Nội dung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
- Phương pháp
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..



×