Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.87 KB, 20 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục là cần phải triển khai công tác thu thập thông tin về chất lượng dạy- học
của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo
dục. Đặc biệt trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn
được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát
triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói
riêng. Kiểm định chất lượng giáo dục(KĐCLGD) là một giải pháp quản lý chất
lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá
trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực
cơ bản của hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục. Bằng nhận thức và
ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của công tác KĐCLGD, bằng việc triển khai
công tác KĐCLGD một cách tích cực, khách quan, trung thực, toàn bộ các cơ sở
giáo dục dần dần sẽ tạo ra được những chuyển biến mới, hình thành "văn hóa chất
lượng" trong mỗi cơ sở giáo dục, mỗi cán bộ quản lý giáo dục, người dạy, người
học để từ đó, chất lượng giáo dục được đảm bảo và không ngừng được cải tiến,
nâng cao.
Như vậy, tự đánh giá KĐCLGD của nhà trường hiện nay là công việc hết
sức quan trọng mà trong đó giải pháp nào để thực hiện tốt việc tự đánh giá kiểm
định chất lượng giáo dục. Chính vì thế, bản thân chọn đề tài “Giải pháp thực hiện
công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS” để làm đề tài nghiên cứu
trong suốt năm học.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra giải pháp tốt để các trường
THCS tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí để
từ đó xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục và các biện pháp thực
hiện đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục trong nhà trường nhăm không ngừng cải tiến,
nâng cao chất lượng giáo dục và đăng ký kiểm định chất lượng.
Cách thức nêu trong đề tài là cơ sở giúp các trường định hướng cách làm một cách
tuần tự khi chưa nắm chắc hoặc chưa hiểu rõ tự đánh giá hay đánh giá ngoài là như


thế nào.
Qua nội dung được trình bày trong đề tài giúp bản thân và các hiệu trưởng
trường THCS nâng cao năng lực quản lý chất lượng giáo dục trong thời gian qua
và tự đánh giá để cải tiến quản lý các hoạt động giáo dục trong thời gian tới nhằm
tạo hiệu quả chất lượng giáo dục cao nhất.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của việc tự đánh giá
Xuất phát từ thực tiễn của Nhà trường trong những năm qua việc lưu trữ hồ
sơ trường có nền nếp, đầy đủ; phần lớn quy tụ về một đầu mối (phòng lưu trữ) góp
phần thuận lợi cho việc tìm minh chứng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi,
nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong bước đầu triển khai tự đánh
giá đó là: Kiểm định chất lượng, tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng là những công việc mới lạ đối với nhà trường. Đặc biệt là cách tiếp cận tự
1


đánh giá theo tiêu chuẩn(tiêu chí) dựa trên minh chứng (cách phân tích minh
chứng, viết báo cáo tiêu chí(tiêu chuẩn) mã hóa minh chứng...); Một thách thức
khác đối với nhà trường là hoạt động tự đánh giá mới đưa vào trường học, chưa trở
thành hoạt động thường kỳ, không đưa vào kế hoạch năm học, do đó không tránh
khỏi bị động; Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá thường là lãnh đạo nhà
trường, các cán bộ chủ chốt trong trường, nhân viên, giáo viên có uy tín... Các
thành viên này kiêm nhiệm nhiều việc, vừa phải lo nhiệm vụ chuyên môn của mình
vừa bận nhiều công việc ở trường, nên không đầu tư được thời gian thõa đáng cho
hoạt động tự đánh giá; Các nhóm chuyên trách được thành lập với nhiều thành viên
tham gia, bước đầu chưa được tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý
thông tin, minh chứng, chưa biết cách viết báo cáo; Hội đồng tự đánh giá và nhóm
chuyên trách vì thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng bị động trong chỉ đạo; Trong thu
thập minh chứng, các nhóm chuyên trách do thiếu kinh nghiệm nên gặp nhiều khó
khăn trong việc xác định mức độ phù hợp của minh chứng với nội hàm trong mỗi

tiêu chí; Khi viết báo cáo tiêu chí, các nhóm chuyên trách lúng túng không biết nên
phân tích các minh chứng thế nào cho trúng. Một số báo cáo các tiêu chí còn tính
chủ quan, không dựa trên minh chứng; văn phong báo cáo tiêu chí không thống
nhất (do nhiều người viết), nhiều chỗ dễ dẫn đến trùng lặp và chưa đáp ứng yêu
cầu của báo cáo tự đánh giá phục vụ mục đích cải tiến nâng cao chất lượng và đăng
ký kiểm định chất lượng, đòi hỏi phải sửa đi, sửa lại nhiều lần; Kinh phí đầu tư cho
tổ chức tự đánh giá còn hạn hẹp...
2.2. Giải pháp thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục
trường THCS X
Như ta biết, tự đánh giá là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với nhà
trường. Nhận thức của lãnh đạo các trường về kiểm định chất lượng nói chung và
tự đánh giá nói riêng rất khác nhau.
Kinh nghiệm cho thấy ở trường nào mà Hiệu trưởng, hội đồng tự đánh giá
có nhận thức thức đúng, thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao thì hoạt
động tự đánh giá của trường thực hiện đúng quy trình và đạt hiệu quả. Chính vì
vậy, trong triển khai hoạt động tự đánh giá, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành thực
hiện các bước sau đây:
2.2.1. Quán triệt vai trò ý nghĩa của kiểm định chất lượng và tự đánh
giá
Trong triển khai tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường, Hiệu trưởng
nhất thiết phải quán triệt các nội dung sau đây trong tập thể sư phạm nhà trường và
hội đồng tự đánh giá:
Thứ nhất: Mục đích của kiểm định chất lượng:
“Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là sự đáp ứng của cơ sở giáo dục phổ
thông đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật
Giáo dục.
“Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông” là hoạt động đánh giá cơ sở
giáo dục phổ thông về mức độ đáp ứng các Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục đối với từng loại cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành.

Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là xác định mức độ
2


đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước
và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công
nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Thứ hai: Kiểm định chất lượng là một giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả
nhằm các mục tiêu sau đây:
Đánh giá hiện trạng nhà trường đáp ứng các tiêu chí đề ra trong bộ chuẩn (tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS) như thế nào tức là hiện trạng nhà
trường có chất lượng và hiệu quả ra sao?
Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm mạnh so với bộ chuẩn quy định.
Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm yếu so với bộ chuẩn quy định.
Trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu phát hiện được so với các tiêu chí, tiêu
chuẩn trong bộ chuẩn, nhà trường định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu để phát triển.
Và mục tiêu tối thượng của kiểm định chất lượng là xây dựng được văn hóa
chất lượng cho nhà trường. Một cơ sở xây dựng được văn hóa chất lượng là cơ sở khi
mà mỗi thành viên trong nhà trường đều biết công việc của mình và của những người
liên quan thế nào là chất lượng và nhờ đó biết chủ động không ngừng nâng cao chất
lượng công việc của mình và góp cùng những người liên quan hành động theo chất
lượng.
Thứ ba: Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THCS:
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS được ban hành làm
công cụ để trường THCS tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng
giáo dục THCS; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường THCS đạt

tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để cha mẹ học sinh lựa chọn trường cho con em
của họ.
2.2.2. Hiệu trưởng tham gia đầy đủ các lần tập huấn do SGD&ĐT và
PGD&ĐT tổ chức (nếu có)
Tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là những công việc mới
lạ đối với nhà trường. Hơn thế nữa, hoạt động tự đánh giá lại mới đưa vào trường
học, xưa nay chưa trở thành hoạt động thường kỳ; bên cạnh còn thiếu mô hình
điểm để tham quan học tập; thiếu chuyên gia để hợp đồng tư vấn, hỗ trợ... do đó
không tránh khỏi bị động. Ngoài ra, theo quy định Chủ tịch hội đồng tự đánh giá
nhất thiết phải là Hiệu trưởng(Thủ trưởng đơn vị) mới có đủ quyền lực trong triển
khai tự đánh giá. Người có đủ quyền lực mà không am hiểu tường tận công việc thì
làm thế nào để triển khai hoạt động tự đánh giá trong nhà trường đạt hiệu quả.
Chính vì vậy, trong các lần tập huấn do cấp trên tổ chức, cũng là dịp các chuyên
gia có kinh nghiệm báo cáo để cho ta am hiểu công việc; Hiệu trưởng dù có bận
công việc cũng phải dàn xếp tham gia, không nên ủy quyền cho người khác.
2.2.3. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển khai thực
hiện tự đánh giá đúng quy định.
Văn bản của cấp trên là kim chỉ nam cho hành động, mà đã là những quy
định trong văn bản thì nhất thiết phải tuân theo và vận dụng phù hợp với tình hình
3


thực tiễn. Trong triển khai kiểm định chất lượng đối với trường phổ thông nói
chung và trường THCS nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành rất nhiều
văn bản, trước đây nhiều văn bản được ban hành áp dụng, song từ năm 2012 trở đi
có một số văn bản được bãi bỏ để thay thế các văn bản khác, hiện tại có 5 văn bản
chủ công mà Hiệu trưởng, cấp ủy, Ban giám hiệu, cán bộ cốt cán và các thành viên
trong Hội đồng tự đánh giá cần nghiên cứu triển khai và tổ chức thực hiện. Trong
đó:
2.2.3.1. Về văn bản pháp quy:

- Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 4 năm 2012 Ban hành quy
định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 Ban hành
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm
định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
2.2.3.2. Về văn bản hành chính (hướng dẫn):
Văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012, của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở
giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Văn bản số 46/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013, của Cục
khảo thí và Kiểm định chất lượng, về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng
theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học.
Văn bản số 2210/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 12 tháng 05 năm 2015, của
Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về thực hiện kiểm định chất lượng
giáo dục Mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Trong các văn bản trên, ngoài các văn bản pháp quy, cần nghiên cứu kỹ các
văn bản hướng dẫn: văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm
2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá
ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; văn bản số
46/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013, của Cục khảo thí và Kiểm
định chất lượng, về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học; văn bản số
2210/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 12 tháng 05 năm 2015, của Cục khảo thí và
Kiểm định chất lượng giáo dục về thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục Mầm
non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên để triển khai
công tác tự đánh giá được thuận lợi.
2.2.4. Triển khai thực hiện quy trình tự đánh giá:
Để giúp các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận
lợi, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho

công tác tự đánh giá một cách cụ thể. Trong thực hiện quy trình tự đánh giá, Hiệu
trưởng nhà trường tiến hành tổ chức thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Thành lập hội đồng tự đánh giá
Hội đồng tự đánh giá có vai trò quyết định trong triển khai tự đánh giá, Hội
đồng có chức năng thẩm định, phê duyệt bản báo cáo tự đánh giá. Vì vậy, tham gia
hội đồng tự đánh giá phải là cán bộ chủ chốt của nhà trường, nắm được các hoạt
động của nhà trường theo các tiêu chuẩn kiểm định và có năng lực phân tích, đánh
4


giá các hoạt động của nhà trường. Theo khoản 2 Điều 24 Chương III của Quy định
về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành
kèm theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2102 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thành phần của Hội đồng tự đánh giá gồm:
Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng;
Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng;
Thư ký hội đồng tự đánh giá là thư ký hội đồng trường (trung tâm) hoặc tổ
trưởng tổ văn phòng hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc trưởng các bộ phận khác
(nếu có) của cơ sở giáo dục;
Các thành viên khác: Đại diện hội đồng trường đối với trường công lập hoặc
hội đồng quản trị đối với trường tư thục; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn
phòng, trưởng các bộ phận khác (nếu có); đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức
đoàn thể.
Ví dụ: DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
(Kèm theo QĐ số ngày tháng năm 20 )
TT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ


Nhiệm vụ

1

Hiệu trưởng

Chủ tịch HĐ

2

P.Hiệu trưởng

P.Chủ tịch HĐ

3

NV Văn phòng

Thư ký HĐ

4

GV- TT tổ XH

Uỷ viên HĐ

5

GV- TT tổ TN


Uỷ viên HĐ

6

Kế toán - TTVP

Uỷ viên HĐ

7

GV-TPT Đội

Uỷ viên HĐ

Bước 2: Thành lập nhóm thư ký
Để triển khai hoạt động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký.
Nhóm thư ký có từ 2 đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự
đánh giá.
Nhóm thư kí có vai trò quan trọng trong thu thập và chuẩn bị các tài liệu cho
các giai đoạn tự đánh giá: thu thập minh chứng, thẩm định báo cáo tiêu chí, hoàn thiện
báo cáo tự đánh giá, thẩm định báo cáo tự đánh giá....
Chọn người vào nhóm thư ký không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm,
nhiệt tình mà còn phải có năng lực tổ chức và năng lực soạn thảo văn bản.
Có thể phân công một người phụ trách tổng hợp báo cáo 1-2 tiêu chuẩn (có 5
tiêu chuẩn chia cho 3 nhóm) và trong đó cử một nhóm có nhóm trưởng là thư ký hội
đồng phụ trách tổng hợp chung cho toàn bộ dự thảo báo cáo trình Hội đồng tự đánh
giá thẩm định.
Ví dụ:
DANH SÁCH NHÓM THƯ KÝ NHÓM 1

TT
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Nhiệm vụ
1.
Thư kí Hội đồng - Nhóm trưởng Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 1
và toàn bộ báo cáo
2.
Nhân viên Thiết bị - ủy viên
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 3
5


3.

Nhân viên Thư viện
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 3
DANH SÁCH NHÓM THƯ KÝ NHÓM 2
TT
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Nhiệm vụ
4.
GV- TT tổ XH - Nhóm trưởng Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 4
5.
Giáo viên - Ủy viên
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 4
6.
Giáo viên - Ủy viên
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 5

DANH SÁCH NHÓM THƯ KÝ NHÓM 3
TT
Họ và tên
Chức danh, chức vụ
Nhiệm vụ
7.
GV-TPT Đội - Nhóm trưởng
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 2
8.
Giáo viên - Ủy viên
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 2
9.
Giáo viên - Ủy viên
Tổng hợp báo cáo tiêu chuẩn 2
Bước 3: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
Như ta biết, kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo
lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện
pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi ta lập
được kế hoạch thì tư duy quản lý của ta sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được
các tình huống sắp xảy ra; phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để
tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến công” vào mục tiêu
cuối cùng mình muốn hướng đến. Bên cạnh đó, cũng giúp ta dễ dàng kiểm tra,
giám sát hiệu quả thực hiện dự án của mình.
Có thể nói, tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch,
được giành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các tổ chức và cá nhân
trong nhà trường.
Kế hoạch tự đánh giá do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt bao gồm các
nội dung: mục đích và phạm vi tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;
dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; công cụ đánh giá; dự kiến các
thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; thời gian biểu cho từng hoạt

động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các
hoạt động cụ thể).
Thuận lợi ở đây, trong trình bày kế hoạch tự đánh giá được BGD&ĐT thống
nhất theo mẫu chung; các tiểu mục trong phần của kế hoạch được trình bày theo
quy định thống nhất (Phụ lục 2: Kế hoạch tự đánh giá, công văn số 8987/BGDĐTKTKĐCLGD V/v hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên). Dựa trên mẫu kế hoạch tự đánh giá chung
này để nhà trường xây dựng kế hoạch tự đánh giá đúng quy định và phù hợp với
thực tế.
Trong triển khai tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường, việc xây dựng
kế hoạch đòi hỏi hợp lý với các điều kiện về thời gian trong năm học, nguồn lực và
đội ngũ tham gia viết báo cáo tự đánh giá cũng như mối quan hệ với chuyên gia tư
vấn (nếu có).
Nếu nhà trường dự định mời chuyên gia tư vấn hỗ trợ thì cần lên kế hoạch
cụ thể về thời gian và mục đích của những đợt chuyên gia tư vấn đến làm việc tại
trường. Phải nắm rõ vai trò của chuyên gia tư vấn để xây dựng kế hoạch thì kế
hoạch tự đánh giá mới được chặt chẽ hơn.
6


Chuyên gia tư vấn có các vai trò sau đây trong quá trình triển khai tự đánh
giá:
Tư vấn lựa chọn các minh chứng thích hợp: Chuyên gia tư vấn hướng dẫn
tìm minh chứng, giúp khẳng định minh chứng hợp lý hay chưa hợp lý hoặc các
minh chứng gián tiếp có thể chấp nhận được.
Hoàn thiện các báo cáo tiêu chí: chuyên gia tư vấn sẽ góp ý cho bản phát
thảo báo cáo tiêu chí đầu tiên. Giúp người viết báo cáo tiêu chí viết đúng các yêu
cầu của một báo cáo tiêu chí. Nên nhớ rằng chuyên gia tư vấn không nắm được nội
tình của nhà trường, chỉ có thể góp ý để viết đúng yêu cầu của một báo cáo tiêu
chí. Vì vậy, tốt nhất là là nên tổ chức thẩm định báo cáo tiêu chí chung có mặt tất
cả các thành viên hội đồng tự đánh giá và nhóm thư ký. Vì qua đó các thành viên

mới góp ý được đầy đủ, chính xác hiện trạng, điểm mạnh, điểm tồn tại và kế hoạch
khắc phục hợp lí, đúng đắn cho từng báo cáo tiêu chí. Cũng qua đó mọi thành viên
đều biết viết thế nào là đạt yêu cầu, hiện trạng nhà trường mình đã đáp ứng yêu cầu
của tiêu chí đến đâu, điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì, hướng khắc phục nó thế nào.
Qua đó xây dựng văn hóa chất lượng cho nhà trường của mình.
Hoàn thiện báo cáo tự đánh giá: thông thường, sau khi ghép các phần thành
báo cáo tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn giúp xem lại toàn bộ trước khi đưa ra hội
đồng tự đánh giá thẩm định.
Thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ tự đánh giá: Ngoài các vai trò nêu trên,
chuyên gia tư vấn còn góp phần đảm bảo tiến độ tự đánh giá theo đúng kế hoạch đề
ra. Vì một khi kế hoạch chuyên gia tư vấn đến làm việc đã định, thì mọi thành viên
tham gia viết báo cáo tự đánh giá đều phải đảm bảo đúng tiến độ, mà nhiều khi
người trong cuộc hay Ban thư ký...thúc đẩy đúng hạn không được, nhưng một khi
đã lên lịch làm việc với chuyên gia tư vấn thì mọi thành viên thậm chí phải làm
thêm giờ để cho đúng hạn.
Bước 4: Tổ chức tập huấn cho hội đồng tự đánh giá.
Đây là một công việc hiết sức quan trọng, để tất các thành viên trong hội đồng
tự đánh giá nắm được mục đích quy trình đánh giá và cách thu thập minh chứng
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ: Nội dung tập huấn chúng tôi tập trung:
Cung cấp đầy đủ văn bản cầm tay về công tác kiểm định chất lượng trước thời
gian tập huấn 2 – 3 ngày, yêu cầu các thành viên tự đọc và nghiên cứu trước.
- Triển khai các văn bản chỉ đạo (tập trung vào những nội dung trọng tâm, không
đọc lại toàn bộ văn bản vì đã được nghiên cứu trước). Tóm tắt sơ lược Thông tư số
13/2012/TT-BGDĐT (đánh giá gồm 5 tiêu chuần, 36 tiêu chí, 108 chỉ số). Chủ yếu
tập trung chủ yếu vào văn bản số 46/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm
2013, của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, về việc xác định yêu cầu, gợi ý
tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và
trường trung học. Và văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12
năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá
ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Hướng dẫn xác định nội hàm của từng chỉ số (văn bản số 46/KTKĐCLGDKĐPT)
Nội hàm là tập hợp cái bên trong, là nội dung về chỉ số đó.
7


Ví dụ: Chỉ số: Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng
trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng
thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác).
Nội hàm của chỉ số:
- Có hiệu trưởng và có đủ số lượng phó hiệu trưởng;
- Có hội đồng trường đối với trường công lập;
- Hội đồng quản trị đối với trường tư thục có 2 thành viên góp vốn trở lên;
- Hội đồng thi đua, khen thưởng;
- Hội đồng kỷ luật (nếu có);
- Các hội đồng tư vấn khác.
Gợi ý thu thập minh chứng.
Lập biểu liệt kê các minh chứng cần thu thập trong tiêu chí/chỉ số.
Dựa vào bảng biểu ta xác định được những minh chứng cần thu thập và minh
chứng đó thuộc bộ phận, cá nhân nào có trách nhiệm cung cấp.
Ví dụ 1: Nội dung: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây
gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với
trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua và khen
thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác);
b) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;
c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ
Quản trị Đời sống và các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).

Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: (Chỉ số a)
- Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Quyết định thành lập hội đồng trường đối với trường công lập; hội đồng
quản trị đối với trường tư thục;
- Nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
- Quyết định thành lập hội đồng thi đua khen thưởng;
- Quyết định thành lập hội đồng kỷ luật (nếu có);
- Quyết định thành lập các hội đồng tư vấn;
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: (Chỉ số b)
- Quyết định thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam của trường (hoặc
nghị quyết, biên bản đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở; quyết định chuẩn y, công nhận
ban chấp hành, chi uỷ, bí thư, phó bí thư, tổ trưởng tổ đảng,...);
- Quyết định về việc thành lập công đoàn nhà trường (hoặc nghị quyết, biên
bản đại hội công đoàn, quyết định chuẩn y, công nhận ban chấp hành, chủ tịch, phó
chủ tịch,...);
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội) chi đoàn giáo viên,
nhân viên của nhà trường;
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội) Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh;
8


- Quyết định thành lập (hoặc báo cáo công tác) của Sao Nhi đồng Hồ Chí
Minh (nếu có);
- Quyết định thành lập (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội) các tổ chức xã hội
khác;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Gợi ý các thông tin và minh chứng cần thu thập: (Chỉ số c)
- Quyết định về việc thành lập các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn và tổ trưởng tổ văn phòng;

- Báo cáo của tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Sổ ghi nghị quyết họp tổ;
DANH MỤC MINH CHỨNG CẦN THU THẬP
TIÊU CHUẨN 1
TIÊU CHÍ 1
TT

Tên thông tin minh chứng

Bộ phận

1

Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Hồ sơ CB

2
3

HT, PHT

7

Văn bằng của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Lý lịch cán bộ
Các danh hiệu khen thưởng của hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng
Quyết định thành lập các hội đồng
Nghị quyết đại hội chi bộ, biên bản đại hội, quyết

định chuẩn y BCH Chi bộ
Nghị quyết đại hội Công đoàn, biên bản đại hội,
quyết định chuẩn y, công nhận BCH, chủ tịch, P.CT

8

Nghị quyết, biên bản đại hội Chi đoàn trường

4
5
6

Ghi
chú

HSCB
HT,PHT
HT
BTCB
CTCĐ
BTCĐ

TPTĐ
Nghị quyết, biên bản đại hội Liên đội
Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ
HT
10 trưởng tổ văn phòng
Tổ trưởng tổ VP
11 Sổ kế hoạch tổ chuyên môn, tổ văn phòng
PHT, Tổ trưởng CM

12 Sổ ghi biên bản tổ
PHT, Tổ trưởng CM
13 Sổ theo dõi chuyên môn tổ
Hướng dẫn mã hoá minh chứng: (Phần này cần hướng dẫn chậm, kỹ cụ thể)
Người hướng dẫn vừa hướng dẫn vừa ghi lên bảng để các thành viên dễ hình
dung và phải hướng dẫn đến lúc chắc chắn là 100% thành viên biết cách mã hoá
minh chứng.
Quy ước cách mã hoá:
Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu
chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất.
Mã minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), ba
dấu gạch (-) và 6 chữ số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó:
9

9


+ H: Hộp (cặp) đựng MC;
+ n: Số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1 đến hết;
+ a: Số thứ tự của tiêu chuẩn;
+ bc: Số thứ tự của tiêu chí (từ Tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0);
+ de: Số thứ tự của MC theo từng tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết
15);
Ví dụ:
[H1-1-01-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 1 thuộc Tiêu chuẩn 1, được đặt ở
Hộp 1;
[H3-2-02-03]: Là MC thứ ba của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2, được đặt ở Hộp 3;
[H9-5-04-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 4 thuộc Tiêu chuẩn 5, được đặt ở
Hộp 9;
Lưu ý: Cách mã hóa MC này theo văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD

ngày 28 tháng 12 năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự
đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường
xuyên. Trước đây có mã hóa MC theo công thức [Hn.a.bc.de] thì không cần thay
đổi lại theo công thức quy định tại văn bản nêu trên;
Trường hợp một nhận định trong phần mô tả hiện trạng có từ 2 MC trở lên, thì
mã MC được đặt liền nhau, cách nhau dấu chấm phẩy. Ví dụ: Một nhận định của
Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2 được đặt ở Hộp số 3 có 3 MC được sử dụng thì sau
nhận định đó, các MC được viết là: [H3-2-02-01]; [H3-2-02-02]; [H3-2-02-03].
Muốn mã hóa được các minh chứng (đặt tên) thì ta phải xây dựng được tên
các hộp trong nhà trường. Tên các hộp cần phải nghiên cứu làm sao cho khoa học
để sử dụng lâu dài, mang tính cố định chung, kể cả sử dụng cho cả hồ sơ trường
chuẩn Quốc gia hoặc cho tất cả các loại hồ sơ khác mà không hề làm xáo trộn. Với
yêu cầu đó tôi gọi tên các hộp cố định như sau:
Hộp 1: Hồ sơ thành lập trường;
Hộp 2: Công văn đến;
Hộp 3: Công văn đi;
Hộp 4: Hồ sơ các cuộc vận động;
Hộp 5: Hồ sơ hội đồng trường;
Hộp 6: Hồ sơ chi bộ;
Hộp 7: Hồ sơ nhà trường;
Hộp 8: Hồ sơ tổ chuyên môn – tổ văn phòng;
Hộp 9: Hồ sơ công đoàn;
Hộp 10: Hồ sơ Chi đoàn, Hội;
Hộp 11: Hồ sơ Liên đội;
Hộp 12: Hồ sơ CB, GV, NV;
Hộp 13: Hồ sơ thi đua;
Hộp 14: Hồ sơ tài chính, tài sản;
Hộp 15: Hồ sơ Thư viện;
Hộp 16: hồ sơ Thiết bị;
Hộp 17: Hồ sơ y tế…

……….v.v..
10


Sau đó ta rà soát minh chứng thu thập được thường có trong những hộp nào để
bắt đầu mã hóa
Ví dụ 2: Ở tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1 ta đã thu thập được minh chứng
“Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng..”, ta mã hoá minh chứng đó
như sau: [H1-1-01-01] - Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng. Vì
quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được để ở hộp 1: Hồ sơ thành
lập trường
Hoặc: Ở tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1 ta đã thu thập được minh chứng “Nghị
quyết đại hội chi bộ, biên bản đại hội, quyết định chuẩn y BCH Chi bộ”, ta mã hoá
minh chứng đó như sau: [H6-1-01-06] - Nghị quyết đại hội chi bộ, biên bản đại
hội, quyết định chuẩn y BCH Chi bộ. Vì hộp 6 là hộp hồ sơ của chi bộ thì sẽ có các
loại hồ sơ của chi bộ
Sắp xếp các minh chứng đã được mã hoá. Lập danh mục MC (phụ lục ….)
Cách ghi mã hoá. (gắn cho mỗi minh chứng cái tên)
Ví dụ: Phụ lục 3:

STT

1

2
3
4
5
6
7

8

DANH MỤC MÃ HOÁ THÔNG TIN MC TIÊU CHÍ 1 – TIÊU CHUẨN 1
Nơi ban
Số, ngày
Mã thông tin,
hành
Tên thông tin minh chứng
/tháng
minh chứng
hoặc người
ban hành
thực hiện
- HT: số /QĐQuyết định bổ nhiệm Hiệu UBND, ngày
UBND
[H1-1-01-01]
trưởng, phó hiệu trưởng
- PHT:số /QĐhuyện
UBND, ngày
Văn bằng của Hiệu trưởng, phó Số /QĐĐại học ..,
[H12-1-01-02]
hiệu trưởng
UBND, ngày
Đại học ...
Từ năm 2012
Hiệu trưởng
[H12-1-01-03] Lý lịch cán bộ
đến năm 2016

Các danh hiệu khen thưởng của Từ năm 2012

UBND
[H13-1-01-04]
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
đến năm 2016
Huyện
Từ năm 2012
[H3-1-01-05]
Quyết định thành lập các hội đồng
Hiệu trưởng
đến năm 2016
Nghị quyết đại hội chi bộ, biên Từ năm 2012
Đảng ủy
[H6-1-01-06]
bản đại hội, quyết định chuẩn y đến năm 2016
xã ....
BCH Chi bộ
Nghị quyết đại hội Công đoàn, Từ năm 2012
CTCĐ, CĐ
[H9-1-01-07]
biên bản đại hội, quyết định chuẩn đến năm 2016
huyện
y, công nhận BCH, chủ tịch, P.CT
Nghị quyết, biên bản đại hội Chi Từ năm 2012
[H10-1-01-08]
Chi đoàn
đến năm 2016
đoàn trường
Nghị quyết, biên bản đại hội Liên
đội
Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ

chuyên môn, tổ trưởng tổ văn
phòng

9

[H11-1-01-09]

10

[H3-1-01-10]

11

[H8-1-01-11]

Sổ kế hoạch tổ khối, tổ văn phòng

12

[H16-1-01-12]

Sổ ghi biên bản tổ

Từ năm 2012
đến năm 2016
Từ năm 2012
đến năm 2016
Từ năm 2012
đến năm 2016
Từ năm 2012


Ghi
chú

Liên đội
Hiệu trưởng
Tổ trưởng
Tổ trưởng
11


đến năm 2016
13

[H16-1-01-13]

Sổ theo dõi chuyên môn tổ

Từ năm 2012
đến năm 2016

Tổ trưởng

Dựa vào Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm
2012, hướng dẫn lập phiếu đánh giá tiêu chí
Phiếu đánh giá tiêu chí là cơ sở để viết báo cáo tự đánh giá và đánh giá mức
độ đạt/ không đạt của tiêu chí đó.
Dựa vào các minh chứng đã mã hoá chúng ta tiến hành lập phiếu đánh giá tiêu
chí: Mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí. Để xác
định được điểm mạnh, điểm yếu của một tiêu chí, ta cần căn cứ vào nội hàm của

tiêu chí đó (Đây là điều khó khăn nhất trong việc lập phiếu tiêu chí).
Hướng dẫn viết báo cáo tiêu chuẩn(Dựa vào hướng dẫn viết báo cáo TĐG):
Sau khi đã tập huấn xong nên dành 1 tuần cho các thành viên tiếp tục nghiên cứu
văn bản và những nội dung đã được tập huấn, nếu còn vướng mắc yêu cầu đề xuất
ý kiến để chủ tịch hội đồng hướng dẫn giải đáp. Trong cuộc họp hội đồng liền kề.
Bước 5: Triển khai thu thập thông tin và thống kê số liệu
Triển khai thu thập thông tin và minh chứng: Căn cứ vào các tiêu chí của tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Thông
tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 4 năm 2102 Ban hành quy định về Tiêu
chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học), nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.
Lập danh mục và phân công tìm minh chứng cho phù hợp với đối tượng và điều
kiện. Thông qua các minh chứng đã gợi ý cho từng tiêu chí đã được liệt kê trong
văn bản số 46/KTKĐCLGD-KĐPT, ngày 15 tháng 01 năm 2013, của Cục khảo thí
và Kiểm định chất lượng, về việc xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học và trường trung học, có thể lập
danh sách minh chứng và phân công tìm minh chứng theo các bộ phận chức năng
(Ngoài giờ lên lớp, thư viện-thiết bị, chuyên môn, tài chính, văn phòng); theo các
tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn; theo trách nhiệm quản lý được phân công phù
hợp với nguồn minh chứng.
Thống kê số liệu, thu thập và xác lập bảng, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ, tranh ảnh
hợp lý: Tổ chức thống kê số liệu khoa học, chính xác và đúng hạn. Xây dựng các
bảng, biểu, đồ thị, hình ảnh hợp lý, phù hợp với minh chứng; tổ chức thống kê số
liệu, vẽ biểu đồ, đồ thị, hình ảnh phù hợp với yêu cầu nội hàm tiêu chí một cách
khẩn trương để còn lấy số liệu viết báo cáo.
Một số bảng tổng hợp, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh...đặc trưng mang nét nổi bật
nhất của nhà trường có thể đưa vào phần phụ lục trong bảng báo cáo tự đánh giá
nhằm tăng tính thuyết phục với người đọc báo cáo. Các loại còn lại nên đưa vào
lưu trữ trong hộp minh chứng. Không nhất thiết phải đưa toàn bộ các bảng, biểu
đồ, đồ thị, ảnh... vào phần phụ lục của bảng báo cáo tự đánh giá.

Bước 6: Viết báo cáo tiêu chí
Phân công viết phiếu đánh giá tiêu chí (Nội dung cơ bản của các phiếu đánh
giá tiêu chí (từ mục 1 đến mục 4 của Phụ lục IV - Công văn số 8987/BGDĐTKTKĐCLGD) đúng đối tượng, hợp khả năng và có hạn định cụ thể. Có tổ chức
thẩm định, nghiệm thu đảm bảo chất lượng từng phiếu đánh giá. Thẩm định báo
12


cáo tiêu chí được tổ chức thông qua trong nhóm, giữa các nhóm và trong hội đồng
tự đánh giá. Cần tổ chức nhận xét phản biện góp ý theo các yêu cầu sau:
Báo cáo có bám sát đầy đủ theo các yêu cầu báo cáo tự đánh giá theo từng tiêu
chí không? Các thông tin và minh chứng được dùng trong phiếu đánh giá tiêu chí
và báo cáo tự đánh giá có đảm bảo chính xác, rõ ràng, phù hợp với nội hàm từng
chỉ số của tiêu chí, đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục của trường THCS được quy định tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT
ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và văn bản số
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào
tạo không?
Báo cáo có cấu trúc và các biểu mẫu có đúng theo yêu cầu của văn bản hướng
dẫn tự đánh giá theo văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12
năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo không? Lưu ý trong văn bản hướng dẫn số
8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông có quy định cấu trúc báo
cáo và các mẫu sau:
* Về cấu trúc báo cáo tự đánh giá, gồm có:
- Trang bìa;
- Mục lục;
- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có);
- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá;
- Phần I: Cơ sở dữ liệu;
- Phần II: Tự đánh giá;

- Phần III: Phụ lục.
* Hồ sơ lưu trữ, gồm:
1. Quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Kế hoạch tự đánh giá.
3. Các phiếu đánh giá tiêu chí.
4. Báo cáo tự đánh giá.
5. Các minh chứng.
6. Các văn bản liên quan (nếu có).
* Về các mẫu quy định, gồm có:
1- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2- Kế hoạch tự đánh giá.
3- Bảng mã thông tin và minh chứng.
4- Phiếu đánh giá tiêu chí.
5- Bảng tổng hợp kết quả TĐG của nhà trường.
6- Mẫu bìa chính và bìa phụ của Báo cáo tự đánh giá.
7- Danh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá.
8- Mẫu Mục lục.
9- Quy định về trình bày Báo cáo tự đánh giá.
10- Mẫu Báo cáo tự đánh giá.
* Có các phụ lục về mẫu sau đây được đưa vào cấu trúc của báo cáo tự
đánh giá:
1- Mẫu bìa chính và bìa phụ của Báo cáo tự đánh giá.
13


2- Mẫu danh sách và chữ ký của các thành viên Hội đồng tự đánh giá.
3- Mẫu Mục lục.
4- Bảng danh mục các chữ viết tắt tại công văn 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD
ngày 28 tháng 12 năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về trình bày
báo cáo tự đánh giá có hướng dẫn về cách viết tắt nhưng không quy định về biểu

mẫu bảng danh mục các chữ viết tắt, do đó ta thiết lập như sau:
Ví dụ:
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Nội dung viết tắt
Chữ viết tắt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
BGD&ĐT
2.

Cơ sở vật chất

CSVC

3.

Cán bộ quản lý

CBQL

4.

Cán bộ, công chức

CBCC

5.

Công nghệ thông tin

CNTT


6.

Cha mẹ học sinh

CMHS

7.

Đồ dùng dạy học

ĐDDH

8.

Giáo viên

GV

9.

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

10. Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

11. Học sinh


HS

12. Hội đồng sư phạm

HĐSP

13. Nhân viên

NV

14. Phòng Giáo dục và Đào tạo

PGD&ĐT

15. Phổ cập giáo dục - XMC

PCGD - XMC

16. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

PCGDTH ĐĐT

17. Quyết định



18. Sở Giáo dục và Đào tạo

SGD&ĐT

14


19. Tốt nghiệp tiểu học

TNTH

20. Tốt nghiệp THCS

TN THCS

21. Tập thể lao động xuất sắc

TTLĐXS

22. Ủy ban nhân dân

UBND

Lưu ý: trong viết tắt cần thực hiện đúng các quy định sau:
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo tự đánh giá.
Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng trên ba lần trong
báo cáo.
Không viết tắt những cụm từ quá dài, những mệnh đề; không viết tắt những
từ, cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo.
Những từ, cụm từ, thuật ngữ, tên các cơ quan tổ chức,... được viết tắt sau lần
viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
Thứ tự các chữ viết tắt trong bảng danh mục được xếp theo thứ tự ABC.
5- Bảng tổng hợp kết quả TĐG của nhà trường.
Đánh tréo vào các ô đạt hoặc không đạt

Ví dụ:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí

Đạt

1

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

x

6

x

2

x

7

x

3


x

8

x

4

x

9

x

5

x

10

x

Không đạt

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tiêu chí

Đạt

1


Không đạt

Tiêu chí

Đạt

x

4

x

2

x

5

x

3

x

Không đạt

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
Tiêu chí


Đạt

1

x

2

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

4
x

5

Không đạt
x

x
15


3

x


6

x

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tiêu chí

Đạt

1

x

2

x

Không đạt

Tiêu chí

Đạt

3

Không đạt
x

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Tiêu chí


Đạt

1

Tiêu chí

Đạt

x

7

x

2

x

8

x

3

x

9

x


4

x

10

x

5
6

Không đạt

x
x

11
12

Không đạt

x
x

- Số lượng các chỉ số đạt: 103/108 (93.5%)
- Số lượng các tiêu chí đạt: 30/36(83,3%)
6- Mẫu Báo cáo tự đánh giá.
7- Bảng mã thông tin và minh chứng.
Có các phụ lục mẫu sau đây không đưa vào cấu trúc của báo cáo mà đóng

thành tập riêng
1- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá.
2- Kế hoạch tự đánh giá.
3- Phiếu đánh giá tiêu chí.
Phiếu đánh giá tiêu chí do cá nhân được hội đồng tự đánh giá phân công
viết. Sau khi đã được thẩm định, đóng tập theo từng tiêu chuẩn. Phiếu đánh giá tiêu
chí cũng là cơ sở để các thành viên trong nhóm thư ký viết tổng hợp tiêu chuẩn và
toàn bộ báo cáo theo nhiệm vụ đã được phân công trong nhóm. Các phiếu đánh giá
tiêu chí/tiêu chuẩn cần kiểm tra và phản biện các nội dung sau:
Phần mô tả có xác thực về các hoạt động hay điều kiện của nhà trường
không?
Phần điểm mạnh của các tiêu chí có thực sự là điểm mạnh tiêu biểu của nhà
trường không?
Phần tồn tại của các tiêu chí có thực sự là tồn tại của nhà trường không?
Kế hoạch đưa ra có thực sự khắc phục được tồn tại của nhà trường không?
Có cụ thể không?
Báo cáo tiêu chuẩn có nêu được những điểm mạnh nổi bật và những tồn tại
cơ bản được rút ra từ các báo cáo tiêu chí trong tiêu chuẩn không (phần kết luận
tiêu chuẩn)?
Phần mở đầu tiêu chuẩn có mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuẩn
(không lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí) không?
16


Phần kết quả tiêu chuẩn về số lượng tiêu chí đạt yêu cầu và số lượng tiêu chí
không đạt yêu cầu có đúng với kết quả tự đánh giá các tiêu chí trong tiêu chuẩn và
bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá không?
Tự đánh giá đạt/chưa đạt có xác thực không? Nếu không thì tại sao?
Các minh chứng ghi trong báo cáo tiêu chí có phù hợp với điều mô tả
không?.

Báo cáo có: lỗi chế bản, lời văn không rõ nghĩa, viết theo dạng liệt kê, từ ngữ
dùng không chính xác, ghi chú đầy đủ minh chứng không?
Nhờ có phản biện này mà các buổi kiểm tra chéo, thẩm định nghiệm thu các
báo cáo tiêu chí mới hiệu quả. Mỗi người viết báo cáo tiêu chí sẽ rút ra được nhiều
kinh nghiệm. Hơn nữa, nếu không có phân công người nhận xét phản biện, hội
nghị dễ đi đến góp ý hời hợt, cho qua. Ngược lại, cũng có thể dẫn đến hội nghị đọc
qua loa, góp ý không sâu, không sát, do đó không có giá trị để hoàn chỉnh báo cáo.
Bước 7: Chỉ đạo xây dựng báo cáo tổng hợp
Để có được một báo cáo tổng hợp đáp ứng được yêu cầu, nhà trường mất
nhiều thời gian sửa đi sửa lại nhiều lần. Điểm hạn chế chung nhất của báo cáo tổng
hợp là nặng về mô tả, ít chú ý đến phân tích bình luận... chú trọng xếp loại, ít chú ý
đến biện pháp khắc phục cải tiến nâng cao chất lượng. Hơn nữa, những vấn đề
trong báo cáo tự đánh giá liên quan đến toàn bộ chiến lược xây dựng và phát triển
nhà trường nhằm nâng cao chất lượng; cho nên, việc thẩm định lại báo cáo tiêu chí
do các nhóm chuyên trách đã viết, liên kết thành báo cáo tổng hợp do thư kí Hội
đồng tự đánh giá thực hiện đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, thời gian, chỉ đạo trực tiếp của
Hội đồng tự đánh giá và Hiệu trưởng
Bước 8: Công bố báo cáo tự đánh giá
Sau khi được hội đồng tự đánh giá thẩm định từng tiêu chí/tiêu chuẩn, nhóm
thư ký có nhiệm vụ tổng hợp viết dự thảo báo cáo; có thể chỉnh sửa hành văn cho
liền mạch trong báo cáo (vì có nhiều người viết báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn nên
hành văn khác nhau). Tiến hành tổ chức rà soát, thẩm định nghiệm thu và kiểm tra
chéo các minh chứng xem có thật hay không, có đúng hay có phù hợp không...Sau
đó, họp HĐSP thông qua dự thảo báo cáo tự đánh giá và xin các ý kiến góp ý. Tiếp
theo là các bước: Họp Hội đồng TĐG để thông qua bản báo cáo TĐG đã bổ sung và
sửa chữa; công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và tiếp tục thu thập các ý
kiến đóng góp. Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản báo cáo TĐG; Công
bố bản báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường).
Có thể nói viết báo cáo tự đánh giá như một đề tài nghiên cứu khoa học: có
kế hoạch triển khai, có nghiên cứu tổng kết, có thẩm định nghiệm thu và có hành

văn giống như một báo cáo khoa học, có tài liệu tham khảo là các minh chứng...
Bước 9: Đăng ký kiểm định chất lượng
Căn cứ Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục phổ thông về điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông,
nếu thấy hội đủ điều kiện thì tiến hành đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
Hồ sơ và thời gian đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục ta căn cứ vào Điều
26 Mục 3 của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục phổ thông tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và văn bản số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28
17


tháng 12 năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mẫu đăng ký xem phần phụ lục 2 của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm
định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông. Cụ thể:
Phụ lục 2. Bản đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của Quy định về quy
trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN TRƯỜNG...........
Số:..................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...... , ngày ..... tháng ...... năm ....

ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Kính gửi:
- Sở Giáo dục và Đào tạo...................
- Phòng Giáo dục và Đào tạo.............

Tên trường: ..........................................................................
Địa chỉ: .............................................................................
Điện thoại: ...........................................; Fax:..............................................
E-mail: ..................................................;
Website: .....................................
Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo .............số:................................
ngày.....tháng.....năm.........của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ............
(Hồ sơ đăng ký kèm theo).
TT Tên tài liệu, văn bản

Không
1
2
3
...
Hiệu trưởng/Giám đốc)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2.2.5. Một số kinh nghiệm viết báo cáo tự đánh giá
Báo cáo tự đánh giá thường rơi vào một trong các tình trạng sau đây:
- Viết theo kiểu báo cáo thành tích: lý do chính là để đối phó với Sở, điều
này chứng tỏ chưa quán triệt ý nghĩa và giá trị của kiểm định. Ngoài ra, tính cạnh
tranh trong giáo dục còn chưa cao, bao cấp còn nặng, nên các cơ sở chưa thấy yêu
cầu cải tiến chất lượng là cấp bách để hấp dẫn và cạnh tranh các nguồn lực.
- Viết không đạt yêu cầu:
+ Mô tả hiện trạng không đầy đủ hoặc lạc đề, không đúng hoặc không đủ nội
dung yêu cầu của tiêu chí - lý do chính là không quán triệt được đầy đủ, sâu sắc nội
dung của từng tiêu chí, yêu cầu của báo cáo tiêu chí …
18



+ Nêu không trúng điểm mạnh của cơ sở, lan man, cái gì cũng mạnh - lý do
chính là do không có điểm nào mạnh thực sự đành “nặn” ra điểm mạnh. Hoặc cũng
có trường hợp, người viết không đủ trình độ để chọn ra điểm mạnh nhất để nêu…
+ Vạch ra điểm tồn tại một cách sơ sài, đổ tại khách quan,…- lý do chính là
do không thực sự cầu thị, muốn chạy theo thành tích, nêu nhẹ điểm tồn tại để còn
đạt yêu cầu…
+ Vạch ra kế hoạch khắc phục thường theo kiểu nghị quyết: “ Cần phải,…”,
“Trong thời gian tới…sẽ…”, đôi khi viết tồn tại một đường, khắc phục một nẻo,
chẳng ăn nhập gì với nhau. Điều đó làm lộ rõ yếu kém của người viết và thiếu
nghiêm túc của người duyệt.
+ Không hoặc ít minh chứng không phù hợp với điều cần minh chứng - lỗi
này phần lớn là do viết đi viết lại báo cáo tiêu chí nhiều lần, đã làm lạc chỗ minh
chứng.
+ Cuối cùng, nhiều báo cáo tự đánh giá quan niệm sai rằng: “người đọc báo
cáo tự đánh giá cần hiểu hiện trạng, điểm mạnh, điểm tồn tại… hãy xem minh
chứng!”. Như vậy là hiểu sai về cách sử dụng minh chứng. Hiểu đúng thì phải hiểu
rằng: minh chứng là để kiểm tra tính xác thực của các điều đã mô tả về các hoạt
động của cơ sở đào tạo đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí như thế nào, điểm mạnh
của cơ sở là điểm nào…, “nếu cần thẩm tra thì thẩm tra minh chứng sau đây…”
khi đó mới dùng đến minh chứng.
Chất lượng văn bản “Báo cáo tự đánh giá” là quyết định hiệu quả của công sức
và tài chính đã bỏ ra để làm kiểm định chất lượng. Chúng ta phải đánh giá thẩm định
nghiêm túc để hoàn chỉnh báo cáo tự đánh giá trước khi nộp đơn xin đánh giá ngoài.
Ngoài ra, ít nhất những cán bộ chủ chốt, phải được biết, được góp ý, được quán triệt
bản báo cáo tự đánh giá của cơ sở mình để họ chủ động nâng cao chất lượng chức
năng nhiệm vụ được giao, góp phần từng bước nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt
động của đơn vị tự đánh giá. Tốt nhất là tất cả các thành viên của trường (các cán bộ
quản lý, GV, NV) cần thấu hiểu bản báo cáo tự đánh giá để tối thiểu biết kế hoạch
khắc phục các điểm tồn tại của nhà trường trong thời gian tới, tốt hơn nữa là biết được

các tiêu chuẩn chất lượng để hành động theo tiêu chuẩn này, khi đó nhà trường đã xây
dựng được văn hóa chất lượng để phát triển bền vững.
3. Phần kết luận:
3. 1. Kết quả rút ra từ thực tế:
Trong qúa trình tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá, nhà trường đạt
được một số kết quả sau:
Hội đồng tự đánh giá hiểu rõ hơn quy trình và kĩ thuật tự đánh giá, cách thức
xây dựng báo cáo tự đánh giá.
Nhà trường nhận thức đúng hơn về kiểm định chất lượng nói chung và tự
đánh giá nói riêng.
Đây cũng là dịp giúp nhà trường bắt đầu làm quen với văn hóa chất lượng,
đánh giá chất lượng giáo dục dựa theo các chuẩn mực và bằng chứng.
Đối với đội ngũ quản lý, qua tự đánh giá cũng đã làm thay đổi nhận thức và
cách thức điều hành để đạt kết quả trong chất lượng giáo dục..
Đối với các thành viên trong trường hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách
nhiệm của mình đối với chất lượng giáo dục của trường.
19


3. 2. Kết quả công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục:
Trong hoạt động tự đánh giá, nhà trường đã thu thập được 140 mã minh
chứng, đó là bằng chứng cho sự lao động miệt mài của tập thể cán bộ, giáo viên và
nhân viên trong trường. Sau hơn 7 tháng làm việc với đầy tâm huyết và trách nhiệm,
công tác tự đánh giá của trường đã cơ bản thành công. Đây là sự tập trung trí tuệ cao
cho một công trình khoa học của tập thể và công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục
nhà trường lần đầu tiên được ra mắt; đồng thời là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường, của địa phương, là nền
tảng vững chắc để nhà trường đăng ký kiểm định chất lượng.
- Kết quả tự đánh giá của nhà trường:
+ Tổng cộng có 108 chỉ số; đạt: 103, tỉ lệ: 93,5%; chưa đạt: 05, tỉ lệ: 6,5%.

+ Tổng cộng có 36 tiêu chí; đạt: 30, tỉ lệ: 83,3 %; chưa đạt: 06, tỉ lệ: 16,7%.
- Kết quả đánh giá của Đoàn đánh giá ngoài tỉnh
+ Đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2
Trên đây là những giải pháp của tôi trong công tác quản lý và chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chỉ đạo việc thực hiện công tác tự đánh giá
chất lượng giáo dục ở trường THCS, rất mong được bạn bè đồng nghiệp đóng góp,
bổ sung ý kiến.

20



×