Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Ứng dụng phần mềm micrtation,tmv map thành lập BDHTSDĐ năm 2018 xã diễn liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.8 KB, 56 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Định nghĩa chữ viết tắt

1

BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

2

BĐĐC

Bản đồ địa chính

3

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

4


HĐND

Hội đồng nhân đân

5

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

6

KTVHXH

Kinh tế văn hóa xã hội

7

THCS

Trung học cơ sở

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9


VPDKQSDĐ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng

Hình

Sơ đồ


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Sử dụng đất
đai có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại về kinh tế và ổn định chính trị, phát
triển xã hội cả trước mắt và lâu dài. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi việc sử
dụng đất đai càng phải tốt hơn.
Nhà bác học Phan Huy Chú vào thế kỷ XIX trong tác phẩm “ Lịch triều
hiến chương loại chí “ có viết “của báu một nước không gì bằng đất đai, nhân
dân và mọi của cải đều do đấy mà sinh ra”.
Ngày nay với sự tăng trưởng nhanh chóng của các khu đô thị, khu công
nghiệp cùng với đó là sự trỗi dậy của các quốc gia đang phát triển khiến cho
đất đai trở thành công cụ để thực hiện phát triển, chiến lược của mỗi quốc gia.
Cùng với đó là sự gia tăng về dân số đang tạo áp lực lên nguồn cung đất đai.
Việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả đúng quy hoạch và
quản lý đất đai chặt chẽ theo đúng pháp luật quy định là điều cần thiết.
Công tác xây dựng và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một hoạt
động lớn của ngành địa chính. Nó đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ và nỗ lực to

lớn của tất cả các cấp quản lý cũng như nghiệp vụ kỹ thuật trong toàn ngành.
Để đưa hoạt động chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tất cả
các cấp theo định kỳ hàng năm và 5 năm vào nề nếp, việc đưa công nghệ thông
tin vào trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết,
nó đáp ứng được tính cấp thiết và độ chính xác mà trong công tác quản lý đất
đai đòi hỏi.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, em vận dụng trang thiết bị máy vi tính,
kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStation SE, TMV MAP em thực
hiện đồ án tốt nghiệp: “Ứng dụng phần mềm Microtation, TMV-MAP thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 xã Diễn Liên - Huyện Diễn
Châu - tỉnh Nghệ An”.

4


2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
2.1 Mục đích
- Tìm hiếu và nắm bắt quy trình công nghệ tiên tiến trong công tác
thành lập bản hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số.
- Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả
năng tự làm việc của bản thân.
- Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ.
Từ đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên xã Diễn Liên, hiện trạng
quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn hoang
hóa, qũy đất chưa sử dụng; xác định được tình hình biến động đất đai so với
kì trước, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét
duyệt, tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập
hồ sơ địa chính.
2.2 Yêu cầu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Điều tra số liệu về bản đồ địa chính chính quy đã được phê duyệt
phục vụ công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Có hiểu biết văn bản và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên
ngành, quản lý đất đai đặc biệt là các phần mềm Microtation,TMV-Map.
- Thành lập bản đồ phải đảm bảo các quy định về thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất hiện hành, quy định về chuẩn hóa bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải chính xác, có khả năng cập nhật,
chỉnh lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các phần mềm ứng dụng thành lập, biên tập bản đồ như Microtation,
TMV-Map.
5


- Hiện trạng sử dụng đất xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: UBND xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Ứng dụng phần mềm Microstation, TMV.MAP phục vụ công tác đo
đạc, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thống kê, kiểm kê tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu sẵn có

- Điều tra nội nghiệp:
+ Thu thập bảng biểu tổng hợp số thửa, diện tích, số chủ sử dụng trong
đơn vị hành chính xã theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính.
+ Thu thập bản đồ địa chính xã Diễn Liên bao gồm 25 mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1/2000.
+ Thu thập số liệu về thống kê đất đai, dân số, điều kiện tự nhiên kinh
tế xã hội của xã.
- Điều tra ngoại nghiệp: Khảo sát thực địa, đối chiếu kết quả trên bản
đồ.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microstation và TMV.Map để xử lý các số liệu, bản
đồ sẵn có thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Diễn Liên - huyện
Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An.
4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các thầy cô trong Viện nông nghiệp và tài nguyên
trường đại học Vinh,các anh chị trong công ty cổ phần Tài Nguyên môi
trường Biển đưa ra phương án tối ưu, lựa chọn phần mềm phù hợp nhất để
thực hiện công tác thành lập bản đồ phù hợp với số liệu sẵn có, phù hợp địa
6


phương nghiên cứu.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Đây là quan điểm chủ đạo được vận dụng trong đánh giá môi trường
sinh thái. Khi xem xét các đối tượng phải đặt chúng trong mối quan hệ biện
chứng giữa các thành phần, thể hiện mỗi quan hệ giữa tự nhiên - kinh tế - xã
hội. Quan điểm này không những được thể hiện qua nội dung mà còn cụ thể
hóa phương pháp nghiên cứu. Vì vậy khi nghiên cứu việc lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố. Mặt khác phải làm nổi

bật vai trò của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong công tác
quản lý đất đai nhằm đánh giá chi tiết tình hình sử dụng đất,phục vụ công tác
thống kê kiểm kê đất đai nhằm đưa ra các biện pháp quản lý từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm quản lý đất đai một cách hiệu quả và bền vững.
5.2. Quan điểm hệ thống
Trong tự nhiên, các thành phần đều có mối quan hệ biện chứng với
nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh. Tiếp cận hệ thống theo quan
điểm cấu trúc là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ trong một hệ thống.
Các nhân tố cấu thành trong một hệ thống luôn có mối quan hệ qua lại với
nhau và với các hệ thống bên cạnh, tạo thành hệ thống tự nhiên - xã hội lớn
hơn, các yếu tố như dân cư, kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan đô thị luôn
có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Quá trình phát triển dân cư, phát triển kinh tế
xã hội kéo theo nhiều thay đổi về việc sử dụng đất đai. Việc đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình công cộng, hành chính sự nghiệp,
việc phát triển khu dân cư dẫn đến nhiều chuyển biến lớn trong cơ cấu sử
dụng các loại đất. Công tác quản lý đất đai là một phần không thể thiếu trong
quản lý nhà nước. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là công việc rất cần thiết
nhằm đưa ra các chỉ tiếu đất đai cũng như định hướng quy hoạch sử dụng đất
một cách hợp lý với tình hình phát triển của địa phương. Qua bản đồ hiện
trạng sử dụng đất chúng ta sẽ có cái nhìn tổng thể, chân thực nhất về hiện

7


trạng sử dụng đất tại các địa phương. Chính vì lý do đó mà trong quá trình
nghiên cứu chúng ta không thể tách rời quan điểm hệ thống.
5.3. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững yêu cầu sự phát triển phải có nghĩa vụ
tôn trọng, chia sẽ quyền lợi và nghĩa vụ với các thế hệ sau, khai thác, sử dụng
có hiệu quả nguồn tài nguyên, đồng thời không làm ảnh hưởng xấu đến các

môi trường sinh thái và làm mất cân bằng. Vì vậy, các nghiên cứu, đánh giá
cần có quan điểm phát triển bền vững, phát triển theo hướng kinh tế - sinh
thái, với 3 nội dung là: Bền vững về sinh thái, bền vững về kinh tế và bền
vững về xã hội. Quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình thống kê, kiểm đê đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập bản
đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất với quan điểm sử dụng đất đai
hợp lý, phù hợp với định hướng thị trường, không làm suy thoái đất đai và
nguồn tài nguyên có trong đất.
5.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Khi xem xét, đánh giá và định hướng các nội dung cũng như giải pháp
thực hiện quy hoạch phải chú ý đến quá khứ, hiện tại và những dự báo tương
lai. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh để đánh giá, phân tích, dự báo và
định hướng nội dung, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Đối với công tác
thành lập bản đồ địa chính cần xem xét đánh giá chính xác về hiện trạng sử
dụng đất, truy xuất nguồn gốc sử dụng của các thửa đất, mục đích sử dụng
phù hợp đúng theo quy định ban hành.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Ứng dụng phần mềm Microtation,TMV-Map thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu năm 2018.

8


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Cơ sở pháp lý của công tác thành lập bản đồ hiện trạng
- Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc Hội.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 01/07/2014 quy định chi tiết thi hành
một số điều của luật đất đai 2013.
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kí hiệu của bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 2 tháng 8 năm 2007 về việc
hướng dẫn thống kê kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ Quốc gia
VN-2000 số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 Tổng cục Địa chính (nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường).
9


1.1.2. Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.2.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề được lập theo đơn vị
hành chính, các cấp, các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội và cả nước.

Trên đó thể hiện đầy đủ chính xác các thông tin về ranh giới, vị trí, số lượng,
diện tích của các loại đất và loại hình sử dụng đất tại thời điểm nhất định theo
luật đất đai 2013. Nội dung bản đồ chuyên đề bao gồm hai nội dung chính đó
là cơ sở địa lý và nội dung chuyên đề.
Trong nội dung chuyên đề được hiểu giống như hiện trạng sử dụng đất,
nó biểu thị ranh giới của các đơn vị sử dụng đất, phân loại sử dụng đất, biểu
đồ cơ cấu.
Theo định nghĩa của Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định số
22/2007/QĐ-BTNMT: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bố các loại đất theo quy đinh về chỉ tiêu kiểm kê, theo mục đích sử dụng
tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp,
vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
1.1.2.2. Chức năng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy những chức năng chính của nó bao gồm:
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác
quản lý nhà nước về đất đai.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch hằng năm đã được phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản và thống nhất để các ngành khác sử dụng, xây
dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của
ngành mình, đặc biệt các ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm
nghiệp.

10


1.1.2.3. Yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thống kê được đầy đủ điện tích tự nhiên các cấp hành chính, hiện tại
quỹ đất đang quản lí, đang sử dụng, quy đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để
hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, đánh giá đúng thực trạng và tình hình quản
lý sử dụng đất.
- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính đến ngày
01 tháng 01 hàng năm.
- Đạt được độ chính xác cao về vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích
và loại hình sử dụng đất của từng khoanh đất, phù hợp với tỷ lệ, mục đích của
bản đồ cần thành lập.
- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên
(cấp xã, huyện, tỉnh, cả nước). Trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã
(xã, phường, thị trấn) là tài liệu cơ bản để tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ
cấp huyện, tỉnh. Bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh và các tài liệu ảnh viễn thám, bản
đồ HTSDĐ các năm trước là tài liệu tổng hợp xây dựng bản đồ HTSDĐ cả
nước. Bản đồ HTSDĐ phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất trong đường
địa giới hành chính được xác định theo hồ sơ địa chính, quyết định điều chỉnh
địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bản đồ HTSDĐ được lập trong các kì thống kê, kiểm kê đất đai, khi
lập quy hoạch sử dụng đất, khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử
dụng đất.
- Bản đồ HTSDĐ được xây dựng phù hợp với các điều kiện hiện trạng
thiết bị công nghệ mới, tài liệu hiện có và kinh phí của các địa phương và các
ngành.
1.1.2.4. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 12 năm
2007 quy định về nội dung của bản đồ HTSDĐ.
Bao gồm hai nội dung chính đó là nội dung về cơ sở địa lý và nội dung
về hiện trạng sử dụng đất. Trong đó:
- Nội dung cơ sở địa lý gồm:
11



+ Cơ sở toán học: hệ quy chiếu, lưới chiếu, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ,
độ chính xác.
+ Các yếu tố nền: biên giới quốc gia và địa giới hành chính các cấp,
ranh giới các khoanh đất, địa hình, thủy hệ, giao thông, các trung tâm hành
chính kinh tế - xã hội, các địa vật độc lập mang tính định hướng.
- Nội dung hiện trạng sử dụng đất bao gồm các khoanh đất, ranh giới
khoanh đất, biểu đồ cơ cấu, diện tích các loại đất chính.
a) Cơ sở toán học
- Hệ quy chiếu
Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định
số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ
quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐBTNMT ngày 27/02/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ
toạ độ quốc tế WGS-84 và hệ toạ độ quốc gia Việt Nam - 2000.
+ Bản trục lớn: 6.378.137 m;
+ Độ dẹp: 1/298, 257223563;
Elipxoid WGS - 84 với các thông số của Elip định vị phù hợp lãnh thổ
Việt Nam. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (điểm cắt giữa kinh tuyến trục
của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km.
Điểm gốc của hệ độ cao tại Hòn Dấu - Hải Phòng.
- Lưới chiếu
+ Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11o và
21o để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam.
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ
số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9996 để thành lập các bản đồ
nền có tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/25.000.
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ
số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ
nền có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.

- Tỷ lệ
12


Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình
dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung
hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tỷ lệ
của bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất có hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được
phép thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so
với quy định.
Bảng 1.1. Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản
đồ
Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp vùng
Cả nước

Tỷ lệ bản đồ

Quy mô diện tích tự
nhiên (ha)
Dưới 120

Từ 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

1:1.000
1:2.000
1:5.000
1:10.000
1:5.000
1:10.000
1:25.000
1:25.000
1:50.000
1:100.000
1:250.000
1:1.000.000
(Theo quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT Bộ TN&MT)

- Độ chính xác
Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ
tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt
quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt

quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
b) Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nền
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung sau:
13


- Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và 1/10.000 chỉ biểu thị
lưới kilômét, với kích thước ô lưới kilômét là 10 cm x 10 cm.
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô lưới
kilômét là 8 cm x 8 cm.
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 và 1/1.000.000 chỉ
biểu thị lưới kinh, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ
lệ 1/50.000 là 5/ x 5/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/100.000 là 10/ x 10/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/250.000 là 20/ x 20/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/1.000.000 là 10 x 10.
- Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa
hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
- Thủy hệ: biểu thị thuỷ hệ; đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường
bờ biển được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
- Giao thông: biểu thị hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và các
công trình giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất các cấp như sau:
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ biểu thị đến
đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao
thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị tới

đường liên xã, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị đến đường liên
huyện.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và
cả nước biểu thị đến tỉnh lộ, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên
huyện.
14


- Đường địa giới hành chính: biểu thị đường biên giới, địa giới hành
chính các cấp xác định theo hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa
giới hành chính kèm Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng địa lý tự
nhiên - kinh tế chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến địa giới hành chính các cấp
trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
- Yếu tố khác: Biểu thị các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật
độc lập quan trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế, văn hóa - xã
hội.
- Ghi chú: ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các
ghi chú cần thiết khác.
c) Nội dung và nguyên tắc của các yếu tố hiện trạng sử dụng đất
Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
- Khoanh đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các
khoanh đất. Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi
khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
- Độ chính xác: chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất

từ các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ
nền phải bảo đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có
diện tích trên bản đồ theo quy định dưới bảng sau.

15


Bảng 1.2. Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ
Diện tích khoanh đất trên bản đồ
Từ 1/1000 đến 1/10.000
≥ 16 mm2
Từ 1/25.000 đến 1/100.000
≥ 9 mm2
Từ 1/250.000 đến 1/1.000.000
≥ 4 mm2
(Theo quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT Bộ TN&MT)
- Diện tích các loại đất: Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể
hiện biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử
dụng. Tất cả các ký hiệu sử dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích
đầy đủ trong bảng chú dẫn.
1.1.2.5. Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được căn cứ vào:
mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; tỷ lệ bản đồ nền;

đặc điểm của đơn vị hành chính; diện tích, kích thước của các khoanh đất;
mức độ đầy đủ, độ chính xác và tin cậy của các nguồn tài liệu hiện có; điều
kiện thời gian, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ và trình độ của lực lượng cán
bộ kỹ thuật.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập bằng một trong
các phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân
giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;
- Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước.
a) Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề thuộc nhóm bản đồ kĩ thuật
chuyên ngành quản lí đất đai. Bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, ranh
giới, kích thước, diện tích và một số thông tin địa chính cần thiết được thể
hiện trên bản đồ.

16


Chính vì thế mà có thể tổng hợp các thửa đất có cùng mục đích sử
dụng trên bản đồ địa chính để tạo ra ranh giới hiện trạng các loại đất, đây
chính là thông tin quan trọng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản
đồ HTSDĐ, phương pháp này sử dụng bản đồ địa chính mới thành lập để
khoanh vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng
hệ thống kí hiệu do BTN&MT ban hành để xây dựng bản đồ HTSDĐ. Mục
đích chính của phương pháp này là tận dụng các yếu tố cơ sở toán học của
bản đồ nền sẽ giúp cho bản đồ HTSDĐ chính xác hơn trong các thông tin về
mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất, đảm bảo tính hiện thực
bên ngoài thực địa vì bản đồ địa chính có biến động không nhiều so với khoài

thực tế.
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính là phương
pháp mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian thực hiện, chi phí giá thành
sản phẩm.
Quy trình thành lập BDHTSDĐ từ BĐĐC:
Sơ đồ 1.1. Quy trình thành lập BĐHTSDĐ theo phương pháp
sử dụng BĐĐC
Xây dựng thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình Công tác
chuẩn bị

Kiểm tra,
nghiệm thu

Hoàn thiện và in
bản đồ

17

Công tác
ngoại nghiệp

Biên tập,
tổng hợp


b) Phương pháp sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh và ảnh hành không
Đây là phương pháp mới có nhiều triển vọng và đang được quan tâm
nghiên cứu. Nó thường được sử dụng khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất trên quy mô lãnh thổ lớn và tỷ lệ bản đồ nhỏ.
Tiến hành sử dụng các tư liệu ảnh: ảnh nắn, ảnh đơn, bình độ ảnh để

điều vẽ trong phòng kết hợp với điều tra thực tế nhằm nâng cao độ chính xác
của các yếu tố thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Đối với các vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở, địa vật phức tạp thì
phương pháp này đem lại hiệu quả cao, giảm chi phí về nhân lực, thời gian so
với các phương pháp khác.
c) Phương pháp hiệu chỉnh từ bản đồ HTSDĐ chu kì trước
Thực chất phương pháp này là khoanh vẽ các yếu tố trên bản đồ
HTSDĐ chu kì trước, rồi hiệu chỉnh các biến động cho phù hợp với thực tiễn
Trong quá trình khoanh vẽ, biên tập bản đồ đặc biệt phải chú ý tới tổng
quát và khái quát hóa các nội dung thể hiện chi tiết trên bản đồ tỷ lệ lớn.
Phương pháp này có ưu điểm là thành lập bản đồ bằng phương pháp
trong phòng với thời gian ngắn và kinh phí thấp. Một nhược điểm lớn nhất
của phương pháp này là cho độ chính xác bản đồ không cao do có nhiều
nguồn sai số, chính vì vậy cần phối hợp các phương pháp điều tra ngoại
nghiệp để nâng cao độ chính xác của bản đồ.
1.1.3. Cơ sở khoa học về các phần mềm ứng dụng
1.1.3.1. Giới thiệu chung về phần mềm Microstation
MicroSation: là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ
họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các
yếu tố bản đồ. Microsation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng
khác như: Geovec, Irasb, Irac, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó.
Microtation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ
họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). Đặc biệt, trong lĩnh vực
biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép
người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất
18


nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số
phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand…) lại được

giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation.
Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên
nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học
bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị
chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.
1.1.3.2. Giới thiệu phần mềm TMV.MAP
Phần mềm TMV - Map là phần mềm được công ty cổ phần Tài nguyên
biển xây dựng.
Phần mềm TMV.Map được xây dựng phục vụ cho công tác thành lập
bản đồ Địa chính theo đặc thù của ngành Địa chính Việt Nam. Chương trình
chạy trong môi trường đồ hoạ MicroStation, một môi trường đồ hoạ được sử
dụng rộng rãi trong thành lập bản đồ Địa chính ở Việt Nam.
Chương trình là một giải pháp tổng thể bao hàm toàn bộ quy trình
thành lập bản đồ địa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạn tạo các biểu thống
kê đất đai, sổ mục kê đất ...hỗ trợ cả hai phương pháp thành lập bản đồ địa
chính hiện tại (phương pháp Toàn đạc và phương pháp ảnh hàng không).
Cơ sở toán học được sử dụng trong chương trình tuân theo quy phạm
thành lập bản đồ Địa chính (1999) do Tổng cục Địa chính Việt Nam ban hành.
Mô hình cơ sở dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình Vector. Phần mềm xây
dựng đã cải tiến khắc phục tất cả các nhược điểm của các mô hình hịên tại.
Gia tăng tốc độ tính toán, và độ ổn định của mô hình. Ngoài ra chương trình
còn hỗ trợ nhập/xuất Topology tới các chương trình khác (TMV.Map) để đảm
bảo sự tương thích và dùng lại.
Một ưu điểm nổi bật của chương trình là tốc độ, sự tiện lợi, tổng thể
của các chức năng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công
việc liên quan đến Thành lập bản đồ địa chính mà không phải sử dụng bất cứ
chương trình nào khác.Chương trình hỗ trợ nhập/xuất dữ liệu bản đồ địa chính

19



ra các hệ quản trị CSDL không gian như Oracle Spatial...Một yêu cầu không
thể thiếu cho sự phát triển của nghành Địa chính Việt Nam.
Các chức năng chính của phần mêm TMV-Map bao gồm:
1-

Xử lý số liệu trị đo

2- Tạo, biên tập bản đồ địa chính
3- Xây dựng các lớp dữ liệu không gian địa chính
4- Kết xuất dữ liệu không gian địa chính của các đối tượng trong bản
đồ (công trình xây dựng, thửa đất,…)
5- Những tiện ích trong quản lý bản đồ địa chính
6- Trợ giúp
1.1.3.3. Các phần mềm hỗ trợ khác.
a) Phần mềm Geovec.
Phần mềm Geovec là một phần mềm chạy trên nền microtation cung
cấp các công cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên nền đen ảnh đen trắng
với định dạng của intergrahp. Mỗi đối tượng số hóa bằng geovec phải được
định dạng trước các thông số màu sắc, lớp thông tin khi đối tượng này được
gọi là một feature. Trong quá trình số hóa các đối tượng bản đồ geovec được
dùng nhiều trong số hóa các đối tượng dạng đường, phân lớp bản đồ hiện
trạng sử dụng, bản đồ Quy Hoạch sử dụng đất theo quy phạm bản đồ của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường.
b) Phần mềm Frameht.
Chức năng của phần mềm này là thực hiện tô màu và pattern tự động,
tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp theo từng file.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng ở Việt Nam
Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng cần thiết không chỉ cho công tác

QLDĐ mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành như:
nông lâm, thủy lợi, điện lực…Đối với nhiều tổ chức và đơn vị kinh tế, đối với
nhiều cấp lãnh thổ như xã, huyện, tỉnh.

20


Thực tế cho thấy từ trước đến nay khi có nhu cầu về BĐHTSDĐ các tổ
chức và các ngành nêu trên đã tự xây dựng BĐHTSDĐ phần lớn phục vụ cho
việc quản lí trong xây dựng đất và hoạch định sử dụng đất.
Các cấp hành chính khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đều đã tự
lập bản đồ HTSDĐ. Các câp huyện khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội
thời kì 1986-1990 hoặc 1986-1995 đều đã thành lập bản đồ HTSDĐ. Các tỉnh
khi lập phương án vùng nông lâm nghiệp đều có bản đồ HTSDĐ của tỉnh
(1976-1987) và bản đồ HTSDĐ năm 1995 phục vụ cho công tác quy hoạch,
phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh trong giai đoạn (1986-2000)
Với cách thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như trên ngoài ưu
điểm đáp ứng nhu cầu bản đồ HTSDĐ nhằm hoạch định phát triển cũng như
bộc lộ nhiều khuyết điểm đó là:
- Nội dung bản đồ HTSDĐ khác nhau
- Kí hiệu bản đồ không thống nhất
- Bản đồ không mang tính pháp lý
- Từng đợn vị khi xây dựng bản đồ chỉ chú trọng những phần đầu tư
- Cá bản đồ không có thuyết minh kèm theo
- Số lượng đất đai không phù hợp với nội dung bản đồ
Năm 1987 hội đồng chính phủ ra quyết định 169/CP về việc điều tra
thông kê tình hình đất đai trong cả nước, trong đợt này đã ó 31/44 tỉnh thành
xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980. Trong đợt này hầu hết các
tỉnh đều xây dựng được bản đồ HTSDĐ, tổng cục quản lý ruộng đất đã xây
dựng bản đồ HTSDĐ cả nước năm 1998 tỷ lệ 1/1000000 có kèm theo thuyết

minh và thống kê đất đai cả nước.
Thực hiện chỉ thị số 21 ngày 1 tháng 8 năm 2014 của thủ tướng chính
phủ về kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 tính đến
ngày 20/10/2015 tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiến hành thống
kê kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác triển khai về kiểm kê thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tọa ra sự đổi mới, nhằm đảm bảo tính đồng bộ phản ánh trung
21


thực khách quan và độ đáng tin cậy theo hệ thống chỉ tiêu thông kê, kiểm kê
đất đai của luật đất đai 2013.
Trong những năm gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có định
hướng hiện đại hóa công nghệ GPS, máy toàn đạc điện tử… Để sử dụng trong
lĩnh vực đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Hiện nay các sở Tài nguyên và
Môi trường được trang bị các thiết bị đo đạc rất đa dạng, đa số các tỉnh dùng
máy toàn đạc điện tử và phần mềm tin học chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường để thành lập bản đồ địa chính nhằm mang tới những số liệu chuẩn
trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đang sử dụng
công nghệ máy tính điện tử kết hợp với các phần mềm Microtation, phần
mềm Famis, TMV-Map, Gcadas, Vietmap, Frameht, Mapinfo để thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.2.2. Công tác xây dụng bản đồ hiện trạng tại huyện Diễn Châu
Hiện nay trên địa bàn huyện Diễn Châu đã thực hiện lập bản đồ địa
chính trên tất cả các xã phần nào đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác thống kê,
kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Công tác thống kê, kiểm kê, đất đai, xây dựng và thành lập bản đồ hiện
trạng sủ dụng đất trên địa bàn huyện được thực hiện theo phương pháp trực
tiếp lấy cấp xã là đơn vị cơ bản để tiến hành thông kê, kiểm kê thành lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất. Việc thống kê đất đai ở cấp xã thực hiện trên cơ sở
tổng hợp các trường hợp biến động đất đai trong kì thống kê để làm căn cứ
chỉnh lý số liệu thống kê kiểm kê đất đai của năm trước, việc tổng hợp các
trường hợp biến động đất đai được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính có
liên quan đến tình hình thực tế sử dụng đất để tổng hợp, căn cứ vào các hồ sơ
thanh tra, biên bản kiểm tra sử dụng đất của các cấp đã thực hiện trong kì, có
liên hệ thực tế với việc chấp hành các kết luận thanh tra, kiểm tra để bổ sung
các trường hợp biến động chưa làm thủ tục hành chính về đất đai.
Số liệu kiểm kê đất đai cấp xã được thu thập bằng phương pháp điều
tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính, hồ sơ thanh
22


tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kì, kết hợp với điều tra
thực địa để rà soát khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp
sử dụng đất chưa thể hiện trên bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê.
Trong những năm gần đây bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Diễn Liên
được thành lập chủ yếu bằng phương pháp:
- Tổng hợp từ các mảnh bản đồ địa chính kết hợp với đối soát thực địa
để cập nhật biến động.
- Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước kết hợp với số
liệu thống kê, kiểm kê.
Tiểu kết chương 1
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai, làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng
đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cho
nên việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại xã Diễn Liên là rất cần thiết.
Phần mềm Microtation, TMV-Map là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công
tác thành lập bản đồ, có khả năng thành lập các loại bản đồ chuyên đề, cung
cấp thông tin, mô tả dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả.


23


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT XÃ DIỄN LIÊN, HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về tự nhiên kinh tế- xã hội xã Diễn Liên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1: Bản đồ vị trí xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Xã Diễn Liên là xã nằm ở phía Tây huyện Diễn Châu, có tổng diện tích
tự nhiên là 739.22 ha; với 11 đơn vị xóm, có toạ độ địa lý từ 19 000'53''đến
19002'57'' Vĩ độ Bắc; 105032'02'' đến 105033'45'' Kinh độ Đông.
Phía Bắc: Giáp xã Đô Thành, Thọ Thành thuộc huyện Yên Thành.
Phía Nam: Giáp xã Diễn Đồng.
Phía Đông: Giáp xã Diễn Tháp, xã Diễn Xuân.
Phía Tây: Giáp xã Thọ Hành, Hồng Thành,Phú Thành thuộc huyện Yên
Thành.
24


2.1.1.2. Điều kiện địa hình
Là xã đồng bằng nên Diễn Liên có địa hình tương đối bằng phẳng, có
độ cao 0,5 - 1,5 m so với mặt nước biển với đặc điểm địa hình của xã không
có sự chênh lệch lớn về cao độ, độ nghiêng, thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Diễn Liên nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt
đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng tư đến tháng 10)
và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc
điểm chính của khí hậu như sau:
- Chế độ nhiệt:
Diễn Liên nằm trong khu vực có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình
khoảng 23,40C cao nhất vào các tháng 4 đến tháng 11 (giao động vào 29 320C).
- Chế độ mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí
+ Diễn Liên có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm, tuy nhiên phân
bố không đều theo mùa: Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa
chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở
những khu vực trũng thấp. Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
lượng mưa chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô
hạn trên những chân đất cao.
+ Lượng bốc hơi bình quân 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 và tháng 3
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa 1,9 - 2 lần gây khô hạn trong vụ đông xuân.
Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt độ
cao và gió Tây Nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 85%, thời kỳ độ ẩm không khí
thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm
không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
- Chế độ gió, bão
+ Diễn Liên nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng chính của của 2 hướng
25


×