Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TỔNG hợp câu hỏi ôn THI đạo đức KINH DOANH và văn hóa CÔNG TY CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.92 KB, 13 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI ÔN THI ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
VÀ VĂN HÓA CÔNG TY
1. Đạo đức là gì? Đặc điểm, chức năng của đạo đức?
2. Khái niệm Đạo đức kinh doanh?
3. Sự cần thiết phải đạo đức kinh doanh trong kinh tế thị trường?
4. Nguyên tắc và chuẩn mực của ĐĐKD?
5. Trách nhiệm XH là gì ?
6. Bí mật thương mại là gì ?
7. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp?
8. Vai trò của đạo đức kinh doanh?
9. Sự khác nhau của đạo đức và luật pháp?
ĐÁP ÁN:
1. Đạo đức là gì? Đặc điểm, chức năng của đạo đức?
ĐẠO ĐỨC là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và với người khác, với
XH
-Đạo đức qui định thái độ, nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi người đối
với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là
khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng của mỗi người
Đặc điểm:
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:


- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể
Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người
theo các chuẩn mực và qui tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng
sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của
tập quán truyền thống và của giáo dục.
-Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con gười tự giám
sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành,


tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ
quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội,
được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân.
-Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh.
2. Khái niệm Đạo đức kinh doanh?
ĐĐKD là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực để điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh.
3. Sự cần thiết phải đạo đức kinh doanh trong kinh tế thị trường?
- Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng nhất,
nhưng đồng thời cũng là điều dễ gây hiểu nhầm nhất thế giới kinh doanh
ngày nay. Các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng
về các hành vi đạo đức, các qui định pháp luật cũng được thiết kế


khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp – Từ hoạt động
Marketing đến bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà kinh doanh là một trong
những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của doanh nghiệp, bảo đảm cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên
thương trường, tồn tại và phát triển bền vững trong kinh tế thị trường.
- Hơn nữa đặc thù của hoạt động kinh doanh: là hoạt động gắn liền
với các lợi ích kinh tế. Vì vậy khía cạnh ứng xử về đạo đức không hoàn
toàn giống các hoạt động khác: tính thực dụng và coi trọng hiệu quả là
những đức tính tốt của giới kinh doanh, nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh
vực khác hoặc sang quan hệ xã hội khác thì coi là thói xấu. Để giảm đi
mặt tiêu cực trong kinh doanh đòi hỏi nhà kinh doanh phải biết kết hợp
hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội.
4. Nguyên tắc và chuẩn mực của ĐĐKD?
Tính trung thực:
-Chữ tín: Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, Tín chính là

lòng tin (chí ít) giữa hai chủ thể - người này với người khác doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác.
-Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết. Giữa hai người đã hứa
hẹn với nhau, cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã
hứa. Vậy là ta đã có chữ Tín với bạn.


-Nói và làm.
-Chấp hành luật: thuế, tham nhũng, ...
-Thật và giả: hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai, bản quyền, phá
giá kiểu ăn cướp...
Tôn trọng con người:
-Với cấp dưới: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi,...
-Với KH: Tôn trọng quyền lợi, sở thích ,,,.
-Với đối thủ: tôn trọng lợi ích, nhân cách
Gắn lợi ích của DN với lợi ích của KH và XH
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
5. Trách nhiệm XH là gì ?
Trách nhiệm XH của DN (Corporate Social Responsibility - CSR) là
“Cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông
qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an
toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển NV, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả DN và XH”.
(WB)
TNXH của DN
 Trách nhiệm XH là nghĩa vụ mà một DN phải thực hiện đối với XH.


 Có trách nhiệm với XH là tối đa hóa tác dụng tích cực và tối thiểu hóa hậu
quả tiêu cực cho XH.

6. Bí mật thương mại là gì ?
 Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong hoạt động
KD không nhiều người được biết, giúp cho người sở hữu có lợi thế so với
đối thủ
 Bao gồm:
-Công thức, thành phần SP,
-Thiết kế một kiểu máy móc
- Công nghệ và kỹ thuật đặc biệt
- Các đề án tài chính, quy trình đấu thầu...
7. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp?
- Tầm nhìn: Đó là việc lãnh đạo có quan điểm dài hạn, tạo hứng thú,
động lực cho nhân viên bằng những viễn kiến, đáp ứng các yêu cầu ngắn
hạn mà không ảnh hưởng đến các lợi ích dài hạn. Tầm nhìn thể hiện ước
mơ, khát vọng của tổ chức về hình ảnh mong muốn và phấn đấu để đạt
đến tương lai. Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo bao gồm các giá trị cốt lõi,
nắm giữ được khối óc, trái tim của những con người trong tổ chức và cần
phải được chia sẻ trong tổ chức.
- Sứ mệnh: Tầm nhìn được thể hiện thành sứ mệnh. Đây là biểu hiện
văn hóa, thể hiện định hướng hoạt động xuyên suốt trong một tổ chức, bao
gồm sự coi trọng tính ổn định lâu dài và quan tâm đến việc kiểm soát hiệu


quả của các hoạt động, chú trọng đến phát triển con người và chú trọng
đến việc tạo ra những thách thức mới, khai thác các nguồn lực mới và áp
dụng những cái mới.
- Giá trị cốt lõi: Các nhân viên của tổ chức chia sẻ một loạt các giá trị,
tạo ra một cách cá tính riêng và một loạt các mong đợi rõ ràng. Giá trị cốt
lõi được thể hiện qua việc nhà lãnh đạo có cách quản lý đặc trưng và có
tập hợp các thông lệ quản lý riêng biệt; có giá trị rõ ràng và đồng nhất chi
phối cách chúng ta làm việc; có bộ quy tắc đạo đức hướng dẫn hành động

của nhân viên và cho nhân viên biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Giá trị
cốt lõi là một tiêu chí dễ nhận diện của văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Và hệ thống các giá trị này, ngày nay lại là chìa khóa của những thành tựu
kinh doanh xuất sắc, vì nó có khả năng tạo nguồn lực cho các nhà quản lý
và bắt họ làm những gì là cần thiết cho doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp
thích nghi với môi trường ngày càng cạnh tranh hơn.
- Nguyên tắc hành động, phong cách lãnh đạo:
Để tầm nhìn, sứ mệnh (mục tiêu tổng quát) và các giá trị cốt lõi trở
thành thực tiễn thông qua các quyết định của tổ chức, chúng phải được
thể hiện thành những nguyên tắc hành động cụ thể, rõ ràng mà mẫu mực
cho mọi thành viên nhận diện, nghiên cứu và vận dụng.

8. Vai trò của đạo đức kinh doanh?


a. ĐĐKD điều chỉnh hành vi của các chủ thể :
- ĐĐKD bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh
doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức
xã hội
- Luật không thể thay thế ĐĐKD trong khuyến khích làm việc thiện
tác động vào lương tâm của doanh nhân.
ĐĐKD bao quát mọi lĩnh vực tinh thần / luật chỉ điều chỉnh hành vi liên
quan nhà nước, chế độ XH... pháp luật càng chặt chẽ thì đạo đức càng
được đề cao.
Sự “dung hoà” đạo đức - pháp luật
- Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ từ chất lượng bản thân của sản
phẩm – dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp và chính tư cách
ấy tác động đến sự thành bại của tổ chức.

b. ĐĐKD góp phần vào chất lượng DN
Các yếu tố phản ánh chất lượng của DN
 Hiệu quả công việc hàng ngày cao,
 Sự tận tâm của NV,
 Chất lượng sản phẩm được cải thiện,
 Sự trung thành của khách hàng,
 Lợi ích về kinh tế lớn hơn.


 KH thích mua SP của các công ty liêm chính .
 KH muốn làm ăn với các DN mà họ tin tưởng.
 Nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề trách nhiệm XH của các công ty
mà họ đầu tư, vì những yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.
c. Góp phần vào tận tâm và sự cam kết của NV :
Sự tận tâm của NV xuất phát từ đâu ?NV tin vào tương lai của DN,
tương lai của họ gắn với tương lai của DN
 DN quan tâm đến NV.
 Môi trường lao động an toàn,
 Thù lao thích đáng
 Trách nhiệm đầy đủ.
 Việc DN trợ giúp cộng đồng :
- Nhân viên tự hào là thành viên của Cty.
- Nhân viên cảm thấy vai trò tích cực của họ.
Tác động của môi trường Đạo đức với NV
- Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung
thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu
của tổ chức.
- Cam kết của nhân viên đối với chất lượng của công ty có tác dụng tích
cực đến vị thế cạnh tranh của công ty nên môi trường làm việc có đạo đức
có tác dụng tích cực đến các điểm mấu chốt về tài chính.

d. ĐĐKD làm hài lòng khách hàng :


 Hành vi vô đạo đức có thể làm giảm trung thành của KH và khách hàng
sẽ chuyển sang mua hàng của thương hiệu khác có nghĩa là KH sẽ ra đi,
 Hành vi đạo đức có thể lôi cuốn KH đến.với sản phẩm của công ty
+ KH thích mua sản phẩm của những công ty có danh tiếng tốt
+KH thích mua SP của cty quan tâm đến KH và XH.
+ KH ưu tiên thương hiệu làm điều thiện nếu giá cả và thương hiệu như
nhau
* Các công ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và
luôn cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng
những thông tin dễ tiếp cận, dễ hiểu do đó Chi phí để phát triển môi
trường đạo đức sẽ được tưởng thưởng bằng sự trung thành của KH
* Phát triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau là
chìa khóa mở cửa thành công:
+ Chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng từ đó làm cho sự phụ
thuộc của khách hàng vào công ty ngày càng sâu sắc
+ Khi niềm tin của khách hàng càng tăng thì doanh nghiệp càng có
tầm hiểu biết sâu hơn về việc làm thế nào phục vụ khách hàng để phát
triển mối quan hệ đó.
Như vậy một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các
giá trị cốt lõi đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.
e. ĐĐKD góp phần tạo ra lợi nhuận:


- Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết: cho sự tồn tại của
một doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu
sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu chính và duy nhất của

hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đê dọa
Gieo tư tưởng gặt hành vi,
gieo hành vi gặt thói quen,
gieo thói quen gặt tư cách,
gieo tư cách gặt số phận”
ĐĐKD góp phần tạo ra lợi nhuận
Hậu quả của các hành vi sai trái trong KD
 Columbia/ HCA đã phải chịu một sự giảm sút nghiêm trọng về giá cổ
phiếu và doanh thu do:
 Bị phát hiện lừa đảo chính phủ một cách hệ thống trong dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ
 KH phàn nàn Cty không quan tâm đến lợi ích KH. Các bệnh nhân
phải chi trả cho các dịch vụ họ không cần hoặc bị chuyển sang một bệnh
viện khác nếu họ không có khả năng chi trả.
 Nhân viên bị buộc phải làm việc vượt quá khả năng,
 Khi những hành vi sai trái này của Columbia/ HCA bị đưa ra công
luận, danh tiếng của tập đoàn đã bị huỷ hoại hoàn toàn chỉ trong vài tháng.


 Công ty Sears phải chịu sự chỉ trích vì các chi nhánh SX ô tô đã bán
những bộ phận không cần thiết trong các cửa hàng sửa chữa.
Thành công của các hành vi có đạo đức
Kết quả nghiên cứu 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ:
Những DN cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc
tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công
lớn về mặt tài chính.
 Theo John Kotter và James Heskett (Harvard) nghiên cứu trong 11 năm:
Cty có đạo đức tốt Cty đạo đức bt
Tăng thu nhập


682 %

36%

cổ

phiếu 901 %

74%

Lãi ròng

756 %

Giá
tăng

1%

Tuy nhiên
Chỉ mình đạo đức sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính,
nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức
phục vụ cho tất cả


f. ĐĐKD góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế :
- Trong hệ thống dựa vào thị trường như Nhật Bản, Anh Quốc, Canada,
Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, các DN có thể thành công và phát triển nhờ có một
tinh thần hợp tác và niềm tin
- Điểm khác biệt giữa sự vững mạnh và ổn định về kinh tế của các nước

này cho ta một minh chứng là đạo đức đóng một vai trò chr chốt trong
công cuộc phát triển kinh tế. Tiến hành kinh đoanh theo một cách có đạo
đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng
cường năng suất và đổi mới.
9. Sự khác nhau của đạo đức và luật pháp?
Đạo đức

Luật pháp

Tính cưỡng chế Tự nguyện

Cưỡng bức

Thể hiện văn Không



bản
Phạm vi điều Rộng (mọi lĩnh vực Hẹp (chỉ điều chỉnh hành vi
chỉnh

của thế giới tinh XH, chế độ nhà nước )
thần)


đạo lý đúng đắn Chỉ làm rõ những mẫu số
tồn tại bên trên chung nhỏ nhất của các
luật

hành vi đúng đắn




×