Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.5 KB, 3 trang )

MỘT SỐ VẤN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 7 5/6/2014
Trong không khí thi đua sôi nổi của thầy trò trường THCS Phú Thuỷ thi đua lập
thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1964 - 2014). Công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm. Nó có tác dụng thiết thực và
mạnh mẽ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo,
nâng cao chất lượng giáo dục góp phần khẳng định thương hiệu của nhà trường, tạo
ra khí thế hăng say vươn lên học tập giành những đỉnh cao trong học sinh.
Thấy được vai trò hết sức quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG nên theo tôi
cần phải:
1. Ưu tiên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
- Phân công các thầy cô giáo giỏi trực tiếp phụ trách bồi dưỡng các đội HSG.
- Tạo mọi điều kiện để các thầy cô giáo bồi dưỡng tích luỹ kiến thức, học hỏi
phương pháp và kinh nghiệm, nâng cao trình độ, nhanh chóng đảm nhận được nhiệm
vụ bồi dưỡng học sinh giỏi với chất lượng ngày càng cao.
- Dành nhiều thời gian, lập kế hoạch triển khai sớm và phù hợp, bố trí phòng
học. Tôn vinh các thầy cô giáo và học sinh đạt nhiều thành tích xuất sắc.

nhân.

2. Phát huy trí tuệ của tập thể, đề cao năng lực và trách nhiệm cá

- Nhà trường, tổ chuyên môn, các đoàn thể đều cần coi trọng công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Nhà trường cần quan tâm tạo nhiều điều kiện tốt cho bồi dưỡng HSG.
- Coi bồi dưỡng đội HSG mỗi môn là nhiệm vụ chung của tổ chuyên môn. Các
thầy cô giáo giỏi, có kinh nghiệm cần xây dựng chương trình, nội dung, hệ thống
luyện tập cụ thể đầy đủ chi tiết, đúc kết kinh nghiệm thành tài liệu chung quý giá của
nhà trường. Các thầy cô giáo cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám phá,
tận dụng công nghệ thông tin để tích luỹ kiến thức nâng cao trình độ. Lấy nỗ lực của
bản thân là chính, coi việc học hỏi vốn kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ đi
trước là quan trọng trong việc định hướng tìm tòi, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ


năng , phương pháp để đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.
- Từng cá nhân được phân công phụ trách bồi dưỡng HSG cần đề cao trách
nhiệm, lựa chọn đội tuyển cẩn thận, có chất lượng, lên kế hoạch bồi dưỡng sớm, cụ
thể, đầy đủ; bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tăng cường kiểm tra, đánh giá, thi thử
để điều chỉnh, uốn nắn kiến thức kỹ năng một cách kịp thời và hiệu quả.
3. Kiên trì quan điểm dạy thực chất, học thực chất trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các đề thử HSG, rút ra yêu cầu , mức độ đòi
hỏi về kiến thức, kỹ năng; từ đó lựa chọn hệ thống bài luyện tập phù hợp.
- Không chạy theo thành tích giả tạo.


4. Nắm vững phương châm: Dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao.
- Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy.
- Dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Để
giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một
cách cơ bản, hệ thống,vững chắc, sâu sắc và có khă năng vận dụng linh hoạt
+ Mỗi loại kiến thức (khái niệm, định nghĩa, định lý…) đều có nội hàm riêng và
cách vận dụng (hay quy tắc, phương pháp) đặc trưng của nó. Khi dạy cần phải thông
qua một số bài thí dụ cụ thể để khắc sâu cho học sinh đầy đủ, cặn kẽ nội hàm và
phương pháp vận dụng của kiến thức đó.
+ Có những loại bài liên quan đến đến rất nhiều loại kiến thức kỹ năng khác
nhau, học sinh muốn làm được cần phải biết chia bài đó thành nhiều bài toán nhỏ,
trong mỗi bài nhỏ dùng kiến thức, kỹ năng nào. Nói cách khác, phải dạy một cách cơ
bản, vững chắc và hệ thống.
+ Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ
liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng
loại trước đã. Sau đó mới nâng cao đưa dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức,
học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với HSG
bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là

chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không
ổn định và không vững chắc .
+ Mỗi loại cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút
ra phương pháp (thường dưới dạng một quy tắc), rồi cho thêm một số bài cho học
sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh
đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần phải củng cố đến khi được mới thôi.
+ Hầu hết các bài đều có thể quy về một loại nào đó cùng nhiều bài khác có
quy tắc giải chung, đó là phổ biến: mỗi loại bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác
định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được.
- Nên tránh:
+ Một số giáo viên mới bồi dưỡng HSG thường hay nôn nóng, bỏ qua bước làm
chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”,
không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định
hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.
Một số lại coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng dưa
nhiều hơn và trước những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông
minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học được phương pháp tư duy theo kiểu
đúng đắn khoa học.
5. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi
dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh.
- Cần phát hiện sớm các em HSG và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ lớp 6 để có thể
đạt kết quả cao.


- Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các
em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộ lộ rõ
năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt
thành tích cao.
- Để đạt hiệu quả cao, cần phải phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm
đọc các tài liệu có định hướng theo những chuyên đề.

Trên đây là một số vấn đề về công tác bồi dưỡng HSG Toán 7 năm học 2013 2014 mà trong quá trình trực tiếp giảng dạy cho học sinh tôi rút ra được. Thông qua
đây tôi cũng xin ý kiến của các đồng nghiệp góp ý để xây dựng một số giải pháp tốt
cho nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Mai Hiển Tráng



×