Thư Viện 216
Sáng kiến
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI GIÚP
CHO TRẺ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG TINH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Như chúng ta đã biết giáo dục là một nhiêm vụ quan trọng và cần
thiết.Trong đó mầm non là hết sức quan trọng, mỗi cô giáo là người mẹ thứ hai
của trẻ thì phải làm sao cho các cháu được phát triển một cách toàn diện bước
đầu có một đức tính tốt có kiến thức có kỹ năng,để sau này trở thành một công
dân tốt. Với mỗi trẻ em nói chung,trẻ em mầm non nói riêng đều có tâm hồn
nhạy cảm với thế giới xung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ hấp dẫn
đối với trẻ.Trẻ thường bị cuốn hút trước những đồ vật,đồ chơi ngộ nghĩnh,sinh
động với nhiều màu sắc đa dạng và phong phú. Đồ chơi phát triển vận động tinh
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ, là hoạt
động chủ đạo của trẻ nhà trẻ.Làm sao để tổ chức tốt và có hiệu quả cho trẻ
không phải đơn giản.Phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý nhóm trẻ mình đang
phụ trách đồng thời dựa trên cơ sở vật chất hiện tại của nhóm lớp của trường để
từ đó có những phương pháp để tổ chức cho trẻ phát triển vận động tinh phù hợp
và đạt kết quả cao nhất.
- Phát triển vận động tinh là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ và trở
thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá từ đó
nắm được chức năng của đồ vật, biết được phương thức và hành động với đồ
vật. Chính vì vậy mà quá trình tâm lí của trẻ phát triển đặc biệt là trí tuệ.
- Thông qua đồ chơi phát triển vận động tinh mà chức năng của các đồ
vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trẻ thành đối
tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ có thể lấy cái này ra, tháo lắp cái nọ, cái
kia tạo cho trẻ hào hứng vui chơi suốt ngày. Chính nhờ hoạt động vui chơi với
đồ vật mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, ngôn ngữ và đặc biệt là trí tuệ của trẻ
một cách dễ dàng hơn cùng với việc lĩnh hội những hành động sử dụng với đồ
vật trong sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng hiểu được những quy tắc,
hành vi đơn giản trong xã hội... Chính vì vậy để chăm sóc và giáo dục tốt cho
trẻ tuổi nhà trẻ cần phải tổ chức tốt hoạt động phát triển hoạt động tinh cho trẻ
để trẻ bộc lộ được hết khả năng của mình.
- Một số đồ chơi để tổ chức phát triên vận động tinh cho trẻ nhà trẻ là
những đồ chơi thật sự hấp dẫn với nhiều màu sắc, hình dáng nổi bật thu hút sự
chú ý của trẻ. Thông qua chơi đồ chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng
giao tiếp xã hội, khả năng hợp tác, khả năng tư duy của trẻ và phát triển thể chất
giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển sự nhanh nhẹn, linh hoạt, sự cân bằng, phối hợp
tay chân, mắt và các kỹ năng vận động.
1
Thư Viện 216
- Ở tuổi nhà trẻ thông qua các đồ chơi trẻ được khám phá trải nghiệm và lĩnh hội
được những kinh nghiệm thực hiện, đây chính là cơ sở cho những kiến thức
khoa học làm nền tảng cho các lớp học tiếp theo.Vì vậy việc làm đồ chơi để tổ
chức phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ là việc làm quan trọng và rất cần
thiết để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở
trường mầm non.
- Với ý nghĩa quan trọng của phát triển vận động tinh cho trẻ sẽ được phát triển
thẩm mỹ, trẻ được làm quen với đồ vật quanh mình. Với đặc điểm của trẻ ở lứa
tuổi nhà trẻ trong trường mầm non, vì thế tôi đã suy nghĩ tìm tòi những nguyên
vật liệu phế thải sẵn có để làm bộ đồ chơi phát triển vận động tinh cho trẻ để tạo
nhiều cơ hội và mọi điều kiện để trẻ tự tìm tòi khám phá và trãi nghiệm. Những
điều kiện đó bao gồm: môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, phương tiện đồ dùng
đồ chơi, phương pháp tổ chức và hướng dẫn trẻ. Trong đó quan trong nhất vẫn là
đồ dùng đồ chơi. Giáo dục mầm non đã khẳng định ý nghĩa lớn lao của đồ dùng
đồ chơi, coi chúng là phương tiện giáo dục tích cực không thể thiếu đối với cuộc
sống của trẻ. Nó là phương tiện giáo dục có hiệu quả trong các hoạt động vui
chơi và học tập, bên cạnh đó, đồ chơi còn giúp trẻ làm quen với thế giới hiện
thực xung quanh, thông qua đồ chơi những ấn tượng mà trẻ thu nhận trong quá
trình tiếp xúc với hiện thực được khắc hoạ và trở nên rõ ràng hơn. Đồ chơi còn
là phương tiện để thoả mãn nhu cầu hoạt động tích cực. Qua đó, nhu cầu giao
tiếp của trẻ cũng được hình thành, nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng của trẻ
mầm non, thúc đẩy trẻ chơi với nhân tố tổ chức ban đầu nhằm phát triển toàn bộ
các tố chất thể lực. Hơn thế nữa, đồ chơi ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi phải khai
thác tất cả các chức năng công dụng để mọi sự quan sát, tư duy, tưởng tượng, trí
tuệ của trẻ được phát triển trên cơ sở đồ chơi mà trẻ chơi.
- Chính vì thế “chơi mà học và học mà chơi” là vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển của trẻ, nếu không chơi trẻ sẽ không thể phát triển được. Thông qua
việc tìm hiểu cách làm đồ chơi và “giao tiếp” với đồ chơi, trẻ có thể khám phá
ra các mối quan hệ giữa những nguyên vật liệu, những đồ vật vốn rất gần gũi với
con người. Đó là một con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển.
- Nhằm phục vụ trong các hoạt động dạy trẻ, mang tính sáng tạo, thu hút sự chú
ý ở trẻ, nó không ở đâu xa mà ở ngay những nguyên vật liệu không còn sử dụng
hàng ngày, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm cho nhà trường được một khoản
kinh phí mua đồ chơi, mang tính lạ lẫm gây sự chú ý đến trẻ, thu hút trẻ. Nhất là
ngoài thị trường hiện nay, việc đồ chơi nhiều trong đó có những đồ chơi mang
tính bạo lực cũng ảnh hưởng một phần tới nhận thức của trẻ sau này.
- Chơi là những vật cụ thể đặc biệt thể hiện sinh động thế giới vật chất trong
cuộc sống và hoạt động hằng ngày phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
giáo dục cho trẻ nhiều thẩm mỹ giải trí sử dụng cho hoạt động học.
- Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh thúc
đẩy hình thành phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách
cho trẻ. Với những đồ chơi đã có sẵn trong lớp, vẫn chưa đáp ứng được trẻ và
2
Thư Viện 216
đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi này dễ thích những đồ chơi mới nhưng cũng rất
mau chán. Ở trường mầm non, đổ dùng đồ chơi học tập giữ vai trò rất quan
trọng, nó là phương tiện giáo dục có hiệu quả nhất trong hoạt động vui chơi và
học tập ở trẻ. Vì vậy, đồ dùng dạy học phải vừa đẹp, vừa bền tạo sự ham hiểu
biết của trẻ để trẻ hoạt động tích cực hơn và vừa mang tính giáo dục cao.
- Dựa vào tính cách trẻ là hồn nhiên, ngây thơ, hiếu động, tò mò, sáng tạo, thích
những gì mới đẹp, vì vậy, giáo viên muốn thu hút trẻ vào giờ học ngoài phong
cảnh sinh hoạt nhẹ nhàng.đồ dùng trực quan mang yếu tố quan trọng đến hiệu
quả giờ học. Để đáp ứng nhu cầu của trẻ, cũng như kích thích tính tích cực học
tập của trẻ ngoài việc hình thành chức năng tâm lý và nhân cách cho trẻ còn góp
phần phát triển tư duy, ngôn ngữ, vốn từ, trí tuệ, và thể chất của trẻ. Các loại đồ
dùng, đồ chơi tận dụng tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có, không cầu kỳ,
không đắt tiền do chính cô giáo tạo ra và có sự hổ trợ của phụ huynh để được sử
dụng hiệu quả vào các hoạt động dạy trẻ như : Hoạt động nhận biết, nhận biết
phân biệt, hoạt động với đồ vật, chơi các góc chơi, trò chơi củng cố của một
hoạt động chính, trò chơi phát triển vận động tinh
- Như vậy, chúng ta có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ dùng
đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học. Do
đó, bằng mọi hình thức, nhà trường và giáo viên cần cung cấp cho trẻ đồ dùng
đồ chơi càng nhiều càng tốt. Là giáo viên tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi ra nhiều đồ
chơi, đồ dùng dạy học mới đẹp, hấp dẫn, để lôi cuốn và kích thích trẻ tham gia
vào các hoạt động vui chơi, học tập hằng ngày vừa giáo dục trẻ được phát triển
trí tuệ, vừa tạo nguồn cảm hứng cho trẻ được phát triển nhiều trong lĩnh vực
tình cảm thẩm mỹ để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của trẻ theo xu thế hiện
nay. Đó là lý do xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp mẫu đồ dùng đồ chơi cho trẻ
mầm non qua đề tài: “Đồ chơi giúp trẻ phát triển vận động tinh cho trẻ”.
3
Thư Viện 216
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Trong cuộc sống hiện tại ngày nay, hàng ngày chúng ta đã thấy có rất nhiều
loại nguyên vật liêu phế phẩm được thải ra từ gia đình, các bảng biểu treo ở các
cửa hàng, cơ quan.. Việc chọn mẫu phế thải là từ các loại form để tôi có thể
nghiên cứu và tái tạo làm lại mẫu đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ phát huy
được tính tích cực hoạt động cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động có hiệu quả
và nhằm thay đổi về hình thức phong phú hơn trong giờ học trở nên thu hút trẻ
và phát huy hiệu quả qua các hoạt động.
-Do vậy qua quá trình tìm tòi nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng việc làm đồ dùng
đồ chơi là cách giúp giáo viên luôn sáng tạo đầu tư vào công tác giáo dục trẻ, là
biện pháp kích thích và tạo động lực cho trẻ tham gia vào hoạt động sáng tạo
hơn, phát huy tính tập thể trong nhóm bạn.Ngoài ra chúng tôi cũng suy nghĩ đến
vấn đề làm thế nào để có thể vận động phụ huynh cùng tham gia với giáo viên
trong công tác làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Chính vì điều đó chúng tôi đã suy
nghĩ và từng bước thực hiện theo tiến trình như sau:
- Qua các giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà
cũng như ở trường, mặc khác vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu
phế phẩm ở cơ quan, các cửa hàng….
- Từ những mẫu phế phẩm này, tôi đã suy nghĩ và định hướng ngay việc thiết kế
đồ chơi này có thể áp dụng phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, sử dụng
trong tất cả các hoạt động vui chơi và giảng dạy. Từ đó, nhờ có sự hổ trợ của các
giáo viên trong nhóm lớp, nên đồ chơi này đã được hình thành.
Sau đây tôi xin trình bày cách làm và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi này như
sau:
1. Chuẩn bị các nguyên vật liệu
+ Với những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm như:
- Form dày, Form mỏng.
- Ống nước, keo súng, keo 502.
- Kéo, dao, bút chì, giấy nhám, miếng âm dương, nỉ màu xanh, đỏ, vàng.
- Sơn nhiều màu, xốp bitis, decal.
2. Thiết kế mẫu:
* Chiếc nấm kì diệu:
- Tận dụng các tấm form cũ để tiến hành làm, dùng bút chì vẽ hình và dùng dao
cắt thành hai hình chữ nhật sau đó cát hai cung tròn để tạo thành hai cánh nấm,
tiếp tục dùng dao cắt hai rãnh đường ren lược ở phía dưới của cây nấm để lồng
vào nhau và tiếp tục dùng ống nhựa để làm dế của cây nấm để cho cây nấm
không bị nghiêng.sau khi đã hoàn thành cây nấm tôi bắt đầu dùng sơn để sơn và
vẽ hình cây nấm để tạo sự đẹp mắt cho trẻ.Lần lượt tận dụng các loại vít nhỏ để
4
Thư Viện 216
vặn lên các cánh để sử dụng được nhiều hoạt động.Từ những vật liệu làm từ
form trên tạo thành những tấm bảng lồng vào nhau thành một bảng giá đỡ. Ta có
thể tháo rời ra và lắp chúng lại nhờ có khe hở.
- Các tấm bảng tháo rời ta có thể dùng để sử dụng dạy trong các hoạt động khác
như :Khám phá khoa học, kể chuyện theo tranh, dạy nhận biết, tổ chức chơi thi
ai nhanh hơn dành cho hai đội, tận dụng để làm sân khấu nhí, chơi ở các góc.
*Bên trong các cánh của cây nấm:
- Dùng form mỏng cắt thành nhiều hình chữ nhật có kích thước chiều rộng
30cm chiều dài 60cm, tiếp theo trên mỗi hình chữ nhật khoét thành nhiều hình
để tạo thành nhiều trò chơi cho trẻ như:
Sau đây xin giới thiệu một số sản phẩm đã làm hoàn thành:
Chèn hình 2 hình
3. Ứng dụng vào hoạt động:
- Chiếc nấm kì diệu có thể giúp cho giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động như
:
+ Hoạt động nhận biết : Gíup trẻ nhận biết được các hình ảnh qua các chủ đề
Chèn hình
+ Hoạt động kể chuyện: Từ những cánh nấm cô có thể dùng để treo tranh để kể
chuyện cho trẻ nghe
Chèn hing
+ Hoạt động góc: Trong hoat động góc cô tận dụng để treo sản phẩm của trẻ…..
CHÈN HÌNH
+ Hoạt động chơi tập : cô tổ chức cho hai đội thi đua nhau lên gắn hình theo yêu
cầu của cô.trong trò chơi “ Thi xem ai nhanh hơn”
Chen hinh
+ Góc bé ngoan: Cô có thể dán những hình tròn nhiều màu sắc tương ứng với
mỗi trẻ trên đầu cây nấm, trẻ nào ngoan, cuối tuần sẽ được thưởng một bông hoa
trên hình tròn.
Chèn hình
- Từ hai cây nấm tôi có thể ghép thành bộ đồ chơi đa năng cho trẻ tham gia chơi
ở các góc của cây nấm nhằm phát triển vận động tinh với những nguyên vật liệu
làm từ tấm form mỏng tận dụng như sau:
+ Trò chơi 1: Sơ đồ di chuyển
*Cách làm: Cát tấm form theo hình chữ nhật 30cm x 60cm, sau đó dùng dao
cắt theo hình đã vẽ, tiếp tục vẽ sơ đồ theo nhiều cách chơi trên hình chữ nhật
và dùng dao cắt, khi cắt xong hình vẽ tôi dùng giấy nhám để mài cho các
5
Thư Viện 216
đường được trơn và làm những hình tròn nhỏ để di chuyển. Sau đó tôi trang
trí và sơn màu theo ý đồ của mình.
* Cách sử dụng:
Chọn hình đi theo sơ đồ đến nơi cần tìm
Ví dụ : Gà về ổ - vịt ra ao- heo về chuồng… hoặc ta có thể thay vào chọn
màu đi theo sơ đồ. Bên cạnh đó ta có thể chơi ở các chủ đề.
Chèn hình
+ Trò chơi 2: Chọn quả cho cây
*Cách làm: cắt hình chữ nhật 30cm x 60cm, sau đó vẽ nhiều loại quả, con
vật… và dùng dao khoét các hình trên khung hình, sơn màu .
*Cách sử dụng : Cô yêu cầu trẻ chọn quả màu vàng và ghép đúng vào lỗ
hổng trên cây đúng vào hình cô yêu cầu.
Chèn hình
+ Trò chơi 3: Bỏ vào lấy ra
• Cách làm: cắt hình chữ nhật 30cmx 60cm sau đó khoét những lỗ hổng
hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và làm những đồ
dùng tương ứng với hình đã khoét. Sau khi đã hoàn thành tôi vẽ phong
cảnh có hình thuyền buồm và xe ô tô để gợi thêm phần sinh động cho
khung hình.
• Cách sử dụng: Lấy khối hình tương ứng lắp vào những lỗ hổng trên
bức tranh.Bên hông khung hình có một cái nắp phía dưới góc tranh
kéo là là một cái hộc, ta có thể lấy khối ra từ nắp hộc đó và tiếp tục cho
trẻ chơi
Chèn hinh
+ Trò chơi 4: Bậc thang tương ứng
• Cách làm: Cắt hình chữ nhật 30x60cm,tiếp tục cắt hai chiếc thang và
một máy bay, hai hình người tương ứng, sơn và trang trí trên khung
hình.
• Cách sử dụng: có hình máy bay cất cánh, có hai chiếc thang màu xanh
và màu đỏ ở hai của trước và sau máy bay, phía dưới nấc thang là hai
hình tương ứng gắn trên khối hình vuông. Khi đổ xúc xắc dừng lại ở
con số nào thì người chơi sẽ dùng khối vuông có dán hình người gắn
vào lỗ hổng tương ứng trên bậc thang.
Chèn hình
+ Trò chơi 5: Tạo hình con chim
• Cách làm: cắt hình chữ nhật 30 x 60 cm trên hình vẽ hình con chim
đậu trên cành cây và dùng dao khoét hình tam giác, hình chữ nhật,
6
Thư Viện 216
hình tròn, hình vuông, 3 màu xanh đỏ vàng trên hình con chim ( dùng
cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo).
• Cách sử dụng: Yêu cầu dán những hình vuông, hình tròn, chữ nhật,
tam giác..gắn tương ứng trên bộ phận của con chim trên bức tranh để
tạo thành con chim đậu trên cành cây.
+ Trò chơi 6 : Xếp hình
• Cách làm: Cắt hình chữ nhật 30 x 60 cm vad các bảng xếp băng hình
vuông và nhiều màu xanh, đỏ, vàng, có một lỗ hổng, bên dưới khung
hình là cây kim đồng hồ, xung quanh có các khối hình đã tạo sẵn.
• Cách sử dụng : Dành cho trẻ mẫu giáo: Quay kim đồng hồ đến khối
hình nào thì trẻ phải suy nghĩ và sắp xếp các hình cho giống với khối
hình đã có sẵn bên dưới.
Chèn hình
+ Trò chơi 7 : Gắn hình các con vật tương ứng
• Cách làm: Cắt hình chữ nhật 30 x 60 cm trên hình khoét các con vật
như : mèo, chó, vịt và làm nhiều hình các con vật bằng nỉ để cho trẻ
gắn đúng vào chỗ trống.
• Cách sử dụng: Yêu cầu trẻ chọn đúng hình và gắn vào chỗ trống có
khoét tạo hình các con vât nuôi.......
Chèn hình
+ Trò chơi 8: Vặn nút chai
• Cách làm : Cắt hình chữ nhật 30 x 60cm trên hình khoét những hình
bông hoa và gắn cổ lọ của chai nước, xà phòng,
• Cách sử dụng: Trên khung hình là những lỗ hổng, cổ lọ chai là những
hình xoắn ốc, yêu cầu trẻ chọn nắp vặn cổ lọ cho khớp.
- Sau khi làm những đồ chơi từ form để cho trẻ hoạt động bán thân tôi
cũng tận dụng những tấm form nhỏ để làm thêm bộ đồ chơi cho trẻ
như: Bộ tháo lắp
• Cách làm : Dùng những tấm form nhỏ cắt thành hình chữ nhật 10 x
20cm sau đó ghép thành nhiều hình khác nhau như hình vuông, chữ
nhật, tam giác to và nhỏ có nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng.
• Cách sử dụng: Trẻ chơi xếp chồng lên nhau theo màu
Chơi xếp từ to đến nhỏ
Chơi xếp sát cạnh nhau
Chơi chọn hình to hình nhỏ
Chèn hình
7
Thư Viện 216
III. KẾT QUẢ:
Qua một năm thử nghiệm làm đồ chơi từ form… tôi đã rút cho mình được hai
điều: Tận dụng những đồ vật phế thải ở xung quanh và luôn tạo điều kiện cho trẻ
được học, được chơi một cách hứng thú; thỏa mãn ở trẻ nhu cầu được hoạt động
tìm tòi, khám phá….Có như vậy thì kỹ năng, tư duy của trẻ mới được phát triển
tốt.
Sau khi đưa các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt
động cho trẻ, chúng tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao như: đầu năm
học kỹ năng phát triển vận động tinh của trẻ còn yếu, sau khi trẻ được thực hiện
qua đồ chơi đến nay tôi thấy các ngón tay của trẻ khéo léo hơn khi thực hiện các
kỹ năng phát triển vận động tinh của trẻ ngày các đạt được kết quả cao.
Căn cứ trên kết quả đạt được, tôi rút ra những kết luận như sau :
- Việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ là rất bổ ích và đặc biệt là nhu câu chơi
của các cháu nhà trẻ và mẫu giáo.
- Trong quá trình chơi, các cháu đã thể hiện đựơc tính độc lập, sáng tạo rất cao
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy
vào các hoạt động một cách hợp lý.
- Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp
để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra
sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để
phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
IV. KẾT LUẬN
- Muốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động thì chúng ta nên cho trẻ được chơi
với nhiều đồ dùng đồ chơi ở các nhóm nhỏ, cháu sẽ tự do chơi với nhau.
- Được hoạt động với đồ dùng đồ chơi phù hợp với sự phát triển của trẻ, đồ
dùng đơn giản dễ làm, thường xuyên thay đổi để kích thích trẻ một cách tích cực
hơn.
- Mẫu đồ chơi, đồ dùng học tập bền, đẹp, màu sắc tươi sáng, phong phú với
nhiều hình thức choi và học, đảm bảo tính khoa học khi sử dụng.
- Qua thời gian cho trẻ hoạt động với bộ đồ chơi này tôi thấy trẻ phát triển ngôn
ngữ, tư duy, khả năng hợp tác với bạn, phát triển thể chất. Bộ đồ chơi này đã
8
Thư Viện 216
được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng dụng cho các hoạt động vui chơi,
các góc chơi và dùng trang trí lớp. Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm
có sẵn, hiệu quả đạt được khá cao. Trẻ tích cực tham gia thực hiện cùng cô một
cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc
, Ngày 20 tháng 04 năm 2019
Người viết
THƯ VIỆN 216
“Tài Liệu 100% File word”
Link tải bên dưới phần mô tả
9
Thư Viện 216
10