Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

Cho cá nhân tồn tại được

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 14 trang )

Chào Mừng Cô Và Các Bạn Đến Với
Bài Thuyết Trình Của Tổ 4


CHUẨN BỊ CHO TRẺ HỌC
NGÔN
NGỮ
VIẾT
I. Một số thủ thuật sử dụng trong quá trình
dạy trẻ làm quen với chữ viết:

- Việc hiểu và sử dụng đúng một số thuật ngữ của
tiếng việt là rất cần thiết đối với người giáo viên
mầm non. Nó giúp giáo viên hiểu đúng và sử dụng
chính xác các thuật ngữ khi tổ chức các hoạt động
nhằm mục đích giúp trẻ em làm quen với chữ
viết. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp
mà còn là đối tượng nhận thức ở trẻ.


- Âm vị: đơn vị ngữ âm nhỏ nhất ( d – dờ, c – cờ,
nh – nhờ…)
- Tiếng ( âm tiết): đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ
nhất ( cơm, cá, uống…)
- Từ: đơn vị ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất( hoa,
bàn, nhỏ, màu đỏ…)
- Câu: câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất. Câu có ít
nhất 2 phần là chủ ngữ và vị ngữ ( con đi học)
- Chữ cái: đơn vị chữ viết nhỏ nhất (c – xê, d –
dê, h – hát,…)
- Chữ: chỉ đơn vị chữ viết chọn vẹn ( gà,


hoa,tivi…)


II. Đặc điểm phát triển kĩ năng đọc viết của trẻ
mầm non.
Ở trường mầm non, chúng ta không chỉ có nhiệm vụ
phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ, mà còn phải có nhiệm
vụ chuẩn bị cho trẻ làm quen với ngôn ngữ viết.
*Đặc điểm phát triển kỹ năng viết:
-Học viết là một quá trình rèn luyện lâu dài. Trẻ chỉ
có thể viết được khi có sự phối hợp đồng bộ giữa
nhiều bộ phận cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên
cứu cơ chế sinh lý của quá trình viết như sau: hình
ảnh của chữ viết sẽ được trẻ tiếp thu qua mắt, từ
đó chuyển lên trung khu viết ở vỏ não.


Khi truyền lên, mắt sơ bộ phân tích hình ảnh chữ viết
to hay nhỏ, màu sắc như thế nào, hướng viết các nét
ra sao.
- Việc học viết của trẻ chỉ có thể chia ra làm 4 giai
đoạn:
+ Giai đoạn 1: thể hiện sự quan tâm đến hoạt động
viết. Xuất hiện nhu cầu viết trong sinh hoạt(thích xem
người viết, hỏi xem viết gì, thích giả bộ viết trong khi
chơi)
+ Giai đoạn 2: hình thành và xây dựng biểu tượng về
chữ cái, chữ viết. Giai đoạn này trẻ phải nắm được
hình dạng và kích thước của chữ viết (nhận biết và
phân biệt được chữ cái, nhận biết một số chữ quen

thuộc…)


+ Giai đoạn 3: giai đoạn tập viết các con chữ.
+ Giai đoạn 4: trẻ có thể viết thành thảo chữ viết.
- Tóm lại, muốn làm quen với chữ viết, trẻ phải có đầy đủ
các điều kiện và khả năng cần thiết cho hoạt động này,
không phải trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể học đọc và
viết.
III.Làm quen với chữ viết theo cách tiếp cận “ ngôn ngữ
trọn vẹn”
- Quan điểm “ngôn ngữ trọn vẹn” và việc học “ngôn ngữ
trọn vẹn” thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo
dục như: yetta Goodman 1986, Clay 1975,…Cách học này
cho rằng ngôn ngữ được học dễ nhất khi nó là “trọn vẹn”,
bao gồm cả mặt chức năng, ý nghĩa và cấu trúc của nó.


- Theo Holdaway (1986) giải thích có 4 cách cho trẻ
có thể học dọc và học viết được:
+ Cách 1: trẻ quan sát người lớn đọc, viết.
+ Cách 2: trẻ cùng đọc và viết với người lớn.
+ Cách 3: trẻ thử làm một mình những kỹ năng mà
trẻ đã nhìn thấy, trẻ tự trải nghiệm việt đọc,viết.
+ Cách 4: trẻ tự nói về cái mà mình đã đọc, đã viết,
với sự động viên khuyến khích của người lớn.
IV. Tổ chức môi trường ngôn ngữ
Thế nào là dạy trẻ làm quen với chữ viết ?
- Dạy trẻ làm quen với chữ viết là cho trẻ làm quen
với hoạt động đọc và viết trong một môi trường

ngôn ngữ phong phú.


Tổ Chức Môi Trường Ngôn Ngữ Viết
- Trẻ mầm non luôn có ham muốn hoạt động,tìm tòi
cái mới lạ, thích bắt chước và muốn mọi người coi
mình là người lớn.
- Một số trẻ có khả năng tự tập dọc như chúng tự tập
nói. Trẻ có thể đọc và viết nhờ tiếp xúc với các loại ấn
phẩm xung quanh trẻ. Trẻ tự rút rta các qui tắc đọc
và viết qua những hoạt động thử nghiệm.
- Thường xuyên khích lệ trẻ “ đọc và viết” trong các
hoạt động,đặc biệt là trong các trò chơi đóng vai
theo chủ đề: trẻ viết toa thuốc khi chơi trò chơi Bác
Sĩ, viết thực đơn khi chơi trò chơi cửa hàng ăn uống,
gia đình, viết vé khi chơi trò chơi đi máy bay,….


MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN CHỮ VIẾT CHO TRẺ
1. Viết lên bột mì
*Cần có: 1 chiếc đĩa và bột mì.
 

Cách chơi:
• - Đổ một ít bột mì lên đĩa.
• - Dùng ngón tay trỏ vẽ một chữ cái lên đĩa bột và nói to
chữ cái đó.
• - Xóa chữ cái đó đi bằng lòng bàn tay và bạn có thể vẽ
lại một lần nữa. Giờ thì tới lượt con bạn.
• - Hướng dẫn con làm lại nếu trẻ vẽ sai chữ cái. Lặp lại

hoạt động này với các chữ cái in thường.


2.Bảng chữ cái với đất nặn
Cần có: Đất nặn và 1 tờ
giấy.
Cách chơi:
• - Dùng đất nặn để tạo thành hình các chữ cái.
• - Sử dụng các màu khác nhau để nặn nên cùng một
chữ cái. Ví dụ, bạn có thể dùng 3 màu khác nhau để
tạo nên chữ "N".
• - Đặt những chữ cái này lên tờ giấy. Đây là một hoạt
động đơn giản dành cho trẻ ở tuổi tiền tiểu học.


3. Chơi với bảng chữ cái theo nhóm
Cần có: Một nhóm trẻ.
 

Cách chơi:
• Trẻ đứng thành hàng hoặc theo vòng tròn.
• Trẻ đầu tiên sẽ nói to chữ cái đầu tiên trong bảng
chữ cái và những trẻ còn lại tiếp tục.
• Trò chơi tiếp diễn cho tới khi mọi chữ cái đều
được đọc hết lên.


4.Nhảy lò cò
Cần có:
Bộ phấn màu.

 

Cách chơi:
• Vẽ các ô như trong trò chơi nhảy lò cò lên nền đất. Mỗi ô kèm
theo một chữ cái. Bạn có thể viết những chữ cái này một cách
ngẫu nhiên và chúng cách nhau một khoảng nhỏ.
• Đề nghị trẻ bước vào một ô chữ cái rồi tìm chữ cái tiếp theo
để đặt chân vào. Ví dụ, nếu trẻ đứng ở ô có chữ "D", trẻ sẽ
phải tìm ô chữ "E" để bước đến.
• Hướng dẫn trẻ bất cứ khi nào trẻ lúng túng không biết phải
tìm chữ cái tiếp theo như thế nào.


5. Bảng chữ cái trên báo
Cần có: Tờ báo hoặc
tạp chí cũ; kéo;
1 tờ giấy và keo.
 
Cách chơi:
• Lấy một trang báo cũ rồi nói cho trẻ biết chữ cái
mà trẻ cần tìm trên trang báo đó. Bạn có thể giúp
trẻ bằng cách lấy kéo cắt chữ cái đó ra.
• Dùng keo dán chữ cái đó theo thứ tự bảng chữ
cái lên tờ giấy.


Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng
nghe
Thành viên:
1. LƯ THỊ ÁNH

2. QUÁCH THỊ NGỌC ĐẸP
3. NGUYỄN MỘNG NAM ANH
4. THI THỊ KIỀU CHINH
5. PHẠM THỊ XUÂN HỒNG
6. NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG
7. VÕ THỊ THU HƯƠNG
8. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
9. THÁI THỊ NGỌC DIỄM



×