Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.9 KB, 16 trang )

QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU


Chiến lược đầu tư




Là tập hợp các quy tắc, hành vi và quy
trình được thiết kế để hướng dẫn nhà đầu
tư lập và quản lý một danh mục đầu tư.
Chiến lược đầu tư được thiết kế dựa trên
kỳ vọng của nhà đầu tư về tương quan
giữa lợi nhuận mong đợi và rủi ro:




Chiến lược đầu tư thụ động
Chiến lược đầu tư bán chủ động
Chiến lược đầu tư chủ động


Chiến lược đầu tư thụ động


Là chiến lược đầu tư, trong đó người
điều hành ra quyết định đầu tư càng ít
càng tốt, nhằm giảm thiểu chi phí giao
dịch (kể cả thuế thu nhập phải nộp).




Các giả định của chiến lược
đầu tư thụ động




Trong dài hạn, một nhà đầu tư bình thường sẽ
đạt kết quả đầu tư như mức trung bình của thị
trường, do đó, giảm thiểu chi phí đầu tư sẽ tốt
hơn là nỗ lực vượt lên mức trung bình của thị
trường
Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cân
bằng của thị trường đã phản ánh đầy đủ các
thông tin hiện có trên thị trường, không thể kiếm
được lợi nhuận siêu ngạch, do đó đầu tư chủ
động chỉ làm tốn chi phí mà không làm tăng giá
trị danh mục hơn mức trung bình.


Đầu tư theo chỉ số


Là chiến lược đầu tư thụ động đơn giản
nhất, theo yêu cầu của người đầu tư về
tương quan rủi ro – lợi nhuận mong đợi.
Chiến lược này bao gồm các bước:




Lựa chọn chỉ số trái phiếu phù hợp.
Xây dựng danh mục đầu tư theo chỉ số đã
chọn.


Chiến lược đầu tư
bán chủ động




Tuân thủ nguyên tắc của đầu tư thụ
động, nhưng có các quyết định điều
chỉnh trong thời gian nắm giữ danh mục
đầu tư để hạn chế rủi ro.
Sự cần thiết:





Kỳ đầu tư không trùng khớp với thời gian
đáo hạn của trái phiếu
Rủi ro tái đầu tư các khoản lãi định kỳ
Thay đổi kỳ đầu tư


Khớp thời gian đáo hạn
bình quân







Tìm kiếm, lựa chọn danh mục các trái phiếu sao
cho thời gian đáo hạn bình quân của danh mục
bằng với kỳ đầu tư.
Lý do của lựa chọn này là rủi ro giá trái phiếu và
rủi ro tái đầu tư tiền lãi định kỳ có tác động
ngược chiều nhau.
Trong thời gian nắm giữ danh mục, thời gian đáo
hạn bình quân của danh mục sẽ thay đổi (khi n
thay đổi và y thay đổi), do đó người quản lý phải
điều chỉnh thời gian đáo hạn bình quân của danh
mục theo định kỳ và mỗi khi có biến động lãi
suất.


Ví dụ minh họa


Giả sử đường cong lợi suất nằm ngang và
bằng 8%. Có thể sử dụng 2 trái phiếu sau đây
để thiết kế một danh mục đầu tư có kỳ đầu tư
bằng 2,5 năm:






Trái phiếu A: coupon 6%, thời gian đáo hạn 2 năm
Trái phiếu B: coupon 9%, thời gian đáo hạn 4 năm

Giả sử hai trái phiếu trên đều có mệnh giá 1
triệu đồng và trả lãi hàng năm. Hãy lập danh
mục đầu tư có số vốn 2 tỷ đồng để trung hoà
rủi ro lãi suất.


Bảo toàn giá trị tài sản ròng






Gọi Va là giá trị hiện tại của tài sản, Vl là
giá trị hiện tại của nợ, giá trị tài sản ròng
NAV = Va – Vl. Khi lãi suất biến động, sẽ
làm thay đổi các giá trị Va và Vl, dẫn đến
thay đổi NAV.
Mức lãi suất tạo ra NAV = 0, tức Va = Vl gọi
là điểm đổ vỡ của một tổ chức tài chính.
Va và Vl được ước lượng bằng $D khi R thay
đổi


Ví dụ minh họa



Giả sử cơ cấu tài sản – nguồn vốn của ngân
hàng A như sau:







Tài sản: đầu tư trái phiếu thu lãi định kỳ cố định:
1000 tỷ đồng
Nợ: tiền gửi kỳ hạn 3 tháng lãi cuối kỳ: 950 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu: 50 tỷ đồng

Giả sử thời gian đáo hạn bình quân của trái
phiếu là 5 năm, lãi suất chiết khấu của thị
trường là 5%. Hãy xác định điểm đổ vỡ của
ngân hàng A.


Khớp dòng tiền thu hồi từ
đầu tư với dòng tiền trả nợ


Trường hợp đã xác định trước các dòng
tiền thanh toán trong tương lai, với các
trái phiếu sẵn có, người ta sẽ lập một
danh mục đầu tư đảm bảo dòng tiền

thu hồi từ đầu tư cân bằng với dòng tiền
trả nợ theo định kỳ, nhưng với giá trị
đầu tư tối thiểu.


Ví dụ minh họa


Công ty của bạn có nghĩa vụ trả nợ theo
bảng sau:





Sau 1 năm
Sau 2 năm
Sau 3 năm
Sau 4 năm

200 triệu đồng
400 triệu đồng
350 triệu đồng
600 triệu đồng




Để cân đối dòng tiền trả nợ, công ty bạn định
đầu tư vào các trái phiếu sau:









Trái phiếu coupon 1 năm có C=9%, F=100.000 đ
Trái phiếu zero coupon 2 năm, F=100.000 đ
Trái phiếu coupon 3 năm có C=8%, F=100.000 đ
Trái phiếu zero coupon 3 năm, F=100.000 đ
Trái phiếu zero coupon 4 năm, F=100.000 đ

Bạn hãy giúp giám đốc xác định một danh
mục đầu tư sao cho tổng số tiền đầu tư là tối
thiểu (chỉ lập bài toán).


Chiến lược đầu tư chủ động


Khi người quản lý lập các danh mục đầu
tư đặc biệt, có khả năng tạo ra hiệu quả
tốt hơn so với chỉ số chuẩn (benchmark
index), chẳng hạn có rủi ro thấp hơn
hoặc/và lợi suất dài hạn tốt hơn.




Dự đoán lãi suất
Dự đoán mức biến động lãi suất


Dự đoán lãi suất


Nếu dự báo lãi suất giảm, cần xây dựng
danh mục có thời gian đáo hạn bình
quân dài (mua trái phiếu dài hạn, bán
trái phiếu ngắn hạn) và ngược lại:




LS giảm  giá trái phiếu tăng, nhưng giá trái
phiếu dài hạn tăng nhiều hơn (do D lớn hơn).
LS tăng  giá trái phiếu giảm, nhưng giá trái
phiếu ngắn hạn giảm ít hơn (do D nhỏ hơn).


Dự đoán
mức biến động lãi suất









Danh mục cái thang (Ladder): rải đều vào các trái
phiếu khác nhau để được thời gian đáo hạn bình quân
như dự tính, tuy nhiên danh mục đầu tư này tốn nhiều
thời gian và chi phí cơ cấu lại danh mục.
Danh mục hình viên đạn (Bullet): tập trung vào một
trái phiếu zero coupon có thời gian đáo hạn bình quân
như dự tính,
Danh mục hình cử tạ (Barbell): đầu tư vào một trái
phiếu ngắn hạn và một trái phiếu dài hạn để được thời
gian đáo hạn bình quân như dự tính.
Lưu ý: danh mục Barbell có độ lồi lớn hơn danh mục
Bullet, nêu được ưu tiên đầu tư khi dự đoán lãi suất
biến động mạnh.



×