Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề cương Thanh tra và Đền bù Thiệt hại Môi trường HUNRE 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.08 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA VÀ ĐỀN BÙ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG –
HUNRE 2019
LÝ THUYẾT
Câu 1.
1. Thanh tra là sự xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân
do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục
vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác.
2. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà
nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
3. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật
chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh
vực đó.
Câu 2.
Mục đích hoạt động thanh tra (điều 2 luật thanh tra 2010)
- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục;
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi VPPL, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng quy định của pháp luật;
- Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra (điều 7)
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ,
kịp thời.


2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan
thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Hình thức thanh tra ( điều 37)


1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu
hiệu VPPL, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Câu 3.
Sự khác nhau giữa thanh tra MT và cảnh sát MT:
Nội dung
Về vị trí

Về nhiệm vụ

Thanh tra MT
- Thanh tra MT là cơ quan
thanh tra theo ngành, lĩnh
vực, được tổ chức theo
quy định là một cơ quan
hành chính nhà nước.
- Xử phạt hành chính với
cá nhân, tổ chức


Về phạm vi hoạt động

- Hoạt động thanh tra MT
là hoạt động của cơ quan
quản lý nhà nước, chỉ tiến
hành với các đối tượng bị
quản lý cụ thể, khi thanh
tra phải xác định trước
nội dung, đối tượng cụ
thể và phải có quyết định
thanh tra gửi trước cho
đối tượng thanh tra.

Thẩm quyền xử phạt

- Chỉ có thể xử lý các hành
vi VPHC (chưa phải là tội
phạm) về TN&MT

Cảnh sát MT
- Cảnh sát MT là cơ quan
thuộc Công an nhân dân.

- Nếu đơn vị có dấu hiệu
vi phạm các nội dung hình
sự thì lực lượng cảnh sát
MT sẽ lập hồ sơ, khởi tố
- Hoạt động của Cảnh sát
MT là hoạt động của cơ
quan điều tra về MT,

được tiến hành mà không
cần xác định đối tượng.
Khi có dấu hiệu VPPL
nhưng chưa xác định
được đối tượng vi phạm,
Cảnh sát MT phải tiến
hành điều tra, làm rõ đối
tượng vi phạm để xác
định mức độ vi phạm.
- Hành vi VPHC về MT nếu
có dấu hiệu cấu thành tội
phạm / nếu đã bị xử phạt
VPHC nhưng đối tượng
không thực hiện các yêu
cầu khắc phục của cơ


Yêu cầu

quan có thẩm quyền gây
hậu quả nghiêm trọng thì
phải chuyển hồ sơ sang cơ
quan Cảnh sát MT để khởi
tố, điều tra.
- Cần xác định thanh tra - Xác định một hành vi
ai?
VPPL về MT do ai gây ra?
- Thanh tra nội dung gì?
- Gây ra vào thời gian
- Vào lúc nào?

nào?
- Phải báo trước cho đối - Tính chất mức độ vi
tượng thanh tra bằng văn phạm ra sao?
bản (quyết định)
- Không cần phải báo
trước cho đối tượng cần
điều tra

Câu 4.
Căn cứ thông tư 05/2014/TT-TTCP
TIẾN HÀNH THANH TRA:
3 bước:
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ VÀ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA
1. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra. (tổng hợp đề cương, khiếu nại
tố cáo)
2. Đánh giá nhận định (Lập báo cáo khảo sát) về đối tượng thanh tra
3. Lập kế hoạch thanh tra





Mục đích, yêu cầu
Nội dung thanh tra
Danh sách các đơn vị được thanh tra, xác minh;
Thời hạn thanh tra;

4. Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra
- Nội dung quyết định thanh tra:
Căn cứ

Đối tượng
Phạm vi

Thời hạn thanh tra
Trưởng đoàn và các thành viên
đoàn thanh tra


Đối tượng thanh tra
Chỉ định cơ quan lấy mẫu và pt
mẫu
- Xây dựng, Phê duyệt kế hoạch thanh tra:
Mục đích

Phương pháp tiến hành thanh tra

Yêu cầu

Tiến độ thực hiện

Nội dung thanh tra

Chế độ thông tin báo cáo

Đối tượng thanh tra
Thời kỳ thanh tra

Việc sử dụng phương tiện thiết
bị, kinh phí và những điều kiện vật chất
cần thiết khác


Thời hạn thanh tra
5. Chuẩn bị triển khai thanh tra
• Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị
• Họp Đoàn thanh tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH THANH TRA
1. Công bố quyết định thanh tra
- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra
- ĐTTT báo cáo trực tiếp về những nội dung thanh tra theo đề cương đã gửi
- Ghi biên bản về việc công bố quyết định thanh tra
2. Thực hiện thanh tra
2.1. Thu thập thông tin (tài liệu hồ sơ, có thể yêu cầu đối tượng cung cấp)
2.2. Nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những sai
phạm
2.3. Ký bản xác nhận hoặc biên bản làm việc về tình hình, số liệu theo từng nội dung, sự
việc dự kiến kết luận với đối tượng thanh tra.
2.4. Đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với điều kiện, tiêu
chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về sự việc được
phát hiện.


2.5. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và
trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.
2.6. Trưng cầu giám định.
2.7. Hoàn thiện số liệu, chứng cứ.
2.8. Xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
3. Bàn giao hồ sơ, tài liệu
4. Lập biên bản thanh tra
5. Gia hạn thanh tra

6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong quá trình thanh tra (báo cáo của đoàn viên
và Trưởng đoàn)
BƯỚC 3: KẾT THÚC THANH TRA
3.1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
- Thành viên Đoàn thanh tra -> báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn thanh tra về kết
quả TT;
- Nội dung báo cáo: Kết quả xác minh -> Kết luận đúng/ sai -> chỉ ra văn bản PL-> xác
định tính chất, mức độ sai phạm -> Xác định nguyên nhân, trách nhiệm -> Kiến nghị, đề
xuất -> Chỉ rõ căn cứ đề xuất.
3.2. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
3.3. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra
- Người ra quyết định -> nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn giúp việc
nghiên cứu, xem xét.
- Nếu cần làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung người ra quyết định thanh tra ->
họp đoàn -> trưởng đoàn trình báo cáo bổ sung
3.4. Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra.
3.5. Ký và ban hành kết luận thanh tra


- Người ra quyết định thanh tra -> xem xét -> hoàn thiện -> ký ban hành
- Kết luận thanh tra -> gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan
3.6. Công khai kết luận thanh tra
- Công bố tại cuộc họp
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành (ít nhất 5 ngày)
- Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra.

3.7. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
- Đánh giá kết quả -> rút bài học, KN, kiến nghị, đề xuất -> báo cáo cho người ra quyết
định TT
3.8. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan đã ra quyết định
thanh tra.

Câu 5.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của DN
- Các giấy phép về MT:
+ Báo cáo ĐTM/KBM
+ Giấy phép khai thác nước ngầm/mặt
+ Sổ chủ nguồn thải CTNH
+ Giấy phép xả thải


+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc Báo cáo Giám sát MT định kỳ hoặc
Báo cáo Quan trắc MT
+ Giấy phép khai thác nước mặt, ngầm
+ Kê khai nộp phí nước thải
+ Giấy phép khai thác khoáng sản
+ Sổ chủ nguồn thải khí thải công nghiệp
- Giấy phép khác: Giấy phép nhập khẩu phế liệu (Bộ cấp), Giấy phép xử lý CTNH, ký quỹ
BVMT, Hợp đồng mua bán hóa chất, Hợp đồng thu gom CTR,…

Câu 6.
Kiểm tra hiện trường
Trước khi kiểm tra hiện trường, trưởng đoàn cần phân công nhiệm vụ cho các
thành viên kiểm tra sâu từng nội dung cụ thể: Nước thải, khí thải, bụi thải,… phân công
đoàn viên giám sát quá trình lấy mẫu. Đoàn phải được cơ sở hướng dẫn về an toàn lao

động trong phạm vi cơ sở được thanh tra và nhận biết các điểm có thể gây tai nạn.
Nguyên tắc kiểm tra: Từ vị trí phát sinh, quá trình thu gom, quá trình xử lý và điểm xả
cuối cùng trước khi xả ra MT. Quá trình kiểm tra phải ghi chép tỷ mỷ hiện trạng phát
thải, xử lý và xả thải.
- Kiểm tra phát thải lỏng: từ điểm phát sinh nước thải để đánh giá lượng nước
thải phát sinh, đi dọc theo đường thu gom nước thải (chú ý những khu vực trũng), việc
thu gom có triệt để không? quá trình thu gom có đường xả ngầm không? – có thể so
sánh lượng nước thải từng đoạn cống thu gom để phát hiện, cống thu gom có thông
suốt không? có được cứng hoá không?
Đến điểm thu về hệ thống xử lý nước thải, thải lượng nước thải (sản xuất và sinh
hoạt) so với điểm phát sinh lớn hơn, hay nhỏ hơn. Hệ thống xử lý nước thải được xây
dựng và quy trình công nghệ xử lý có đúng với ĐTM không, có vận hành thường xuyên
không. Các điểm xả ra MT trước và sau hệ thống xử lý; đánh giá sơ bộ hiện trạng chất
lượng xả thải sau hệ thống xử lý tại thời điểm kiểm tra. Quyết định các điểm lấy mẫu
nước thải.
Vị trí phát sinh các loại chất thải lỏng (dầu thải, hoá chất thải,…), quá trình thu
gom, vị trí tập kết các loại chất thải lỏng nguy hại,…


- Kiểm tra tình hình phát thải rắn: từ vị trí phát thải các loại chất thải, phế liệu,
phế phẩm, các loại bao bì, thùng đựng đã qua sử dụng,… từ quá trình sản xuất, sử dụng,
thải lượng từng loại, việc thu gom, phân loại, khu vực tập kết.
- Kiểm tra tình hình phát thải khí, bụi thải và tiếng ồn: từ vị trí phát sinh để đánh
giá tình trạng phát thải, việc lắp đặt (số lượng, công nghệ xử lý) các hệ thống giảm thiểu
ô nhiễm, thực trạng hoạt động của hệ thống xử lý bụi, khí thải tại thời điểm kiểm tra;
các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đã triển khai.
Đối với khí thải lò hơi cần kiểm tra công suất lò hơi trên Catalog, nhiên liệu đốt lò,
hệ thống xử lý khí thải, công nghệ xử lý, chiều cao ống khói; thu gom chất thải rắn phát
sinh từ lò hơi (xỉ than - nếu đốt than).
- Kiểm tra khu vực tập kết dầu nhiên liệu (nếu cơ sở dùng nhiên liệu dầu để sản

xuất), các biện pháp đã triển khai để phòng ngừa sự cố tràn dầu (thường láng nền bê
tông, xây tường bao quanh bồn dầu, bồn phải ở khu vực xa vị trí dễ cháy và đảm bảo an
toàn cho cơ sở khi có hoả hoạn và sự số tràn dầu).
Lấy mẫu
Nguyên tắc lấy mẫu và bảo quản mẫu:
- Nguyên tắc: lấy mẫu khi cơ sở đang hoạt động bình thường. Lấy mẫu đơn (01mẫu/một
cửa xả) và lấy tại điểm xả cuối cùng trước khi xả ra MT. Lưu ý: MT đất, nước và không
khí.
- Xác định địa điểm lấy mẫu: trưởng đoàn thanh tra là người quyết định vị trí lấy mẫu,
căn cứ các vị trí được xác định trong ĐTM, đối với nước thải nếu hệ thống thu gom được
cứng hoá thì điểm lấy mẫu là điểm cuối cùng trước khi xả ra đất tự thấm hoặc ao, hồ
trong khuôn viên cơ sở hoặc điểm xả ngoài tường rào trước khi nhập vào hệ thống thoát
nước chung của khu vực.
Đối với mẫu khí ống khói lấy tại điểm sau hệ thống xử lý khí hoặc bụi trong ống
khói hoặc miệng ống khói.
Đối với không khí xung quanh và tiếng ồn được lấy mẫu và đo tại vị trí sát tường
rào của cơ sở.
- Số lượng mẫu cần thiết: đảm bảo đánh giá được chất lượng xả thải và chất lượng MT
quanh cơ sở, căn cứ tình hình tài chính của đoàn thanh tra. Phải lấy 03 (ba) loại mẫu,
mẫu nước thải tại các cửa xả, mẫu khí ống khói và mẫu khí xung quanh (lấy ở cuối
hướng gió) - lấy mỗi điểm xả 01 mẫu. Ngoài ra chất thải nguy hại có thể lấy mẫu chất
thải rắn (bùn thải của hệ thống xử lý chất thải lỏng).
- Đơn vị chịu trách nhiệm lấy mẫu và phân tích: phòng thí nghiệm phải có đủ năng lực và
kinh nghiệm phân tích các thông số theo yêu cầu của Đoàn thanh tra. Cơ quan chịu trách


nhiệm lấy mẫu và phân tích phải có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
về phân tích các thông số về nước thải và khí.
+ Tuân thủ quy định nghiêm ngặt về quy trình lấy mẫu. bảo quản và niêm phong
mẫu.

+ Việc lấy mẫu phải ghi biên bản có sự chứng kiến của đại diện đoàn thanh tra,
đại diện cơ sở được thanh tra. Ghi cụ thể vị trí, toạ độ địa lý, tình trạng mẫu (trong, đục,
màu, có mùi,…), điều kiện thời tiết tại vị trí lấy mẫu (mưa, nắng,…), số lượng, dung tích
mẫu đã lấy. Sau khi kết thúc lấy mẫu các bên phải ký vào biên bản lấy mẫu.
+ Việc lấy mẫu khí thải phải đồng thời xác định hệ số Kp và Kv. Lấy mẫu nước thải
phải đồng thời với xác định lưu lượng cửa xả ứng với từng mẫu và xác định hệ số Kq và
Kf.
- Chụp ảnh làm bằng chứng và các điểm cần chụp ảnh:
+ Việc chụp ảnh làm bằng chứng hỗ trợ cho kết luận thanh tra thường chụp các
hành vi vi phạm của cơ sở và những điểm gây ô nhiễm.
+ Số lượng ảnh chụp phải thể hiện được vị trí và tình trạng vi phạm của cơ sở,
thường chụp 01 (một) ảnh khái quát từ xa để xác định vị trí khu vực vi phạm và chụp 01
(một) ảnh cận cảnh để ghi nhận rõ ràng hành vi phạm.
- Kỹ năng thu thập thông tin tại hiện trường qua phỏng vấn
+ Chuẩn bị trước nội dung thông tin cần đạt được qua phỏng vấn.
+ Xác định danh tính người được phỏng vấn ngay từ đầu, tạo cảm giác thoải mái,
thân thiện.
+ Tránh các câu hỏi gợi ý, câu hỏi quá nhiều mệnh đề phức tạp. Hãy để cho người
bị hỏi có thời gian trình bày. Người phỏng vấn không ngắt lời, đổ lỗi hoặc nói nhiều hơn
người được phỏng vấn.

Câu 7. Các nhóm vi phạm hành chính trong lĩnh vực TN&MT?
a) Các HVVP các quy định về KBM, ĐTM và đề án BVMT;
b) Các hành vi gây ÔNMT;
c) Các HVVP các quy định về quản lý chất thải;
d) Các HVVP quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, KCN, khu chế
xuất, khu CNC, CCN, khu kinh doanh dịch vụ tập trung;


đ) Các HVVP các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị,

phương tiện GTVT, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập
khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
e) Các HVVP các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự
cố MT;
g) Các HVVP hành chính về ĐDSH bao gồm: Bảo tồn và PTBV HST tự nhiên; bảo tồn và
PTBV các loài sinh vật và bảo tồn và PTBV tài nguyên di truyền;
h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về BVMT được quy định cụ thể tại
Chương II Nghị định này.
(K2 Đ1 Nghị định 155/2016/CP QUY ĐỊNH VỀ XPVP HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
BVMT)
Câu 8. Các hình thức tranh chấp về MT? Ví dụ minh hoạ?
Căn cứ vào định nghĩa của tranh chấp MT, thì có ba dạng tranh chấp MT chủ yếu là:
Thứ nhất: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong việc
khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố MT.
Thứ 2: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân
khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm MT gây nên. Dạng này bao gồm cả
những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố MT.
Thứ ba: Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố MT thuộc quyền quản lý, sử dụng
hợp pháp của chủ thể khác.

Câu 9. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về MT? Ví dụ minh hoạ?


Tổ chức, cá nhân bị tác động có quyền khiếu nại lên cơ quan chịu trách nhiệm.
Khi đó cơ quan chịu trách nhiệm sẽ ủy nhiệm cho cơ quan khác có chức năng giải quyết
hoặc trực tiếp giải quyết.
Quá trình giải quyết khiếu nại, bao gồm các bước sau:
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, quan trắc, phân tích đối với vấn đề MT được khiếu nại.

- Từ kết quả quan trắc so sánh với tiêu chuẩn, qui chuẩn.
- Nếu không vượt tiêu chuẩn thì lập báo cáo kết quả và hồi đáp cho tổ chức, cá nhân
khiếu nại.
- Nếu vượt quá tiêu chuẩn thì lập biên bản đối với tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm và
tiến hành xử phạt theo luật đồng thời hồi đáp cho tổ chức, cá nhân khiếu nại và có hình
thức đền bù thiệt hại nếu cần thiết.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1.
Công ty A hiện đang xây dựng xong dự án “ nhà máy chế biến thép” và báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trước khi
thực hiện dự án. Sau 1 thời gian thanh tra môi trường vào kiểm tra và xử phạt do
công ty không gửi Kế hoạch quản lý môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Hỏi hành
vi này của thanh tra có đúng hay ko? Tại sao?


Trả lời
Thanh tra xử lý như vậy là đúng.
Theo khoản 2 điều 16 nghị định 18/2015/nđ-cp Quy định về quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường
Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường
được phê duyệt
2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám
sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công
khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện
đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.
Doanh nghiệp Phúc Hưng hiện nay đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường vào tháng 5/2012 nhưng đến nay do vấn đề về vốn nên mới bắt đầu

triển khai và đi hoạt động vậy công ty có cần thực hiện thủ tục nào trước khi đi vào
hoạt động không, tại sao?
Căn cứ điều 20 Luật BVMT 2014 thì công ty phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi
trường do không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định
phê duyệt báo cáo ĐTM.
3.
Công ty VinCom chuẩn bị xây dựng dựng khu vui chơi giải trí tại Tam Đảo với
diện tích 4ha, trong đó có sử dụng 1 phần diện tích đất của vườn quốc gia Tam Đảo
vậy trong trường hợp này công ty cần lập ĐTM hay đề án BVMT đơn giản?
Căn cứ vào phụ lục II: danh mục dự án phải thực hiện ĐTM của nghị định 18/2015/nđcp, dự án mà sử dụng đất của vườn quốc gia sẽ phải lập báo cáo ĐTM.
Do đó, trong trường hợp này công ty vincom cần lập ĐTM.
4.
Doanh nghiệp Hải Minh được thành lập với nhiệm vụ chuyên thu mua và xử lý
phế liệu, cơ sở có phát sinh CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy (POP) tuy nhiên với số lượng chỉ là 300kg/ 1 năm hỏi đối với trường hợp này
doanh nghiệp có cần đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH hay ko?
Doanh nghiệp phải lập sổ chủ nguồn thải CTNH vì cơ sở có phát sinh CTNH thuộc danh
mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP).
5.
Công ty tôi ở Hà Nội chuyên sản xuất linh kiện điện tử với công suất 30 triệu
tấn sản phẩm/năm. Thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 18/2015/NĐ-CP, công ty
đã tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường và đã có quyết định phê duyệt nội dung đề
án. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công ty chưa lập báo cáo xác nhận hoàn thành
công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Vậy bây giờ công
ty cần phải lập báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nữa hay
không?


Theo Cột 4 trong bảng Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, các dự án sản xuất linh
kiện điện tử có công đoạn Xi mạ mà đạt công suất từ 500.000 sản phẩm/ năm trở lên

cần phải lập báo cáo hoàn thành công trình bảo về môi trường
Do đó, công ty cần phải lập báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
6.
Dự án công ty A không thuộc đối tượng phải thực hiện DTM. Như vậy, công ty
A không có nghĩa vụ phải đánh giá tác động của dự án đến môi trường khi triển khai
dự án là đúng hay sai?
Sai. Vì theo điều 29 Luật BVMT 2014, dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực
hiện đánh giá tác động môi trường sẽ phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
7.
Nhà máy xi măng P thuộc tỉnh T trong quá trình hoạt động đã thải quá nhiều
bụi gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống xung quanh. Anh H là người dân
sống gần nhà máy đã làm đơn gửi lên thanh tra Sở TNMT tỉnh T. Sau khi nhận được
đơn thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra và kết luận:
- Nhà máy không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Nhà máy thải khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật và chất thải 4 lần với lưu
lượng khí thải là 1000m3/giờ
- Tổng thiệt hại mà nhà máy gây ra cho nhân dân quanh vùng là 1 tỷ đồng
Bằng kiến thức pháp luật môi trường, anh/chị hãy giải quyết vụ việc trên.
Nhà máy phải chịu xử phạt VPHC theo quy định của nghị định 155/2016/nđ-cp:
+ Theo khoản 4 điều 21 nghị định 155/2016/nđ-cp hành vi ko đăng ký chủ nguồn thải
CTNH phạt tiền từ 30.000 - 40.000 đồng.
+ Theo ý b khoản 5 nghị định 155/2016/nđ-cp , phạt tiền từ 70.000 – 90.000 đồng trong
trường hợp lưu lượng khí thải từ 500 m3/giờ đến dưới 5000 m3/giờ
Vi phạm dân sự vì nhà máy đã gây thiệt hại cho người dân => tiến hành bồi thường
cho người dân
8.
Chủ cơ sở A sản xuất giấy vệ sinh, nước thải từ sản xuất được xả trực tiếp
xuống sông hồng. Vậy cơ sở sản xuất A đã tuân thủ đúng Luật Bảo vệ môi trường
chưa? bảo vệ môi trường nước sông được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở sản xuất đã vi phậm Luật Bảo vệ môi trường 2014

Cơ sở sản xuất giấy phải có hệ thống xử lý nước thải đầu ra của nước thải theo QCVN
12-MT:2015/BTNMT khi thải nước xuống sông hồng.
Theo điều 52 Luật 2014:
Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông


1. Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế
hoạch khai thác, sử dụng nước sông.
2. Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.
3. Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi, đánh giá.
4. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác
và sử dụng nguồn nước sông.
5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách
nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của
pháp luật.
Bài 1: Xưởng in của Công ty A thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi
tiết. Công ty A đã gửi văn bản kèm theo tóm tắt những nội dung chính của đề án chi
tiết đến UBND xã B nơi xưởng in đang hoạt động để xin ý kiến tham vấn. Qua phản
ánh của người dân tại khu vực xung quanh bị ảnh hưởng bởi hoạt động của xưởng in
gây tiếng ồn và phát thải hơi dung môi hữu cơ, UBND xã B yêu cầu Công ty A tổ chức
đối thoại với đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn. UBND xã B thực hiện như vậy là
đúng hay sai? Vì sao?
UBND xã làm vậy là đúng vì theo khoản 3 điều 5 TT 26/2015/tt-btnmt thì trong một số
trường hợp UBND xã có quyền yêu cầu chủ cơ sở tổ chức đối thoại với đại diện cộng
đồng dân cư trên địa bàn về nội dung đề án chi tiết
Bài 2: Một dự án dự định xây dựng nhà máy luyện thép đặt tại xã A, huyện B, tỉnh C.
Dự án dự định khai thác quặng tại đây và nhập khẩu một số phế liệu làm nguyên liệu
sản xuất. Dây chuyền công nghệ được dự án sử dụng là dây chuyền công nghệ nhập
khẩu từ nước X. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động dự án còn dự định khai thác
nước ngầm tại địa phương. Như vậy, chủ dự án phải thực hiện những nghĩa vụ pháp

lý cơ bản nào theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam?
+ Cột 2 phụ lục II nđ 18/2015/nđ-cp => dự án phải lập ĐTM
+ Điều 3 TT 27/2014/tt-btnmt quy định cấp phép thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên
nước => dựa án phải đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm
+ Khoản 3 điều 76 Luật 2014 => dự án phải ký quỷ đảm bảo phế liệu nhập khẩu theo quy
định pháp luật
+ TT 41/2015/tt-btnmt về BVMT trong nhập khẩu…
+ Điểm b, khoản 5, điều 3, tt 27/2016/tt-btnmt


Bài 6: Dòng sông quê tôi hiện đang bị ô nhiễm nặng vì quá nhiều các chất thải sinh
hoạt và sản xuất của các cơ sở sản xuất. Vậy UBND tỉnh có trách nhiệm gì đối với bảo
vệ môi trường nước lưu vực sông nội tỉnh?
Điều 54 - luật BVMT 2014
Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước
lưu vực sông nội tỉnh
1. Công khai thông tin các nguồn thải vào lưu vực sông.
2. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực
sông.
3. Tổ chức đánh giá sức chịu tải của sông; ban hành hạn ngạch xả nước thải vào sông;
công bố thông tin về những đoạn sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
4. Tổ chức đánh giá thiệt hại do ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông.
5. Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Bài 7: Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
Điều 56. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
1. Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất
lượng và bảo vệ để điều hòa nguồn nước.
2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch để cải tạo,
bảo vệ.
3. Tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng trái phép công trình, nhà ở trên

mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch; hạn chế tối đa
việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất
lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập
và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao,
kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái
đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.
Bài 8: Trong trường hợp nào UBND xã có trách nhiệm xác nhận KBM, đề án BVMT đơn
giản?
KBM:
- Theo ý c) điều 19 nghị định 18/2015/CP về xác nhận KBM có quy định
c) Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu
tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp huyện
ủy quyền bằng văn bản
DABVMTDG:


- Theo khoản 3 điều 12 thông tư 26/2015/BTNMT về Thẩm quyền, thời hạn xác nhận
đăng ký đề án đơn giản có quy định
3. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký đề án đơn giản khi được Ủy ban nhân dân
huyện ủy quyền bằng văn bản.
Bài 9:
Khoản 4 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
cấp xã có làng nghề được quy định như sau:
a) Lập, triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;
b) Hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề;
c) Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường làng
nghề.
Bài 10: Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
Điều 82. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình

1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi
quy định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý
chất thải theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an
toàn.
Bài 11: Căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- theo điều 33 nghị định 19/2015/nđ-cp
Điều 33. Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
1. Việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi
trường, bao gồm:
a) Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
b) Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;


c) Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn,
bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.
2. Các yếu tố xác định mức độ vi phạm của hành vi gây ô nhiễm môi trường
a) Đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này bao gồm: Lượng nước thải, lưu
lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của
các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở;
b) Đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm: Số lần vượt quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm
diễn ra hành vi;
c) Đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này bao gồm: Số lần vượt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung
quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.
3. Thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được xác định
trên cơ sở kết quả quan trắc thông số môi trường đó đối chiếu với quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường tương ứng được thực hiện bởi đơn vị có giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
QUYẾT ĐỊNH VÀ KẾT THÚC THANH TRA
Câu 10:

UBND TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MT
Số:01/QĐ-STNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Bình Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH

Về việc thanh tra chấp hành pháp luật về TN&MT đối với nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 4
Giám đốc Sở Tài nguyên và MT
Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;


Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
Căn cứ Luật TN&MT ngày 23/06/2014, căn cứ nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều luật TN&MT
Căn cứ quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 về quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TN&MTtỉnh Bình Thuận
Căn cứ kế hoạch thanh tra số 172/KH-STNMT ngày 12/12/2018 về công tác thanh
tra MT năm 2019 được giám đốc Sở TN&MTBình Thuận phê duyệt
Xét đề nghị của chánh thanh tra sở,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thanh tra chấp hành pháp luật về TN&MT đối với nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 4;
Thời kỳ thanh tra: 2015 - 2020
Thời hạn thanh tra là 15 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra, gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. Nguyễn Đức Thuận, chức vụ: Phó Chánh Thanh tra Sở TN&MT- Trưởng đoàn;
2. Nguyễn Hưng thịnh, chức vụ: Thanh tra viên Thanh tra Sở TN&MT- Phó Trưởng
đoàn;
3. Đoàn Minh Hiếu, Dương Tuấn Mạnh thành viên;
Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thanh tra trình giám đốc
sở phê duyệt, thực hiện theo đúng kế hoạch thanh tra
Giao cho chánh thanh tra sở chỉ đạo, theo dõi, giúp giám đốc Sở TN&MT xử lý
hoặc trình giám đốc Sở TN&MT xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn thanh tra.
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./


GIÁM ĐỐC SỞ TN VÀ MT
(Ký, ghi rõ tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- UBND tỉnh Bình Thuận;

- Như Điều 4;
- Lưu: VT

Vũ Văn Thịnh


UBND TỈNH BÌNH THUẬN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/KL-STNMT

Bình Thuận, ngày 10`tháng 02 năm 2019
KẾT LUẬN THANH TRA

Về việc thanh tra chấp hành pháp luật về TN&MT đối với nhà máy nhiệt điện
Vĩnh Tân 4
Thực hiện Quyết định thanh tra số 01/QĐ-STNMT ngày 10/01/2019 của Giám đốc
Sở TN&MT về việc thanh tra chấp hành luật về BVMT đối với nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân 4từ ngày 23/01/2019 đến ngày 07/02/2019 Đoàn thanh tra số 01 đã tiến hành
thanh tra tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
Xét báo cáo kết quả thanh tra ngày 08/02/2019 của Trưởng đoàn thanh tra, ý
kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
Giám đốc Sở TN&MT Kết luận như sau:
I. Khái quát chung.
- Tên tổ chức: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
- Địa chỉ: Thôn Vĩnh Phúc - Xã Vĩnh Tân - Huyện Tuy Phong - Bình Thuận

- Số điện thoại: 0963349905
- Quyết định thành lâp: 28/11/2015
- Thời điểm bắt đầu hoạt động: 05/12/2017
- Tình hình hoạt động của nhà máy: nhà máy nhiệt đang hoạt động trên địa bàn
xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Hiện nhà máy đang đi vào hoạt động với
công suất 2x600MW. Tổ máy đầu tiên sau quá trình thử nghiệm đã đi vào hoạt động
chính thức vào tháng 12/2017 và tổ máy thứ 2 cũng đã đi vào hoạt động sau. Hiện nay 2
tổ máy của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã hòa vào lưới điện quốc gia
II. Kết quả kiểm tra, xác minh
1. Tại thời điểm thanh tra, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã xuất trình được hồ
sơ, thủ tục liên quan đến lĩnh vực MT như sau:
- Báo cáo đánh giá tác động MT
- Báo cáo giám sát MT định kì (3 tháng gần nhất)
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Hợp đồng thu gom chất thải rắn


- Kê khai nộp phí nước thải (1 năm gần nhất)
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ trường
2. Việc xác minh các giấy phép phát hiện:
Lưu lượng xả thải có sự chênh lệch giữa giấy phép xả thải là 605,5m3/ngày đềm
và báo cáo đánh giá tác động MT 440m3/ngày đêm
Lượng bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải có sự
chênh lệnh giữa sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại là 70kg/ngày và báo cáo đánh giá
tác động MT là 50kg/ngày. Dẫn đến việc khối lượng CTNH trong DTM của nhà máy thải
ra MT là 635kg/năm nhỏ hơn so với lượng CTNH được kê khai trong sổ chủ nguồn thải.
Kê khai nộp phí nước thải vượt quá lưu lượng xả thải cho phép ở quý 3 và quý 4
năm 2018. Phí nước thải nộp thiếu.

III. Kết luận
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 VPPL về TN&MT
IV. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có)
Trên cơ sở kết quả thanh tra và ý kiến giải trình, cam kết của nhà máy nhiệt
điện Vĩnh Tân số 4, sở TN&MTyêu cầu nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân số 4
- Nộp phạt 80.000.000đ vì xả thải khối lượng chất thải nguy hại vượt
quá mức cho phép ( mức xử phạt được quy định tại điểm C, khoản 5, điều 21
chương 2, nghị định 155/2016/NĐ-CP ).
- Nộp phạt 120.000.000đ vì vi phạm lưu lượng xả thải trong giấy
phép xả thải ( mức xử phạt được quy định tại điểm a, khoản 4, điều 19, mục
3, chương 2, nghị định 33/2017/NĐ-CP ).
- Làm rõ về việc lưu lượng nước thải được kê khai lớn hơn so với lưu
lượng tối đa của DTM trong quý 3 vs 4 năm 2018
- Nộp phí nước thải còn thiếu
- Tiền nộp phạt phải được đóng vào ngân hàng nhà nước trước ngày
20/2/2018.
- Lập, xin cấp lại sổ chủ nguồn thải ( theo ý 2, điều 6, chương 2, nghị
định 38/2015/NĐ-CP.
Trên đây là kết luận thanh tra về thanh tra việc chấp hành pháp luật về TN&MT
của nhà máy điện Vĩnh Tân số 4
Nơi nhận:
- UBND tỉnh Bình Thuận;
- Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4;
- Lưu: VT

Giám đốc Sở Tài nguyên và MT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Vũ Văn Thịnh




×