Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.79 KB, 5 trang )

CHƯƠNG III :
MĨ, NHẬT BẢN , TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Bài 8:
NƯỚC MĨ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức: Nắm được những nét lớn về tình hình kinh tế Mĩ sau chiến
tranh thế giới thứ hai, nêu lên những thành tựu chủ yếu về khoa học của nước Mĩ.
Hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền Mĩ.
b. Kĩ năng: Giúp học sinh rèn các kĩ năng tư duy và khái quát vấn đề.
c. Tư tưởng: Giúp cho học sinh thấy rõ bản chất của chính sách đối nội đối
ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ đối với nhân dân Mĩ và nhân dân các nước trên
thế giới trong đó có nhân dân Việt Nam. Giúp học sinh nhận thấy rõ từ năm 1995
cho đến nay ta và Mĩ đã binh thường quan hệ ngoại giao, mặt khác phải kiên quyết,
phản đối mọi mưu đồ chống phá của Mĩ.
2. Chuẩn bị của GV và HS :
a. Chuẩn bị của GV : Bản đồ nước Mĩ ,một số tranh ảnh của nước Mĩ,
thành tựu khoa học kỹ thuật
b. Chuẩn bị của HS : Đọc sách tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến nền kinh
tế của nước Mĩ phát triển, chính sách đối nội , đối ngoại của nước Mĩ.
3. Tiến trình bài dạy
* Sĩ số: 9A.............................9B............................9C...............................
9D.............................9E............................9QS............................
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra, GV hệ thống lại chương trình của chương
I, II
b. Dạy bài mới
Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế oai hùng của 1
nước chiến thắng và thu được lợi nhuận khổng lồ trong chiến tranh do đó Mĩ có
điều kiện để phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật, những điều kiện thuận lợi đó
giúp cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh, mạnh hơn bất cứ 1 quốc gia nào trong
TK XX.


I. Tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (20’)


GV: Mĩ là nước tham gia lực lượng Đồng minh chống phát xít. Tuy nhiên nước Mĩ
không bị thiệt hại mà còn thu được những lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí
và ngay sau chiến tranh Mĩ là trung tâm tài chính-kinh tế duy nhất thế giới, là nước
tư bản giàu mạnh nhất thế giới và còn là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
?HS(TB): Nguyên nhân nào mà nền kinh tế Mĩ lại giàu lên sau chiến tranh?
(Nước Mĩ xa chiến trường hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
che trở nên không bị chiến tranh tàn phá, đất nước hoà bình ổn định kinh tế, thu
được 114 tỷ đô la lợi nhuận nhờ bán vũ khí  nên Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối mọi
mặt trong thế giới tư bản.)
* Thời kì thập niên đầu sau chiến tranh :
GV: Nước Mĩ xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá yên ổn phát triển sản
xuất và thu 114 tỷ đô la nhờ bán vũ khi thiết bị chiến tranh. Đây chính là những
điều kiện vô cùng thuận lợi ở Mĩ mà không 1 quốc gia nào có được sau chiến
tranh, giúp nước Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối mọi mặt trong thế giới tư bản.
* Thập niên đầu sau chiến tranh :
thu

- Do ở xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá, yên ỏn sản xuất và
được 114 tỉ USD lợi nhuận chiến tranh.

- Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất và chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi
mặt trong thế giới tư bản :
+ Công nghiệp : chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp TG (1948).
+ Nông nghiệp : gấp 2 lần nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật
cộng lại.
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới. (24,6 ỉ USD)



+ Quân sự : có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền
khí nguyên tử.

GV: Mĩ rất giàu ở hai thập niên sau chiến tranh thê giới thứ hai, sản lượng công
nghiệp chiếm hơn 1 nửa thế giới, nông nghiệp gấp 2 lần 5 nước tư bản lớn
cộng lại, Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Đó là ở 2 thập niên đầu vậy những
thập niên sau sẽ ra sao?
?HS(TB): Trong những thập niên tiếp theo, tình hình kinh tế Mĩ như thế nào?
(Không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước nữa, sản lượng công nghiệp chỉ chiếm
39,8% của thế giới (1973) dự trữ vàng giảm dần chỉ còn chiêm 11,9 tỷ đô la, năm
1974 đồng đô la phải hạ giá hai lần)
* Những thập niên tiếp sau :


- Mi vẫn dứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế không còn giữ
ưu thế tuyệt đối nữa, sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 39,8% của thế giới
(1973) dự trữ vàng chỉ còn 11,9 tỷ đô la năm 1974 đồng đô la phá giá hai lần.
HS ; đọc doạn in chữ nhỏ
? TB Nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị giảm sút như vậy ?
- Nguyên nhân:
+ Sự vươn lên phát triển kinh tế của Tây Âu, Nhật.
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng
hoảng.
+ Chi phí nhiều cho quân sự.
+ Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
GV: Cuộc khủng hoảng suy thoái của MĨ sau chiến tranh vào các năm 1948-1949 ,
1953-1954, 1957-1958 giáo viên giải thích nền kinh tế suy yếu tương đối tức là suy
yếu so với chính nước MĨ trước đó nhưng vẫn trội hơn so với các nước : Nhật
đứng thứ 2 thế giới về tổng thu nhập quốc dân 1968 183 tỉ USD, Mĩ 830 tỉ USD.

II. Sự phát triển về khoa học- kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.
(Dạy lồng ghép bài 12 : Cách mạng KH-KT...)
III. chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh. (20’).
GV: chính sách đối nội của Mĩ ra sức đàn áp bóc lột công nhân thực hiện chính
sách phân biện chủng tộc, chính sách đối ngoại thì bành trướng xâm lược mưu đồ
bá chủ thế giới của giai cấp tư sản cầm quyền Mĩ.
?HS(TB): Nêu những nét cơ bản về chính sách đối nội của Mĩ ?
(Ban hành một loạt các đạo luật phản động , đạo luật Táp-hắc-lây. chống lại phong
trào và đình công , đạo luật Mác-ca -ran chống Anh)
- Cũng như trước đây từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay hai
Đảng Dân Chủ và Cộng Hoà thay nhau lên cầm quyền đều thống nhất trong
chính
sách đối nội, đối ngoại.
Cộng sản
phân biệt

+ Đối nội: Ban hành các đạo luật phản động như : cấm Đảng
hoạt động, đàn áp phong trào đình công, thực hiện chính sách
chủng tộc.

?HS(TB):Ví sao chính phủ Mĩ phải bãi bỏ một số đạo luật phản động ?
(do áp lực đấu tranh của các tấng lớp nhân dân) một vài đạo luật phải huỷ bỏ song
cũng vẫn ngăn chặn phong trào công nhân thực hiện chính sách phân biệt chủng


tộc đối với người da đen và da màu ... vì vậy, mặc dù gặp không ít trở ngại nhưng
phong trào của các tấng lớp nhân dân Mĩ vẫn bùng lên dữ dội như “mùa hè nóng
bỏng” của những người da đen diễn ra trong năm 1963,1969-1975, phong trào
phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969-1972.
?HS(TB) : Mĩ đã thực hiện chính sách đối ngoại ntn ?

*Đối ngoại:
lùi

+Mĩ đề ra "chiến lược toàn cấu”, nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy
phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
+ Mĩ tiến hành "viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.
+Lập các khối quân sự , gây các cuộc chiến tranh xâm lược ...

?HSG : với đường lối đối ngoại đó, em biêt Mĩ đã thực hiện được những mưu
đồ gì và vấp phải những thất bại nào ?
(Mĩ cũng thực hiện mưu đồ giúp đỡ bọn phản động kích động mít tinh biểu tình đòi
tổng tuyển cử ở các nước Đông Âu kết quả các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã
thắng thế còn Đảng Cộng Sản thất bại ->sự sụp đổ của chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu. Xong Mĩ cũng vấp phải thất bại như cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Triều
Tiên ...
GV: Sau cuộc chiến tranh lạnh với ưu thế vượt trội về kinh tế trong 10 năm qua
(1991-2000) giới cầm quyền Mĩ đã thực hiện mưu đồ để xác lập một trật tự thế giới
đơn cực để chi phối thế giới điều đó khó thực hiện được thế giới đang hình thành
1 trật tự đa cực nhiều trung tâm.
- Hiện nay với ưu thế kinh tế Mĩ muốn xác lập một trật tự thề giới ''đơn
cực'' do Mĩ chi phối, khống chế.
c. Củng cố luyện tập(4’)
Bài tập: Trong các câu sau đây câu nào đúng câu nào sai ?
1, Trong những năm 50 70 của thế kỷ XX MĨ trở thành trung tâm tài
chính kinh tế duy nhất của thế giới.( Đ)
2, Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế, chính trị, xã
hội là sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn (Đ)
3, Mục tiêu chính sách đối ngoại của Mĩ là giúp đỡ các nước khác trên thế
giới được tự do. (S)
d. Hướng dẫn học ở nhà.(1’)

- Học bài cũ trả lời trong sách giáo khoa.


- Đọc và chuẩn bị bài Nhật Bản: Tìm hiểu nguyên nhân từ một nước bại trận Nhật
vươn lên trở thành một siêu cường quốc kinh tế, hiểu được chính sách đối nội, đối
ngoại của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Thờigian : ...................................................................................................................
....... .............................................................................................................................
................
- Nội
dung............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.........
- Phương
pháp : ................................................................................................................... ......
.....................................................................................................................................
...



×