Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 6: Các nước châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.53 KB, 6 trang )

Bài 6:
CÁC NƯỚC CHÂU PHI
1. Mục tiêu.
a/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được : tình hình chung của các nước Châu
Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước Châu Phi. Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt
chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi.
b/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ Châu Phi, hướng dẫn khai
thác tư liệu, tranh ảnh để các em hiểu thêm về Châu Phi.
c/ Thái độ: Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ và
ủng hộ nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a/ Chuẩn bị của GV: Bản đồ Châu Phi, một số tranh ảnh về Châu Phi.
b/ Chuẩn bị của HS: đọc SGK sưu tầm tranh ảnh về Châu Phi.
3. Tiến trình bài dạy
* Sĩ số

9A............................9B...............................9C...........................
9D............................9E................................9Q..........................

a/ Kiểm tra bài cũ(5').
Tại sao nói : Từ những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra
trong khu vực Đông Nam Á ?
Đáp án:
- Năm 1948 sau khi giành độc lập bru-nây đã tham gia ASEAN.
- Đến những năm 90 của thế kỷ XX, sau chiến tranh lạnh về vấn đề Cam-pu-chia
được giải quyết tình hình chính trị ở ĐNA được cải thiện.
- 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức và là thành viên thứ 7 của
ASEAN, tháng 9/1997 Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN tháng 4/1999 Cam-puchia kết nạp vào ASEAN.
- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế.
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do trong


khoảng từ 10-15 năm.
+1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực.


Châu Phi là một lục địa rộng lớn, dân số đông từ sau CTTG 2, phong trào
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc châu Phi đã diễn
ra mạnh mẽ. Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi ra sức phát triển kinh
tế, văn hoá để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu để hiểu được cuộc đấu tranh của nhân
dân các nước châu Phi đã diễn ra ntn? Chúng ta cùng học bài hôm nay.
b/ Dạy nội dung bài mới:
I. Tình hình chung (18’)
GV: Treo bản đồ giới thiệu vị trí địa lí của châu Phi: S 30,3 tr km 2 gần châu Mĩ,
bằng 2/3 châu Á gấp 3 lần châu Âu với số dân là 839 tr người (2002)châu Phi dược
bao bọc bởi biển và đại dương có nhiều tài nguyên khoáng sản và nông sản.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai châu Phi là thuộc địa của các đế quốc thực dân
phương Tây: Anh, Pháp,Tây Ban Nha , Bồ Đào Nha... sau chiến tranh thế giới thứ
hai phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân đòi độc lập diến ra sôi
nổi ở châu Phi và châu Phi trở thành lục địa mới trỗi dậy.
?HSTB: Nêu nét nổi bật của phong trào GPDT ở Châu Phi? (Phong trào nổ ra
sớm là Bắc Phi nơi có trình độ phát triển hơn các vùng khác trong lục địa ).
* Phong trào đấu tranh giành độc lập:
GV: 3/7/1952 những sĩ quan yêu nước do đại tá Nát-xe chỉ huy nổi dậy làm
cuộc binh biến lật đổ vương triều Pha- rúc và nền thống trị của thực dân Anh,tồn
tại lâu đời ở nước Ai Cập đến 18/6/1953 nước cộng hòa Ai Cập tuyên bố độc lập
- Phong trào nổ ra sớm nhất là ở Bắc Phi:
+ 7/1952, các sĩ quan yêu nước Ai Cập lật đổ chế độ quân chủ thành lập
nước Cộng hoà Ai Cập 6/1953.
+ Thắng lợi của nhân dân An-giê-ri (1954-1962) lật đổ ách thống trị của
thực dân Pháp.
GV: Chiến thắng Điện Biên Phủ của NDViệt Nam năm 1954 đã cổ vũ thúc đẩy sự

nổi dậy của ND các nước thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi tiêu biểu cuộc đấu tranh
của nhân dân An-giê-ri nổ ra từ tháng 1/1954 hơn 8 năm kháng chiến chống một đế
quốc hùng mạnh buộc Pháp phải ký hiệp định công nhận nền độc lập của An-giê-ri
?HS(TB) Tại sao năm 1960 được gọi là năm Châu phi ?
+ Năm 1960 là "năm Châu Phi" có 17 nước tuyên bố độc lập.
HS: lên xác định một số nước giành độc lập năm 1960 trên bản đồ
GV: Từ 1960 trở đi phong trào GPDT lên cao rộng khắp moi miền của Châu Phi


?HS(TB): Với thắng lợi của nhân dân châu Phi có ý nghĩa ntn ?
(từ đó hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc Châu
Phi đã giành được độc lập chủ quyền).
* Thời kì xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - văn hóa
GV: Sau khi giành được độc lập châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước phát triển
kinh tế xã hội, nhưng những thành tựu ấy chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt
của châu Phi, nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
?HS(TB) : nguyên nhân nào nền kinh tế châu Phi chậm phát triển ?
(Luôn ở tình trạng bất ổn, xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ chồng chất, bệnh tật)
Châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước phát triển kinh tế xã hội thu được
nhiều thành tích nhưng chưa làm thay đổi bộ mặt nhiều nước vẫn đói nghèo lạc
hậu.Cuối những năm 80 của thế kỷ XX châu Phi càng khó khăn đó là xung đột nội
chiến, mâu thuẫn sắc tộc, bệnh dịch, nợ nần)
- Các nước Châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước phát triển kinh tếxã
hội thu được nhiều thành tích nhưng chưa làm thay đổi bộ mặt nhiều
nước vẫn đói nghèo lạc hậu. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX châu Phi càng
khó khăn và không ổn định.
?HS(K-G): Nguyên nhân khó khăn và không ổn định?
GV: Châu Phi luôn trong tình thế bất ổn xung đột nội chiến nợ nần chồng chất và
bệnh tật. Từ năm 1987-1997 vùng châu Phi có tới 14 cuộc xung đột nội chiến do
xung đột giữa hai bộ tộc Hu-tu và tu-xi ở Ru-an-đa một quốc gia nhỏ ở Trung Phi

với diện tích rộng 26.000 km2 vởi số dân 7,4 triệu người, đã có 800 người thiệt
mạng, 1,2 triệu người phải lang thang tị nạn chiếm 1/10 dân số. Tỉ lệ tăng dân số
cao nhất TG là Ru-an-đa, tỉ lệ mù chữ cao nhất TG Ghi-nê, Xê-nê-gan. Hiện nay
châu Phi có 32/57 quốc gia xếp vào nhóm nghèo nhất TG, 2/3 dân số châu Phi
không đủ ăn,1/3 dân số đói kinh niên(150tr người) đầu thập niên 90 nợ 300 tỉ USD.
?HS(K-G): Đứng trước những khó khăn đó các nước châu Phi phải làm gì?
- Hiện nay các nước châu Phi đề ra cải cách nhằm giải quyết các cuộc
xung đột, phát triển kinh tế, thành lập liên minh khu vực châu Phi (AU).
GV: Như vậy cuộc đấu tranh để xoá bỏ đói nghèo, lạc hậu còn gian khó hơn, lâu
dài hơn cuộc chiến đấu giành độc lập tự do.
II. Cộng hoà Nam Phi(19’)
GV: Giới thiệu bản đồ nước Cộng hoà Nam Phi, S: 1,2 triệu km2. Dân số 43,6 tr
người (2002) trong đó 75,2% là người da đen, 13,6% là người da trắng, 11,2 % là
người da màu. Từ năm 1662, người Hà Lan đã đặt chân lên Nam Phi lập ra thuộc


địa kếp->đầu TKXIX Anh gây ra chiến tranh với người Bô-ơ chiếm thuộc địa này
-> đến năm 1910 Liên bang Nam Phi được thành lập nằm trong khối Liên hiệp
Anh-> năm 1961, trước áp lực đấu tranh của nhân dân Nam Phi Liên bang Nam
Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh.
?TB: Trước sự đấu tranh của nhân dân Nam Phi. Thực dân Anh đã phải làm
gì?
(Công nhận nền độc lập của nước Cộng Hoà Nam Phi)
- Năm 1662, Hà lan chiếm Nam Phi lập sứ thuộc địa kếp-> Đầu thế kỷ
XX Anh chiếm->1910 thành lập Liên bang Nam Phi-> Năm 1961, Anh phải
công nhận nền độc lập Cộng hòa Nam Phi.
GV: Tuy là một quốc gia độc lập nhưng khoảng 20 tr người da màu nước này phải
sống cơ cực tủi nhục dưới ách thống trị của chế độ phân biệt chủng tộc.
HS: đọc thuật ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai (bảng tra cứu)
- Chính quyền thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt

chủng tộc (A-pac-thai) cực kì tàn bạo.
?HS(KG) : Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở diễn ra như thế
nào ?
(Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan
và tàn bạo của Đảng quốc dân, Đảng của người da trắng chủ trương tước đoạt mọi
quyền lợi cơ bản về chính trị, kinh tế- xã hội. Người da đen đã bền bỉ tiến hành
cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc Cộng đồng quốc tế, Liên hợp
quốc lên án gay gắt chế độ A-pac-thai ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.)
GV :Trước cuộc chiến tranh ngoan cường của người da đen, chình quyền Nam Phi
tuyên bố xoá bỏ chế độ A-pac-thai. Năm 1912, một tổ chính trị của người da đen ở
Nam Phi được thành lập gọi là Đại hội dân tộc phi mục tiêu của đại hội là đấu
tranh thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc XD 1 XH DC, năm 1961ANC thành lập
tổ chức vũ trang lấy tên là “ngọn gió dân tộc” phát động chiến tranh du kích.
đen

- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức ''Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da
đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ A-pac-thai -> trước cuộc đấu tranh ngoan
cường chính quyền Nam Phi tuyên bố xoá bỏ chế độ A-pac-thai (1993).

GV: H13: Ông Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1928, là luật sư, nhà hoạt động chính
trị ở Nam Phi năm 1944 gia nhập tổ chức “Đại hội dân tộc Phi”(ANC) giữ chức
tổng thư ký ANC. Năm 1964, bị nhà cầm quyền bắt giam sau 27 năm tù trước áp
lực đấu tranh của người da đen đến ngày 11/2/1990, chính quyền Nam Phi trả tự do
cho ông lúc ông đã 62 tuổi, ông lại lao vào cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt
chủng tộc đến tháng 4 năm 1993, ông dẫn phái đoàn ANC đàm phán với chính phủ


Nam Phi, chính quyền da trắng phải tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pác-thai sau cuộc
bầu cử DC đa chủng tộc năm 1994, Ông Nen-xơn Man-đê-la trở thànhvị tổng
thống người da đen đầu tiên, ông được giải thưởng Nôben hoà bình ông được ND

châu phi và NDTG ngưỡng mộ như người anh hùng chống chế độ phân biệt chủng
tộc.
- Sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc ông Nen-xơn Man-đê-la trở
thành
tổng thống người da đen đầu tiên 4/ 1994.
?HS(TB): Trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pac-thai có ý nghĩa gì?
Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt.
?HS( TB): Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ trương phát triển kinh tế như thế
nào ?
- Hiện nay chính quyền Nam Phi đề ra chiền lược kinh tế vĩ mô nhằm
phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và Phân phối lại.
c/ Củng cố và luyện tập(2’)
* Bài tập: Hãy điền thời gian cho phù hợp với sự kiện trong bảng.
STT

Sự kiện

Thời gian

1

Cộng hoà Ai Cập được thành lập

18/6/1953

2

Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân An-giê-ri

1954-1963


3

Năm Châu Phi

4

Nen-xơn Man-đê-la thành tổng thống da đen đầu tiên

1960
4/1994

d/ Hướng dẫn học ở nhà.(1’)
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới các nước Mĩ La-tinh.
- Học bài - ôn tập từ tiết 1 đến hết tiết 8 để tiết 9 kiểm tra.
* rút kinh nghiệm sau khi dạy :
Nội dung kiến thức :
........................................................................................................................... Phương
pháp : .......................................................................................................................................


Thời
gian : ...............................................................................................................................................



×