Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phát huyKỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.39 KB, 31 trang )

Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU

Trang
4

I. Lý do chọn đề tài

4

II. Mục đích và và nhiệm vụ nghiên cứu

5

III. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

5

IV. Phương pháp nghiên cứu

5

V. Kế hoạch thực hiện

5

B. NỘI DUNG


6

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

6

I.1. Một số khái niệm

6

I.2. Các giai đoạn tiếp cận và chuẩn bị làm việc nhóm

7

I.3. Các yếu tố tạo nên hiệu quả làm việc nhóm

8

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

8

II.1. Thuận lợi

8

II.2. Khó khăn

9


II.3. Nguyên nhân

10

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

11

III.1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn

11

III.2. Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả

13

III.3. Nâng cao tính tự học, tự sáng tạo của mỗi thành viên trong

15

tổ
III.4. Nâng cao trình độ GV, xây dựng đội ngũ đồng đểu về

15

chuyên môn
III.5. Bám sát thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn, công văn, các đợt

16


sinh hoạt chuyên môn của Sở GD và nhà trường trong việc nâng
cao kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

16
-1-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

IV.1. Hoạt động giảng dạy chuyên môn

16

IV.2. Hoạt động bồi dưỡng HSG cấp tỉnh qua 3 năm 2015-2018

16

IV.3. Hoạt động phong trào

16

IV.4. Danh hiệu thi đua

17

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

PHỤ LỤC

21

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-2-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ

VIẾT
TẮT

1

Giáo viên

GV


2

Học sinh

HS

5

Trung học phổ thông

THPT

6

Giáo dục

GD

7

Học sinh giỏi

HSG

8

Khoa học kỹ thuật

KHKT


9

Phát thanh truyền hình

PTTH

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-3-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực cần có của con
người trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy phát triển năng lực hợp tác từ trong
trường học đã trở thành một xu thế của giáo dục trên thế giới cũng như ở Việt
Nam.
Trong nhà trường THPT nói chung, một trong những thành phần không thể
thiếu đó chính là các tổ chuyên môn. Xu hướng cộng tác, làm việc nhóm giữa
các GV trong cùng một tổ chuyên môn là một điều tất yếu.
Tổ chuyên môn vững mạnh thì góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh.
Tất cả các tổ chuyên môn (gọi tắt là các tổ) đều mong muốn tổ mình đoàn kết
vững mạnh. Tuy nhiên làm thế nào để các thành viên trong cùng một tổ
chuyên môn phát huy hết những tiềm lực, những khả năng của bản thân, phối
hợp tốt với nhau trong việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của tổ chuyên môn
là một điều đáng phải suy ngẫm. Đó là một trong những lý do mà bản thân tôi
thực hiện đề tài:
Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn

vững mạnh trong trường THPT ở trường THPT Lê Hoàn
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
II.1. Mục đích:
- Cung cấp một cái nhìn tổng quát về việc phát huy kỹ năng làm việc chung
với nhau, phát huy tính tự học, sáng tạo giữa các GV trong tổ chuyên môn
góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh.
- Đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong tổ
chuyên môn
II.2. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn
của việc hợp tác của các thành viên trong tổ chuyên môn (gọi tắt là tổ)
- Đánh giá thực trạng của việc hợp tác trên
- Đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: giáo viên Tổ Hóa Học Trường THPT (giai đoạn: 2015-2019)
- Phạm vi thực hiện: giáo viên trong cùng một tổ chuyên môn.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 9/ 2018- 3/2019
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-4-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM HỌC 2018 -2019
- Giai đoạn 1: tháng 9. Điều tra, nắm bắt thực trạng. Xây dựng kế hoạch thực
hiện.

- Giai đoạn 2: tháng 10,11, 12. Thực nghiệm đề tài. Đánh giá tìm ra những
mặt được và những tồn tại cần khắc phục
- Giai đoạn 3: tháng 1, 2, 3. Tiếp tục thực nghiệm đề tài. Kết quả thực
nghiệm.
- Giai đoạn 4: trung tuần tháng 3. Hoàn thành đề tài. Viết sáng kiến kinh
nghiệm.

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-5-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
I.1. Một số khái niệm:
Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban giám hiệu nhà trường
điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ chuyên
môn. Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm,
thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn.
Trong một thời đại có những bước tiến như vũ bão trong các ngành, nghề
buộc những thầy cô giáo cũng phải ý thức được việc cộng tác làm việc trong
một môi trường tập thể để hoàn thành khối lượng công việc ngày càng nhiều,
nhiều hoạt động mới đáp ứng những nhu cầu phát triển của ngành nghề mang
lại cũng là một tất yếu không thể bàn cãi thêm được nữa.
I.2. Các yếu tố tạo nên hiệu quả của các hoạt động trong tổ chuyên môn
1. Yếu tố nội tại:
Là yếu tố có tính chủ quan, bao gồm trình độ và sự hợp tác của các thành
viên trong tổ chuyên môn, sự tuân thủ những quy chế làm việc của tổ chuyên

môn của các thành viên, khả năng điều hành của tổ trưởng chuyên môn, mục
tiêu của tổ chuyên môn, điểm mạnh và điểm yếu của tổ chuyên môn
2. Yếu tố ngoại tại:
Bao gồm bối cảnh làm việc, môi trường và điều kiện làm việc, quy mô
nhóm, sự đánh giá của tổ chức đối với kết quả làm việc của tổ chuyên môn,
những thuận lợi và khó khăn từ yếu tố khách quan đối với công việc của tổ
chuyên môn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
II.1. Thuận lợi:
Tiền thân của tổ Hóa học được tách ra từ tổ ghép Hóa – Sinh. Từ năm: 20152016 được tách rời và được thành lập thành tổ chuyên môn Hóa học
Nguồn nhân lực của tổ chuyên môn:
- Số lượng: 06
Trong đó: nữ: 04. Nữ dân tộc thiểu số: 00.
GV đảm trách công tác quản lý (hiệu phó phụ trách chuyên môn): 01
Trình độ chuyên môn:
+ Thạc sỹ: 02
+ Đại học chính quy: 04 (trong đó một giáo viên đang tham gia lớp cao học)
Tổ trưởng: Thầy Đặng Do.
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-6-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Các thầy cô trong tổ đều có tuổi đời còn trẻ (đều thuộc thế hệ 7X, 8X) nhiều
nhiệt huyết trong công tác giảng dạy và các hoạt động phong trào. Sự quan
tâm sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
II.2. Khó khăn:
Một số tư tưởng ảnh hưởng hiệu quả của các hoạt động của tổ chuyên môn

là:
- Quá nể nang các mối quan hệ:
- Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác:
- Không chú ý đến công việc của nhóm:
II.3. Nguyên nhân:
- Bất đồng ý kiến, không thống nhất ý kiến chung
- Không phân công công việc rõ ràng trong nhóm
- Thụ động thiếu tự giác khi làm việc nhóm
- Không đoàn kết
- Đùn đẩy công việc, phân bì, tị nạnh nhau
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Những biện pháp mà tổ chuyên môn đã áp dụng bên dưới trong thời gian qua
mang lại một số kết quả rất khả quan cụ thể như sau:
III.1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn
1. Xác định các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của tổ
- Bám sát kế hoạch năm học của nhà trường trong từng năm học.
- Bám sát thực hiện các chỉ thị, hướng dấn, công văn, các đợt sinh hoạt
chuyên môn của Sở GD, cụm chuyên môn; kế hoạch của nhà trường, chuyên
môn nhà trường trong các hoạt động.
- Xác định được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu gấp rút, mục tiêu chưa
gấp rút của tổ.
Ví dụ: nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng thường xuyên là mục
tiêu dài hạn; kế hoạch hoạt động tháng, tuần là mục tiêu ngắn hạn.
2. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết
Cụ thể hóa thành những kế hoạch tuần, tháng, năm cụ thể nhằm thực hiện
chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường trong
năm học đó.
Một bảng kế hoạch có nội dung gợi ý như ở dưới:
STT Nội dung công việc


GV phụ trách

Thời gian thực hiện

Ghi
chú

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-7-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Người tổ trưởng chuyên môn là người nhìn ra được những mặt mạnh cũng
như hạn chế của từng thành viên trong tổ của mình; do đó khi phân công
nhiệm vụ cần cố gắng để các cá nhân trong tổ phát huy hết mặt mạnh của
mình; Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ của từng thành
viên, đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu
quả nhất
Một lưu ý nhỏ đối với một bảng kế hoạch nói chung là: công việc được cụ
thể hóa, thời gian thực hiện hợp lý, phân công nhân lực phù hợp. Ví như ta
không thể đưa ra kế hoạch nộp đề kiểm tra vào sáng thứ 3, trong khi kế hoạch
chiều thứ 2 mới có chẳng hạn.
3. Phổ biến kế hoạch cho GV
Các kế hoạch tháng được bổ biến đến với thành viên trong tổ trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.
B1: Tổ trưởng đưa ra kế hoạch tháng
B2: Lấy ý kiến phản hồi, đóng góp ý kiến của GV
B3: thống nhất các nội dung của bảng kế hoạch

B4: Tổ trưởng cụ thể hóa thành những bảng kế hoạch tuần
Các kế hoạch phải đảm bảo:
+ Nội dung công việc được phân công rõ ràng, đo lường đượ, có tính chất khả
thi
+ Có gắn thời gian thực hiện, công việc vừa sức với người được phân công.
Ví dụ: trong tổ có hoạt động tổ chức sinh hoạt ngoại khóa yêu cầu phải lên kế
hoạch tổ chức trong một tuần, tổ trưởng chuyên môn giao trách nhiệm cho 1
cá nhân trong tổ thực hiện. Trong khi đó, cá nhân chưa từng có kinh nghiệm
trong việc này trước đó. Vậy là kế hoạch ở đây cho thấy, công việc phân công
là không khả thi, không đủ khả năng của người thực hiện thì kế hoạch có tốt
đến đâu, chi tiết, cụ thể đến đâu thì hoạt động này cũng thất bại.
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-8-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Các kế hoạch tuần được đưa ra vào đầu tuần. Các thành viên trong tổ thực
hiện theo kế hoạch. Đôi lúc kế hoạch tuần buộc có những điều chỉnh để phù
hợp với kế hoạch chuyên môn, kế hoạch trường nếu có sự thay đổi, điều chỉnh
4. Kiểm tra theo sát, đôn đốc tiến trình công việc
Là nhóm trưởng, phải sâu sát mọi hoạt động của tổ chuyên môn để có những
điều chỉnh hợp lý.
Ví dụ: theo lịch kiểm tra tập trung của chuyên môn nhà trường thì bộ môn
Hóa học 10 sẽ phải kiểm tra 1 tiết cách 2 tuần. Tổ trưởng sẽ lên kế hoạch cho
GV, nộp ma trận trong tuần này và tiến hành làm đề , nộp vào giữa tuần sau.
Mâu thuẫn có thể nảy sinh trong lúc làm việc. Từ công việc có thể dẫn tới
những xích mích, va chạm ảnh hưởng các mối quan hệ của các cá nhân trong
tập thể. Do đó không chỉ điều chỉnh công việc, người tổ trưởng còn phải điều

chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm viên, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn
nội bộ để hóa giải, không để chúng ảnh hưởng đến công việc.
5. Thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đến thành viên trong tổ
Tổ trưởng luôn là người quan tâm đến GV trong tổ. Trong công tác phân
công chuyên môn, hết sức tạo điều kiện cho các GV nữ mang thai, con nhỏ,
bố trí dạy một buổi; quan tâm đến hoàn cảnh của các thành viên kịp thời có
những chia sẻ đúng lúc và thiết thực.
Ví dụ: trong tổ có 04 thành viên nữ; trong đó có: 01 GV chưa lập gia đình,
số còn lại đều đang ở lứa tuổi sinh đẻ. Năm học này 1018-2019 cô Trang đang
có con nhỏ, tổ hết sức tạo điều kiện, phân công chuyên môn cho dạy 01 buổi.
Không phải chủ nhiệm.
Một ví dụ khác: các thành viên khác trong tổ có việc gia đình con ốm, hiếu
hỉ thì luôn được sự quan tâm của tổ trưởng kịp thời cả về vật chất lẫn tinh
thần.
6. Trau dồi khả năng quản lý, điều hành
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-9-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Khả năng quản lý của người tổ trưởng chuyên môn không phải ngày một
ngày hai mà nhuần nhuyễn thành thạo được. Nó phải là một khoảng thời gian
không ngừng học tập, trau dồi. Trước là giúp tổ có những chiến lược đúng
đắn, xây dựng tổ vững mạnh trong nhà trường. Hai nữa là góp phần xây dựng
nhà trường lớn mạnh, là một trong những trường dẫn đầu của tỉnh
Ví dụ: Nếu bạn là người đã có tố chất lãnh đạo sẵn có thì dĩ nhiên không có gì
đáng trở ngại cả. Nhưng cũng cần thời gian để trau dồi thêm cho được nhuần
nhuyễn hiệu quả. Tuy nhiên, với một bộ phận khác thì tương đối khó khăn.

Do đó một gợi ý nhỏ là bạn có thể tham gia các khóa học online trên mạng.
- Các khóa học được đề xuất:
+ Tố chất hình thành lãnh đạo và phong cách lãnh đạo hiệu quả:
/>+ Chìa khóa lãnh đạo: />+ Hoạch định cho sự thành công của đội ngũ: />Và rất nhiều khóa học dành cho các nhà quản lý khác tại Kyna - Học viện đào
tạo online hàng đầu tại Việt Nam. Địa chỉ website: />III.2. Đối với tổ viên trong tổ chuyên môn
1. Xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hằng
năm
Xây dựng các kế hoạch này cụ thể, có khoảng thời gian thực hiện khớp với
các kế hoạch của nhà trường và tổ chuyên môn đề ra.
2. Thực hiện nghiêm túc, kỉ luật kế hoạch đề ra
Một kế hoạch có được thực hiện tốt không dựa vào tinh thần thực hiện kế
hoạch của các thành viên. Luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc, kỉ luật đề ra.
Một kế hoạch sẽ chậm trễ nếu 01 cá nhân chậm trễ, hoặc không thực hiện
nhiệm vụ trong kế hoạch đề ra.

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-10-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Ví dụ: Trong hoạt động bồi dưỡng HSG giỏi chẳng hạn, mỗi thành viên sẽ
đảm nhiệm một phần nội dung kiến thức. Rõ ràng nếu 01 GV chậm trễ trong
quá trình bồi dưỡng thì các GV khác không đẩy nhanh tiến bộ bồi dưỡng vì
HS chưa có kiến thức nền tảng được bồi dưỡng trước đó. Lúc đó GV này lựa
chọn 1 trong 2 khả năng: 1 là chờ GV đó dạy cho xong phần kiến thức phải
được dạy cho HS rồi bản thân dạy; 2 là dạy luôn phần kiến thức của GV đó.
Dẫn tới chậm trễ luôn mọi hoạt động sau đó vì việc nghiên cứu các chuyên đề
HSG đòi hỏi thời gian và công sức nhiều của người GV đặc biệt là đối với các

GV có kinh nghiệm giảng dạy còn chưa nhiều, khả năng ứng biến tình huống
còn hạn chế.
3. Sẵn sàng chia sẻ, trợ giúp các thành viên khác trong tổ
Trong công việc, không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong lúc đó thì cần sự
hỗ trợ, trợ giúp của các thành viên khác trong tổ. Việc giúp đỡ và tôn trọng
lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm chính là động lực lớn nhất để cùng
làm việc và hướng tới mục đích chung cuối cùng. Sự hỗ trợ không phải gì lớn
lao, hay hô hào cho lớn tiếng. Sự hỗ trợ là những hành động tuy nhỏ nhưng
hết sức thiết thực, kịp thời.
Một ví dụ nhỏ: theo phân công là GV A này phải chấm 9 bài kiểm tra chẳng
hạn, nhưng mà được biết cô A này gia đình đang có con đau đang phải chăm
sóc.
Tình huống 1: công việc ai người đó làm, mọi việc vẫn thực hiện như thường.
Ở tình huống này cô A vừa phải chăm sóc con vừa phải hoàn thành công việc.
Vì quá áp lực nên cô A bị ốm. Tổ phải cử GV đi dạy thay. Vì cô A bị ốm nên
bài kiểm tra chưa kịp chấm nhập điểm chậm trễ. Cô A bị phê bình và rất buồn
rầu. Nên tinh thần trong tổ cũng không được vui vẻ.
Tình huống 2: GV B nhận thêm phần 2 xấp bài, GV C nhận thêm 1 xấp. Lúc
đó cô A này chỉ phải chấm 6 xấp bài kiểm tra. Áp lực lên cô A này giảm
xuống. Cô sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình chấm bài đúng hạn. Các
thành viên trong tổ hoàn thành đúng tiến độ. Mọi thành viên vui vẻ hăng hái
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-11-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Phân tích 02 tình huống trên ta thấy tình huống 2 thì cô A sẽ cảm thấy cảm
kích sự giúp đỡ tuy nhỏ nhưng hết sức kịp thời của các thành viên khác trong

tổ, thêm gắn bó với tổ của mình. Qua hành động này, thì tất nhiên khi các
thành viên khác gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ từ mình, cô A cũng sẽ hết lòng
hết sức tận tâm hỗ trợ cho đồng nghiệp của mình.
Nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc
làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
4. Có trách nhiệm trong công việc
Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách
nhiệm, nhưng làm việc trong một tập thể thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không
hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập
thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất
cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải
chỉ một phần công việc được hoàn thành.
5. Nâng cao tính tự học, tự sáng tạo của mỗi thành viên trong tổ
Mỗi thành viên không ngừng tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, tự hoàn
thiện mình để góp phần giúp cho tổ chuyên môn được vững mạnh hơn, sẵn
sàng đương đầu với những nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội giao phó.
Theo dõi sát sao kế hoạch năm học, kế hoạch từng tháng cụ thể nhất là kế
hoạch từng tuần của tổ. Mạnh dạn xung phong đứng ra chịu trách nhiệm tham
gia, gánh vác các công việc, nhiệm vụ các hoạt động của tổ chuyên môn nhằm
thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong nhà trường.
Ví dụ: trong năm học 2016-2017 có 2 cuộc thi lớn: cuộc thi Tích hợp liên
môn dành cho GV, hướng dẫn HS nghiên cứu KHKT cấp tỉnh; hướng dẫn HS
dựa vào kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn và hoạt động sinh hoạt
cụm chuyên môn cũng cùng thời điểm. Các GV mạnh dạn xung phong đứng
ra chịu trách nhiệm tham gia dự thi, hướng dẫn.
- Cô Trang: đăng kí hướng dẫn học sinh Nghiên cứu khoa học kỹ thuật
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-12-



Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

- Cô Hằng: đăng kí thi Tích hợp liên môn
- Cô Phụng: đăng kí hướng dẫn HS dựa vào kiến thức liên môn giải quyết
các vấn đề thực tiễn
- Cô Chinh: chuẩn bị giáo án sinh hoạt cụm chuyên môn
6. Nâng cao trình độ GV, xây dựng đội ngũ đồng đều cả về chuyên môn
Trong công tác chuyên môn, có 06 GV (trong đó có 01 GV: hiệu phó chuyên
môn) được phân công giảng dạy với tổng số lớp học trong 3 năm trở lại đây
trung bình khoảng 27 lớp. Mỗi năm đều có động thái phân công thêm 01GV
trẻ đảm nhận công tác giảng dạy HS khối 12. Bên cạnh đó còn bố trí những
thành viên có kinh nghiệm vừa dạy 12, 10. Với những bố trí như vậy, góp
phần nâng cao chất lượng HS đầu cấp, giúp cho các GV trẻ nâng cao trình độ
chuyên môn nhà trường, xây dựng đội ngũ đồng đều về chuyên môn.
7. Đoàn kết thống nhất, đồng thuận trong tổ
Trong tổ chuyên môn, luôn tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong tổ.
Cùng có chung mục tiêu, nhìn chung một hướng, đoàn kết thống nhất là kim
chỉ nam cho các hoạt động tổ. Trong các cuộc thảo luận, cuộc họp các thành
viên có thể tranh luận để tìm ra tiếng nói chung. Nhưng khi đã đồng thuận thì
tất cả đồng tâm nhất trí cao cố gắng hoàn thành nội dung đã được thống nhất,
hoàn thành kế hoạch đã được đề ra.
8. Luôn lắng nghe sự góp ý từ đồng nghiệp trong tổ
Luôn lắng nghe những lời góp ý từ các đồng nghiệp của mình trong tổ. Tìm
cách khắc phục những nhược điểm của cá nhân. Nếu những mặt hạn chế thật
sự có cản trở sự phát triển, hoàn thiện hơn của bản thân thì phải quyết tâm sửa
chữa. Đưa ra các giải pháp để khắc phục và thực hiện nó. Một mẹo nhỏ mà
bản thân tôi áp dụng khá hiệu quả. Quy tắc 2 phút – 72 giờ - 21 ngày.
Nếu việc gì mà chỉ mất 2 phút để hoàn thành thì bạn phải làm ngay lập tức,
không trì hoãn. Nếu có một ý tưởng nào đó thì trong vòng 72 giờ đồng hồ bạn

phải bắt tay vào làm ngay nếu không có chỉ là những kế hoạch nằm trên giấy.
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-13-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Một thói quen mới được hình thành nếu ta kiên trì thực hiện đều đặn nghiêm
túc trong vòng 21 ngày.
Không có gì là khó cả. Thất bại chỉ khi ta bỏ cuộc. Bắt đầu từ việc nhỏ nhất.
Hãy thay đổi để bản thân tích cực hơn, hoàn thiện ngay từ bây giờ.
III.3. Xây dựng tôn chỉ của tổ chuyên môn
- Đầu tư các mặt mũi nhọn tập trung vào các mảng: bồi dưỡng HSG, tỷ lệ đậu
tốt nghiệp trong tốp 15 của tỉnh
- Các cuộc thi lớn: nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sáng tạo thanh thiếu niên
nhi đồng, sáng tạo khoa học kỹ thuật…đều cử GV tham gia hướng dẫn, dự
thi.
III.4. Công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
Công tác phối kết hợp với các thành phần khác trong nhà trường: Đoàn
trường, các tổ chuyên môn khác luôn được thực hiện một cách nhịp nhàng ăn
khớp. Trong các hoạt động ngoại khóa thường niên thì một trong những yếu
tố thành công của các hoạt động này là việc phối kết hợp có hiệu quả hay
không. Trong việc này, tổ trưởng chính là cầu nối để công tác phối hợp này
diễn ra một cách suôn sẻ và nhịp nhàng.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
IV.1. Hoạt động giảng dạy chuyên môn:
Từ 2015 – 2017: năm nào điểm thi tốt nghiệp THPT đều vượt chỉ tiêu và
được nhà trường và cấp trên khen thưởng
Năm học 2017-2018: Bộ môn Hóa có điểm thi Tốt nghiệp THPT đứng thứ

10 toàn tỉnh.
IV.2. Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh qua 3 năm từ 2015-2018
Năm học
2016-2017

Số giải đạt được
- 1 giải ba, 1 giải khuyến khích HSG cấp tỉnh
- 1 giải ba giải toán trên máy tính cầm tay Casio
2017-2018
1 giải ba, 1 giải khuyến khích HSG cấp tỉnh
2018-2019
1 giải nhì, 2 giải khuyến khích HSG cấp tỉnh
IV.3. Hoạt động phong trào

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-14-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

- Hằng năm, tổ cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa có chất lượng, được
nhà trường và các đoàn thể đánh giá rất cao. Đổi mới cách thức tổ chức hoạt
động ngoại khóa sinh động và phong phú thu hút đông đảo HS tham gia.
- Đồng thời tổ cũng có nhiều cá nhân gặt hái được nhiều giải thưởng vì có
thành tích tham gia hoạt động phong trào của trường và các hoạt động tại địa
phương. Điểm lại một số thành tích nổi bật của thành viên tổ.
+ Năm học 2015-2016:
Cô Nguyễn Thị Linh Phụng đạt giải Ba cuộc thi “Âm vang Điện Biên” do
Huyện tổ chức, đạt giải khuyến khích “Tìm hiểu pháp luật” do Công đoàn

trường tổ chức
Cô Nguyễn Thị Kim Chinh là GV có nhiều thành tích tốt trong việc nâng cao
chất lượng bộ môn Hóa trong kì thi Tốt nghiệp THPT quốc gia
- Năm học: 2016-2017
+ Cô: Nguyễn Huyền Trang mang về cho tổ thành tích Hướng dẫn học sinh
NCKH đạt giải Ba cấp Tỉnh; danh hiệu Duy trì sĩ số học sinh
+ Cô: Trần Thị Thu Hằng mang về cho tổ giải khuyến khích cuộc thi Tích
hợp liên môn cấp Quốc gia (phần thi dành cho giáo viên)
+ Cô: Nguyễn Thị Linh Phụng đã hướng dẫn học sinh vượt qua vòng loại
cấp Tỉnh vào vòng dự thi quốc gia cuộc thi Tích hợp liên môn giải quyết vấn
đề thực tiễn.
- Tổ có 2 thầy: Nguyễn Văn Tèo, Đặng Do đạt danh hiệu GVDG cấp Tỉnh.
- 4 cô còn lại trong tổ đều đạt được Danh hiệu GVDG cấp trường trong các
năm học 2016-2017; 2018-2019
IV.4. Danh hiệu thi đua
1. Cá nhân:
100% thành viên trong tổ đạt danh hiệu Lao động tiên tiến trở lên.
Có 5/6 thành viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong 3 năm
2016-2018.
Cụ thể:
ST

Họ và tên

T
1
Nguyễn Văn Tèo
2
Nguyễn Thị Linh Phụng
3

Nguyễn Huyền Trang
4
Trần Thị Thu Hằng
5
Đặng Do
2. Tập thể:

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

Danh hiệu thi đua

Năm học

Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

2015-2016
2015-2016
2016-2017
2016-2017
2017-2018

-15-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT


Liên tục nhiều năm liền 2015-2018: tổ Hóa học đều đạt danh hiệu Tổ tiên
tiến

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-16-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Tinh thần tập thể với khả năng hoạt động nhóm là một trong những điều kiện
thuận lợi góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh. Với tinh thần “Muốn
đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” cũng đã khẳng
định phần nào vai trò của làm việc nhóm trong tổ chuyên môn tạo nên sự
đồng thuận cao, nâng cao sức chiến đấu của tổ. Là một GV có tuổi đời và tuổi
nghề ít nhất tổ. Tôi rất tự hào và hạnh phúc được sinh hoạt, giảng dạy trong tổ
bộ môn Hóa học tại trường THPT Lê Hoàn. Nơi đây, tôi đã học tập được rất
nhiều kinh nghiệm giảng dạy, là nơi mà chúng tôi được cống hiến, được bảo
ban với tinh thần xây dựng cao nhất, là nơi mà tôi được sẻ chia và sẻ chia, hỗ
trợ từ các GV khác trong tổ với sự nhiệt tình, không vụ lợi nhất.
Với năng lực và trình độ có hạn, bản sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu
sót, hạn chế. Kính mong Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, các thầy cô
giáo đóng góp ý kiến để các biện pháp giáo dục này được hoàn chỉnh và có
tính ứng dụng rộng rãi hơn. Xin trân trọng cảm ơn quí thầy cô.

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-17-



Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brian Cole Miller (2007), Xây dựng nhóm hiệu quả (Bản dịch tiếng Việt
của Hải Ninh, 2011), Alphabooks – NXB Lao động – xã hội.
2. Lại Thế Luyện (2012), Kỹ năng làm việc đồng đội. Nhà xuất bản tổng hợp
TP.HCM.
3. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thị Thu Hà (biên dịch): Xây
dựng nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2006.
4. PGS. TS Vũ Hoàng Ngân, Th.S Trương Thị Nam Thắng: Xây dựng và phát
triển nhóm làm việc, NXB Phụ nữ, 2009.
5. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (VIM) (2007), Tổ chức và điều hành
dự án, NXB Tài chính.

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-18-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

PHỤ LỤC 01
NGOẠI KHÓA: HỌC SINH VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ
DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
I. Nhân lực và phân tích thuận lợi và khó khăn:
1. Nhân lực:
- Các thành viên tổ Hóa học: 05 thành viên chịu trách nhiệm xây dựng và tổ
chức hoạt động ngoại khóa.
- Hỗ trợ của bên Đoàn trường trong việc hỗ trợ loa, đài, âm thanh.

- 25 HS khối 10, 12.
2. Thuận lợi: các GV nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác của tổ
- HS của đội huy động từ các lớp chủ nhiệm của các GV trong tổ
- Được Đài TTTH Huyện Đức Cơ quay hình và đưa tin.
3. Khó khăn:
- Các em lớp 10 thì còn khá bỡ ngỡ, khả năng làm việc cùng nhau chưa ăn
khớp nhẹ nhàng.
- Các HS lớp 12 thì mất khá nhiều thời gian cho việc học tập tại trường cả
chính khóa và phụ đạo. Chưa kể là các thời gian bồi dưỡng thêm thời gian còn
lại sau giờ học ở trường.
- Các GV trong tổ cũng chưa có kinh nghiệm tổ chức một chương trình phong
phú cả về nội dung và có quy mô như vậy.
- Thời tiết không ủng hộ, thường xuyên có những cơn mưa bất ngờ.
II. Các giai đoạn của việc thực hiện chương trình ngoại khóa
1. Lập kế hoạch tổng quát chương trình ngoại khóa
-Mục tiêu:
+ Lập kế hoạch tổng quát chương trình ngoại khóa (thời gian từ khi nhận
nhiệm vụ đến khi buổi ngoại khóa công diễn là 2 tuần)
- Mục đích: để GV có cái nhìn tổng quát về chương trình, hội ý thống nhất
chương trình ngoại khóa
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Tổ trưởng thông qua kế hoạch mà nhà trường phân công giao
nhiệm vụ cho tổ Hóa học thực hiện chương trình ngoại khóa HỌC SINH
VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG
- Yêu cầu tổ thực hiện tách bạch được hai nội dung
+ Học sinh với vấn đề môi trường
+ Học sinh sử dụng tiết kiệm năng lượng

GVTH: Nguyễn Huyền Trang


-19-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

- Các nội dung này được thể hiện phong phú, gây hứng thú cho các đông đảo
HS
Bước 2: Hội ý và thống nhất phân công nhiệm vụ cho GV cụ thể
- Nội dung ngoại khóa được thống nhất như sau:
+ HS với vấn đề môi trường: Hoạt động thời trang từ vật liệu tái chế do
nhóm HS khối 10 (do cô Trang, cô Phụng là GVCN phụ trách).
+ HS sử dụng tiết kiệm năng lượng:
Tiết mục kịch do nhóm HS khối 12
Tiết mục văn nghệ: nhảy hiện đại
( Do cô Hằng, cô Chinh đều là GVCN phụ trách)
+ Tiết mục văn nghệ chuyển tiếp các phần chương trình: 1 tiết mục song ca
do 2 thành viên đội xung kích Đoàn trường; do Thầy Do chịu trách nhiệm liên
hệ HS chuẩn bị - nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường.
+ Giao lưu cùng với khán giả: gồm 10 câu hỏi liên quan đến bảo vệ môi
trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Bước 3: thực hiện một cách có nghiêm túc và kỉ luật các nội dung nêu trên.
- Sản phẩm thu được:
+ Công tác chọn lựa HS:
HS khối 10- tiết mục thời trang: 12 học sinh
HS khối 12: tiết mục kịch gồm 05 HS
Tiết mục nhảy hiện đại: 06 HS
Tiết mục song ca: 02 HS
+ Tiến hành tập luyện, thiết kế các bộ trang phục
Số bộ trang phục thời trang: 10 bộ

Vật liệu: chai nước ngọt, dây nhựa, áo mưa tốc hành, bao nilon
Vở kịch: Vua Hùng kén rể
Các đội tiến hành thiết kế, độc lập tập luyện với sự hướng dẫn, theo dõi sát
sao tiến độ của các GV
+ Chạy thử và ráp chương trình
Tiến hành chạy thử và ráp chương trình: 02 lần trước khi buổi diễn chính thức
diễn ra
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-20-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

Bài phát biểu của Thầy Do: 3 phút
Tiết mục văn nghệ song ca mở màn: 2 phút 30 giây
Tiết mục thời trang: 4 phút 30 giây
Tiết mục kịch: 8 phút 15 giây
Tiết mục nhảy hiện đại: 3 phút
Giao lưu với khán giả: 10 phút
Còn lại là thời gian chết
+ Biểu diễn buổi ngoại khóa
Công diễn vào buổi chào cờ
Thời lượng: 35 phút (10 phút: tiến hành nghi thức chào cờ)
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa
- Mục tiêu:
+ Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng.
+ Có các mốc thời gian phù hợp để hoàn thành các công việc cụ thể.
+ Phân công công việc phù hợp với từng học sinh.
- Các biện pháp thực hiện:

+ Xác định rõ ràng khả năng và trách nhiệm của từng thành viên
+ Đề cao vai trò cá nhân
+ Tránh xung đột trong nhóm
+ Phát huy vai trò của trưởng nhóm – GV phụ trách (nhóm thời trang,
nhóm kịch, nhóm văn nghệ)
- Quy trình của việc xây dựng kế hoạch
B1: thầy Do lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa xin cấp kinh phí của nhà
trường với các nội dung mục tiêu, phương án thực hiện, dự trù kinh phí
(giải thưởng cho các đội thời trang, văn nghệ, hỗ trợ luyện tập, trang phục
đội kịch, vật liệu đội thời trang, ma két của chương trình).
B2: Các đội lên kế hoạch chi tiết của từng hoạt động để thực hiện
B3: Ráp các tiết mục lại, chỉnh sửa thời gian cho các tiết mục được chạy
liên tục, không gián đoạn
- Sản phẩm thu được:
Kế hoạch chi tiết của hoạt động ngoại khóa
GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-21-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

ST

Nội dung

Người phụ trách

T


gian thực

1

Lập kế hoạch hoạt động ngoại

Thầy Do

2

khóa xin xét duyệt của nhà trường
Bài phát biểu mở màn hoạt động

Thầy Do

3

Thời

ngoại khóa
Đội thời trang
- Tiến hành thiết kế làm ra các bộ

hiện
9/9
Trước

Trang, Phụng

25/9

1124/9

Hằng, Chinh

1124/9

GV cả tổ
Mai Hằng (Đoàn

20, 24/9

trang phục
- Chuẩn bị bài thuyết minh
- Tập trình diễn (bố trí 3 buổi)
4

5

Đội kịch
- Lên kịch bản
- Tập luyện
Đội văn nghệ
- Tiết mục song ca
- Tập luyện
Chạy chương trình

trường hỗ trợ kỹ
thuật)
Chinh, Phụng,


6

Câu hỏi giao lưu khán giả

7
8

Hằng, Trang
Phần quà giao lưu khán giả
Phụng
Liên hệ Đoàn trường hỗ trợ âm Do

9

thanh, loa đài
Công tác phụ trách chung

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

Do

23/9
24/9
20, 24/9
11-25/9

-22-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT


3.Một số hình ảnh của buổi ngoại khóa

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-23-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

4. Video về buổi ngoại khóa
Được phóng viên Đài TTTH huyện Đức Cơ đưa tin và đăng tải trên trang
web trường THPT Lê Hoàn. Địa chỉ: />Toàn video của buổi ngoại khóa sẽ được đính kèm theo file mềm theo.
III. Bài học kinh nghiệm rút ra:

GVTH: Nguyễn Huyền Trang

-24-


Phát huy kỹ năng làm việc nhóm góp phần xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh trong trường THPT

- Một hoạt động ngoại khóa có thành công không phụ thuộc nhiều yếu tố.
Nhưng thành tố quyết định sự thành công của một dự án đó chính là kỹ năng
làm việc nhóm.
- Một nhóm làm việc hiệu quả, các thành viên trong nhóm tương tác lẫn
nhau tạo tiền đề để nhóm có những bước tiến xa trong lĩnh vực giảng dạy
cũng như các mảng hoạt động phong trào

GVTH: Nguyễn Huyền Trang


-25-


×