Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Hoàn thiện các hoạt động truyền thông của CMC Corp. nhằm phát triển thị trường Công nghệ thông tin góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.85 KB, 73 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm
1986. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi
mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp,
sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại,
thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm
nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa,
đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã
hội. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng
bước được hình thành nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi
trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực
cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một
quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục
hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động,
đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Cũng đồng thời cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế chung, lĩnh vực
kinh doanh TMĐT cũng đã dần có những bước phát triển nhất định, dần khẳng định
sự đóng góp của mình trong nền kinh tế quốc dân. Sự tham gia của các doanh
nghiệp cũng như của khách hàng vào TMĐT ngày càng nhiều, chứng tỏ sự tin
tưởng của khách hàng và doanh nghiệp vào TMĐT ngày càng chắc chắn. TMĐT sẽ
nhanh chóng tạo dựng được sự thành công của mình trên nền kinh tế do những lợi
ích tiện lợi mà nó mang lại so với nền thương mại truyền thống. Tuy nhiên để hoạt
động thực sự mạnh mẽ, TMĐT yêu cầu cần có một cơ sở hạ tầng công nghê vững
chắc để đảm bảo cho an ninh và các giao dịch. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng chính là
một thị trường cho các doanh nghiệp tham gia và thu được lợi nhuận to lớn.
Bắt đầu được thành lập từ năm 1993, với lịch sử 15 xây dựng và phát triển,
CMC Corp. đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường CNTT bằng chính
1
thực lực mạnh mẽ được khách hang và đối tác tin cậy với hàng loạt các chứng chỉ
và giải thưởng CMC Corp. đạt được. Cũng đồng thời với những thành tích đó,


CMC Corp. không ngừng dừng lại mà vẫn liên tục tìm kiếm, phát triển vào các lĩnh
vực kinh doanh theo 3 mảng là: IT, Telecommunication & Internet, eBussiness.
Mặc dù IT hiện là lĩnh vực tạo được phần lớn lợi nhuận cho CMC Corp. nhưng
EBussiness được CMC Corp. nhìn nhận là một lĩnh vực kinh doanh sẽ tạo ra nguồn
lợi nhuận rất to lớn bằng việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, cũng do
đây là lĩnh vực mà CMC Corp. chưa có kinh nghiệm tham gia cũng như vị thế trên
thị trường nên CMC Corp. sẽ cần phải tiến hành các hoạt động truyền thông nhằm
xây dựng hình ảnh của mình, tạo niềm tin đối với khách hang của mình.
Với những kiến thức đã được học tại giảng đường và tại CMC Corp. cùng
với sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Thế Trung, chú Nguyễn Minh Huyên và các
anh chị trong phòng Truyền thông và Thương hiệu của CMC Corp. em đã chọn đề
tài: “Hoàn thiện các hoạt động truyền thông của CMC Corp. nhằm phát triển thị
trường Công nghệ thông tin góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trường
Thương mại điện tử ở Việt Nam” để nhằm hiểu rõ hơn về chuyên ngành mình đã
học.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm:
Lời nói đầu
Phần 1: Giới thiệu về CMC Corp. và thị trường TMĐT ở Việt Nam
Phần 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng hoạt
động Marketing của công ty
Phần 3: Một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả truyền thông
của CMC Corp.
Kết luận.
2
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CMC CORP. VÀ THỊ TRƯỜNG TMĐT
Ở VIỆT NAM
1. Tổng quan về tập đoàn CMC
1.1. Khái quát về Công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC

Tên giao dịch tiếng Anh: CMC CORPORATION
Tên viết tắt: CMC CORP.
Logo:
Trụ sở chính: Số 29 Hàn Thuyên, phường Phạm Đình Hồ, Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 972 1135 Fax: (84-4) 972 1134
Chi nhánh: 134 Lê Hồng Phong, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Điên thoại: (84-8) Fax: (84-8)
Website: www.cmc.com.vn
Vốn Điều lệ (tại thời điểm 31/3/2007): 400.000.000.000 đồng
1.2. Lịch sử phát triển
Năm 1993
Công ty TNHH HT&NT được thành lập năm 1993 và là một trong những tên
tuổi nổi tiếng vào những năm 1993 – 1994. Năm 1995, Công ty TNHH HT&NT
được chuyển đổi thành Công ty TNHH Máy tính Truyền thông – CMC Co., Ltd.
Năm 1995
• CMC thành lập Phòng Tích hợp Hệ thống (CSI).
Năm 1996
• Tháng 1: Phòng Hệ thống và Phát triển phần mềm được ra đời.
3
• Tháng 11: Thành lập Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, mang tên Công ty
TNHH TM-DV Máy tính Truyền thông II.
Năm 1998
• Tháng 4: Thành lập công ty Nhật Quang với siêu thị bán lẻ và dịch vụ
BlueSky.
• Thành lập Trung tâm Tích hợp Hệ thống – CSI.
• Thành lập Trung tâm Giải pháp Phần mềm - CMCSoft.
Năm 1999
• Tháng 5: Công ty Hệ thống phân phối máy tính Thế Trung - CDS (Công ty
Máy tính CMS hiện nay) được thành lập chuyên kinh doanh phân phối và sản xuất

máy tính dựa trên bộ phận phân phối và lắp ráp máy tính của CMC được tách ra.
Năm 2005
• Công ty Nhật Quang được sáp nhập vào CMC.
Năm 2006
• Trung tâm Tích hợp Hệ thống - CSI được chuyển đổi thành Công ty Tích
hợp Hệ thống CMC – CSI Corp.
• Trung tâm Phát triển phần mềm – CMCSoft được chuyển đổi thành Công ty
Giải pháp Phần mềm CMC – CMCSoft Corp.
• Công bố mô hình tổ chức mới của CMC: Tập đoàn CMC là một hệ thống các
công ty thành viên liên kết chặt với nhau về pháp lý, tài chính, nhân lực và thương
hiệu, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC là công ty mẹ, đầu tư và
định hướng chiến lược các hoạt động của 3 công ty con.
• Ngày 7/2/2006: được sự cấp phép của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, Công ty CMC chính thức chuyển đổi thành
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC với tên tiếng Anh: CMC Corporation.
Năm 2007
Ngày 22/12/2007, Quyết định đầu tư thành lập công ty cổ phần An ninh an
toàn thông tin CMC – CMC Information Security Corporation với tên gọi CMC
IS, vốn điều lệ 6 (sáu) tỷ đồng.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chính
4
CMC chủ yếu thực hiện kinh doanh trong các lĩnh vực bao gồm:
• Tích hợp hệ thống;
• Sản xuất phần mềm đóng gói và phát triển phần mềm theo yêu cầu;
• Gia công và xuất khẩu phần mềm;
• Cung cấp dịch vụ ERP;
• Lắp ráp máy tính để bàn, máy chủ và notebook thương hiệu CMS;
• Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin;
• Cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì các thiết bị công nghệ thông tin và viễn
thông;

• Đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ thông tin;
• Kinh doanh, đầu tư, môi giới và quản lý bất động sản; và
• Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.
H1: Các hoạt động chính của CMC
CMC hiện đang tập trung phát triển theo thế ba chân kiềng: CNTT (sản xuất
5
SI
PC &
Electronic

Manufacturin
g
Software
Sevices
eBusiness
Distributio
n
Telecom
Internet
Financial
Investment
Real Estate
Education
phần mềm, dịch vụ phần mềm và gia công xuất khẩu), viễn thông (hạ tầng viễn
thông, dịch vụ dữ liệu và nội dung) và kinh doanh điện tử - e-business (dịch vụ nội
dung số, thương mại điện tử, nhập liệu BPO và dịch vụ cộng đồng). Trong đó, mục
tiêu đến năm 2010 là đạt doanh số 500 triệu USD và giá trị công ty trên thị trường
đạt hơn 1 tỷ USD
1.4. Cơ cấu tổ chức kinh doanh
CMC hiện tại bao gồm 7 công ty thành viên bao gồm:

CMC SI – tích hợp hệ thống cung cấp các giải pháp an toàn thông tin.
CMS – Sản xuất máy tính Việt Nam.
CMC Soft – Phần mềm đóng gói, phần mềm xuất khẩu và dịch vụ cao cấp về
phần mềm.
CMC Distribution công ty phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm ICT.
CMC Telecom – Cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet.
Seg –CMC: Liên doanh về tư vấn, cung cấp triển khai giải pháp ERP của SAP
với Segmanta – Vương quốc Đan Mạch.
CMC IS: tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và giải
pháp an ninh an toàn thông tin có khả năng cạnh tranh quốc tế.
6
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty
2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
7
• Đại Hội đồng cổ đông
- Hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý cao nhất của CMC Corp có các chức năng:
+ Hoạch định chiến lược chung cho CMC Corp
+ Quyết định hướng đầu tư có lợi nhất cho CMC Corp
• Hội đồng quản trị
- Hội đồng quản trị là bộ phận quản lý cao nhất của CMC Corp. Hội đồng
quản trị là nơi đưa ra các quyết sách quan trọng nhất cho hoạt động của công ty tập
đoàn cũng như của các công ty thành viên có cổ phần chi phối (>51%). Hội đồng
quản trị được cơ cấu thành: chủ tịch hội đồng quản trị, và các thành viên hội đồng
quản trị.
• Ban điều hành
- Ban tổng giám đốc là bộ phận có trách nhiệm trực tiếp điều hành CMC
Corp cũng như các công ty thành viên có cổ phần chi phối (>51%) trong mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh, và đầu tư.
- Tổ chức thực thi các nghị quyết của hội đồng quản trị CMC Corp
- Xây dựng chiến lược của CMC Corp và các điều chỉnh chiến lược

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của CMC Corp.
• Phòng kế toán
- Phòng kế toán là bộ phận tham gia công tác quản lý tài chính CMC Corp
cũng như các công ty thành viên có cổ phần chi phối (>51%). Ngoài ra bộ phận này
còn có trách nhiệm cung cấp thông tin hạch toán kinh tế cho ban tổng giám đốc, ban
tài chính - kế toán (trực tiếp phụ trách bởi Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính -
VP CFO) các cơ quan chức năng của Nhà Nước, các cán bộ quản lý (theo yêu cầu
của ban tổng giám đốc).
• Các ban chuyên môn
- Các ban chuyên môn là nơi chịu trách nhiệm hỗ trợ hội đồng quản trị, ban
tổng giám đốc của CMC Corp xây dựng chính sách chung cho toàn bộ hệ thống tập
đoàn (kinh doanh, công nghệ, truyền thông, tài chính, nhân lực); trực tiếp chỉ đạo
việc thực hiện cũng như kiểm soát các công ty thành viên. Ban chuyên môn được tổ
8
chức thành các ban sau:
 Ban kế hoạch và đầu tư.
 Ban phát triển kinh doanh.
 Ban thương hiệu và quan hệ công chúng.
 Ban tài chính và kế toán. (trực tiếp phụ trách phòng kế toán CMC Corp)
 Ban tổ chức nhân sự.
 Ban pháp luật và kiểm soát nội bộ.
• Văn phòng
- Văn phòng là bộ phận có trách nhiệm hỗ trợ hội đồng quản trị, ban tổng giám
đốc, các ban chuyên môn trong các hoạt động quản trị hàng ngày của CMC Corp
- Hành chính quản trị văn phòng: Quản lý các hoạt động liên quan đến hành
chính quản trị, văn phòng của CMC Corp
- Lễ tân văn phòng: Đảm bảo công tác lễ tân, hậu cần cho mọi hoạt động của
CMC Corp khi có yêu cầu
- Quan hệ cổ đông: Đóng vai trò là đầu mối trong các quan hệ liên quan đến
cổ đông của CMC Corp

3. Nguồn lực công ty
2.1 Nguồn lực nhân sự
Sơ đồ 2: Biểu đồ tăng trưởng nhân sự của CMC
9
- Cơ cấu nhân sự
Có thể thấy rằng, nguồn nhân lực của CMC Corp. liên tục tăng để nhằm đáp
ứng được nhu cầu phát triển của bản thân công ty. Tuy nhiên, đồng thời với số
lượng là chất lượng nhân sự CMC Corp. cũng được tuyển chọn rất kĩ lưỡng. Với
68% nhân sự là tốt nghiệp Đại học, 4% là trên Đại học, nguồn nhân sự hiện nay đã
xây dựng, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của CMC Corp.
2.2 Nguồn lực tài chính
10
Nguồn vốn của CMC đã có tăng rất nhanh từ 0,5 tỷ những ngày đầu thành
lập đến nay vốn pháp định của CMC đã tăng lên đến 400 tỷ đầu năm 2008. Điều
này làm tăng khả năng phát triển và mở rộng khả năng đầu tư của CMC tới các mục
tiêu kinh doanh của mình. Hơn thế nữa nó còn làm tăng sự an tâm tin tưởng của các
nhà đầu tư vào CMC càng làm tăng cơ hội phát triển của CMC.
2.3 Nguồn lực công nghệ
Là doanh nghiệp về công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam, CMC Corp. áp
dụng rất nhiều công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được hiệu
suất tối ưu nhất chi phí bỏ ra. CMC Corp. luôn đồng thời tìm kiếm các sản phẩm
công nghệ cao để cung cấp cho khách hàng và có sự áp dụng vào chính bản thân
doanh nghiệp.
2.4 Nguồn lực Markting: Trình bày tại chương 2
4. Đánh giá về thị trường TMĐT ở Việt Nam hiện nay
4.1. Khái niệm về thị trường TMĐT
4.1.1. Định nghĩa TMĐT
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử
trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là
qua Internet và các mạng liên thông khác.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
11
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Theo nghĩa rộng, TMĐT đươc hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại
bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các
hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Thương mại điện tử theo nghĩa
rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban
Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL):
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát
các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không
có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây:
bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác
hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công
trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô
nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ.”
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Ở bài viết này, người viết xin được trình bày khái niệm TMĐT theo nghĩa
rộng. Điều này đồng nghĩa với việc có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại
điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán
hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương

mại điện tử.
12
4.1.2. Các cơ sở để phát triển TMĐT và các loại giao dịch TMĐT
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
– Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội
dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng
internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc
v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet
phải lớn.
– Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các
chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở
hữ trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao
dịch qua mạng.
– Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua
thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống
thanh toán điện tử rộng khắp.
– Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy.
– Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái
phép, chống virus, chống thoái thác.
4.1.3.Các loại hình TMĐT
 Người tiêu dùng:
– C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng.
– C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp.
– C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ.
 Doanh nghiệp:
– B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng.
– B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
– B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ.
– B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên.
 Chính phủ:

– G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng.
13
– G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp.
– G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ.
4.1.4. Lợi ích của Thương mại điện tử
– Thu thập được nhiều thông tin
TMĐT giúp doanh nghiệp tham gia thu được nhiều thông tin về thị trường,
đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng
và củng cố quan hệ bạn
hàng. nhờ đó có
thể xây dựng được chiến lược sản xuất và
kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực
và quốc tế.
– Giảm chi phí sản xuất
– Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch
TMĐT qua Internet/Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng
kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là từ quá trình quảng cáo,
tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch
qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0.5 phần
nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán
điện tử qua Internet chỉ bằng từ 10% đến 20% chi phí thanh toán theo lối thông
thường.
– Xây dựng quan hệ với đối tác
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành
viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web) các
thành viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ ) có
thể giao tiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác
như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự
quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các
cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn

khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
– Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức
Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin
14
tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với
các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức
thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn.
Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát
triển cần cho các nước công nghiệp hóa.
4.2. Thị trường TMĐT hiện tại
Trong thời gian qua, tất cả các số liệu đều ngày càng khẳng định vai trò chủ
chốt của Internet trong thương mại đối với quảng đại công chúng. Thương mại bán
lẻ trực tuyến sẽ tăng nhanh, ở châu Âu ngưỡng mang tính chất tượng trưng là 1%
tổng doanh thu: tăng trưởng tri thức (Growth for Knowledge) đóng góp 2,8% vào
doanh số bán ở châu Âu trong năm 2002, đạt mức tăng trưởng 23%/năm. Ở Pháp,
kinh doanh điện tử cũng phát triển mạnh. Doanh thu của năm 2003 đạt 2,39 tỷ euro
(tăng 65% so với năm 2001), năm 2003 đạt 3,5 tỷ euro theo đánh giá của hãng
Benchmark Group. Quý 1 năm 2004, 31,4% số người sử dụng Internet (6,3 triệu
người) cho biết đã sử dụng phương thức mua hàng trực tuyến, tăng so với năm
trước đó là 27,9%. Tổ chức nghiên cứu và điều tra của Pháp Le Baromètre du e-
commerce cho rằng con số này sẽ tiếp tục tăng: tháng 6 năm 2003, 36% số người sử
dụng Internet của Pháp đã tiếp tục mua trực tuyến trong 6 tháng cuối, so với thời kỳ
trước đó chỉ là 30%. Do tỷ lệ người sử dụng Internet tăng: từ 37% đến 44% số dân
Pháp, tỷ lệ người mua trực tuyến trong dân số Pháp đã tăng từ 11,1% lên 15,8%.
Còn doanh thu trực tuyến của Mỹ, theo hãng Forrester Research và Shop.org
(Hiệp hội các nhà bán hàng trực tuyến của Mỹ) đạt 48% năm 2002, bằng 76 tỷ
USD, chiếm 3,6% thương mại bán lẻ của Mỹ. Năm 2003, doanh thu trực tuyến tăng
mạnh đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tổng số thương mại bán lẻ. Văn phòng Điều tra
của Mỹ Le Census Bureau americain và hãng eMarketer đều đưa ra xu thế tăng:
27% tăng trưởng và 45,6 tỷ USD doanh thu trong năm 2002, chiếm 1,4% thương

mại bán lẻ là 326 tỷ USD chỉ tăng trưởng 3,1%/năm. Quý 4 năm 2002, doanh thu
trực tuyến đạt 14,3 tỷ USD, bằng 1,6% doanh thu bán lẻ.
Một hãng cẩn trọng trong dự báo là hãng Jupiter dự báo năm 2007, doanh số
15
bán trực tuyến sẽ chiếm 5% doanh số bán lẻ. Hãng Dieringer Research Group mới
đây đã xác nhận dữ liệu thu được từ nhiều năm nay: mỗi một doanh vụ trực tuyến
kéo theo một doanh vụ lớn gấp 2 lần trong các cửa hàng truyền thống. Nghiên cứu
cũng cho thấy, Internet có ảnh hưởng nâng cao giá trị hình ảnh của nhãn hàng.
Khoảng 45% người sử dụng Internet, bằng 1/4 người mua hàng Mỹ, thừa nhận chủ
yếu họ nhận thức được là nhờ các hãng hàng không, khách sạn và các sản phẩm gia
dụng, tài chính và bảo hiểm được cải biến qua mạng (Net). Theo hãng Unity
Marketing, Internet tác động đến 44% người tiêu dùng các sản phẩm cao cấp xa xỉ
nhiều hơn là tác động qua quảng cáo trong báo viết (42%) hoặc trên ti vi (28%).
Năm 2002, đã có 32% sản phẩm thông tin và phần mềm, 17% số vé xem biểu diễn
và 12% số sách được bán qua Internet. Internet cũng ảnh hưởng mạnh đến người
mua ôtô: 63% người dùng Internet của Canađa lên mạng Internet để mở rộng tầm
nhìn, nghiên cứu các mẫu mã và cửa hàng. Hãng Jupiter khẳng định 1/3 trong số 40
triệu xe ôtô hạ giá được bán mỗi năm ở Mỹ là được tìm trên Internet.
Lợi nhuận ở đây là cho 70% thương nhân trực tuyến trong năm 2002, so với
56% của năm 2001. Vépéscistes cũng đã được hưởng lợi từ tiền trực tuyến trong
năm 2001; năm 2002, các cửa hàng truyền thống quảng cáo trên Internet cũng đã
bắt đầu thu được lợi nhuận. Đồng thời, các khách hàng cũng cảm thấy hài lòng: các
kết quả mới nhất về Chỉ số hài lòng của khách hàng của Mỹ (ACSI : American
Customer Satisfaction Index) cho thấy, các nhà bán hàng trực tuyến hài lòng với số
điểm là 83 trên 100, cao hơn 6 điểm so với chỉ số của năm 2001. Thương mại theo
kiểu truyền thống, bị giảm 0,2 điểm, chỉ đạt 74,6 điểm. Hãng Sofres cũng điều tra
thấy ở Pháp 91% người mua hàng trực tuyến cảm thấy hài lòng.
Đặc điểm của kinh doanh điện tử là tạo ra khả năng rất chủ động và năng
động. Đặc điểm này đặc biệt có giá trị đối với những người ở xa các trung tâm lớn.
Uỷ ban Du lịch của tỉnh Eure-et-Loir, ở Pháp, đã thực hiện một nghiên cứu minh

chúng rất rõ cho đặc điểm này. Uỷ ban đã có thể "cứu" được tỷ lệ sử dụng nhà và
nhà có trang bị đồ đạc đáng kể, thậm chí đã có được tỷ lệ 84% thay vì dự kiến 80%,
nhờ vào chiến dịch quảng bá vào tháng 7 năm 2003 trên Lastminute.com, địa chỉ
16
Internet về du lịch Internet de voyage, cho công chúng Pháp. Mục tiêu là bù cho sự
suy giảm nhu cầu của dân Anh, được xác định hồi cuối tháng 5. Chi phí giao dịch là
0,63 euro và có thể chiến dịch sẽ được mở rộng trong năm 2004 cho công chúng ở
châu Âu.
Thống kê về giao dịch thương mại điện tử
Theo thống kê, thị trường thương mại điện tử thế giới đã đạt mức tăng trưởng
khoảng 70% mỗi năm và đạt gần 4.000 tỷ USD năm 2005. Các chuyên gia cho rằng
thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này đang là nghề hái ra tiền và tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp, nhất là các nhà kinh doanh nhỏ.
Công cụ kinh doanh cực kỳ hữu hiệu
Từ khi Internet ra đời, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra lợi ích của
việc sử dụng nó để quảng bá thông tin, hỗ trợ việc thực hiện giao dịch thông qua
mạng Internet và họ đã triệt để khai thác thế mạnh của Internet vào kinh doanh. Từ
đó, khái niệm thương mại điện tử ra đời. thương mại điện tử bao gồm các giao dịch
nhờ vào Internet giữa các đối tác trong kinh doanh, ví dụ giữa nhà cung cấp và
khách hàng, giữa các đối tác kinh doanh v.v
Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới
trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần
825 tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và ước
tính trong năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy thương mại điện
tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002, chi phí
dành cho quảng cáo trên Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong đó châu Á
đã chi 3 tỉ USD cho quảng cáo trên Internet.
Trong ASEAN, loại trừ Singapore là nước nổi tiếng về phát triển kinh tế và
công nghệ, Thái Lan đang là nước tận dụng thế mạnh của Internet và thương mại
điện tử khá tốt. Hầu hết các doanh nghiệp đều có website riêng, viết bằng tiếng Anh

và tiếng Thái, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và
du lịch. Khách hàng từ các nước trên thế giới có thể dễ dàng mua hàng hay đặt
dịch vụ du lịch ở Thái thông qua Website.
17
Thương mại điện tử càng lúc càng phát triển trên thế giới và doanh thu do
thương mại điện tử mang lại cũng tăng gần gấp đôi mỗi năm, đó là lý do nhiều
nước đang ráo riết khuyến khích, thúc đẩy và xây dựng cơ sở cho việc phát triển
thương mại điện tử. Một trong những nước đang phát triển ở châu á thành công
trong việc phát triển thương mại điện tử là Trung Quốc.
Công ty IResearch vừa đưa ra một nghiên cứu cho biết rằng tổng doanh số
quảng cáo trực tuyến của Trung Quốc đã vượt qua 3 tỷ Nhân dân tệ trong năm
2005, tức khoảng 374 triệu USD. Thị trường quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc
hiện đang có tốc độ tăng trưởng thuộc dạng hàng đầu thế giới với tổng doanh số
năm 2005 là 3,13 tỷ Nhân dân tệ, tăng 77,1% so với năm 2004 và tăng đến 760%
so với năm 2001. Tỷ lệ của quảng cáo trực tuyến trong tổng doanh số quảng cáo đã
tăng từ 0,5% trong năm 2001 đến 2,3% trong năm 2005.
Tổng doanh số quảng cáo trên mạng Sina đạt đến 680 triệu Nhân dân tệ,
chiếm 21,7% thị phần quảng cáo online Trung Quốc; mạng Sohu chiếm 15% thị
phần; NetEase chiếm 8%; QQ chiếm 3,8% và TOM chiếm 2,2%. Tổng thị phần của
5 mạng lớn nhất Trung Quốc này đã chiếm đến 53,4% thị phần quảng cáo trực
tuyến tại Trung Quốc.
Quảng cáo về nhà đất, sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến là
3 lĩnh vực quảng cáo đứng hàng đầu trong mọi lĩnh vực quảng cáo. Riêng Samsung
đã chi đến 60,35 triệu Nhân dân tệ để quảng cáo cho các sản phẩm của mình, trở
thành công ty đứng hàng đầu về số tiền chi cho quảng cáo online tại Trung Quốc;
tiếp sau là China Mobile với 41,1 triệu Nhân dân tệ và NetEase với 39,13 triệu
Nhân dân tệ. IResearch dự báo rằng quảng cáo trực tuyến ở Trung Quốc trong năm
2006 sẽ đạt gần đến 5 tỷ Nhân dân tệ và con số này sẽ là 36,7 tỷ Nhân dân tệ, tức
khoảng 4 tỷ USD, vào năm 2010.
Chuyển dần sang mua bán trực tuyến

Ở châu Âu, Pháp là một nước đi đầu trong phát triển thương mại điện tử.
Theo số liệu thống kê tại Pháp, đã có hơn 15.000 người dân nước này chi mỗi năm
25% thu nhập cho các hoạt động thương mại điện tử. Tại Pháp, eBay là một công
18
ty chuyên về thương mại điện tử và đấu giá hàng đầu thế giới, trung bình mỗi tháng
trên trang mạng của hãng này có tới hơn hai lượt người truy cập, tìm kiếm hàng
hoá. Trên trang mạng này, người ta có thể tìm kiếm mọi thứ, từ máy bay, xe ô tô,
hàng tiêu dùng cho đến cổ vật
Năm 2005, tổng giá trị hàng hoá bán trên eBay đạt hơn 44 tỷ USD, với hơn 60
triệu hàng hoá thường xuyên được đề nghị bán và công ty này đã thu lợi hơn 1,1 tỷ
USD, tăng 39% so với năm 2004. Một nhà kinh doanh thương mại điện tử của
Pháp tên là Courbon, chuyên buôn bán ô tô, cho biết, trung bình mỗi tháng ông ta
có thể bán 30 chiếc xe, nhờ mạng eBay. Mặc dù chỉ là một trang mạng thương mại,
nhưng eBay có số người truy cập kỷ lục-hơn 180 triệu người, tương đương dân số
của nước đông dân thứ sáu trên thế giới. Các chuyên gia cho rằng sức hấp dẫn này
của trang thương mại điện tử, các phương tiện truyền thông khác không thể sánh
nổi.
Một trong những nguyên nhân khiến thương mại điện tử đã “thống trị” thị
trường một số nước phát triển và tăng trưởng nhanh là do giá thuê cửa hàng, nhân
công ở các thành phố lớn (chẳng hạn như Pari-Pháp) quá cao, khiến ngày càng
nhiều người chuyển hình thức kinh doanh từ thuê cửa hàng sang kinh doanh trên
mạng. Và, các cuộc buôn bán, thương lượng, đấu giá trên mạng điện tử càng sôi
động, càng thu hút nhiều người tham gia.
Tuy nhiên, để giữ lượng khách hàng ổn định và tăng sức hấp dẫn, sự tin tưởng
cho khách hàng, chủ các trang mạng thương mại luôn phải cố gắng tăng cường
công tác bảo đảm độ tin cậy về tài chính và mở rộng phạm vi kinh doanh. Chẳng
hạn, trang mạng eBay luôn bảo đảm nguyên tắc mua-bán rất rõ ràng. Sau khi
khách hàng trả tiền các sản phẩm mà họ thắng thầu trên mạng, người bán sẽ lập
tức chuyển hàng đến đúng địa chỉ cho người mua. Nguyên tắc này được eBay bảo
đảm, khiến cả bên mua và bán đều rất tin cậy, yên tâm khi thực hiện giao dịch

thương mại điện tử.
Mặc dù doanh thu từ thương mại điện tử đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm,
song các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng, thương mại điện tử là một thị
19
trường vẫn còn rất mới mẻ, đầy tiềm năng và giàu sức hấp dẫn. Đây chính là cơ hội
cho các doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp trẻ phát triển và làm giàu.
Nguồn: VnEconomy
4.3. Môi trường TMĐT của Việt Nam
Sự phát triển của Internet và ảnh hưởng của Internet đến cộng đồng vẫn tiếp
tục tăng trưởng rất lớn hàng năm. Các số liệu mới nhất cho thấy, trong 12 tháng
qua, Việt Nam đã có thêm 4 triệu người dùng Internet, trở thành nước đứng thứ 17
thế giới về số người dùng Internet (16 triệu người). Cũng trong 12 tháng qua, dung
lượng truy cập quốc tế tăng 50%, kết nối Internet băng rộng cũng tăng hơn gấp đôi,
từ 310.000 lên 753.000. Chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử của chúng ta được
xếp hạng 65/69 quốc gia, tăng 1 bậc so với năm 2006 và được chấm 3,73 điểm, cao
hơn nhiều so với số điểm 3,12 của một năm trước đó.
Song song với sự phát triển của thị trường chung, từ phía Chính phủ các nỗ lực
xây dựng và phát triển TMĐT cũng được đẩy mạnh. Quyết định phê duyệt kế hoạch
phát triển TMĐT của Thủ tướng Chính phủ ký ban hành từ năm 2005 đã nêu rõ
mục tiêu đến năm 2010, khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao
dịch TMĐT B2B, khoảng 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT
và tiến hành giao dịch TMĐT B2C hoặc B2B, khoảng 10% hộ gia đình tiến hành
giao dịch B2C hoặc C2C. Đồng thời, Chính phủ còn ban hành một loạt Luật và
Nghị định tạo khung pháp lý vững chắc hỗ trợ cho TMĐT như: Luật Giao dịch
điện tử, Luật Thương mại sửa đổi, Nghị định TMĐT( 09/06/2006), Nghị định chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (15/02/2007), Nghị định về Giao dịch điện
tử trong hoạt động tài chính (23/02/2007), Nghị định về Giao dịch điện tử trong
hoạt động ngân hàng (08/03/2007) và đang tiến hành thêm một loạt các dự thảo.
Một số văn bản được ban hành năm 2006
Năm 2006

18/1/2006
Quyết định 04/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban
hành Quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong
ngành Ngân hàng
20
23/3/2006
Chỉ thị 10/2006/CT-TTg về việc giảm văn bản giấy tờ hành chính trong
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
28/4/2006
Quyết định 13/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng cứu
khẩn cấp máy tính Việt Nam
5/5/2006
Quyết định 28/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành mức
thu phí, lệ phí cấp phép và quản lý tên miền, địa chỉ internet tại Việt
Nam
8/5/2006
Quyết định 14/2006/QĐ-BBCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc
điều chỉnh cước dịch vụ truy cập internet qua mạng điện thoại công cộng
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
1/6/2006
Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA về quản lý
trò chơi trực tuyến
29/6/2006
Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT về xử lý vi phạm về sử dụng dịch vụ
Internet và trò chơi trực tuyến
31/7/2006
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 35/2006/QĐ-NHNN ban hành
quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
điện tử

1/8/2006
Công văn của Bộ Bưu chính Viễn thông số 1515/BBCVT-VT về việc
hướng dẫn thực hiện
Thông tư liên tịch về quản lý trò chơi trực tuyến
Ngày 25/06/2007, Bộ Nội vụ kí quyết định thành lập Hiệp hội Thương mại
điện tử Việt Nam (VETCO) nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, bảo
vệ các thành viên thuộc hội để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là
cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí rất
thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóng
tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tương quan giữa đầu tư và doanh thu của TMĐT
21
TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy
cập Internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác
các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn
thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ
thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát
triển TMĐT. Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu
vực và thế giới. Các doanh nghiệp nước ngoài, mạnh về vốn, công nghệ và kinh
nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các
doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam đang được đánh giá là nơi có tiềm năng cho phát triển TMĐT. Tốc
độ tăng trưởng sử dụng Intetnet cao nhất trong khu vực ASEAN là: 128,4% và trên
1,9 triệu thuê bao Intetnet là thuận lợi cho sự phát triển TMĐT. Tập đoàn IDG đánh
giá về tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam đến năm 2008 đạt mức chi tiêu nằm
trong topten các nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%.
Một số số liệu thống kê liên quan đến TMĐT Việt Nam năm 2006
- Số người sử dụng Internet ở VN chiếm 17,5% bình quân dân số (khoảng 14.5
triệu người), vượt qua ngưỡng trung bình của Châu Á và đạt ngưỡng trung bình

22
của thế giới.
- Tổng số thuê bao ADSL đạt 453.700 thuê bao
- Số máy tính trên 100 dân: 1.26 , thấp nhất trong khu vực
- Dung lượng kết nối Internet quốc tế từ VN tăng gấp đôi so với năm 2005, đạt
.325Mbps
- Các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet lớn: VNPT (42.79% thị phần),
FPTTel (19.66% thị phần), Viettel (15.33%)
- Thị trường thanh toán thẻ của VN: số lượng thẻ phát hành: 4triệu thẻ trong
đó: có 3.6triệu thẻ thanh toán nội địa và 0.4triệu thẻ thanh toán quốc tế.
- Có khoảng 200 công ty chính thức hoạt động loại hình kinh doanh trực tuyến
là nội dung số ở các lĩnh vực: Nội dung Internet, Nội dung di động, Trò chơi điện
tử, Đào tạo trực tuyến, Nhạc - Phim.
(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử 2006)
Doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là
cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí rất
thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóng
tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập
internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ
sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ
mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán
điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát triển TMĐT.
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và
thế giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh
tranh quyết liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp
nước ngoài, mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi
vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp
nhận và tham gia thương mại điện tử. Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ

có thể tham gia TMĐT để:
23
o Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình.
o Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường.
o Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng.
o Mở kênh tiếp thị trực tuyến.
o Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu.
o Tìm cơ hội xuất khẩu.
Vấn đề khó khăn nhất đối với việc triển khai TMĐT là có được một cơ sở hạ
tầng vững chắc để tạo tiền đề cho sự phát triển của TMĐT. TMĐT có yêu cầu rất
cao đối với nền CNTT nhằm có được cơ sở hạ tầng chắc chắn, đảm bảo tính bảo
mật, an toàn cho các giao dịch điện tử xảy ra. Và việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho
TMĐT chính là một thị trường mang lại doanh thu rất lớn cho CMC khi mà Việt
Nam đang có những yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng. Chính việc tiên phong, nhanh
chóng đi đầu của CMC vào một thị trường mới, đầy tiềm năng – thị trường cơ sở hạ
tầng CNTT Việt Nam sẽ mang lại lợi nhuận to lớn.
PHẦN 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY
I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong những năm gần đây, doanh số của CMC luôn đạt những mức tăng
trưởng rất vững mạnh. Năm 2007, CMC đạt doanh số 1.340 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần
so với năm 2006 và lợi nhuận tăng gấp 3 lần. Năm 2008, CMC đặt mục tiêu đạt
doanh số tăng gấp đôi so với năm 2007, lên đến 2.800 tỷ đồng (170 triệu USD), với
khoảng 2.000 nhân viên. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy một phần là do sự mở rộng
hoạt động và nhân công nhưng không thể phủ định rằng hoạt động của CMC ngày
càng hiệu quả và sẽ vượt bậc trong tương lại gần.
24
Tổng hợp số liệu CMC Corporation
( Đơn vị: Triệu đồng)

STT Chỉ tiêu
Năm 2005
( hợp nhất)
Năm 2006
( hợp nhất)
Năm 2007
Năm 2008
dự kiến
1 Tổng doanh thu 656.766 751.027 1.340.000 2800
2 Doanh thu thuần 614.646 704.106 1.456.282
Doanh thu thuần đã trừ hàng
bán nội bộ
473.595 546.560 983.808
3 Lợi nhuận trước thuế 100.457 305.214 805.035
Lợi nhuận sau thuế 72.329 219.754 579.625
4
Thuế phải nộp ngân sách
phát sinh
15.508 27.538 50.647
Thuế GTGT 8.385 19.745 24.879
Thuế thu nhập DN 1.253 6.499 16.249
Thuế xuất nhập khẩu 4.215 13.512 19.365
Thuế khác 455 579 732
5
Thuế đã nộp ngân sách nhà
nước
13.345 53.230 100.409
Thuế GTGT 10.011 15.481
Thuế thu nhập DN 1.033 1.354
Thuế xuất nhập khẩu 9.07 10.869

Thuế khác 394 526
6 Thuế còn phải nộp ngân sách 3.712 8.413 20.489
Thuế GTGT 2.768 2.589
Thuế thu nhập DN 142 2498
Thuế xuất nhập khẩu 426 2.665
Thuế khác 375 661
7 Vốn lưu động 248.543 376.319 602.110
8 Vốn đăng kí 53.000 53.000
9
Vốn đầu tư ( Vốn đầu tư ra
bên ngoài )
1.777 9.367 11.356
10 Vốn chủ sở hữu 53.810 65.527 78.664
11 Số lao động 642 725 814
12 Lương nhân viên 3,3 3.3 3.5
13 Tổng tài sản 264.563 400.451 640.721
14 Tổng nợ phải trả 208.643 330.182
Bảng phân tích dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh
25

×