Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

unit 11 natonal parks

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.98 KB, 16 trang )

Vườn quốc gia Cúc Phương-Việt Nam được chụp từ trên cao, vào lúc hoàng hôn


Dây bàm bàm dài 2
km ở Vườn quốc gia
Cúc Phương


Cạnh tranh sinh học ở Vườn quốc gia Cúc Phương


Phong cảnh núi rừng
Cúc Phương nhìn từ
đỉnh Mây Bạc cao
nhất Ninh Bình


Điểm tham quan


1. Động Người Xưa và Cây Đăng cổ thụ

Động Người Xưa là di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử – một di sản quý
của Cúc Phương. Từ đường ô tô dừng đỗ ta chỉ đi bộ khoảng 300 mét là đến
nhưng cũng phải leo dăm chục bậc đá dốc ngược mới tới được cửa động.
Còn Cây Đăng cổ thụ là cây có hình thái đẹp, cao tới 45 mét, đường kính 5 mét,
cỡ 8 người ôm. Từ cổng vườn theo đường ô tô vào trung tâm, qua Động Người
Xưa chừng 2 ki-lô-mét sẽ gặp Cây Đăng cổ thụ ở phía bên trái đường. Dưới gốc
Đăng, ai ai cũng trở nên thật nhỏ bé.



2. Cây Chò Xanh ngàn năm và Động Sơn Cung

Cây có hình thái đẹp cũng cao chừng 45 mét và có chu vi khoảng hai chục người ôm. Từ trung
tâm vườn theo đường mòn đi chừng 3 ki-lô-mét là gặp Chò ngàn năm, đúng là một kỳ quan của
tạo hóa. Cũng trên tuyến này trước khi gặp cây chò chỉ ngàn năm không xa bên tay phải có con
đường lên núi, lên Động Sơn Cung, động có nhiều nhũ đá đẹp lung linh của Cúc Phương.


3. Cây Sấu cổ thụ và bản Mường

Tuyến đường đến điểm du lịch này khá mạo hiểm, dành cho ai mạnh mẽ vì nó là tuyến đi bộ
xuyên rừng ngủ bản. Từ trung tâm Vườn đi bộ về phía Tây, vượt qua con đường bê tông dài
chừng 3 km là tới Cây Sấu cổ thụ. Cây cao tới 45 mét, đường kính 1,50 mét. Cây có hình thái
đẹp, du khách không khỏi sững sờ trước hệ thống bạnh vè cao và chạy dài như một bức tường
thành. Từ Cây Sấu cổ thụ đi tiếp theo con đường mòn nhỏ chừng 13 ki-lô-mét xuyên rừng là ta
tới được bản Mường. Bản Mường nằm bên dòng sông Bưởi thơ mộng với nhiều bản sắc văn hóa
truyền thống, những căn nhà sàn thấp lợp lá gồi hoặc cỏ gianh, những khung cửi dệt thổ cẩm
sắc màu sặc sỡ.


4. Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương

Không chỉ là lơi bảo tồn và nghiên cứu khoa học, Trung tâm cứu hộ thú
linh trưởng Cúc Phương còn là nơi những người yêu thích thiên nhiên
có thể quan sát các hoạt động, vẻ độc đáo của từng loài linh trưởng và
thu thập các kiến thức bổ ích. Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc
Phương hiện nuôi dưỡng gần 160 cá thể của 15 loài linh trưởng quý
hiếm của Việt Nam như vọc đầu trắng Cát Bà, voọc mông trắng, voọc
chà vá, voọc ngũ sắc, vượn…



5. Đỉnh Mây Bạc

Đứng trên đỉnh Mây Bạc cao 648 m, ta có thể thả tầm mắt bao quát toàn cảnh Vườn Quốc gia,
trông thấy cố đô Hoa Lư với chùa Bái Đính nguy nga tráng lệ và ngắm nhìn trọn vẹn thắng cảnh
Tràng An nằm ở phía bắc Ninh Bình. Nơi đây khí hậu luôn ở khoảng 23 độ C với lượng mưa
hàng năm 1.800mm. Tuyến đường đến Đỉnh Mây Bạc dài và nhiều dốc đá (Đi bộ 6 km cả đi và
về) vì vậy chỉ dành cho những người có sức khoẻ tốt, những người bị bệnh tim và một số bệnh
đặc biệt khác không nên tham gia. Thời gian thực hiện tuyến này khoảng 4 tiếng (tính từ Trung
tâm Vườn).


6. Hồ Yên Quang – động Phò Mã

Từ cổng Vườn đi ngược trở ra đường Nho quan khoảng 7 km, đến cầu Tri phương rẽ về phía tây
30m là đến Hồ Yên quang. Từ hồ 3 leo qua Quèn lá rồi đi vào một thung đất tương đối bằng
phẳng, rộng khoảng 100 ha đó là Thung lá. Vượt qua Thung lá, leo tới chân dẫy núi đã vôi là du
khách tới Động Phò mã giáng.
Thăm động chúng ta không khỏi ngỡ ngàng đến mức ngây ngất bởi một công trình kiến trúc kỳ
diệu của tạo hoá. Ngay phía ngoài cửa động có một nhũ đá giống hệt hình hài của một vị quan
Phò mã, cũng mũ tai chuồn, cũng cân đai, áo thụng, cũng dáng dấp của một hoàng thân quốc
thích đang ngồi trơ trơ giữa đất trời dãi dầu với vòng quay vĩnh cửu của thời gian. Bên trong
động có nhiều buồng, mỗi buồng lại có cấu tạo lộng lẫy bởi hệ thống nhũ đá, uy nghi như
những cung đình.









Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×