Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quản lý và điều chỉnh tiến độ thi công thủy điện bảo lâm 3 theo phương pháp sơ đồ mạng lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thị Huyền. Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý và điều chỉnh tiến
độ thi công thủy điện Bảo Lâm 3 theo phương pháp sơ đồ mạng lưới” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả
nghiên cứu này chưa từng được trình bày ở bất kỳ các công trình nào.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017, luận văn thạc sĩ với đề tài "Quản
lý và điều chỉnh tiến độ thi công thủy điện Bảo Lâm 3 theo phương pháp sơ đồ
mạng lưới" đã được tác giả hoàn thành. Có được bản luận văn này, tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Công
trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng và các bộ môn khác thuộc Trường Đại
học Thủy lợi; đặc biệt là Thầy giáo - PGS. TS Nguyễn Hữu Huế và TS Nguyễn Mạnh
Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các Thầy, Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành quản lý xây dựng và kinh tế
thủy lợi cho bản thân tác giả suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị: Công ty cổ phần Tư Vấn Sông Đà, và các đơn vị có
liên quan đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thu
thập tài liệu và thực hiện luận văn này.
Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc của bản
thân tác giả, tuy nhiên do điều kiện tài liệu, thời gian và kiến thức có hạn nên không
thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự tham gia
góp ý và chỉ bảo của các Thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cơ quan,


đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............................................................................. 4
1.1. Đặc điểm và tính chất của thi công công trình thủy lợi, thủy điện. ......................... 4
1.2. Những khó khăn khi thi công công trình thủy lợi, thủy điện ................................... 7
1.3. Kế hoạch tiến độ thi công xây dựng. ........................................................................ 8
1.3.1. Nhiệm vụ của lập kế hoạch tiến độ ....................................................................... 9
1.3.2. Nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ ................................................................... 11
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ................................................................... 14
1.4.1. Lập tiến độ thi công theo sơ đồ ngang ................................................................ 14
1.4.2. Tiến độ thi công theo sơ đồ xiên ......................................................................... 16
1.4.3. Tiến độ thi công theo sơ đồ mạng lưới ................................................................ 17
1.5. Các hình thức tổ chức trong xây dựng ................................................................... 20
1.5.1. Phương pháp tuần tự. ........................................................................................... 21
1.5.2. Phương pháp song song. ...................................................................................... 22
1.5.3. Phương pháp dây chuyền. ................................................................................... 23
1.6. Thực trạng về công tác quản lý tiến độ thi công hiện nay...................................... 26
1.7. Ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí và chất lượng xây dựng công trình ................ 27
1.7.1. Ảnh hưởng của tiến độ đến chất lượng công trình .............................................. 27
1.7.2. Ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí xây dựng công trình .................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU CHỈNH TIẾN ĐỘ
XÂY DỰNG THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI. ................................... 29
2.1 Cơ sở lý thuyết và các bước lập sơ đồ mạng lưới. .................................................. 29
2.1.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................... 29
2.1.2 Cấu trúc................................................................................................................. 31
2.1.3 Các căn cứ để lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng ........................................ 31
2.1.4 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ................................................................. 32
iii


2.1.5 Các bước lập sơ đồ mạng lưới.............................................................................. 39
2.2. Các phương pháp kiểm tra tiến độ ......................................................................... 42
2.2.1. Phương pháp đường phân tích dùng để kiểm tra từng công việc ........................ 42
2.2.2. Phương pháp đường phần trăm ........................................................................... 43
2.2.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký .............................................................................. 44
2.3 Phương pháp tính toán các thông số trong sơ đồ mạng lưới. .................................. 45
2.3.1 Phương pháp giải tích........................................................................................... 47
2.3.2 Phương pháp hình quạt......................................................................................... 50
2.4 Phân tích các rủi ro phổ biến trong quá trình tổ chức thi công làm ảnh hưởng đến
tiến độ thi công công trình............................................................................................. 51
2.5 Các bài toán tối ưu trong điều khiển sơ đồ mạng lưới. ........................................... 53
2.5.1 Thuật toán Burgess ............................................................................................... 56
2.5.2 Thuật toán Kelley ................................................................................................. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 59
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU CHỈNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN BẢO LÂM 3 ........................................................................................... 60
3.1. Giới thiệu về công trình thủy điện Bảo Lâm 3. ...................................................... 60
3.2. Quản lý và điều chỉnh tiến độ thi công theo tối ưu hóa thời gian và chi phí. ........ 68
3.2.1. Lập kế hoạch tiến độ và tính toán các thông số .................................................. 69
3.2.2. Tối ưu hóa sơ đồ tiến độ thủy điện Bảo Lâm 3 ................................................... 76

3.3. Thời gian và giá thành trong sơ đồ mạng. .............................................................. 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Đường lũy tích vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án sắp xếp
kế hoạch tiến độ khác nhau. .......................................................................................... 12
Hình 1-2: Biểu đồ cung ứng nhân lực ........................................................................... 13
Hình 1-3: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ ngang..................................................... 15
Hình 1-4: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên. ...................................................... 16
Hình 1-5: Tổ chức sản xuất tuần tự với M công trình ................................................... 22
Hình 1-6: Tổ chức sản xuất theo phương pháp song song M công trình ...................... 23
Hình 1-7: Tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền .......................................... 24
Hình 2.1 Cấu tạo sơ đồ ngang(sơ đồ Gantt) .................................................................. 32
Hình 2-2: C ấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên ...................................................... 34
Hình 2-3: Các bước lập sơ đồ mạng .............................................................................. 41
Hình 2-4: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích......................................................... 43
Hình 2-5: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm ....................................................... 44
Hình 2-6: Biểu đồ nhật ký công việc ............................................................................. 45
Hình 2-7. Các thông số tính toán. .................................................................................. 46
Hình 2-8: Ví dụ sơ đồ mạng .......................................................................................... 48
Hình 2-9. Ví dụ tính toán sơ đồ mạng theo phương pháp hình quạt ............................. 50
Hình 3-1: Kế hoạch tiến độ thi công ban đầu thuỷ điện Bảo Lâm 3 theo sơ đồ mạng . 80
Hình 3-2: Kế hoạch tiến độ thi công ban đầu thuỷ điện Bảo Lâm 3 ............................. 81
Hình 3-3: Kế hoạch tiến độ thi công thuỷ điện Bảo Lâm 3 điều chỉnh lần 1 ................ 82
Hình 3-4: Kế hoạch tiến độ thi công thuỷ điện Bảo Lâm 3 điều chỉnh lần 2 ................ 83

Hình 3-5: Quan hệ giữa thời gian và giá thành của một công việc (i-j) ........................ 86
Hình 3-6: Quan hệ giữa thời gian và chi phí xây dựng công trình thuỷ điện Bảo Lâm 3
....................................................................................................................................... 88

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Khối lượng xây dựng một số công trình thủy điện ........................................ 4
Bảng 3.1 Các thông số và chỉ tiêu chính của công trình ............................................... 62
Bảng 3.2 Tổng hợp khối lượng xây lắp chính ............................................................... 67
Bảng 3-3: Khối lượng, chi phí và thời gian theo thời gian xây dựng bình thường ....... 71
Bảng 3-4: Các thông số của sơ đồ mạng lưới theo thời gian xây dựng bình thường .... 74
Bảng 3-5: Thời gian hoàn thành công việc sớm nhất.................................................... 75
Bảng 3-6: Bảng tính chi phí bù khi điều khiển cho từng công việc .............................. 77

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KH

Kế hoạch

TĐTCXD

Tiến độ tổ chức xây dựng

TĐTC


Tiến độ thi công

KHTĐ

Kế hoạch tiến độ

OPM

Phương pháp đường găng

PERT

Phương pháp kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án

SĐM

Sơ đồ mạng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

VNĐ

Việt Nam đồng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


Đường VH

Đường vận hành

Đường TC

Đường thi công

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong số những quốc gia đang phát triển với nguồn tài nguyên đang
dần cạn kiệt. Nước là nguồn tài nguyên trù phú, sử dụng tài nguyên nước để phát điện
phục vụ sản xuất và sinh hoạt là một biện pháp đã và đang được Việt Nam và các quốc
gia trên thế giới sử dụng. Phát triển thủy điện mang lại nhiều lợi ích như thức đẩy khả
năng kinh tế, bảo tồn hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát
triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng….
Thi công xây dựng công trình là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau: chuẩn
bị mặt bằng thi công, thiết bị máy móc, nhân công, vật liệu thi công… Trước khi khởi
công xây dựng còn phải tiến hành nhiều công tác phụ trợ như: làm đường, lán trại, kho
chứa vật liệu máy móc thiết bị thi công….Còn trong quá trình thi công xây dựng công
trình có rất nhiều công việc diễn ra trong cùng một thời gian. Với rất nhiều công việc
kể trên trong việc xây dựng công trình mà không có kế hoạch cụ thể sẽ dẫn đến tình
trạng các công việc chồng chéo lên nhau, đưa máy móc đến để thi công nhưng chưa
chuẩn bị được mặt bằng hay vật liệu dẫn đến công trình không được xây dựng đúng
thời hạn, chất lượng kém.

Kế hoạch tiến độ thi công là điều kiện tiên quyết để quyết định sự thành công của một
dự án. Một kế hoạch sơ sài, tùy tiện, bố trí nhận sự lộn xộn, không khoa học, không
tính toán và có phương án dự phòng trước những sự cố phát sinh, công tác quản lý yếu
kém sẽ làm giảm năng suất lao động và trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao dự
án. Chưa kể chất lượng công trình cũng bị ảnh hưởng và chi phí bị đội lên do chậm
tiến độ, thất thoát, hư hao… Bên cạnh đó, sản phẩm xây dựng là những dự án lớn, thời
gian tồn tại lâu dài nên nếu công tác lập kế hạch không tốt, quản lý yếu kém, thì khi có
sự cố, sai lầm trong công tác xây dựng xảy ra, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường ngoài
việc lãng phí lớn về tiền của, thời gian, công sức để sửa chữa sai lầm đó.
Những quy định về tiến độ thi công thực chất mới đọng trên giấy, bên cạnh yếu tố
quyết định là năng lực thực tế của nhà thầu còn cần giải quyết nhiều khâu khác có liên
1


quan nhằm kịp thời tập trung khả năng đẩy tiến độ thi công lên. Nhìn xa, thấy trước và
chuẩn bị mọi khả năng để xử lý là bí quyết cho sự thành công. Chỉ đạo tiến độ thi công
là một nghệ thuật, cần nắm vững những nguyên lý cơ bản với khinh nghiệm thi công
trên nhiều công trình. Có thể nói một cách khái quát, điều khiển tiến độ thi công như là
giải bài toán mà các số liệu đầu vào và kết quả đầu ra chưa được đảm bảo đúng như ý
định. Cần phải sử dụng phần mềm để kịp theo dõi tiến triển thi công và kịp xử lý.
Hiện nay đã có nhiều đề tài, chương trình khoa học, các dự án nghiên cứu nhằm đẩy
nhanh tiến độ thi công xây dựng nói chung và thủy lợi thủy điện nói riêng nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế - xã hội do các cơ quan đơn vị nghiên cứu, các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở những khái niệm
chung, chưa đi sâu vào từng công trình riêng biệt. Trong đề tài này tác giả sẽ đi sâu
vào nghiên cứu và ứng dụng các bài toán tối ưu hóa vào tiến độ thi công, cự thể là bài
toán tối ưu hóa tiến độ theo thời gian và chi phí, áo dụng trực tiếp cho công trình thủy
điện Bảo Lâm 3.
Đó cũng chính là lý do mà tác giả chon đề tài “Quản lý và điều chỉnh tiến độ thi
công thủy điện Bảo Lâm 3 theo phương pháp sơ đồ mạng lưới”. với mong muốn

đóng góp những kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề khoa học mà tác giả quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tối ưu hóa tiến độ thi công theo thời gian và chi phí
để điều khiển tiến độ thi công xây dựng công trình.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công trình thủy điện Bảo Lâm 3.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về phương pháp sử dụng sơ đồ mạng
lưới để lập và điều chỉnh tiến độ thi công.

2


- Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu của
công trình thủy điện Bảo lâm 3, các hạng mục đã hoàn thành và đưa ra biện pháp điều
chỉnh tiến độ thực hiện các hạng mục còn lại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây trong luận văn:
- Thu thập, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học kết hợp với
tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp kế thừa các sản phẩm khoa học các đề tài lien quan tới nội dung nghiên
cứu.
- Phương pháp chuyên gia: trao đổi cới thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý và điều chỉnh tiến độ thi công theo tối
ưu hóa thời gian và chi phí.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn hệ thống một cách ngắn gọn về kế hoạch tiến độ thi công và phương pháp
lập kế hoạch tiến độ theo sơ đồ mạng lưới. Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh kế
hoạch tiến độ hợp lý đối với công trình thủy điện Bảo Lâm 3.
6. Kết quả nghiên cứu
Sử dụng bài toán tối ưu hóa về tiến độ thi công theo thời gian và chi phí để đưa ra
phương án điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công của công trình thủy điện Bảo Lâm 3.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TIẾN
ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Đặc điểm và tính chất của thi công công trình thủy lợi, thủy điện.
1.1.1. Đặc điểm của thi công các công trình thủy lợi, thủy điện
- Khối lượng công trình thường lớn [1]
Các công trình thủy lợi, thủy điện phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn
nước như phương tiện, vận tải, nuôi cá, phát điện, tưới tiêu….Mỗi công trình lại có
nhiều công trình đơn vị như đập, tràn, cống, nhà máy, âu tầu, kênh mương….Mỗi công
trình đơn vị lại có nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá,
bê tông, gỗ, sắt thép….với tổng khối lượng rất lớn có khi hàng trăm ngàn, hàng triệu
m3.
Bảng 1-1: Khối lượng xây dựng một số công trình thủy điện
Tên công trình

Công suất
103kW

Nhà máy thủy điện Thác Bà [2]


108

Khối lượng
đất đá 10 m
6

3

Khối lượng bê
tông 106m3

>19

0,157

Nhà máy thủy điện Hòa Bình [3] 1920

30

2,5

Nhà máy thủy điện Sơn La [4]

2400

14,673

4,92

Nhà máy thủy điện Lai Châu [5]


1200

16,78

3,25

Nhà máy thủy điện Yaly [6]

720

>15

0,561

- Chất lượng cao [7]
Công trình thủy lợi yêu cầu phải ổn định, bền lâu, an toàn tuyệt đối trong quá trình
khai thác. Do đó một mặt phải đảm bảo điều kiện chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm,
chống xâm thực, xây lắp với độ chính xác cao…. Mặt khác lại phải đảm bảo bài toán
kinh tế, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình

4


- Điều kiện thi công khó khăn [7]
Công tác thi công công trình thủy lợi, thủy điện tiến hành trên sông suối, địa hình chật
hẹp mấp mô, địa hình xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, nước ngầm, thấm dó đó
thi công rất khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển. Việc tổ chức thi
công gặp nhiều khó khăn, phức tạp và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên
trong vùng: điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn, chế độ dòng chảy (lưu lượng và

mực nước sông suối…), điều kiện thời tiết khí hậu (nắng, mưa, gió…).
Tuyệt đa số các công trình thủy lợi, thủy điện là dùng vật liệu địa phương, vật liệu tại
chỗ. Các công trình thủy lợi, thủy điện địa hình thi công phức tạp, chính vì vậy mà
việc vận chuyển vật liệu đến công trường cũng gặp nhiều khó khăn. Tận dụng vật liệu
địa phương và vật liệu đào đắp sử dụng vào các mục đích khác nhau trong quá trình
xây dựng, vừa đảm bảo điều kiện làm việc, vừa tiết kiệm chi phí và vật liệu, tiết kiệm
thời gian vận chuyển.
Điển hình như sử dụng đất đá hỗn hợp được khai thác ở bãi vật liệu gần chân công
trình được sử dụng đắp để quai dọc phục vụ đào hố móng thi công giai đoạn 1. Ở giai
đoạn 2 của quá trình thi công, đất đá đào hố móng của giai đoạn trước lại được tận
dụng đắp đê quai thượng hạ lưu ngăn dòng để phục vụ thi công trong giai đoạn này….
- Mức độ cơ giới hóa, công nghiệp hóa và tự động hóa trong xây dựng.Xây dựng công
trình thủy lợi thủy điện có nhiều dạng công tác với khối lượng lớn và kết cấu đặc
trưng, muốn hoàn thành đúng thời hạn thì phải thi công với cường độ cao, mức độ cơ
giới hóa lớn và sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại, có năng suất cao.
Đồng thời phải tiến hành công nghiệp hóa, tự động hóa trong sản xuất và thi công với
mức độ cần thiết có thể, nhất là đối với những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy
hiểm.
- Hình thành khu dân cư và khu công nghiệp mới:
Công trình thủy lợi, thủy điện thường được xây dựng ở những nới xa xôi hẻo lánh, xa
các thị trấn, thành phố và các trung tâm công nghiệp. Xong trên các công trường xây
dựng thủy lợi, tùy theo quy mô công trình, thường phải sử dụng hang loạt các cơ sở

5


sản xuất, các xí nghiệp phụ trợ đủ lớn về nhiều mặt để phục vụ cho quá trình thi công
và phải sử dụng một số lượng lao động lớn để xây dựng công trình. Tất cả những lao
động này cùng với gia đình của họ đã tạo thành một khu vực dân cư đông đúc và một
hệ thống nhà ở, nhà làm việc và các công trình văn hóa xã hội khác trên khu vực quanh

công trường. Bên cạnh đó , các công trình, xí nghiệp phụ trợ để phục vụ thi công sau
khi hoàn thành công trình được sử dụng vào mục đích dân sinh kinh tế. Vì vậy xung
quanh công trình đầu mối thủy lợi thường hình thành khu công nghiệp mới để phục vụ
cho kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương.
- Ảnh hưởng đến dân sinh kinh tế và diện tích rừng nguồn phía thượng lưu công trình.
Công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng sẽ tao hồ lớn phía trước tượng lưu công
trình, sẽ gây ngập lụt trên diện rộng. Vì vậy trước khi xây dựng công trình cần giải
quyết vấn đề di dân, tái định cư, di tích lịch sử cũng như xem xét ảnh hưởng đến
nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phía thượng nguồn
1.1.2. Tính chất của thi công công trình thủy lợi, thủy điện
Tính phức tạp [8]
+ Công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng thi công trong điều kiện rất khó khăn:
địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu. Mỗi phần công trình
lại có kết cấu đặc trưng, thi công khó khăn và phức tạp.
+ Công trình thủy lợi, thủy điện liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, nhiều ngành
nghề kinh tế và nhiều địa phương khác nhau.
+ Trong suốt quá trình thi công luôn phải đảm bảo lợi dụng tổng hợp dòng chảy và
phải luôn giữ cho hố móng khô ráo. Một số công nghệ thi công bê tông trong nước
cũng được áp dụng, tuy nhiên vấn đề thi công phực tạp và khó khăn, không đảm bảo
được độ an toàn của công trình.
Tính khẩn trương [8]
Thi công khối lượng công việc rất lớn trong điều kiện địa hình và khí hậu phức tạp càng
đòi hỏi quá trình thi công phải gấp rút khẩn trương cho kịp tiến đồ đặt ra trong từng giai
đoạn, đặc biệt chú ý đến thời điểm ngăn sông. Mặt khác điều kiện thi công phức tạp mà
6


quá trình thi công kéo dài dẫn đến lãng phí thời gian, nhân lực và chi phí. Công trình
càng được đưa vào sử dụng sớm thì càng tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tính khoa học [8]

Đối với thiết kế phải đảm bảo được điều kiện làm việc, phục vụ được mục tiêu thủy lợi
của dự án. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện ổn định làm việc với các tổ hợp tải trọng
bất lợi nhất, phòng tránh rủi ro trong quá trình thi công và khai thác, mặt khác lại phải
đảm bảo điều kiện kinh tế tránh lãng phí.
Trong quá trình thi công sử dụng các vật tư, máy móc nhân lực để giải quyết các vấn
đề kỹ thuật
Đối với nhà quản lý phải tổ chức thi công tốt, đưa ra các giải pháp kỹ thuật hợp lý, kịp
thời để xử lý các tình huống xảy ra trên công trường.
Bởi vậy thi công công trình mang tính chất khoa học.
Tính quần chúng [8]
Công tác thi công khối lượng công việc lớn nên sử dụng lực lượng lao động lớn cùng
với đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm.
1.2. Những khó khăn khi thi công công trình thủy lợi, thủy điện [1]
- Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện là một quá trình gồm nhiều công việc khác
nhau. Có những hạng mục khối lượng lớn khống chế cả quá trình xây dựng. Một số
công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như bê tông trong nước, hay thi công lắp ghép. Phạm vi
xây dựng công trình rộng lớn, có nhiều hạng mục cần tiến hành xây dựng cùng lúc nên
cần sử dụng nhiều máy móc thiết bị với cường độ cao.
- Trong quá trình thi công một mặt phải đảm bảo hố móng được khô ráo, một mặt phải
đảm bảo các nhu cầu dùng nước ở hạ lưu tới mức cao nhất.
Những đặc điểm trên cho thấy: muốn cho hố móng khô ráo mà vẫn đảm bảo được yêu
cầu tổng hợp lợi dụng dòng nước trong quá trình thi công phải tiến hành dẫn dòng thi
công mà nội dung như sau:
7


+ Đắp đê quai bao quanh hố móng, bơm cạn nước và tiến hành công tác nạo vét, xử lý
nền và xây móng công trình.
+ Dẫn dòng nước từ thượng lưu về hạ lưu qua các công trình dẫn dòng đã được xây
dựng xong trước khi ngăn dòng.

Thực tế cho thấy, những công trình có khối lượng nhỏ ở sông suối nhỏ, ít nước, điều
kiện và khả năng thi công cho phép, có thể xây dựng xong trong một mùa khô thì có
thể không phải dẫn dòng còn nói chung việc dẫn dòng là một công tác thiết yếu.
1.3. Kế hoạch tiến độ thi công xây dựng. [9]
Kế hoạch tiến độ thi công là một loại biểu kế hoạch quy định rõ trình tự khởi công và
thời gian thi công của các công trình trong một công trường hay của các công việc
trong một công trình xây dựng.
Kế hoạch tiến độ là một bộ phận quan trọng của công tác thiết kế tổ chức thi công.
Nhằn vạch ra kế hoạch chỉ đạo thi công giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và
nghiệp vụ theo dõi chỉ đạo mọi công tác thi công trên công trường, công trình được
thuận lợi, chủ động bảo đảm thời gian và an toàn lao động. Mặt khác kế hoạch yêu cầu
cung cấp khác như vật tư, nhân lực, thiết bị máy móc, tiền vốn… nhằm huy động mọi
khả năng phục vụ cho thi công công trình, đảm bảo điều hòa và cân đối mọi mặ đạt
hiệu quả và kinh tế cao.
Kế hoạch tiến độ thi công có ý nghĩa quyết định đến tốc độ, trình tự và thời hạn thi
công của toàn bộ công trình.
Trong quá trình điều khiển tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện, tùy theo quy
mô xây dựng, mức độ phức tạp và chi tiết giữa các hạng mục ở các giai đoạn thiết kế
và thi công khác nhau mà tiến hành lập các loại kế hoạch tiến độ: kế hoạch tổng tiến
độ, kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị và kế hoạch phần việc.
Kế hoạch tổng tiến độ được lập cho toàn bộ công trình. Trong kế hoạch tổng tiến độ
được xác định tốc độ, trình tự, thời hạn thi công các công trình đơn vị, định ra thời hạn
hoàn thành của công tác chuẩn bị trước khi thi công và công tác kết thúc.

8


Kế hoạch tổng tiến độ thường được lập ở giai đoạn thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật
với mức độ chi tiết khác nhau. Ngoài ra trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công và thời
kỳ thi công còn cần lập kế hoạch tiến độ cho từng năm để chỉ đạo thi công các công

trình lớn phải thi công qua nhiều năm.
Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị được lập cho công trình đơn vị chủ yếu
như đập đất, nhà máy thủy điện, tràn… ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ
thi công hoặc trong thời kỳ thi công. Kế hoạch tiến độ công trình đơn vị căn cứ vào
thời gian thi công của công trình đơn vị đã quy định trọng kế hoạch tổng tiến độ mà
xác định tốc độ, tuần tự và thời gian thi công đối với các bộ phận kết cấu.
Kế hoạch phần việc là một văn kiện cơ bản đảm bảo kế hoạch tiến độ, trực tiếp chỉ đạo
hiện trường thi công. Trong thời kỳ thi công công trình, dựa vào quy định của kế
hoạch tổng tiến độ và kế hoạch tiến độ công trình đơn vị kết hợp với tình hình thực tế
ở hiện trường mà đơn vị thi công vạch ra kế hoạch phần việc thi công theo từng quý,
từng tháng, từng tuần.
1.3.1. Nhiệm vụ của lập kế hoạch tiến độ [10]
Xây dựng thủy lợi, thủy điện cũng như các ngành sản xuất khác muốn đạt được những
mục đích đề ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể. Một kế hoạch sản xuất được gắn
liền với một trục thời gian người ta gọi đó là kế hoạch lịch hay tiến độ. Như vậy tiến
độ là kế hoạch gắn liền với niên lịch. Mọi thành phần của tiến độ được gắn trên trục
thời gian xác định.
Công trường xây dựng được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham gia của
nhà thầu, người thiết kế, doanh nghiệp cung ứng máy móc thiết bị và các loại tài
nguyên… Như vậy xây dựng một công trình là một hệ điều khiển phức tạp, rộng lớn.
Vì trong hệ có rất hiều thành phần và mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp. Sự phức
tạp cả về số lượng các thành phần và trạng thái của nó là biến động và ngẫu nhiên. Vì
vậy trong quá trình xây dựng công trình không thể điều khiển chính xác mà có tính xác
suất. Để xây dựng một công trình phải có một mô hình khoa học điều khiển các quá
trình – tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng. Mô hình đó chính là tiến độ thi công.

9


Khi xây dựng công trình phải thực hiện rất nhiều các quá trình xây lắp liên quan chặt

chẽ với nhau trong một không gian và thời gian nhất định với tài nguyên có giới hạn.
Như vậy mục đích của tiến độ thi công là thành lập một mô hình sản xuất, trong đó sắp
xếp các công việc sao cho bảo đảm xây dựng công trình trong thời gian ngắn, giá
thành hạ, chất lượng cao.
Mục đích này có thể cụ thể như sau:
- Kết thúc và đưa ra các hạng mục công trình từng phần cũng như tổng thể vào hoạt
động đúng thời hạn định trước.
- Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị.
- Giảm thiểu thời gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng.
- Lập kế hoạch sử dụng tối ưu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ xây dựng.
- Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thi công xây dựng công trình.
Tiến độ luôn được biểu hiện dưới dạng biểu đồ. Tùy theo tính chất các công trình và
yêu cầu của công nghệ, hình thức thể hiện biểu đồ có thể biểu diễn dưới dạng ngang,
xiên hay mạng.
Tóm lại, tiến độ là kế hoạch sản xuất thể hiện bằng biểu đồ nội dung bao gồm: công
nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với điều kiện
thực hiện chúng.
Tiến độ là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức
thi công.
Tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng gọi là tiến độ xây dựng (TĐTCXD) do cơ
quan tư vấn thiết kế lập bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc: thiết kế, chuẩn bị,
thi công, hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị, cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ thi
công và đưa công trình vào hoạt động. Biểu đồ tiến độ nếu là công trình nhỏ thể hiện
bằng đường ngang, nếu là công trình lớn, phức tạp thể hiện bằng đường mạng. Trong
tiến độ các công việc thể hiện dưới dạng tổng quát, nhiều công việc của công trình đơn
vị được nhóm lại được nhóm lại thể hiện bằng một công việc tổng hợp. Trong tổng
10


tiến độ phải chia ra được những thời điểm chủ chốt như giai đoạn xây dựng, ngày hoàn

thành của các hạng mục xây dựng, thời điểm cung cấp máy móc, thiết bị cho công
trình và ngày hoàn thành toàn bộ.
Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công xây dựng gọi tắt là tiến độ thi công (TĐTC) do
đơn vị nhận thầu (B) lập với sự tham gia của các nhà thầu phụ (B’). Trong đó thể hiện
các công việc chuẩn bị, xây dựng tạm, xây dựng chính và thời gian đưa từng hạng mục
công trình vào hoạt động. Tiến độ thi công có thể thể hiện bằng đường ngang hay
đường mạng. Tổng tiến độ lập dựa vào tiến độ các công trình đơn vị. Các công trình
đơn vị khi liên kết với nhau dựa trên sự kết hợp công nghệ và sử dụng tài nguyên.
Trong tiến độ đơn vị các công việc xây lắp được xác định chi tiết từng chủng loại, khối
lượng theo tính toán của thiết kế thi công. Thời hạn hoàn thành các hạng mục công
trình và toàn bộ công trường phải đúng với tiến độ tổ chức xây dựng.
Tiến độ dùng để chỉ đạo thi công xây dựng, để đánh giá sự sai lệch giữa thực tế sản xuất
và kế hoạch đã lập giúp người cán bộ chỉ huy công trường có những quyết định để điều
chỉnh thi công. Nếu sự sai lệch giữa sản xuất và kế hoạch quá lớn đến chừng mực nào đó
phải lập lại tiến độ. Lập tiến độ mới dựa trên thực trạng tại thời điểm đó sao cho giữ được
mục tiêu ban đầu, nếu sai lệch càng ít càng tốt, nhất là thời hạn xây dựng.
1.3.2. Nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ [8]
Muốn lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý thì cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Sự hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời hạn thi công do nhà nước quy
định. Những công trình đơn vị hoặc các hạng mục công trình cần tuần theo thời hạn
quy định trong tổng tiến độ chung.
- Phân rõ công trình chủ yếu, công trình thứ yếu để tập trung tạo điều kiện thi công
thuận lợi cho những công trình mấu chốt.
- Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và trong không gian phải được
ràng buộc một cách chặt chẽ với các điều kiện khí tượng, thủy văn, địa chất thủy văn,
thể hiện được sự lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công
công trình.
11



- Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tiến độ đều phải thích
ứng với điều kiện kỹ thuật thi công và phương pháp thi công được lựa chọn sử dụng.
Nếu tận dụng các biện pháp tổ chức thi công tiên tiến như phương pháp thi công song
song, thi công dây chuyền để rút ngắn thời hạn thi công, tang nhanh tốc độ thi công,
nhưng tránh làm đảo lộn trình tự thi công hợp lý.
- Khi chọn phương pháp sắp xếp kế hoạch tiến độ cần tiến hành xem xét các mặt, giảm
thấp phí tổn công trình và ngăn ngừa sự ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng
hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình.
Muốn giảm bớt tiền vốn xây dựng ứ đọng thì có thể tập trung sử dụng tiền vốn, sắp
xếp phân phối vốn đầu tư ở thời kỳ đầu thi công tương đối ít, càng về sau càng tang
nhiều. Hình 1-1 là đường tích lũy vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phưng án
sắp xếp kế hoạch tiến độ khác nhau, trong đó đường tích lũy a là không tốt, đường tích
lũy b tương đối tốt, đường tích lũy c là tốt nhất.

a
b
c

O

Hình 1-1: Đường lũy tích vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án sắp xếp
kế hoạch tiến độ khác nhau.
- Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân
lực, vật liệu, động lực và sự hoạt động của thiết bị máy móc, xí nghiệp phụ.
Để đảm bảo nguyên tắc này người ta có thể kiểm tra theo biểu đồ cung ứng nhân lực
Hình 1-2 được lập ra trên cơ sở của kế hoạch tiến độ đã sắp xếp. Nếu trong kế hoạch
tiến độ không tuân theo nguyên tức cân đối thì trên biểu đồ cung ứng nhân lực sẽ xuất
12



hiện nhiều chỗ lồi lóm Hình 1-2a cho nên cần tiến hành chỉnh sửa nhiều lần kế hoạch
tiến độ bằng cách thay đổi thời gian thi công của các đối tượng thi công hoặc điều
chỉnh tăng giảm cường độ thi công để đạt được đến sự cân bằng tổng hợp Hình 1-2b.

1000

1000

800

800

600

600

400

400

Amax
Atb

200

200
O

O


100 200 300 400 500

100 200 300 400 500

Hình 1-2: Biểu đồ cung ứng nhân lực
a)Khi chưa điều chỉnh; b)Sau khhi đã điều chỉnh
Khi đánh giá chất lượng của biểu đồ cung ứng nhân lực người ta thường dùng hệ số
không cân đối K, đặc trưng bằng tỷ số sau:
K=

Amax
Atb

Trong đó :
A max : Trị số lớn nhất của số lượng công nhân biểu thị trên biểu đồ cung ứng nhân lực.
A tb : Trị số trung bình của số lượng công nhân trong suốt quá trình thi công công trình,
có thể tính như sau:
Atb =

∑ a .t
T

i

i

Trong đó :

13



a i : Số lượng công nhân làm việc trong ngày
t i : Thời đoạn thi công cần cung ứng số lượng công nhân trong mỗi ngày là a i ,

ngày.
T : Thời gian thi công toàn bộ công trình, ngày.
Đối với kế hoạch tiến độ sắp xếp hợp lý thì trị số K không vượt quá giới hạn 1,3-1,6
(riêng khi dùng phương pháp thi công dây chuyền nên lấy trị số giới hạn dưới).
Ngoài ra có một số công trình (đặc biệt đối với những công trình địa phương tự xây
dựng) lúc sắp xếp kế hoạch tiến độ tổ chức cung ứng nhân lực còn phải chú ý phối hợp
mật thiết với thời kỳ mùa màng bận rộn để không ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp.
- Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ
thể mà tiến hành nghiên cứu để đảm bảo trong quá trình thi công công trình được an
toàn.
1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ [7]
1.4.1. Lập tiến độ thi công theo sơ đồ ngang
1.4.1.1. Đặc điểm cấu tạo
Lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang hay còn gọi là mô hình kế hoạch tiến
độ Gantt (phương pháp này do nhà khoa học Gantt đề xướng từ năm 1917). Đặc điểm
là mô hình sử dụng đồ thị Gantt trong phần đồ thị tiến độ nhiệm vụ đó là những đoạn
thẳng nằm ngang có độ dài nhất định chỉ thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời
điểm kết thúc việc thi công các công việc theo trình tự công nghệ nhất định Hình 1-3.
- Phần 1: Danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ tự công nghệ và tổ chức thi
công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy thi công, thời gian
thực hiện, vốn… của từng công việc.
- Phần 2: Được chia làm hai phần:

14



Phần trên là thang thời gian, được đánh số tuần tự (số tự nhiên) khi chưa biết thời điểm
khởi công hoặc đánh số theo lịch khi biết thời điểm khởi công.
Phần dưới thang thời gian trình bày đồ thị Gratt: mỗi công việc được thể hiện bằng
một đoạn thẳng nằm ngang, có thể là đường liên tục hay gãy khúc qua mỗi đoạn công
tác để thể hiện tính không gian. Để thể hiện những công việc có liên quan với nhau về
mặt tổ chức sử dụng đường nối, để thể hiện sự di chuyển liện tục của một tổ đội sử
dụng mũi tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc, có thể đưa nhiều thông số khác
nhau: nhân lực, vật liệu, máy, ca công tác… ngoài ra còn thể hiện tiến trình thi công
thực tế.

Hình 1-3: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ ngang.
1.4.1.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
- Ưu điểm: diễn tả một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch xây dựng tương
đối đơn giản, rõ ràng.
-Nhược điểm: Không thể hiện rõ mối liên hệ logic phức tạp giữa các công việc mà nó
phải thể hiện. Mô hình điều hành tĩnh không thích hợp tính chất động của sản xuất, cấu
tạo cứng nhắc khó điều chỉnh khi có sửa đổi. Sự phụ thuộc giữa các công việc chỉ thực
hiện một lần duy nhất trước khi thực hiện kế hoạch do đó các giải pháp về công nghệ,
15


tổ chức mất đi giá trị thực tiễn là vai trò điều hành khi kế hoạch được thực hiện. Khó
nghiên cứu sâu nhiều phương án, hạn chế về khả năng dự kiến diễn biến của công việc,
không áp dụng được các tính toán sơ đồ một cách nhanh chóng khoa học.
Tất cả các nhược điểm trên làm giảm hiệu quả của quá trình điều khiển khi sử dụng sơ
đồ ngang, hay nối cách khác mô hình kế hoạch tiến độ (KHTĐ) ngang chỉ sử dụng
hiệu quả đối với các công việc đơn giản, số lượng đầu việc không nhiều, mối liên hệ
qua lại giữa các công việc ít phức tạp.
1.4.2. Tiến độ thi công theo sơ đồ xiên [7]

1.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo
Về cơ bản mô hình KHTĐ xiên chỉ khác mô hình KHTĐ ngang ở phần 2 (đồ thị tiến
độ nhiệm vụ), thay vì biều diễn các coogn việc bằng các đoạn thẳng nằm ngang người
ta dùng các đường thẳng xiên để chỉ sự phát triển của các quá trình thi công theo cả
thời gian (trục hoành) và không gian (trục tung). Mô hình KHTĐ xiên, còn gọi là sơ
đồ xiên hay sơ đồ chu trình (Xyklogram). Xem ví dụ minh họa như Hình 1-4. Trục
không gian mô tả các bộ phận phân nhỏ của đối tượng xây lắp (khu vực, đợt, phân
đoạn công tác…), trục hoành là thời gian mỗi công việc được biểu diễn bằng một
đường xiên riêng biệt.
3

R

1

2

3

4

m
… …
1
m
a …
1
Đợt Pđoạn

t


Hình 1-4: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên.
Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công việc và sơ
đồ tổ chức thi công, sự khác nhau này gây ra bởi phương – chiều – nhip độ của quá
trình. Về nguyên tắc các đường xiên này không được phép cắt nhau trừ trường hợp đó
là những công việc độc lập với nhau về công nghệ.
16


1.4.2.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
- Ưu điểm: Mô hình KHTĐ xiên thể hiện được diễn biến công việc cả trong không
gian và thời gian nên có tính trực quan cao.
- Nhược điểm: Là loại mô hình điều hành tĩnh, nếu số lượng công việc nhiều và tốc độ
thi công không đều thì mô hình trở nên rối và mất đi tính trực quan, không thích hợp
với những công trình phức tạp.
Mô hình KHTĐ xiên thích hợp với các công trình có nhiều hạng mục giống nhau, mức
độ lặp lại của các công việc cao. Đặc biệt thích hợp với các công tác có thể tổ chức thi
công dưới dạng dây chuyền.
1.4.3. Tiến độ thi công theo sơ đồ mạng lưới [7]
Những năm gần đây nhiều phương pháp toán học và kỹ thuật tính toán xâm nhập rất
nhanh vào lĩnh vực tổ chức quản lý, đặc biệt dưới sự trợ giúp của máy tính. Một trong
những phương pháp có hiệu quả nhất là phương pháp sơ đồ mạng, do hai nhà khoa học
người Mỹ là Ford và Fulkerson đề xuất dựa trên cơ sở về toán học như lý thuyết đồ thị,
tập hợp, xác suất… Phương pháp sơ đồ mạng dùng để lập kế hoạch và điều khiển tất
cả các loại dự án, từ dự án xây dựng một công trình đến dự án sản xuất kinh doanh hay
dự án giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ phức tạp nào trong khoa học kỹ thuật, kinh tế,
quân sự… đều có thể sử dụng sơ đồ mạng. Mô hình mạng lưới là một đồ thị có hướng
biểu diễn trình tự thực hiện tất cả các công việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa
chúng, nó phản ánh tính quy luật của công nghệ sản xuất và các giải pháp được sử
dụng để thực hiện chương trình nhằm với mục tiêu đề ra.

Sơ đồ mạng là phương pháp lập kế hoạch và điều khiển các phương trình mục tiêu để
đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những phương pháp quản lý hiện đại, được
thực hiện theo các bước: xác định mục tiêu, lập chương trình hành động, xác định các
biện pháp đảm bảo việc thực hiện chương trình đề ra một cách hiệu quả nhất.
Một dự án bao giờ cũng bao gồm nhiều công việc, người phụ trách có kinh nghiệm có
thể biết mỗi công việc đòi hỏi bao nhiêu thời gian, nhưng làm thế nào sử dụng kinh
nghiệm đó của mình để giải đáp các vấn đề như:
17


×