Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tài liệu QA_kiểm soát nguyên vật liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.41 KB, 27 trang )

Tài liệu QA-kiểm soát nguyên vật liệu
(tài liệu tham khảo)
I:Hướng dẫn kiểm tra nguyên vật liệu
II:kế hoạch lấy mẫu
IIIQuy tắc miễn kiểm
IV: quản lý vật liệu trong kho

I:Hướng dẫn kiểm tra nguyên vật liệu


1. Mục đích
Quy trình này được bộ phận QA ban hành nhằm đảm bảo tất cả cac
nguyên liệu thô, linh kiện, bán thành phẩm và thành phẩm được mua
bởi công ty có thể đáp ứng được các thông số kỹ thuật và giảm lượng
hàng kém chất lượng tránh lãng phí và ảnh hưởng tới hoạt động sản
xuất của công ty, đáp ứng nhu cầu chất lượng của khách hàng.
2. Phạm vi
Áp dụng cho công ty sản xuất vật liệu cần thiết, bán thành phẩm và
thành phẩm (bao gồm cả xử lý bên ngoài, vật liệu do khách hàng cung
cấp và vật liệu đảm bảo môi trường xanh)
3 –Định nghĩa
3.1 AQL(Acceptance Quality Level) : - Mức độ chất lượng chấp
nhận được
3.2 STS(Ship To Stock) : Miễn kiểm tra
3.3 MRB(Material Review Board) : Xem xét vật liệu
3.4
Kinh doanh bên ngoài: Các nhà cung cấp chỉ xử lý nguyên liệu do
công ty cung cấp.
4. Trách nhiệm
4.1 IQC: Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra cho nguyên vật liệu. Thực
hiện kiểm tra, phán định cho lô hàng vật liệu. Thu thập các báo cáo


liên quan đến lô hàng kiểm tra. Đối với sản phẩm yêu cầu về môi
trường xanh phải có chữ GP/ ROHS màu xanh và tem nhãn hiển thị
trên thùng.
4.2 P&P:
Chịu trách nhiệm phối hợp xử lý các sản phẩm bị lỗi với các nhà cung
cấp. Xử lý các vật liệu không phù hợp và phân phối các đơn đặt hàng
tới IQC làm cơ sở để kiểm tra.
4.3 Kho: Chịu trách nhiệm về việc nhận vật liệu, lưu trữ các sản phẩm
cần kiểm tra, giao lệnh kiểm tra, di chuyển vật liệu, quản lý vật liệu
tồn kho (bao gồm phân chia khu vực GP và không GP) và trả lại
nguyên vật liệu.
4.4 PRDE:
Cung cấp và hỗ trợ kiểm tra đối với các vật liệu chưa được kiểm tra
(bao gồm thông số kỹ thuật, đồ gá kiểm tra, bản vẽ, mẫu và thông số
kỹ thuật đo lường).


5. Quy trình
5.1
Sau khi nhận đủ số lượng nguyên vật liệu, nhân viên quản lý kho điền
vào mẫu “nhận nguyên liệu”, và sau đó nộp mẫu “nhận nguyên liệu”
cùng với báo cáo thử nghiệm / báo cáo vận chuyển của nhà cung cấp
cho nhân viên IQC để kiểm tra (IQC cần kiểm tra tính chính xác của
báo cáo giao hàng của nhà cung cấp). Sản phẩm GP phải được đặt
trong khu vực GP cần kiểm tra và hộp bên ngoài phải có nhãn GP /
RoHS. Sản phẩm GP phải được gửi kèm theo báo cáo tiếng Anh hoặc
tiếng Trung-tiếng Anh cho mỗi lần giao hàng. Báo cáo có giá trị trong
1 năm.
5.1.1 Xác nhận báo cáo xuất hàng của nhà cung cấp:
a.

Xác nhận mã vật tư, số lượng, vật liệu và kết quả kiểm tra kích thước
của nhà cung cấp.
b. Đối với các vật liệu như đàn hồi/ momen xoắn/ độ cứng/ độ dầy
film/ phun sương muối… cũng phải xác nhận tính chính xác của báo
cáo.,
c. Xác nhận tính chính xác của báo cáo RoHS (mặc dù vẫn trong thời
hạn hiệu lực, giá trị kiểm tra có vượt quá tiêu chuẩn, v.v.)
d.
Xác nhận tính chính xác của báo cáo COC nguyên liệu (báo cáo COC
phải bao gồm: số lượng, số lô sản xuất, thành phần nguyên liệu,
nguồn nguyên liệu và các thông tin liên quan khác)
e.
Tất cả các báo cáo ở trên được tổng hợp cùng với báo cáo kiểm
nguyên vật liệu tương ứng theo số lô sản xuất và được lưu trữ trong
phòng dữ liệu ở dạng giấy.
5.2 IQC nhận được phiếu nhận nguyên liệu. Trước tiên phải xác nhận
xem nhà cung cấp có nằm trong danh sách nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn
hay không.
5.3
Việc điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu phải tuân theo hướng dẫn trong Kế
hoạch lấy mẫu.
5.4
Đối với vật liệu miễn kiểm phải được dán nhãn “Miễn kiểm” theo
“Hướng dẫn kiểm tra vật liệu miễn kiểm”


5.5 Nhân viên IQC sẽ tiến hành kiểm tra lấy mẫu các thông số kỹ
thuật kiểm tra đầu vào theo bản vẽ, PMP và kế hoạch lấy mẫu. Ghi lại
kết quả vào Báo cáo kiểm tra nguyên vật liệu. Các kích thước tổng
quan như chiều dài, chiều rộng, chiều cao, vv, phải được kiểm tra.

Kích thước/ đặc điểm hoặc độ tin cậy mà IQC không thể thực hiện
kiểm tra được thì chuyển đến trung tâm kiểm tra để thử nghiệm trong
phòng thí nghiệm. Đối với các đặc tính mà không có khả thực hiện
được thì sẽ tham khảo báo cáo xuất hàng của nhà cung cấp.
5.6 Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào phải được áp dụng theo “nguyên
liệu đến trước kiểm tra trước, nguyên liệu đến sau kiểm tra sau”
(FIFO) và phải hoàn thành trong một ngày làm việc. Đối với nguyên
liệu gấp, nhân viên kiểm tra phải ưu tiên kiểm tra trước và hoàn thành
trong vòng 4 giờ.
5.7 Khi kết quả kiểm tra của là OK, IQC đóng mộc PASS lên nhãn
của nhà cung cấp bên ngoài thùng và đảm bảo thông tin hiển thị là rõ
rang. Đồng thời ghi kết quả lên phiếu nhận nguyên liệu.
5.8 Khi kết quả kiểm tra là NG, IQC phát hành báo cáo không phù
hợp và thông tin tới các bộ phận liên quan như PRDE, P&P..v..v..
đồng thời dán tem “Reject” lên tất cả các thùng hàng của lô hàng lỗi.
5.9
Trong trường hợp gấp, lô hàng lỗi sẽ được giải quyết theo “Hướng
dẫn đánh giá vật liệu” và “Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù
hợp”. Khi có kết quả phán định, IQC sẽ thay đổi nhãn “Reject” thành
nhãn “Chấp nhận đặc biệt”. Khi xác nhận phải sửa hàng, bộ phận P&P
sẽ mở danh sách RMA và áp dụng theo hướng dẫn thao tác hủy bỏ và
RMA. Tất cả chi phí sửa hàng sẽ gửi cho nhà cung cấp để hoàn trả.
5.10
Đối với các lô hàng bị từ chối, IQC phải gửi đến nhà cung cấp báo
cáo 8D và yêu cầu các biện pháp cải tiến hiệu quả. Số CAR được ghi
lại trong báo cáo từ chối lô nguyên vật liệu và báo cáo từ nhà cung
cấp là như nhau. Nếu ba lô liên tiếp không phát sinh bất thường, lỗi
phát sinh trước đó không lặp lại hoặc nguyên vật liệu được chấp nhận
trong 1 tháng và không phát sinh lỗi lặp lại thì có thể chấp nhận hành
động khắc phục và đóng báo cáo.

5.11
IQC điền kết quả phán định cho lô nguyên vật liệu vào hệ thống
Oracle và phiếu nhận nguyên liệu.


5.12 Tình trạng nguyên vật liệu về sẽ được IQC tổng hợp và gửi cho
PRDE và P&P trước ngày 10 hàng tháng.
6. Tài liệu liên quan
6.1 Xác nhận mua hàng
6.2 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
6.3 Hành động khắc phục và phòng ngừa
6.4Xem xét nguyên vật liệu
6.5 Kế hoạch lấy mẫu
6.6 Quy định miễn kiểm
6.7 Hướng dẫn kết thúc và RMA
6.8 Báo cáo kiểm tra IQC
6.9 Báo cáo không phù hợp
6.10 QF-QA-116 EIGHT DISCIPLINE(8-D) WORKSHEET – Báo
cáo 8D
6.11 Mức độ chấp nhận AQL
7. Lưu trình
7.1 Quy trình kiểm tra đầu vào



II: Kế hoạch lấy mẫu
1.Mục đích
Quy định phương pháp lấy mẫu kiểm tra.
2. Phạm vi
Kiểm tra đầu vào, trong công đoạn và xuất hang.

3. Định nghĩa
N/A
4. Chịu trách nhiệm
Bộ phận chất lượng: chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện quy định
này.
5. Quy trình
5.1 Kế hoạch lấy mẫu
5.1.1 Kiểm tra đầu vào
a:
Thực hiện kiểm tra tổng quan vật liệu theo ANSI/ASQ Z1.4,
Sampling Procedure and Tables for Inspection by Attributes:kiểm tra
đặc biệt theo cấp độ S-2:AQL=2.5, C=0.
b: Kiểm tra ngoại quan theo ANSI/ASQ Z1.4, Sampling Procedure
and Tables for Inspection by Attributes, kiểm tra theo tiêu chuẩn cấp
II:AQL=2.5:C=0:
c:
Kiểm tra ngoại quan của dây, dây tráng men, cuộn theo ANSI/ASQ
Z1.4, Sampling Procedure and Tables for Inspection by
Attributes:kiểm tra đặc biệt theo tiêu chuẩn S-2:AQL=4.0:C=0:
(đơn vị là trọng lượng):
d: Kiểm tra ngoại quan Aluminum extrusion, copper extrusion theo
“quy định kiểm tra extrusion”
d:
Tính năng và ngoại quan của Heat pipe sẽ kiểm tra cho 5 pcs. Phán
định Ac=0, Re=1.
e:
Ống đồng và bột đồng lấy mẫu kiểm tra theo hướng dẫn thao tác.
f:
Kiểm tra tính phá hủy 1 pc/ lot.
5.1.2 Trong công đoạn: đầu/ cuối kiểm tra 5 pcs:IPQC thực hiện

kiểm tra:IPQC kiểm tra phát hiện bất thường:thông báo cho PIE để
xác nhận:nếu phát sinh với số lượng nhỏ lẻ:không ảnh hưởng đến lot


hang sản xuất:thông báo cho bộ phận sản xuất để cải tiến:Nếu bất
thường phát sinh liên tục, ảnh hưởng tới lot hàng sản xuất thì bộ phận
sản xuất cần phải kiểm tra lại tất cả các sản phẩm từ khi bắt đầu ca
làm việc tới thời điểm phát hiện bất thường để khoanh vùng sản phẩm
không phù hợp:IPQC cần phải thắt chặt kiểm tra từ 2h/ lần thành 1h/
lần:cho đến khi PIE giải quyết được vấn đề bất thường thong qua dữ
liệu kiểm tra, khi đó có thể chuyển về tần suất kiểm tra bình thường
(quá trình gia công và các quy trình đặc biệt khác được thực hiện theo
yêu cầu cụ thể)
5.1.3
Phân loại lô hàng:Tính năng FAN:ngoại quan và số lượng lấy mẫu
theo MIL-STD-1916 lớp IV, số lượng sản phẩm tản nhiệt phụ thuộc
theo ANSI/ASQ Z1.4, Sampling Procedure and Tables for Inspection
by Attributes:tiêu chuẩn kiểm tra mức độ II:AQL=1.0:C=0:Tính
năng của sản phẩm tản nhiệt kiểm tra
5 pcs, nếu có yêu cầu đặc biệt của khách hàng thì áp dụng theo yêu
cầu của khách hàng.
5.1.4
Lấy mẫu kiểm tra kích thước và tính năng cho toàn bộ vật liệu và sản
phẩm là 5 pcs.
lấy mẫu kiểm tra kích thước cho toàn bộ vật liệu và sản phẩm theo
phương pháp sau:
Nếu số lượng hàng nhỏ hơn hoặc bằng 1000 thì kiểm tra 5 pcs.
Nếu số lượng hàng lớn hơn hoặc bằng 1001 và nhỏ hơn 2000 thì kiểm
tra 10 pcs
Từ 2000 trở lên, số lượng tăng thêm 1000 thì số lượng kiểm tra tăng

thêm 5 pcs.
5.1.5
Tất cả các hạng mục lấy mẫu theo mức độ thông thường và với số
lượng quy định theo kích thước, ngoại quan, tính năng, phá hủy…Sẽ
tăng gấp đôi số lượng lấy mẫu đối với kiểm tra nghiêm ngặt.
5.1.6
Khi số lượng lấy mẫu lớn hơn 5 pcs thì ghi dữ liệu cho 5 pcs. Khi
kiểm tra nghiêm ngặt thì ghi dữ liệu cho 10 pcs.
5.1.7 Phương pháp lấy mẫu theo thùng/ túi.


5.1.7.1
Phương pháp lấy mẫu theo thùng/ túi cho hàng linh kiện điện tử (bao
gồm cả linh kiện và công tắc bảo vệ mạch)

5.1.7.2 Phương pháp lấy mẫu theo thùng/ túi cho sản phẩm FAN/ tản
nhiệt

5.1.7.3


Số lượng thùng lấy mẫu phải bao gồm cả thùng hàng lẻ
5.2
Kiểm tra đầu vào kích thước và ngoại quan thực hiện phán định theo
Ac=0, Re=1.
Mức độ phán định cho kích thước và ngoại quan tại kiểm tra xuất
hàng là Ac=0, Re=1.
5.3 Các vật liệu miễn kiểm phải tuân theo “quy tắc miễn kiểm”
5.4 Điều chỉnh phương pháp lấy mẫu
5.4.1 Nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra, thì mức độ AQL lấy mẫu là

nghiêm ngặt và điều chỉnh tăng lên một cấp độ.
5.4.1.1
Khi kiểm tra phát sinh 1 lô không đạt tiêu chuẩn, chuyển sang kiểm
tra nghiêm ngặt.
5.4.1.2 Phát sinh khiếu nại của khách hàng
5.4.1.3 Sản phẩm ảnh hưởng tới môi trường.
5.4.2
Sau khi kiểm tra nghiêm ngặt, 3 lô liên tiếp đạt chuẩn thì chuyển sang
kiểm tra theo mức độ thông thường.
5.5 Các mẫu lấy ra theo phương pháp ngẫu nhiên để đảm bảo rằng các
mẫu được lấy có cùng xác suất tương tự nhau. Không được lấy mẫu ở
cùng 1 thùng hoặc cùng 1 khu vực.
5.6
Khi lấy mẫu, số lượng thùng phải được chọn ngẫu nhiên theo các vị
trí khác nhau như: lớp trên và lớp dưới, bên trong và bên ngoài. Lấy
mẫu trong thùng cũng phải lấy ngẫu nhiên theo các vị trí khác nhau
như: lớp trên và dưới, khu vực xung quanh và giữa hộp.
5.7 Nếu vật liệu đầu vào có nhiều lot sản xuất khác nhau thì phải đảm
bảo tất cả các lot sản xuất phải được lấy mẫu kiểm tra.
6. Tài liệu và hồ sơ liên quan
6.1 Kế hoạch lấy mẫu MIL-STD-1916
6.2 Kế hoạch lấy mẫu ANSI/ASQ Z1.4, Sampling Procedure and
Tables for Inspection by Attributes
6.3 QI-QA-01 Quy tắc miễn kiểm
6.4 Lịch sử kiểm tra (tham khảo Oracle IQC để biết thêm chi tiết)


ANSI/ASQ Z1.4, Sampling Procedure and Tables for Inspection by
Attributes



Phụ lục: Kế hoạch lấy mẫu ANSI/ASQ Z1.4, Sampling Procedure and
Tables for Inspection by Attributes


III: quy tắc miển kiểm
1.Mục đích
1.1 Tăng tốc độ kiểm tra vật liệu, nâng cao hiệu quả và sản xuất phù
hợp hơn
2.2
Miễn kiểm tra vật liệu nhà cung cấp đủ điều kiện chất lượng ổn định,
giảm chi phí kiểm tra
3.3 Thiết lập các yêu cầu kiểm tra đối với các vật liệu không thể kiểm
tra được vì lý do đặc biệt.
2. Phạm vi
2.1 Thích hợp cho các nhà cung cấp đủ điều kiện và vật liệu chất
lượng ổn định.
2.2 Vật liệu mà có thành phần ổn định và không ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm.
2.3
Hóa chất ổn định
2.4
Áp dụng cho một số tài liệu được BU yêu cầu miễn kiểm tra do hoàn
cảnh đặc biệt.
3.Định nghĩa
NA
4.Trách nhiệm
Bộ phận chất lượng: chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện quy định
này.
5.Quy trình

5.1
Thực hiện theo “công đoạn kiểm tra đầu vào” của “Hướng dẫn kiểm
tra nguyên vật liệu”
5.2
Máy móc, thiết bị điện, thiết bị và phụ kiện
5.3 5.4 Dầu máy
5.5 Ngọc cát, đai mài mòn, bánh xe đánh bóng, đá dầu.
5.6
Văn phòng phẩm và vật tư hành chính dùng cho sử dụng văn phòng.
5.7 Pallet
5.8 Bình hút ẩm


5.9
Túi bóng, thùng giấy và các vật liệu đóng gói khác.
Các vật liệu trên không liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
và được miễn kiểm tra trực tiếp.
5.10 Không có thiết bị phù hợp để kiểm tra và không có vật liệu có
chất lượng bất thường kể từ khi giao hàng, nhưng các đặc điểm quan
trọng của nó yêu cầu nhà cung cấp phải có báo cáo thử nghiệm để
tham khảo và IQC cần xác nhận thời gian hiệu lực và lưu hồ sơ. Chi
tiết tham khảo “Quy tắc miễn kiểm” va BOM.
5.11
Tám lô nguyên liệu liên tiếp của nhà cung cấp không có vấn đề về
chất lượng có thể được phân loại là miễn kiểm tra sau khi được quản
lý chất lượng phê duyệt.
5.12 Do một số trường hợp đặc biệt, đơn đăng ký danh sách liên lạc
của BU có thể được liệt kê là miễn kiểm tra sau khi được người quản
lý chất lượng và người quản lý nhà máy chấp thuận.
5.13

Khi sản xuất hoặc các bộ phận liên quan khác phản ánh vấn đề chất
lượng, sau khi được IQC xác nhận, nhà cung cấp này cần phải tạm
dừng miễn kiểm. Sau khi cải tiến, nếu không có vấn đề về chất lượng
trong 8 lô liên tiếp, tiếp tục áp dụng miễn kiểm cho nhà cung cấp này.
6.Tài liệu và hồ sơ liên quan
6.1 Danh sách miễn kiểm
Danh sách miễn
QF-QA-01 01



IV: Hướng dẫn quản lý vật liệu trong kho
1 Mục đích
đảm bảo quản lý chặt chẽ NVL trong kho. Việc giao nhận NVL chính
xác đảm bảo cho sản xuất:
2.Phạm vi
Tất cả vật liệu trong nhà máy.
3.Định nghĩa
4.Trách nhiệm quản lý
4.1 Quản lý kho: có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ, cấp phát, hủy vật
liệu:
4.2 IQC:xác nhận chất lượng đầu vào của vật liệu:
4.3 Bộ phận sản xuất: quản lý việc sử dụng NVL, trả lại NVL dư thừa,
quản lý NVL trên line.:
5.Phương pháp
5.1 Nhận NVL
5.1.1 Sau khi hàng tới nhà máy, nhân viên kho sẽ nhận phiếu giao
hàng từ NCC.:
5.1.2
khi nhận hàng, người nhận hàng cần kiểm tra:

5.1.2.1 Ngoại quan sản phẩm: thùng hàng có móp méo, có bị hư hại
không, hàng có xếp ngay ngắn không. Yêu cầu trả lại nếu hàng bị hư
hại
5.1.2.2 đánh dấu: Màu tem nhãn có đúng không (tháng 1 2 3 màu
trắng, tháng 4 5 6 vàng, tháng 7 8 9 xanh lá, tháng 10 11 12 màu xanh
nước biển):Thông tin trên tem phải chính xác, tem nhãn không bị hư
hại . Mỗi thùng hàng cần được dán tem đúng vị trí và đặt cùng hướng,
dễ kiểm tra.
5.1.2.3 Kiểm tra số lượng:Sau khi nhận được đơn đặt hàng, tên sản
phẩm, quy cách, số lượng, người nhận hàng phải đối chiếu số lượng
thực nhận so với giấy tờ. Kí tên nếu không có sự sai khác. Nếu phát
hiện sai sót, sửa lại theo số lượng thực tế và 2 bên cùng kí vào biên
bản giao hàng.
5.1.3 Sau khi nhận được giấy giao hàng, trong 2 tiếng, kho sẽ in
phiếu nghiệm thu chuyển cho IQC để kiểm tra hàng, trừ trường hợp
khẩn cấp.


5.2 Phiếu nghiệm thu
5.2.1 IQC
Sau khi nhận được phiếu nghiệm thu, IQC sẽ kiểm tra thông số kĩ
thuật theo phiếu nghiệm thu. Sau đó IQC sẽ phát hành báo cáo kiểm
tra NVL đầu vào (tham khảo quy trình kiểm tra NVL đầu vào)
5.2.2
Sau khi IQC hoàn tất việc kiểm tra, IQC sẽ đánh dấu theo kết quả
thực tế kiểm tra NVL đầu vào, kết quả phải được ghi rõ trên phiếu
chấp nhận sản phẩm và chuyển tới kho
5.2.3
Khi NVL đầu vào không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn cần gấp cho sản
xuất, cần thảo luận với... và xử lý theo .....

5.3 Lưu trữ nguyên vật liệu
5.3.1
Người quản lý kho cần kiểm tra kết quả chấp nhận của IQC theo
phiếu chấp nhận sản phẩm, kiểm tra số lượng và kết quả kiểm tra có
đúng không. Nếu có sai sót, báo cho IQC để sửa.
5.3.2
Các NVL sau khi IQC xác nhận OK cần nhập hệ thống Oracle và
chuyển về đúng vị trí trong kho trong vòng 24h.
5.3.3
Các NVL NG phải chuyển vào đúng khu vực để hàng NG, thực hiện
quy trình trả hàng để trả NCC.
5.3.4 Thành phẩm nhập kho
5.3.4.1 Khi thành phẩm hoàn thành, cần có phiếu hoàn thành sản
phẩm, có xác nhận hàng OK của QC (đánh dấu pass). Thành phẩm
được chuyển vào kho và lưu trữ.
5.3.4.2
Nhân viên kho nhận hàng cần kiểm tra số lượng thực nhận, ngoại
quan, tem mác có chính xác không, có dấu pass của QC không rồi để
hàng vào đúng khu vực được chỉ định
5.4 Lưu trữ và bảo quản NVL
5.4.1
Lưu trữ NVL trong nhà máy: có các khu vực riêng để từng loại NVL
trong kho.
5.4.1.1


NVL phải để trên pallet để tránh ẩm mốc, biến dạng
5.4.1.2
Tất cả các vật liệu đặt trên giá phải được sắp xếp gọn gàng. Các vật
liệu không thể được đặt trên giá phải được đặt trong khu vực riêng

hoặc được đánh dấu trên tem nhãn.Hóa chất phải được lưu trữ riêng
biệt, trong khu vực chống cháy nổ và rò rỉ
5.4.1.3
NVL phải quản lý theo thời hạn sử dụng, chỉ rõ nhập kho ngày nào.
Người quản lý kho cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo NVL
không bị quá hạn và có phương thức để kiểm soát thời hạn NVL một
cách hiệu quả, dễ dàng check và kiểm tra thông tin về thời hạn sử
dụng của NVL.
5.4.1.4
Các thiết bị điện thử cần đóng gói và chống hút ẩm, kiểm tra 3 tháng
một lần
5.4.1.5
Các NVL cùng loại phải để cùng pallet và khu vực, không được để
lẫn các loại NVL với nhau.
5.4.2
Theo tình hình thực tế của nhà máy, nguyên liệu phụ sẽ được đưa vào
kho sau khi được đưa vào nhà máy. Người quản lý kho sẽ kiểm tra số
lượng theo thông tin giao hàng do nhà cung cấp cung cấp, xác nhận
thông tin giao hàng và để QC kiểm tra.
5.4.2.1
Khi lưu trữ vật liệu dễ cháy nổ, không nên đặt chúng trực tiếp trên sàn
để tránh ẩm mốc. Các NVL này phải được để cách xa nguồn điện và
các tác nhân phát nổ.
5.5 Lưu trữ và bảo quản NVL trong quá trình sản xuất
5.5.1
NVL phải hủy trong quá trình sản xuất cần phải để ở nơi riêng biệt
trong kho (kho hủy), không được để lẫn với hàng hóa khác.
5.6 Lưu trữ và bảo quản thành phẩm
5.6.1 Thành phẩm nhập kho cần được đóng gói theo yêu cầu của
khách hàng.

5.6.2
Thành phẩm phải được lưu trữ ở nơi riêng biệt, theo từng loại.


5.6.3
Thành phẩm phải ghi rõ ngày nhập kho.
5.6.4 Thành phẩm phải được lưu trữ và bảo quản theo đặc tính của
từng loại.
5.7
Quản lý tồn kho
5.7.1 Kho phải tiến hành kiểm kê ít nhất 1 năm một lần, gửi cho
quản lý kho.
5.7.2
Người quản lý kho cần sắp xếp kiểm kê theo hạng mục NVL
mà mỗi người quản lý, điều chỉnh những sai lệch kịp thời.
5.7.3
Thời hạn sử dụng của NVL: Đối với thời gian lưu trữ của tất
cả các sản phẩm nhập kho, tham khảo danh sách sau đây về thời gian
lưu trữ NVL



5.7.4 Quản lý vật liệu đã hết hạn
5.7.4.1
Sau khi nhận được phiếu kiểm tra lại, bộ phận chất lượng sẽ nhanh
chóng sắp xếp nhân viên có liên quan để tiến hành kiểm tra lại các sản
phẩm được lưu trữ trong thời gian quá hạn. Xem Mẫu Đơn xin kiểm
tra lại các tài liệu lưu trữ quá hạn.
5.7.4.2
Nhân viên kiểm tra lại sản phẩm phải tiến hành kiểm tra trong thời

hạn nhất định và đánh giá sản phẩm có đạt chất lượng để sử dụng tiếp
hay không.
5.7.4.3
Kho nhập lại sản phẩm vào kho sau khi nhận kết quả sản phẩm này
đạt chất lượng, sử dụng được tiếp.
5.7.4.4
Đối với các sản phẩm kiểm tra lại OK, nếu dùng đến sản phẩm đó
trong sản xuất, sản phẩm đó sẽ được xuất để sử dụng trước và sản
phẩm không phù hợp sẽ được hủy theo quy trình hủy của công ty
5.7.4.5 Đối với thành phẩm hết hạn: Cần kiểm tra lại thành phẩm hết
hạn này có OK hay không trước khi xuất hàng
5.7.5 Lưu trữ và bảo quản hàng khách hàng trả lại
5.7.5.1
Khi nhận hàng khách hàng trả lại, dán nhãn tránh lẫn hàng và để ra
khu vực riêng.
5.7.6
Tất cả các sản phẩm được lưu trữ phải được bảo vệ an toàn tránh ẩm
mốc, ăn mòn, sốc và cháy.
5.7.7
Bảo quản và lưu trữ kem hàn, mỡ tản nhiệt tham khảo „Hướng dẫn sử
dụng kem hàn, mỡ tản nhiệt‟
5.7.8 Quy định nhiệt độ độ ẩm
5.7.8.1
Theo quy định nhiệt độ độ ẩm, kho cần chia thành 3 khu vực: Kho
bình thường, kho lạnh, khu vực ngoài trời


5.7.8.2 NVL, bán thành phẩm, thành phẩm phải được lưu trữ theo
từng khu vực riêng biệt
5.7.8.3

Kho phải quản lý nhiệt độ và độ ẩm trong kho. Ít nhất 100m2 cần có
một đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩm. Đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm phải
được lắp đặt ở nơi không khí lưu thông và không có ánh sáng mặt
trời. Chiều cao cài đặt khoảng 1,0 ~ 1,5 mét.
5.7.8.4
Nhân viên kho phải ghi lại các giá trị nhiệt độ và độ ẩm của từng thời
điểm giám sát hàng ngày trong Biểu ghi nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt
độ độ ẩm vượt quá phạm vi tiêu chuẩn, người kiểm tra cần thông báo
cho quản lý kho trong vòng một giờ đểkhắc phục sự cố.
5.7.9
Chiều cao giới hạn:Trong quá trình bảo quản và lưu trữ NVL,để tránh
giá kệ quá cao và sản phẩm bị biến dạng, cần đặt ra giới hạn chiều cao
5.7.9.1 Vật liệu nặng như nhôm, đồng không xếp quá 1.2M
5.7.9.2
Vật liệu khác: không quá 1.7M


5.7.9.3
Không sử dụng pallet vỡ, dập, hàng hóa không được xếp tràn ra ngoài
pallet
5.7.9.4
Khi thành phẩm đặt trên giá kệ, không đặt quá 6 lớp. Thành phẩm
phải để trong thùng carton.
5.7.9.5 Chiều cao lưu trữ của nguyên liệu trong quá trình bảo quản
không được vượt quá 1,7 m. Nếu được đặt trên pallet nhựa, nó phải
được đặt phù hợp theo không gian lưu trữ và trọng lượng vật liệu,
nhưng không được vượt quá 7 lớp
5.8 Sản xuất nhận vật liệu
5.8.1
Sau khi phòng kế hoạch nhận được order NVL, phòng kế hoạch sẽ

gửi đến các bộ phận liên quan để chuẩn bị liệu cho sản xuất.
5.8.2 Phòng kế hoạch sẽ lập danh sách nguyên vật liệu cần cho sản
xuất hôm sau theo kế hoạch sản xuất.
5.9 Kho chuẩn bị liệu và cấp liệu
5.9.1 Sau khi kho nhận kế hoạch danh sách hàng cấp cho sản xuất,
kho sẽ kiểm tra hàng hóa thực tế trong kho so với hệ thống
5.9.2 Kho tiến hành xuất liệu trên hệ thống, số lượng xuất phải khớp
giữa thực tế và hệ thống
5.9.3
Tùy theo nhu cầu, kho sẽ kiểm lại NVL và xác nhận lại có cần đánh
dấu bên ngoài không. Đối với NVL hủy, cần đóng gói và dán tem
phân biệt bên ngoài thùng
5.9.4
Quản lý kho đảm bảo tuân thủ nguyên tắc FIFO và thời hạn sử dụng
(Một tính toán, 2 quan sát, 3 so sánh)
5.9.4.1 Khi NVL được đưa vào lưu trữ, tem nhãn rõ rang đầy đủ, quản
lý kho cần sắp xếp NVL theo trình tự thời gian (dựa theo màu sắc của
tem)
5.9.5
Kiểm tra NVL còn hạn sử dụng hay không, xuất hàng theo nguyên tắc
FIFO.
5.9.6 Sản xuất cho người ra kho lấy hàng. Nếu có sai khác giữa giấy
tờ và thực tế, cần báo cáo kịp thời và NVL có thể bổ sung sau khi xác
nhận.


5.9.7
Cần có chữ kí của phòng kế hoạch, kho, người nhận hàng.
5.9.8 Khi WO được ban hành, NVL được sử dụng cần được ghi chú
rõ rang các thông tin trên tem trước khi đưa vào line sản xuất: Thông

tin nhà sản xuất, P/N, số lượng, ngày sản xuất.
5.9.9 Sau khi xác định được NVL cấp cho sản xuất, cần dán tem.
5.10 Xuất hàng thành phẩm
5.10.1
Quản lý kho nhận phiếu xuất hàng của shipping.
5.10.2 Kho kiểm tra hàng hóa theo phiếu giao hàng của shipping:
thành phẩm, số lượng, khách hàng, địa chỉ giao hàng
5.10.3
In tem barcode theo địa chỉ giao hàng , tên khách hàng (tham khảo
QI-PIE-42) và theo dõi barcode tracking list.
5.10.4
Kho phải kiểm tra lại tem barcode, dán ngoài thùng hàng.
5.10.5
Kho chọn pallet để xuất hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng
(tham khảo QI-PRDE-04)
5.10.6
Theo danh sách đóng gói hàng hóa xuất khẩu (do shipping cung cấp),
người quản lý kho thực hiện thao tác xếp hàng. Khi xếp hàng lên xe,
chú ý xem biển số xe có đúng không, để tránh việc sai xe, và kiểm tra
cẩn thận container để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
5.11 Vận chuyển vật liệu
5.11.1
Đầu tiên nhân viên cần kiểm tra ngoại quan của hàng hóa xem có bị
móp méo hỏng hóc không, tem nhãn đầy đủ chưa. Sau đó chọn
phương tiện vận chuyển phù hợp theo đặc tính của sản phẩm và
chuyển đến vị trí xác định
5.11.2
Tất cả vật liệu vận chuyển cần được xếp chồng lên nhau một cách gọn
gàng, tránh quá tải
5.11.3



Hóa chất độc hại trong quá trình vận chuyển, người vận chuyển nên
đeo thiết bị bảo hộ thích hợp (như khẩu trang, khẩu trang, găng tay)
và mặc quần áo bảo hộ.
5.12 : Trả NVL
5.12.1
NVL trả lại từ sản xuất cần có form Trả NVL
5.12.2
Các vật liệu phải được điền đầy đủ thông tin, P/N, đặc điểm kỹ thuật,
số lượng, lý do trả lại kho và phương pháp xử lý. Sau đó chuyển cho
bộ phận chất lượng kiểm tra. Khi đảm bảo chất lượng, kho có thể ký
nhận
5.12.3
Đối với NVL trả lại không thể sử dụng được nữa, kho cần để vào kho
trả hàng, tiến hành làm thủ tục trả hàng cho nhà cung cấp
5.13 E.S.D Kiểm soát NVL chống tĩnh điện
5.13.1 Tem
5.13.1.1
Kho sau khi nhận phiếu giao hàng của NCC, kiểm tra ngoại quan
hàng hóa có hư hỏng không, tem mác có đúng và đầy đủ thông tin
không.
5.13.1.2 Nếu các thông tin trên đã chính xác và đầy đủ, nhân viên
nhận hàng đeo bảo hộ chống tĩnh điện kiểm đếm sản phẩm. Nếu ngoại
quan bị hư hại, thông báo cho NCC để cải tiến.
5.13.1.3
Chuyển vật liệu vào khu chống tĩnh điện
5.13.1.4
n phiếu nghiệm thu, chuyển cho IQC kiểm tra.
5.13.1.5 Sau khi nhận phiếu từ IQC: nếu NVL OK, có dấu pass của

IQC ngoài thùng hàng, để hàng vào khu vực chỉ định. Nếu NVL NG,
dán tem đỏ ngoài thùng và chuyển tới khu vực hàng NG
5.13.2 Cấp hàng
5.13.2.1 Nhân viên kho nhận danh sách cấp hàng từ sản xuất, đeo
vòng chống tĩnh điện, kiểm tra và lấy hàng
5.13.2.2 Giao hàng
5.13.2.3 Nhân viên mua hàng sẽ đàm phán với NCC các NVL đóng
gói có thể tái sử dụng. Nhân viên mua hàng sẽ thông báo cho sản xuất
các loại NVL đóng gói có thể tái sử dụng, sau khi sử dụng xong để tại


×