Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 123 trang )

1

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU .......................................................................................................................... 7
1.

Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 7

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án........................................ 12

3.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 15

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 16

5.

Kết cấu của luận án ................................................................................................ 18

6.

Một số phát hiện và đóng góp lý luận của nghiên cứu ........................................ 18

CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 20
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC NHÂN TỐ
HẤP THỤ LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG


CHỨNG THỰC NGHIỆM .................................................................................................. 20
1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 20
1.2. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................... 21
1.3. Các lý thuyết về vai trò của vốn đầu tư lên tăng trưởng kinh tế ....................... 23
1.3.1.

Mô hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển ..................................................... 23

1.3.2.

Mô hình Harrod – Domar ........................................................................... 26

1.3.3.

Mô hình Solow – Swan (tân cổ điển – tăng trưởng ngoại sinh) ............... 29

1.3.4.

Mô hình tăng trưởng nội sinh ..................................................................... 33

1.3.5.

Một số nhánh lý thuyết nhỏ khác ............................................................... 35

1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................ 38
1.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả kết luận đầu tư trực tiếp nước
ngoài có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế ........................................... 38
1.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả kết luận đầu tư trực tiếp nước
ngoài không tác động đến tăng trưởng kinh tế ....................................................... 43

1.4.3. Các nghiên cứu thực nghiệm có kết quả kết luận đầu tư trực tiếp nước
ngoài có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế ........................................ 44
1.4.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ hỗn hợp giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 44
1.5. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố hấp thụ tác động đến mối quan hệ
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế................................................................................... 45
1.5.1.

Môi trường thể chế kinh tế.......................................................................... 47

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


2

1.5.2.

Về giáo dục ................................................................................................... 50

1.5.3.

Chất lượng cơ sở hạ tầng ............................................................................ 52

1.5.4.

Quá trình đô thị hóa .................................................................................... 52

1.5.5.


Môi trường kinh tế vĩ mô ............................................................................ 53

CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 56
THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................ 56
2.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam................................... 56
2.1.1.

Tình hình đăng ký và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ... 56

2.1.2.

Hình thức đầu tư ............................................................................................ 60

2.1.1.

Lĩnh vực đầu tư .............................................................................................. 61

2.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2014 .......................................... 63
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

Biến động về tăng trưởng GDP .................................................................. 63
Biến động về GDP bình quân ......................................................................... 64
Tỷ lệ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế trong GDP.......................... 65

2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam......... 66
2.3.1.


Tác động tích cực ......................................................................................... 66

2.3.2.

Tác động tiêu cực ......................................................................................... 72

CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 74
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 74
3.1. Hồi quy với dữ liệu bảng ....................................................................................... 74
3.1.1.

Dữ liệu ........................................................................................................... 74

3.1.2.

Phương pháp Generalized Method of Moment ........................................ 77

3.2. Mô hình ................................................................................................................... 80
3.2.1.

Giới thiệu mô hình ....................................................................................... 80

3.2.2.

Mô tả biến ..................................................................................................... 81

3.2.3.

Nguồn dữ liệu các biến ................................................................................ 87


3.2.4.

Thống kê mô tả ............................................................................................. 88

3.2.5.

Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình.............................................. 91

CHƯƠNG 4 ......................................................................................................................... 93
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC NHÂN TỐ HẤP
THỤ LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.............................................................................. 93
4.1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố vĩ mô lên tăng trưởng
kinh tế - mô hình tổng thể ............................................................................................. 93

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


3

4.2. Các yếu tố hấp thụ đầu tư trực tiếp nước ngoài - mô hình phân tích thành
phần ............................................................................................................................... 96
4.2.1.

Tác động của nhân tố thể chế kinh tế (ECOFREE).................................. 96

4.2.2.


Tác động của nhân tố con người (HDI) ..................................................... 99

4.2.3.

Tác động của nhân tố minh bạch chính phủ (TRANS) .......................... 101

4.2.4.

Tác động của nhân tố cơ sở hạ tầng (INFRAS) ...................................... 103

CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 106
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 106
5.1 Kết luận và hàm ý chính sách ............................................................................. 106
5.2 Hạn chế và định hướng cho các nghiên cứu sau: .............................................. 109

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ

NỘI DUNG

VIẾT TẮT
OECD


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

UNCTAD

Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

WB

Ngân hàng Thế Giới

GMM

General Method of Moments

OLS

Ordinary Least Squares- Phương pháp ước lượng Bình phương bé
nhất

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399



5

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

NỘI DUNG

TRANG

1.

Bảng 2.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam 1988-2014

53

2.

Bảng 2.2: Các hình thức FDI giai đoạn 1990 - 2014

57

3.

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt nguồn dữ liệu các biến

84

4.


Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả các biến

85

5.

Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

86

6.

Bảng 3.4: Bảng tóm tắt kỳ vọng về dấu của các biến trong mô

87

hình
7.

Bảng 4.1: Kết quả hồi quy tác động của FDI lên tăng trưởng

92

kinh tế
8.

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy tác động của nhân tố thể chế kinh tế

93


(ECOFREE)
9.

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy tác động nhân tố con người (HDI)

94

10. Bảng 4.4: Kết quả hồi quy tác động nhân tố minh bạch chính

96

phủ (TRANS)
11. Bảng 4.5: Kết quả hồi quy tác động của nhân tố cơ sở hạ tầng
(INFRAS)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399

97


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
1.

NỘI DUNG

Biểu đồ 1: Dòng vốn Đầu tư FDI vào các nhóm nước, giai

TRANG
8

đoạn 1995-2014
2.

Biểu đồ 2: Dòng vốn Đầu tư FDI vào các nhóm nước hợp tác

9

kinh tế, trước và sau khủng hoảng kinh tế.
3.

Biểu đồ 3: Nguồn vốn FDI vào Đông Nam Á

10

4.

Biểu đồ 2.1: Xu hướng vốn FDI đăng ký và thực hiện từ năm

55

1988-2014
5.

Biểu đồ 2.2: Các ngành có vốn Đầu tư FDI lớn tại Việt Nam,


58

giai đoạn 1990-2014
6.

Biểu đồ 2.3: GDP và tốc độ tăng GDP tại Việt Nam, giai đoạn

60

1990-2014
7.

Biểu đồ 2.4: Biến động GDP đầu người tại Việt Nam qua các

61

năm (giá so sánh 2005)
8.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tăng của các ngành kinh tế trong GDP của

62

Việt Nam giai đoạn 2005-2014
9.

Biểu đồ 2.6: Vốn FDI thực hiện và GDP của Việt Nam giai

63


đoạn 1990-2014
10. Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ đóng góp của các khu vực kinh tế trong
GDP của Việt Nam

64

giai đoạn 2005-2014

11. Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ vốn của các khu vực kinh tế trong tổng vốn

64

Đầu tư phát triển tại Việt Nam giai đoạn 1990-2014
12. Biểu đồ 2.9: Giá trị đóng góp của của các khu vực kinh tế
trong GDP Việt Nam giai đoạn 2005-2014

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399

66


7

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu.
Trong năm 2014, dòng vốn FDI toàn cầu đạt 1,23 ngàn tỷ USD, giảm 16%
so với năm 2013. Năm 2015, FDI toàn cầu bất ngờ tăng đáng kể lên 1,7 nghìn tỷ
USD. UNCTAD dự báo năm 2016, nguồn vốn FDI có thể sẽ giảm đôi chút trong

bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi yếu, thị trường tài chính chưa ổn
định, nhu cầu vốn thấp, nhất là tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi lớn
nhất thế giới giảm mạnh.
Các dự báo đối với các nền tảng vĩ mô, khả năng sinh lợi ở mức cao, dự trữ
tiền mặt của các công ty đa quốc gia (MNEs) giúp tăng khả năng chính xác đối với
các dự báo về FDI. Tuy nhiên, nhiều rủi ro chính trị và kinh tế, bao gồm sự không
chắc chắn ở khu vực châu Âu, sự bùng phát các căng thẳng chính trị và khả năng dễ
bị ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi, có thể làm gián đoạn sự hồi phục trong
FDI. Ngoài ra, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với những rủi ro, thách thức

mới từ vấn đề di cư và căng thẳng đang gia tăng tại nhiều khu vực, nhất là ở
Trung Đông hay Đông Bắc Á...
Sự thay đổi của FDI toàn cầu đánh dấu sự thay đổi mang tính khu vực. Trong
khi các quốc gia phát triển và các nền kinh tế trong thời kì quá độ có sự sụt giảm về
dòng vốn FDI thì dòng vốn đối với các quốc gia đang phát triển vẫn ở mức cao.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


8

Biểu đồ 1: Dòng vốn đầu tư FDI vào các nhóm nước, giai đoạn 1995-2014

Năm 2014, dòng vốn FDI của các quốc gia đang phát triển chiếm khoảng
55% tổng dòng vốn FDI toàn cầu. Theo UNCTAD, dòng vốn đầu tư FDI đang có sự
chuyển dịch quan trọng. Vốn đầu tư từ các nước phát triển, từ các tập đoàn đa quốc
gia ngày càng chảy nhiều hơn vào các nước công nghiệp hoá, thay vì các nước đang
phát triển như những năm trước đây. Nguyên nhân khiến dòng vốn FDI đang quay

trở lại các nước công nghiệp hóa phát triển, đó là các nước đang phát triển đã giảm
lợi thế về nhân công, trong khi các nước phát triển lại có nhiều lợi thế về cơ sở hạ
tầng, nhân công trình độ cao cũng như gắn với thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, môi
trường chính sách kinh tế thiếu nhất quán và những bất ổn tiềm ẩn ở khu vực các
quốc gia đang phát triển có thể khiến tốc độ tăng trưởng FDI trong các năm tới bị
chậm lại.
Dòng vốn FDI của các quốc gia phát triển giảm 28 phần trăm (xuống mức
499 tỷ đôla). Dòng vốn FDI vào Mỹ giảm xuống mức 92 tỷ đôla (40% so với 2013).
Cơ cấu dòng vốn FDI theo khu vực các nhóm nước hợp tác kinh tế (OECD) cũng có
sự thay đổi đáng kể sau khủng hoảng tài chính 2008. Tỷ lệ FDI trong khu vực mậu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


9

dịch thương mại tự do giữa Mỹ và Châu Âu (TTIP) đã giảm từ mức 56% trước
khủng hoảng xuống còn 26% vào năm 2014. Khu vực mậu dịch xuyên châu Á Thái
Bình Dương (TPP) có tỷ lệ nhận đầu tư FDI là 28% vào năm 2014, nhỏ hơn đáng kể
so với quy mô đóng góp vào GDP là 40% trên toàn cầu. Trong khi đó, Khu vực hợp
tác kinh tế toàn diện (RCEP) giữa các nước ASEAN và sáu đối tác thương mại FTA
đã vươn lên chiếm 30% trong tổng số dòng vốn đầu tư toàn cầu, tăng hơn gấp hai
lần so với trước khi có khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Khu vực hợp tác
châu Á Thái Bình Dương (APEC) hiện là khu vực hợp tác kinh tế nhận FDI chiếm
tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ là 53% trên toàn cầu.
Biểu đồ 2: Dòng vốn Đầu tư FDI vào các nhóm nước hợp tác kinh tế, trước
và sau khủng hoảng kinh tế.
Các


nhóm

nước

Trung bình
2005-2007
(tỷ USD)

G20
APEC
TPP
TTIP
RCEP
BRICS
NAFTA
ASEAN

Tỷ

trọng

trên
giới

Tỷ

thế Năm 2014
(tỷ USD)


(%)

thế

giới
(%)

59

52

37
24
56
13
11
19

53
28
28
30

4
2

MERCOSUR

trên


trọng

21
14
11
6

Nguồn: UNCTAD
Ghi chú: G20 = Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, APEC = Asia-Pacific
Economic Cooperation, TTIP = Transatlantic Trade and Investment
Partnership,TPP = Trans-Pacific Partnership, RCEP = Regional
Comprehensive Economic Partnership, BRICS = Brazil, Russia Federation,
India, China and South Africa, NAFTA = North American Free Trade
Agreement, ASEAN = Association of Southeast Asian Nations, MERCOSUR =
Common Market of the South.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


10

Ở khu vực Đông Nam Á, ddòng vốn FDI thực hiệnn trong năm
n
2014 tăng 5%
lên mức kỷ lục 381 tỉ USD, trong đó FDI vào các quốc gia Đông Nam Á đã tăng tới
mức kỷ lục 128 tỉ USD, vượt
v
số vốn FDI tại Trung Quốcc là 119,56 tỷ

t USD. Nguyên
nhân làm cho các nướ
ớc Đông Nam Á hấp dẫn vốn FDI hơnn Trung Qu
Quốc được một
số chuyên gia kinh tế nhận
nh định là do việc tăng
ng chi phí nhân công ttại Trung Quốc đã
khiến cho các nhà sảnn xuất
xu tìm kiếm các địa điểm
m có chi phí thấp
th hơn để đặt nhà
máy, trong đó các nướ
ớc như Việt Nam và Philippines đượcc cho là những
nh
nước thay
thế hấp dẫnn và trong bối
b cảnh lĩnh vực sản xuất của Trung Quốcc đang
đ
mất đà do gặp
nhiều khó khăn,
n, các doanh nghiệp
nghi nước này sẽ tìm cách đầuu tư
t sang nước ngoài
nhằm cắt giảm
m chi phí hoạt
ho động và tìm kiếm các thị trường mớ
ới.
Biểu đồ 3: Nguồnn vốn
v FDI vào Đông Nam Á


Nguồnn World Bank
Trong khu vựcc Đông
Đ
Nam Á, FDI vào Indonesia tăng
ăng mạnh
m
nhất, đạt mức
66% kể từ năm
m 2009. Tại
T thị trường lớn nhất Đông
ông Nam Á này, FDI cũng
c
đã tăng
khoảng 10% trong năm
ăm 2014 do sự
s lạc quan của nhà đầu tư về cuộc bầu cử gần đây
cũng như lạc quan vềề đảng cầm quyền mới. Còn tạii Thái Lan dòng vốn
v FDI vào
nước này có giảm
m sút do tình hình chính trị
tr của nướcc này có bất
b ổn. Sự giảm giá
mạnh củaa các hàng hóa chính, đặc biệt là dầu thô, đã ảnh hưởng
ng đến dòng vốn FDI

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399



11

vào Malaysia vì đây là quốc gia có nguồn thu lớn từ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là dầu mỏ.
Về vấn đề FDI tại Việt Nam, theo các chuyên gia đánh giá hiện nay Việt
Nam vẫn là một trong những nơi thu hút FDI hàng đầu với tiềm năng phát triển vẫn
còn bỏ ngỏ. Theo báo cáo tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
(kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 2/2013, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn
thực hiện đạt gần 100 tỷ USD. Trong năm 2014, số liệu thống kê cho thấy dòng vốn
FDI vào Việt Nam tiếp tục gia tăng với tổng số dự án thu hút được là 1588 dự án
(tăng trên 24% so với năm 2013) và tổng số vốn đăng ký hơn 20 tỷ USD (tăng trên
40% so với năm 2013).
Khu vực này đã tạo ra trên 3 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu lao
động gián tiếp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động,
góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ cả về máy móc, thiết bị, tri thức và
kinh nghiệm quản lý; thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; đổi mới
thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; xây dựng và hoàn thiện
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp FDI đã góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
theo chiều hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ
trọng hàng chế tạo. Cũng nhờ có khu vực này nên đã tác động tích cực tới việc mở
rộng thị trường xuất khẩu, nhất là sang Mỹ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất
khẩu, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Khu vực FDI
còn góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu thông qua việc cung
cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao do doanh nghiệp trong nước
sản xuất, thay vì phải nhập khẩu như trước đây.
Bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực FDI còn có những hạn chế, tồn
tại như hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao, giá trị gia tăng tạo


Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


12

ra tại Việt Nam và khả năng tham gia chuỗi giá trị thấp, định hướng thu hút đầu tư
nước ngoài theo ngành, đối tác còn hạn chế; mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển
giao công nghệ chưa đạt yêu cầu; một số dự án chất lượng chưa cao, quy mô dự án
nhỏ, tỷ lệ giải ngân thấp so với yêu cầu…
Cụ thể, đầu tư nước ngoài thời gian qua hướng vào những ngành thâm dụng
lao động, sử dụng tài nguyên, tận dụng chính sách bảo hộ công nghiệp trong khi các
ngành sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng chưa nhiều. Đầu tư của
các nước phát triển vào Việt Nam còn khiêm tốn nếu so với đầu tư của các nước
này vào Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Cho đến nay, mới chỉ có trên 100 trong
tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia có mặt tại Việt Nam, thấp hơn nhiều con số
400 tập đoàn ở thị trường Trung Quốc.
Qua tình hình tổng quan sơ bộ ở trên, có thể nhận thấy dòng vốn FDI tác
động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Sự dịch chuyển mục tiêu của các dòng vốn FDI đặt ra các thách thức vô cùng
quan trọng dành cho các quốc gia đang có nhu cầu cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã làm cho nhiều nước rơi vào tình trạng rất khó
khăn để thoát ra khỏi suy thoái càng sớm càng tốt. Suy thoái kinh tế gây ra nhiều
hậu quả từ chính trị đến thể chế xã hội nếu chính phủ không nhanh chóng tìm giải
pháp giải quyết vấn đề và vực dậy nền kinh tế.
Dòng vốn FDI có đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vấn đề tăng
trưởng không? Cơ chế tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng như thế nào, đặc
biệt là trong giai đoạn hậu khủng hoảng? Làm cách nào để thu hút FDI và sử dụng

hiệu quả trong môi trường mà dòng vốn FDI mang tính chất rất năng động, luôn
dịch chuyển theo thời gian? Đó là vấn đề cần phải tìm hiểu để tìm ra giải pháp trong
tình hình kinh tế hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án.
Tình hình nghiên cứu trong nước: Việt Nam là một trong những quốc gia
đang phát triển phụ thuộc vào dòng vốn FDI để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đã

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


13

có không ít các nghiên cứu tìm hiểu về cơ chế truyền dẫn FDI tác động lên tăng
trưởng nền kinh tế trong những năm vừa qua, tiêu biểu là Nguyễn Mại (2003),
Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) và Freeman (2002). Các nghiên cứu có kết luận
chung rằng FDI ở Việt Nam có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua
kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Tác động lan tỏa (spillover) của FDI cũng
xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh
tranh. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) rút ra một số bài học cho
Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam
trong thời kỳ 1979-2002. Đoàn Ngọc Phúc (2004) phân tích thực trạng của FDI
trong thời kỳ 1988-2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc
nhiều vào khu vực có vốn FDI.
Xét về phương pháp luận, hầu hết các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam sử
dụng phương pháp phân tích định tính, tổng kết tình hình FDI vào Việt Nam dựa
vào số liệu thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ
yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực có
vốn FDI vào GDP hoặc vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành – những nghiên

cứu này không trực quan, kết luận không đủ vững để thuyết phục. Các nghiên cứu
định lượng khác để kiểm định tác động tràn của FDI hầu như rất ít. Sự thiếu vắng
các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình hóa
có thể là do thiếu các dữ liệu cần thiết. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa
(2004) là một trong số rất ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định
lượng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ lượng hóa được tác động của FDI tới tăng
trưởng của các tỉnh Việt Nam nhằm mục đích cuối cùng là tìm mối quan hệ giữa
FDI và xóa đói giảm nghèo. Không phải theo dõi yếu tố tác động và cơ chế của FDI
tác động lên GDP. Hầu như vẫn chưa có nghiên cứu nào thực sự đề cập đến các
nhân tố hấp thụ FDI và định lượng về vấn đề này. Bên cạnh đó, lý thuyết về sự
truyền dẫn này ở Việt Nam cũng chưa đề cập đến yếu tố về những cú sốc khủng
hoảng như để khẳng định cho tính bền vững của lý thuyết.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


14

Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư,
đặc biệt là dòng vốn FDI, là một trong những nhân tố chính đẩy nhanh quá trình
toàn cầu hóa trên thế giới cũng như tiến trình hội nhập quốc tế của các quốc gia
đang phát triển.
Xu hướng phát triển mạnh của dòng FDI đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận về
việc đâu là những nhân tố chính thu hút chúng và những lợi ích mà chúng dự kiến
sẽ đem lại cho sự phát triển của nền kinh tế.
Về lý thuyết, vốn FDI dường như đem lại nhiều lợi ích hơn so với các dòng
vốn khác. Ngoài tác dụng làm gia tăng tổng vốn của một quốc gia, FDI còn có tác
động tích cực là làm tăng năng suất của nền kinh tế thông qua việc chuyển giao

công nghệ cũng như kinh nghiệm và kĩ năng quản lý (De Mello, 1997). Ngoài ra,
vốn FDI có xu hướng ổn định hơn các loại vốn đầu tư khác, đồng nghĩa với việc
quốc gia tiếp nhận vốn sẽ ít bị tổn thương hơn trước những rủi ro khi dòng vốn đầu
tư bị gián đoạn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm, ở cả góc độ vi mô lẫn vĩ mô về
tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế lại cho kết quả không đồng nhất. Ở một số
nghiên cứu, vốn FDI đã được chứng minh là vừa có những tác động có lợi cũng như
bất lợi đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một vài nghiên cứu khác lại cho rằng
FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Những nghiên cứu ở mức độ doanh nghiệp
(firm level) thường cho rằng FDI không làm cải thiện tăng trưởng kinh tế (Görg &
Greenaway, 2004). Ngược lại, nhiều nghiên cứu vĩ mô lại phát hiện vốn FDI có vai
trò tích cực đối với hiệu suất hoạt động của nền kinh tế (Anis Omri, 2014). Tuy vậy,
vẫn có một số kết quả khác như nghiên cứu của Akinlo (2004); Herzer, Klasen &
Nowak-Lehmann (2008); Carkovic & Levine (2005) đã chỉ ra rằng các dòng vốn
nước ngoài không thực sự có ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng kinh tế. Carkovic
& Levin (2005) nhấn mạnh rằng mối quan hệ đồng biến giữa FDI và hiệu suất hoạt
động của nền kinh tế được tìm thấy trong những nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng
hầu hết đều chưa thể giải quyết vấn đề nội sinh và bỏ sót biến trong mô hình nghiên

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


15

cứu. Bên cạnh đó, có những bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực của FDI
lên tăng trưởng thu được từ những nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng cho kết
quả rất yếu.
Do những kết quả không thống nhất và còn bỏ ngỏ này nên cần có sự thận

trọng khi đưa ra kết luận tổng quát về tác động của vốn FDI. Những chính sách dựa
trên giả định rằng FDI sẽ đem lại hiệu ứng lan tỏa tích cực trong mọi hoàn cảnh có
thể dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Một số nghiên cứu – trong đó nổi bật nhất là của Lipsey và Sjöholm (2005) đã chỉ ra rằng kết quả thực nghiệm thu được khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng nếu tiến hành trên các mẫu khác nhau thì cho ra kết quả khác
nhau, ngay cả khi áp dụng cùng một phương pháp hồi quy, cùng một mô hình trong
cùng một thời kỳ.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm tiếp tục đóng góp vào những tranh
luận hiện nay về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, góp phần lấp những
khoảng trống trong nghiên cứu tác động của FDI và những nhân tố hấp thụ lên tăng
trưởng kinh tế dựa theo tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án
như sử dụng yếu tố nội sinh trong phương pháp hồi quy mô hình, sử dụng các biến
số phù hợp và đa dạng với tình hình Việt Nam. Cung cấp bằng chứng thực nghiệm
về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ FDI trong một nền kinh tế thu nhập
trung bình - thấp, bằng cách xây dựng mô hình thực nghiệm vừa trên cơ sở kế thừa
các nghiên cứu trước vừa khai thác những nhân tố phù hợp. Thông qua các bằng
chứng thực nghiệm có thể nhận diện vai trò của nguồn vốn FDI và vai trò của các
nhân tố hấp thụ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và các nước có
thu nhập trung bình – thấp. Từ kết quả của Lipsey và Sjöholm (2005), luận án tiến
hành nghiên cứu về vấn đề FDI trên các khía cạnh khác: tại sao nền kinh tế các quốc
gia lại có tác động khác nhau đối với FDI? Do đặc điểm riêng có hay trình độ phát
triển kinh tế đã ảnh hưởng đến việc hấp thụ FDI của các quốc gia? Những đặc điểm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


16


riêng này được nhắc đến trong các nghiên cứu thực nghiệm về “khả năng hấp thụ”
(absorptive capacities) hay còn gọi là “nhân tố địa phương” (local factors): bao gồm
các vấn đề về chính sách kinh tế, cấu trúc của nền kinh tế và những đặc trưng khác
cho từng quốc gia. Các vấn đề nói trên luôn là mối quan tâm của những nhà đầu tư.
Những nhân tố giúp một quốc gia thụ hưởng lợi ích từ dòng vốn FDI cũng có tác
động trong việc thu hút dòng vốn này. Tiếp tục mở rộng và đi sâu hơn đối với
nghiên cứu của Lipsey và Sjöholm (2005), luận án tìm cách trả lời những câu hỏi
nghiên cứu sau: (1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia và của Việt Nam không? (2) Các kênh nào hấp thụ FDI vào nền
kinh tế để từ đó thúc đẩy kinh tế của một quốc gia, trong đó có Việt Nam, tăng
trưởng? (3) Liệu các có yếu tố nào không phản ánh đúng dự đoán về cơ chế hấp thụ
FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? (4) Các kênh hấp thụ FDI ở Việt Nam có gì khác
biệt so với các quốc gia khác?
Nguồn vốn FDI đã mang tới cho các nước rất nhiều cơ hội đầu tư nhưng
cũng làm phát sinh một số lo ngại về hiệu quả lâu dài của vốn FDI trong việc phát
triển kinh tế. Yêu cầu đặt ra là cần nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của FDI và
xác định lợi ích lâu dài mà FDI mang tới. Muốn đạt được những điều đó chúng ta
cần phải xem xét những yếu tố nào thúc đẩy lợi ích từ FDI để có những giải pháp
thích hợp.
Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra các khuyến nghị chung đối với Chính phủ
của 33 quốc gia trong mẫu nghiên cứu và xem xét riêng từng tác động hấp thụ đối
với Việt Nam. Từ đó, dựa trên bối cảnh đặc trưng của quốc gia mình, xem xét đưa
ra những chính sách nhằm phối hợp một cách hài hòa các thành tố trong công thức
tăng trưởng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
o Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh
tế Việt Nam. Xem xét mối quan hệ đó trong tác động của các nhân tố hấp thụ và


Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


17

một số biến kiểm soát nhằm xem xét tính vững trong khủng hoảng thể hiện qua các
nhân tố như tăng trưởng kinh tế, FDI, thể chế kinh tế, giáo dục, tự do kinh tế, cơ sở
hạ tầng, minh bạch chính phủ và tập hợp các biến kiểm soát có liên quan.
o Phạm vi nghiên cứu.
• Không gian nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thập cho nghiên cứu gồm 33 quốc gia theo các tiêu chí: thứ
nhất, những quốc gia được Ngân hàng Thế giới phân loại vào nhóm quốc gia có thu
nhập trung bình hoặc thấp bao gồm các quốc gia có tổng thu nhập quốc gia trên đầu
người từ 876 đến 3.465 USD một năm. Thứ hai, các quốc gia có dân số vào năm
2014 trên 3,5 triệu người để bộ dữ liệu đồng bộ, tránh trường hợp những quốc gia
có dân số quá ít, có khả năng có GDP trên đầu người quá cao dẫn đến kết quả thống
kê bị lệch lạc. Thứ ba, những quốc gia được chọn trong mẫu nghiên cứu có thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại với trọng tâm là thu hút vốn FDI, căn
cứ theo mục tiêu hành động trong giai đoạn và chính sách thu hút đầu tư FDI của
các quốc gia đó. Ngoài ra, chọn lọc các quốc gia trong mẫu nghiên cứu trên có
nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như cùng gắn liền với một số hiệp định
thương mại và lưu chuyển dòng vốn, cùng đặc điểm dân cư,… để có thể so sánh.
• Khoảng thời gian.
Dữ liệu về các biến trong mô hình được thu thập từ bộ dữ liệu World
Development Indicators (WDI) phát hành bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank),
ngoại trừ chỉ số tự do kinh tế Index of economic freedom (IEF) do tổ chức The
Heritage Foundation và Wall Street Journal thu thập và tính toán, trong giai đoạn từ
năm 1995 đến năm 2014 (từ năm 1995, dữ liệu cho toàn bộ các quốc gia được chọn

nghiên cứu mới có sẵn).
Ngoài ra, các dữ liệu về thực trạng ở Việt Nam về tăng trưởng kinh tế, tình
hình đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu thập chủ yếu chủ yếu từ Tổng cục Thống
kê Việt Nam và Cục Đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1988 -2014.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


18

5. Kết cấu của luận án.
Luận án được trình bày trong sáu phần. Cụ thể:
i.

Phần giới thiệu: đặt vấn đề, lý do lựa chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề
tài;

ii. Chương 1: Tác động của FDI và các nhân tố hấp thụ lên tăng trưởng
kinh tế: khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm.
iii. Chương 2: Thực trạng về FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai
đoạn 1988 – 2014.
iv. Chương 3 : Mô hình và phương pháp nghiên cứu
v. Chương 4: Phân tích tác động của FDI và các nhân tố hấp thụ lên tăng
trưởng kinh tế
vi. Chương 5: Tổng kết và hàm ý chính sách.
6. Một số phát hiện và đóng góp lý luận của nghiên cứu.
Một mô hình dựa trên các điều kiện yếu tố vĩ mô sẽ không thực sự vững vàng

nếu mô hình đó chỉ được kiểm chứng trong góc độ quốc gia. Vì vậy, luận án đã tiến
hành lựa chọn và đề xuất những yếu tố phù hợp nhất, cũng như lựa chọn những biến
đại diện cho các yếu tố đó trên cơ sở các quốc gia nhằm lập thành bộ dữ liệu bảng.
Sau đây là một số tóm tắt về phát hiện của luận án:
Xét về yếu tố FDI, kết quả cho thấy ở những quốc gia có thu nhập trung bình
thấp, FDI không có tác động tức thời lên tăng trưởng kinh tế mà phải sau khoảng
một năm thì FDI mới thực sự phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, sau
khoảng hai năm, có vẻ như các quốc gia đã không sử dụng tốt nguồn vốn này nên
dẫn tới việc làm thu hẹp và hạn chế tăng trưởng kinh tế. Vì vậy có thể nói rằng, việc
quá kỳ vọng tác động tích cực sẽ kéo dài sẽ là điều sai lầm ở các quốc gia này.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


19

Nền kinh tế tự do (ECOFREE), có tác động cùng chiều lên sự phát triển kinh
tế tại nhóm nước trong mẫu nghiên cứu, thể hiện tác động tăng cường của
ECOFREE đến hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng của FDI. Đối với Việt Nam, cần tiếp
tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các
đối tác kinh tế - thương mại quan trọng nhằm mở rộng quan hệ ngoại thương, hỗ trợ
hoạt động xuất khẩu.
Chất lượng lao động (chỉ số phát triển con người – HDI), có tác động lên tăng
trưởng kinh tế trong hầu hết trường hợp. Kết quả cho thấy ở Việt Nam, việc phát
triển con người cao hơn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn
FDI, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Việt Nam cũng như từng địa
phương cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực vừa đảm bảo và không nên quá tập
trung vào số lượng để đảm bảo chất lượng phục vụ tăng trưởng kinh tế, hướng đến

những chuẩn mực của thế giới, nhất là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng
vào kinh tế khu vực và toàn cầu.
Về yếu tố Minh bạch chính phủ (chỉ số minh bạch chính phủ - TRANS). Kết
quả nghiên cứu của luận án cho thấy ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp nói
chung (trong đó có Việt Nam), thì hệ số của biến tương tác gặp phải nghịch lý. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, hệ số tương tác (FDI*TRANS*VN) có ý nghĩa kinh tế rất cao
và có tương quan dương điều đó thể hiện trong những năm gần đây, khi Chính phủ
thực sự chú trọng đến việc tăng cường hiệu quả quản lý đã tạo được tác động tích
cực góp phần gia tăng hiệu quả của dòng vốn FDI vào GDP.
Cơ sở hạ tầng (INFRAS) thể hiện sự đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ
bản của quốc gia có tác động cùng chiều và là nhân tố giúp hấp thụ FDI. Theo như
hệ số của biến tương tác thì khi Việt Nam xây dựng tốt cơ sở hạ tầng thì sẽ đón
nhận được hiệu quả lớn hơn từ FDI mang lại. Điều này dẫn đến khuyến nghị về việc
cần phải hoạch định xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại hoá trong tương lai.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


20

CHƯƠNG 1
TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ CÁC NHÂN TỐ HẤP THỤ LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

Giới thiệu.
Nội dung chương 1 trình bày một số lý thuyết kinh tế cho thấy vai trò của
vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và trình bày các nghiên

cứu thực nghiệm góp phần khẳng định lý thuyết đánh giá tác động của dòng vốn
FDI và các nhân tố hấp thụ FDI lên tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết này là tiền đề
để định hình hướng phát triển luận án nhằm lựa chọn mô hình, lập luận và lựa chọn
biến cho mô hình. Kết quả của các nghiên cứu trước đây cho thấy dòng vốn FDI và
các nhân tố hấp thụ có thể tác động cùng chiều, ngược chiều, không tác động hoặc
chỉ tác động trong một số điều kiện nhất định lên tăng trưởng kinh tế.
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn
bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi
nghiên cứu quá trình tăng trưởng, cần xem xét cả về số lượng và chất lượng của
tăng trưởng. Để tăng trưởng kinh tế bền vững, cần chú trọng tới tất cả các thành tố
về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng trưởng về lượng nhưng không được duy trì
ổn định và không đi đôi với cải thiện về phúc lợi thì mục tiêu phát triển cũng không
đạt được.
Các nghiên cứu hiện đại chia các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
thành hai nhóm: nhóm các nhân tố kinh tế và nhóm các nhân tố phi kinh tế. Các
nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, về phía tổng cung, gồm 4 nhân tố
chủ yếu: vốn, lao động, tài nguyên đất đai, và công nghệ kỹ thuật. Các nhân tố kinh
tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, về phía tổng cầu, bao gồm chi cho tiêu dùng cá

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


21

nhân, chi tiêu của Chính phủ, chi cho đầu tư và chi tiêu qua hoạt động xuất nhập
khẩu. Nhóm các nhân tố phi kinh tế bao gồm nhân tố chính trị, xã hội, thể chế …
Các nhân tố này góp phần tạo nên hành lang pháp lý và môi trường cho các nhà Đầu

tư, tạo điều kiện để đổi mới cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều
kiện thực tế, làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.1.2. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Đầu tư trực tiếp nước
ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một
nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác.
Lợi ích lâu dài thể hiện ở chỗ sự tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư
với doanh nghiệp được đầu tư. Nhà đầu tư có được ảnh hưởng quan trọng và hiệu
quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp bao gồm việc thực hiện
những giao dịch từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp theo giữa hai thực thể và
các doanh nghiệp được liên kết một cách chặt chẽ. Như vậy, FDI là đầu tư vốn nước
ngoài có gắn liền với việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với dự án,
doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó và có thời hạn lâu dài.
Theo Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn,
phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền
kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp
thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước
ngoài).
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc đầu tư
vốn được thực hiện ở các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài nhằm thu về những
lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có
hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi
nhà đầu tư nước ngoài mở rộng một mối quan hệ lâu dài với một doanh nghiệp của

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399



22

nước tiếp nhận đầu tư và có cổ phần trong doanh nghiệp đủ để duy trì một mức ảnh
hưởng quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp này.
Theo Ngân hàng Thế Giới (WB), Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng đầu tư
vốn chủ sở hữu đầu tư trực tiếp trong nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao
gồm: vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại và nguồn vốn khác. Đầu tư trực tiếp là một loại
đầu tư xuyên biên giới có liên quan đến một chủ thể trong một nền kinh tế có mức
độ kiểm soát hay ảnh hưởng đáng kể đến quản lý của một doanh nghiệp ở một nền
kinh tế khác. Ví dụ, đầu tư ròng (thuần) vào một quốc gia để nhà đầu tư có được
quyền quản lý lâu dài (nếu nắm được ít nhất 10% cổ phần thường) trong một doanh
nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác (đối với chủ đầu tư).
Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ban hành vào ngày 26/11/2014: Luật này
không nêu khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong Điều 3 có đề cập đến
Đầu tư kinh doanh và nhà Đầu tư nước ngoài như sau: Đầu tư kinh doanh “là việc
nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành
lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh
tế; Đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án Đầu tư” và Nhà Đầu tư
nước ngoài “là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật
nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Từ những liệt kê trên, có thể nhận thấy rằng định nghĩa về dòng vốn đầu tư
nước ngoài bao gồm 2 đặc điểm sau: (1) Đầu tư từ quốc gia này đến quốc gia khác,
(2) Chủ thể của quốc gia đầu tư có ảnh hưởng lớn đến chủ thể của quốc gia được
đầu tư. Chính vì vậy, các định nghĩa trên hầu như không có mâu thuẫn. Vì vậy, để
đồng nhất trong diễn đạt, luận án sẽ sử dụng định nghĩa của UNCTAD, bởi nó có
nhiều sự tương đồng với những điều Luật Đầu tư được nêu ra. Đồng thời, trong hầu
hết tất cả các nghiên cứu trước đây, cả trong và ngoài nước, thì UNCTAD luôn là
nguồn tài liệu tham khảo và số liệu thống kê để xem xét. Chính vì thế, định nghĩa từ
UNCTAD sẽ tạo ra sự thống nhất với các chuỗi nghiên cứu trước đây về FDI và

tăng trưởng kinh tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


23

1.1.3. Các lý thuyết về vai trò của vốn Đầu tư lên tăng trưởng kinh tế.
Vai trò của vốn đầu tư lên tăng trưởng kinh tế đã và đang được đề cập ở rất
nhiều lý thuyết, mô hình kinh tế cũng như trong các nghiên cứu thực nghiệm. Để
một quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển, một lượng vốn cần thiết phải được
tích lũy nhằm tạo ra các yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất. Một số lý thuyết kinh
tế cho thấy vai trò của vốn đầu tư như là một nhân tố quan trọng đối với tăng
trưởng.
1.3.1. Mô hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển.
Lý thuyết này cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ kết thúc bởi vì sự gia tăng dân
số và sự giới hạn nguồn tài nguyên trên trái đất. Những nhà kinh tế học cổ điển tin
rằng sự gia tăng tạm thời trong GDP thực trên đầu người sẽ gây ra sự bùng nổ dân
số và dẫn đến làm giảm GDP thực.
Adam Smith đã tạo ra mô hình tăng trưởng phía cung thông qua hàm sản
xuất:
Y = || f(L,K,N)
Trong đó L là lao động, K là vốn và N là đất. Kết quả đầu ra (gY) được tạo
ra bởi sự tăng trưởng dân số (gL), đầu tư (gK) và mở rộng đất (gN) và sự tăng
trưởng chung về năng suất lao động (gP).
gY = ϕ(gP gK, gN, gL)
David Ricardo (1772-1823) phát hiện những giới hạn của sự tăng trưởng
kinh tế do các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm. Trong tác phẩm

"Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khoá", ông đã lặp lại lý thuyết tăng
trưởng của A. Smith theo đó sự tích luỹ tư bản trong các ngành công nghiệp hiện
đại được xem là động lực dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với thực tiễn của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lúc đó, ông đã đi xa hơn khi phát hiện ra
quy luật về dài hạn, chi phí tiền lương trong công nghiệp không tăng trong khi lợi
nhuận của nhà tư bản tiếp tục tăng theo tỷ lệ tăng của tư bản. Vì tỷ suất lợi nhuận

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


24

không giảm nên nhà đầu tư vẫn có nhu cầu tiếp tục gia tăng đầu tư trên cơ sở các
nguồn lợi nhuận thu được, làm cho sản xuất tiếp tục tăng lên, việc làm tiếp tục tạo
ra trong khu vực công nghiệp hiện đại.
Điểm mấu chốt trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế của D. Ricardo là tiền
lương tối thiểu của công nhân phụ thuộc vào giá lương thực thực phẩm. Không
giống như trong ngành công nghiệp hiện đại, quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần
luôn luôn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp vì ngành này bị giới hạn bởi nguồn lực
đất đai. Khi nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng lên do dân số không
ngừng tăng lên và vượt quá mức sản lượng được sản xuất trên những vùng đất màu
mỡ nhất thì những vùng đất kém màu mỡ hơn sẽ được huy động vào sản xuất, dẫn
tới chi phí cận biên tăng lên. Do đó, càng nhiều đất đai kém màu mỡ được đưa vào
sản xuất thì chi phí cận biên càng cao, giá lương thực thực phẩm càng đắt. Hậu quả
là tiền lương danh nghĩa các nhà tư bản trả cho công nhân cũng phải tăng lên để
đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ. Trong trường hợp này, lợi nhuận của nhà tư bản
không còn tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của tư bản. Quá trình này cứ thế kéo dài,
đến lúc giá lương thực thực phẩm lên tới mức mà với chi phí như vậy thì tỷ suất lợi

nhuận của nhà đầu tư tụt xuống quá thấp, làm cho nhà tư bản không còn động cơ
đầu tư thêm, thậm chí rút dần vốn khỏi quá trình sản xuất. Tăng trưởng kinh tế do
đó sẽ giảm dần và dừng lại.
Như vậy, lý thuyết tăng trưởng kinh tế của D. Ricardo cho rằng với nguồn tài
nguyên thiên nhiên giới hạn, nhất là đất đai, việc tăng giá để phục vụ cho số lượng
dân cư không ngừng tăng lên sẽ đẩy nền kinh tế tới trạng thái dừng, ở đó tỷ suất lợi
nhuận xuống thấp đến mức nhà tư bản không còn động cơ đầu tư thêm trong khi
mức lương thực tế của người lao động vẫn chỉ được duy trì ở mức đủ sống. Đây
chính là cơ chế nguồn lực đất đai giới hạn tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu
công nghiệp hóa và thường được gọi là cái bẫy Ricardo.
Về chính sách tăng trưởng, D. Ricardo cho rằng để thoát được cái bẫy này,
phải thực hiện chính sách tự do hóa nhập khẩu lương thực thực phẩm vì mặc dù
trong phạm vi nước Anh lượng đất đai màu mỡ là có hạn song trên phạm vi toàn thế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


25

giới chúng lại vô hạn. Theo Ricardo, đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources)
là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó
người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của
chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm
cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của
nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn
đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi
nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình

này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.
Còn theo Karl Marx, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai,
lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động
trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản
là một loại hàng hoá đặc biệt. Trong quá trình nhà tư bản sử dụng lao động, hàng
hoá sức lao động tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức
lao động dành cho bản thân người lao động, cộng với giá trị thặng dư dành cho tư
bản và địa chủ.
Về yếu tố vốn và tiến bộ kĩ thuật, Marx cho rằng mục đích của các nhà tư
bản là tăng giá trị thặng dư, tuy nhiên, việc tăng sức lao động cơ bắp của người
công nhân cần dựa vào cải tiến kĩ thuật. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và
dụng cụ lao động, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Do
đó, các nhà tư bản cần nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng
công nghệ mới. Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm. Vì vậy, các nhà tư bản
chia giá trị thặng dư ra hai phần: một phần để tiêu dùng, một phần tích luỹ phát triển
sản xuất. Đó là nguyên lý tích luỹ của chủ nghĩa tư bản. Cũng như các nhà kinh tế
học cổ điển, Marx cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội gồm 3
nhóm: địa chủ, tư bản, công nhân. Tương ứng, thu nhập của họ là địa tô, lợi nhuận
và tiền công.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
Mail :
Phone: 0972.162.399


×