Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh tế thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.32 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHUẤT THỊ PHƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KINH TẾ
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC”.

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế và PTNT
2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHUẤT THỊ PHƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KINH TẾ


THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC”.

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp :
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn :

Chính quy
Kinh tế nông nghiệp
KTNN-46-N02
Kinh tế và PTNT
2014 - 2018
ThS. Trần Thị Bích Hồng

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa hề được sử dụng.
Em xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được
cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, năm 2018
Sinh viên

Khuất Thị Phƣơng



ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, giảng viên hướng dẫn ThS.Trần Thị Bích
Hồng, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài: “Tìm hiểu chức
năng và nhiệm vụ của phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc”.
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý luận và
tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức mà các thầy cô giáo truyền thụ đã làm
sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT cùng
các thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn côTrần Thị Bích
Hồng, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ phòng kinh tế thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nơi tôi thực tập, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Có được kết quả này, tôi
không thể không nói đến công lao và sự giúp đỡ của các cán bộ Phòng kinh tế thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan,
chính xác giúp đỡ tôi đưa ra những phân tích đúng đắn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ tôi lúc khó khăn, vất vả để hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm
ơn bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến quý
báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2017
Sinh viên


Khuất Thị Phƣơng


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
PHỤ LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
PHẦN 1.MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.2.1.Chuyên môn nghiệp vụ: ........................................................................... 2
1.2.2. Về kỹ năng làm viê ̣c:............................................................................... 2
1.2.3. Về kỹ năng số ng: ..................................................................................... 3
1.2.4. Về kết quả đạt được: .............................................................................. 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 4
1.4. Tên, địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập ............................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5
2.1.2. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ..................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.2.1. Kinh nghiệm từ địa phương khác.......................................................... 11
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 12

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 13
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 13
3.1.1. Tổ chức hoạt động tại cơ sở thực tập .................................................... 13
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh yên ................. 15


iv

3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở................................................ 24
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 39
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 39
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập ........................................................................ 39
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 46
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 46
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 51
4.1 Kết Luận .................................................................................................... 51
4.2 Kiến nghị ................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên .................................. 23
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp .................. 28
Bảng 3.3. Kết quả hỗ trợ giống vật nuôi giai đoạn 2012-2016 ....................... 33


vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

TW

: Trung ương

KTTĐ

: Kinh tế trọng điểm

GTSX

: Giá trị sản xuất

HTX

: Hợp tác xã


BTGPMB

: Bồi thường giải phóng mặt bằng

PCTT-TKCN

: Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn

BQL

: Ban quản lý

BCĐ

: Ban chỉ đạo

XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới

PCLB-TKCN

: Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn

MTQG XD NTM

: Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

NN


: Nông nghiệp

PTNT

: Phát triển nông thôn

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp nước ta là một ngành rất quan trọng đối với nền kinh tế vàđời
sống của đại đa số người dân. Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm tỷ
trọng15,06%[14] ; GDP cho cả nước, với hơn 41,9%[14]lao động đang hoạt động
trong lĩnhvực nông nghiệp. Nhưng thực tế hiện nay, nền nông nghiệp vẫn đang
trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, lao đô ̣ng chủ yế u là thủ công , năng suấ t thấ p , trình
đô ̣ khoa ho ̣c -công nghệ lạc hậu, chấ t lươ ̣ng và sức ca ̣nh tranh của nhiề u sản phẩ m
thấ p. Vì vậy ngành nông nghiệp được ưu tiên hàng đầu trong cácchính sách phát
triển của quốc gia. Để ngành nông nghiệp phát triển bền vữngvà tạo ra những bước
tiến bộ trong quá trình sản xuất, đòi hỏi đội ngũ cán bộhoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp từ trung ương đến địa phương cần có rất nhiềutố chất, năng lực về mọi
mặt để điều hành một ngành nông nghiệp ngày càngphát triển và hiện đại hóa trong
thị trường mở hiện nay.
Trong đó, phòng Kinh tế có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND
thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước ở địa phương về: Nông nghiệp; thuỷ
lợi; thuỷ sản; phòng chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông
sản, lâm sản, thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại
nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông - ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở
nông thôn; tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại; khoa học và công
nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Phòng Kinh tế thành phố được thành lập theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP
ngày 04/02/2008 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 19/4/2010 của UBND
tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành, thị.


2

Để thực hiện những chương trình, dự án trên cần sự lãnh đạo của Đảng và
Chính quyền, các cơ quan và tổ chức nông nghiệp, cùng sự nỗ lực của hàng chục triệu
nông dân và đóng góp to lớn của tất cả các đội ngũ cán bộ nông nghiệp trên cả nước.
Để hiểu rõ được tầm quan trọng của phòng kinh tế tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên
tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2. Mục tiêu cụ thể
Phương châm “Học đi đôi với hành” là một trong những phương châm đào
tạo của nhiều cơ sở đào tạo các cấp, đặc biệt với các trường đại học, cao đẳng, việc
gắn đào tạo trên giảng đường với việc thực tập thực tế càng có ý nghĩa quan trọng.

Thông qua hoạt động thực tập tốt nghiệp này em đạt được cac mục tiêu về:
1.2.1.Chuyên môn nghiệp vụ:
-Hệ thống hóa được các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến Phòng kinh tế
thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
- Hoàn thành các công việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của phòng kinh tế.
- Công tác quản lý , các kế hoạch thực hiện của phòng kinh tế.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của phòng kinh tế.
- Khái quát được vấn đề chung về các hoạt động, các chính sách liên quan
đến lĩnh vực nông nghiệp mà phòng quản lý.
- Căn cứ vào các hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp của phòng kinh tế từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công việc của phòng.
1.2.2. Về kỹ năng làm viê ̣c:
- Nâng cao kỹ năng giải quyế t vấ n đề

, kỹ năng giao tiế p , kỹ năng ứng xử

hiê ̣u quả, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng soạn thảo văn bản trong công viê ̣c…
- Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc
nghề trong tương lai.

, lĩnh vực ngành


3

1.2.3. Về kỹ năng số ng:
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ
là để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc
biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.

- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không can
thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự
1.2.4. Về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ
vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
- Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập
- Không mang đĩa riêng vào cơ quan để đề phòng mang virus vào máy tính.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Phòng kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, công nghiệp,khoa
học-công nghệ, thủy lợi, y tế…..nhưng để chuyên sâu nghiên cứu theo chuyên
ngành học thì em xin nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về ngành nông nghiệp.
- Tìm hiểm thông tin chung về Phòng kinh tế thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tham gia vào các công việc do phòng kinh tế phân công theo sự hướng dẫn
của cán bộ hướng dẫn.
- Tìm hiểm những công việc về nông nghiệp của cán bộ Phòng kinh tế thành
phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.


4

- Tìm hiểu được những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp của
thành phố trong những năm qua? Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao vai
trò quản lý nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.

- Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh tế để từ đó xác định được
những khó khăn cán bộ gặp phải và đề xuất 1 số giải pháp phù hợp giải quyết được
khó khăn đó
1.3.2. Phương pháp thực hiện
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông
tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo kết quả sản xuất và các tài liệu đã
công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan Văn Phòng
HĐND& UBND, Chi cục thống kê thành phố, Phòng kinh tế nông nghiệp
- Trong phạm vi đề tài em thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến
vấn đề nghiên cứu của Phòng kinh tế nông nghiệp thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
* Phương pháp tiếp cận thông tin
- Phương pháp quan sát: quan sát những công việc mà Trưởng Phòng phân công,
các cán bộ trong phòng tiến hành làm việc đó như thế nào , các hoạt động hàng ngày của
phòng kinh tế nông nghiệp và sinh viên thực tập ghi chép, tổng hợp và học theo.
- Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được tôi
tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại và xử lý qua phần
mềm Microsoft Excel.
1.4. Tên, địa chỉ, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20/8./ 2017 đến ngày 20/12/2017
- Địa điểm: Phòng kinh tế của UBND thành phố Vĩnh Yên Tỉnh Vĩnh Phúc.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nôngnghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản
phẩm cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp, lực lượng lao động cho
các ngành kinh tế khác và là thị trường tiêu thụ của các sản phẩm được sản
xuất ra ở các ngành phi nông nghiệp. Nông nghiệp liên quan đến nhiều ngành
khoa học kỹ thuật sinh học như: sinh học, công nghệ sinh học, đất, nông hóa
thổ nhưỡng, giống, sinh lý và di truyền, công nghệ sau thuhoạch [15]
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển nông thôn
- Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp liên ngành kinh tế - xã
hội trên một nước hoặc một vùng lãnh thổ trong thời gian và không gian nhất
định. Phát triển nông thôn không chỉ đơn thuần là phát triển về mặt kinh tế mà
gồm cả phát triển về mặt xã hội nông thôn. Nói cách khác là vừa nâng cao đời
sống vật chất vừa nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn. Phát
triển nông thôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà phải kết hợp
với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơ cấu
kinh tế nông thôn hợp lý. Trong phát triển nông nghiệp phải chú trọng tới cả
phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản. [12]
2.1.1.3. Khái niệm về phòng kinh tế
* Khái niệm:
Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có
chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về ở địa
phương về : công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; nông nghiệp; lâm
nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; khoa học và công nghệ,


6

phòng chống thiên tai, chất lượng an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế hộ,
kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã…. Trên địa bàn theo quy định

của phát luật[6]
* Chức năng:
-Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành
phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Công Thương trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại; của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, phát triển nông thôn; của Sở
Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.[6]
-Phòng Kinh tế có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực
hiện quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tiểu thủ công nghiệp; khoa học và
công nghệ; công nghiệp; thương mại; dịch vụ; quản lý năng lượng; đăng ký
kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy
sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn;
kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng
nghề ở nông thôn.[6]
*Nhiệm vụ và quyền hạn:
Về lĩnh vực nông nghiệp
- Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển
nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn, chống thiên tai, chất
lượng , an toàn thực phẩm để UBND thành phố trình HĐND thành phố thông
qua , chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.[6]


7

- Trình Chủ tịch UBND thành phố dự thảo các văn bản về các lĩnh vực

chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi lĩnh vực
quản lý được giao, theo dõi thi hành pháp luật.[6]
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt,
thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh
vực quản lý được giao, theo dõi thi hành pháp luật.[6]
-Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông nghiệp và ngư
nghiệp, công tác phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn[6]
-Phối hợp tổ chức bảo vệ các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình
nuôi trồng thủy sản, công trình cấp thoát nước nông thôn, công trình phòng
chống thiên tai, quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của
pháp luật[6]
- Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan
đến phát triển nông thôn, tổng hợp tình hình báo cáo UBND thành phố việc xây
dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố về các lĩnh vực:phát triển
kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển ngành
nghề, làng nghề nông thôn, khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn, chế biến
nông sản và thủy sản[6]
- Tổ chức hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định,
thống kê diễn biến đất nông nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản, tổ chức
thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản[6]
- Quản lý về chất lượng, vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông
sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật[6]
- Quản lý về các hoạt động dịch vụ phát triển nông nghiệp,thủy sản, vật tư
nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn


8


thành phố[6]
- Quản lý về công tác khuyến nông, khuyến ngư và các dự án phát triển
nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố
theo quy định[6]
-. Giúp UBND thành phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm
định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm
quyền của các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân
công của UBND thành phố[6]
- Giup UBND thành phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân , các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn
thuộc các lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật[6]
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của phòng
cho công chức cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn[6]
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nông nghiệp,
thủy sản và , thủy lợi phát triển nông thôn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc
địa bàn quản lý , giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng
phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố[6]
- Thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác phòng chống lụt, bão,
thiên tai, xây dựng nông thôn mới, nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, chống dịch bệnh trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành
phố[6]
2.1.1.4.Cơ cấu tổ chức và biên chế của phòng kinh tế
Tổ chức và biên chế của mỗi cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành
phố gồm có: Chánh văn phòng/ Chánh thanh tra/ Trưởng phòng( sau đây gọi
chung là trưởng phòng); Phó Chánh văn phòng/ Phó Chánh thanh tra/ Phó
Trưởng phòng ( sau đây gọi chung là phó trưởng phòng) và công chức chuyên
môn quản lý nhà nước.[6]


9


-Trưởng phòng điều hành toàn bộ hoạt động của phòng, chịu trách
nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật
về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.[6]
-Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực
công tác, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công[6]
- Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn
nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ,chính sách đối với trưởng phòng, phó trưởng
phòng do chủ tịch UBND thành phố quyết định theo quy định của pháp
luật.[6]
-Biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố do Chủ
tịch UBND thành phố phân bổ trong tổng số biên chế được cơ quan có thẩm
quyền giao.[6]
2.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ nông nghiệp
- Sự phát triển của giáo dục đào tạo: Nếu giáo dục đào tạo phát triển thì
số lượng nguồn lao động có trình độ tăng lên cùng với nó là chất lượng nguồn
lao động cũng tăng lên do vậy mà chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở cũng được
tăng lên.[11]
- Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội: Nền kinh tế - xã hội có phát
triển thì điều kiện được học tập nâng lên do vậy chất lượng nguồn lao động
được cải thiện theo đó chất lượng của đội ngũ cán bộ cơ sở cũng tăng lên.[11]
- Chính sách thu hút người tài: Nếu địa phương nào có chính sách thu
hút người tài về làm việc tại địa phương tốt thì chất lượng cán bộ của địa
phương đó cũng được nâng lên.[11]
- Quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở: Đây là khâu
quan trọng khắc phục tình trạng bồi dưỡng phân tán, tự phát tuỳ tiện, tránh
được sự lãng phí của sức người, sức của, thời gian.[11]



10

- Điều kiện của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở: Điều kiện
của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bao gồm điều kiện cơ sở vật chất, giảng
viên,.. Nếu điều kiện của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tốt sẽ tạo
điều kiện nâng cao chất lượng của cán bộ cơ sở.[11]
2.1.2. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
-Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi
chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.[13]
- Thông tư số 26/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định theo dõi diễn biến
rừng và đất quy hoạch phát triển rừng.[13]
- Thông tư số 25/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quản lý chương
trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông Trung ương.[13]
- Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Nghị
định 39/2017/NĐ-CP ngày 04/04/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn
nuôi, thủy sản.[13]
- Thông tư số 15/2017/TT-BNNPTNT ngày 14/08/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội
dung của Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21/04/2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối
với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.[13]
- Thông tư số 14/2017/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số
nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực nông nghiệp,



11

nông thôn.[13]
- Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân loại và đánh
giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.[13]
- Thông tư số 01/2017/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2017 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung Danh mục hóa chất,
kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.[13]
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính Phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh[13]
- Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 08/11/2016 của Uỷ Ban
Nhân Dân Thành Phố Vĩnh Yên về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ ,
quyền hạn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố[13]
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm từ địa phương khác
Hưng Yên là một tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển và có rất nhiều
lợi thế để phát triển ngành này như: Vị trí thuận lợi nằm giáp thành phố Hà
Nội, nằm trong tam giác phát triển Bắc Bộ là Hà Nội-Quảng Ninh-Hải Phòng.
Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện
đại. Không chỉ người dân mà cán bộ tỉnh cũng tiếp cận với rất nhiều khoa
học, cách thức quản lý nền kinh tế
Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội- Luận văn thạc sỹ khoa học kinh
tế thị trường không ngừng nâng cao năng lực qua việc học hỏi kinh nghiệm,
thông qua tập huấn và đào tạo ngắn hạn.



12

2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Từ những kinh nghiệm của địa phương khác cho ta rút ra được một số
kinh nghiệm như:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực sự có năng lực, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết
quả, hiệu quả
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thể hiện rõ nét ở
việc chú trọng đào tạo theo hướng chuyên nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ chuyên ngành, kỹ năng lãnh đạo quản lý điều hành, giao tiếp ứng
xử, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực thi
công vụ, bao gồm: Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, ngạch
chuyên viên chính cho cán bộ công chức, viên chức ,các sở, ban, ngành,
huyện, thành, thị và cấp xã; bồi dưỡng kiến thức về văn hóa công sở, đạo đức
công vụ, quy tắc ứng xử cho cán bộ công chức viên chức các cấp; chuyên
môn nghiệp vụ ngành Nội vụ; kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý điều hành
cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên
quan đến tôn giáo; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh
niên; bồi dưỡng đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện…
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo nhằm tăng
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng và những đổi mới trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức góp phần vào việc nâng cao nhận
thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực xử lý sự việc của đội ngũ
cán bộ. Từ đó, đội ngũ cán bộ vận dụng linh hoạt kiến thức đã được đào tạo,
bồi dưỡng vào thực tế làm việc tại cơ quan, đơn vị đem lại hiệu quả cao, góp
phần quan trọng thúc đẩy quá trình cải cách hành chính và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.



13

PHẦN 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Tổ chức hoạt động tại cơ sở thực tập
TRƢỞNG PHÒNG
PHÓ TRƢỞNG PHÒNG

PHÓ TRƢỞNG PHÒNG

( Phụ trách lĩnh vực công
nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, khoa học- công
ghệ)

(Phụ trách lĩnh vực
thƣơng mại- dịch vụ,
nông nghiệp, thủy sản…)

CÁC CHUYÊN VIÊN VÀ CÁN BỘ THEO TỪNG
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN ĐƢỢC PHÂN CÔNG

HÌNH 3.1: Cơ cấu tổ chức của phòng kinh tế thành phố Vĩnh Yên tỉnh
Vĩnh Phúc
Số lượng công chức: 08 người (05 nam và 03 nữ). Trong đó gồm có: 01
Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 05 chuyên viên với trình độ chuyên
môn: 04 người có bằng Thạc sĩ; 04 người có bằng đại học.

- Trưởng phòng: Ông Nguyễn Ngọc Khánh
+ Phụ trách chung, lãnh đạo toàn diện hoạt động của phòng kinh tế
+ Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực:
Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và
phân cấp của ủy ban nhân dân thành phố
Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với


14

cán bộ, công chức và người lao động thuộc phòng theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của ủy ban nhân dân thành phố
Tham mưu, giúp UBND thành phố giải quyết các tranh chấp, khiếu
nại,tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí về lĩnh vực nông nghiệp – phát
triển nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, khoa học và
công nghệ theo quy định của pháp luật
- Phó trưởng phòng: Ông Nguyễn Đăng Tạo
+ Trực tiếp phụ trách theo dõi, tham mưu và tổ chức thực hiện công
việc thuộc lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ và
thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công
+ Theo dõi, tổng hợp, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột
xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao
- Phó trưởng phòng: Ông Trần Đình Trọng
+Trực tiếp phụ trách theo dõi, tham mưu và tổ chức thực hiện công việc
thuộc lĩnh vực thương mại- dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy
sản, xây dựng nông thôn mới, chất lượng an toàn thực phẩm đối với lĩnh vực
nông nghiệp, phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn,phát triển kinh tế
hợp tác xã, trang trại, tổng hợp chung hoạt động của phòng và thực hiện các
nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công

+ Làm nhiệm vụ kế toán phòng kinh tế
+ Theo dõi, tổng hợp, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột
xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao
- Chuyên viên phòng kinh tế: Bà Phùng Thị Hương Lan
+ Tham mưu giúp lãnh đạo phòng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế hợp
tác xã, tổ nông nghiệp, kinh tế trang trại, phát triển nông thôn, xây dựng báo
cáo, chương trình, kế hoạch liên quan đến lực vực được giao, tổng hợp báo


15

cáo tuần , tháng, quý, năm, dự thảo và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh
đạo phòng phân công
+ Làm nhiệm vụ văn thư và thủy quỹ của phòng kinh tế
-Chuyên viên phòng kinh tế: Ông Hoàng Quốc Hưng
+ Tham mưu giúp lãnh đạo phòng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực chăn nuôi thú y, phòng chống thiên tai.. và thực hiện nhiệm
vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.
-Chuyên viên phòng kinh tế: Bà Nguyễn Thị Thúy Hường
+ Tham mưu giúp lãnh đạo phòng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực thương mại, công thương và thực hiện nhiệm vụ khác do
lãnh đạo phòng phân công.
-Chuyên viên phòng kinh tế: Bà Nguyễn Thị Thu Hiền
+ Tham mưu giúp lãnh đạo phòng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực kế toán , Khoa học-công nghệ, thủ quỹ và thực hiện nhiệm
vụ khác do lãnh đạo phân công.
-Chuyên viên phòng kinh tế: Ông Nguyễn Văn Nam
+ Tham mưu giúp lãnh đạo phòng thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực trồng trọt, thủy lợi và thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo

phòng phân công.
Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều trong khi phòng Kinh tế chỉ
được bố trí 08 công chức nên cũng có ảnh hưởng khó khăn nhất định trong
việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ do UBND thành phố giao.[4]
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh yên
Vĩnh Yên được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1899 đến nay đã hơn
100 năm.


16

Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là
một thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ. Đây là nơi từ ngàn xưa đã
có con người sinh sống.
Thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực
Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương 210 đến
năm 179 trước công nguyên thuộc Bộ Mê Linh.
Trong thời kỳ phong kiến phương bắc đô hộ thuộc Quận Giao Chỉ, sau
đó thuộc Quận Phong Châu.
Đến thời kỳ Nhà Trần, thế kỷ XIII – XIV thuộc huyện Tam Dương,
Trấn Tuyên Quang thời nhà Lê thuộc phủ Đoan Hùng, Trấn Sơn Tây.
Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ
thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây.
Ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến tháng 4 năm 1891, Vĩnh Yên thuộc địa
phận đạo Vĩnh Yên.
Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại
thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm
tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (có tên nôm
là Đồi Cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có

từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và
huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện
Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu - Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu
Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành,
Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định
Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên.
Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh
Phú. Thị xã Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú.


17

Sau năm 1975, thị xã Vĩnh Yên có 4 phường: Đống Đa, Liên Bảo, Ngô
Quyền, Tích Sơn.
Năm 1977, sáp nhập 2 xã Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam
Dương vào thị xã Vĩnh Yên.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh
Phú và thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định điều chỉnh địa
giới, mở rộng thị xã Vĩnh Yên như sau:
- Sáp nhập thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương), khu đồi
Son (xã Vân Hội, huyện Tam Dương), thôn Lạc Ý (xã Đồng Cương,
huyện Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương.
- Sáp nhập thị trấn Tam Dương (thuộc huyện Tam Dương) vào thị xã
Vĩnh Yên; trên cơ sở diện tích và dân số thị trấn Tam Dương, chia thị trấn
Tam Dương thành 2 phường: Đồng Tâm và Hội Hợp.
- Thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở diện tích và dân số hai thôn Vị
Thanh, Vị Trù (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên tách ra).
- Sáp nhập xã Thanh Trù vào thị xã Vĩnh Yên.
- Sáp nhập thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha
diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc
là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội
Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã
Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo. Sau lần điều chỉnh địa giới hành
chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 50,08 km2, dân số trên 10
vạn người.


×