Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƢƠNG THỊ KIỀU AN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng, Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƢƠNG THỊ KIỀU AN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

Đà Nẵng, Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trƣơng Thị Kiều An


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 3
5. kết cấu của luận văn ......................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu ............................................................................ 4
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ......................................................................................................... 15
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................... 15
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 15
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp ............................................... 21
1.1.3. Vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế............. 22
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................... 25
1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất.............................................. 25
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp .................................................... 26
1.2.3. Gia tăng các nguồn lực cho sản uất c ng nghiệp ......................... 28
1.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất ............................................................. 29
1.2.5. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ ........................................................... 30

1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất công nghiệp ........................................... 30
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................ 31
1.3.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 31


1.3.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 33
1.3.3. Điều kiện xã hội .............................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH
QUẢNG NGÃI............................................................................................... 36
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 36
2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 40
2.1.3 Điều kiện xã hội ............................................................................... 42
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................................. 44
2.2.1. Số lƣợng các cơ sở sản xuất............................................................ 44
2.2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp.............................................................. 48
2.2.3. Các yếu tố nguồn lực trong công nghiệp ........................................ 52
2.2.4. Hình thức tổ chức sản xuất ............................................................. 55
2.2.5. Thị trƣờng đầu ra của sản phẩm công nghiệp................................. 56
2.2.6. Kết quả sản xuất công nghiệp ......................................................... 58
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN
QUA......................................................................................................... 63
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc. ............................................................................. 63
2.3.2. Những mặt hạn chế: ........................................................................ 63
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế: ............................................. 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 66

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................... 67
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................... 67


3.1.1. Định hƣớng phát triển ..................................................................... 67
3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ở Quảng Ngãi đến năm
2025:.......................................................................................................... 68
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................... 72
3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn ............. 72
3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu .......................................................................... 74
3.2.3. Gia tăng các nguồn lực cho sản uất c ng nghiệp ......................... 75
3.2.4. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất ........................................... 81
3.2.5. Thị trƣờng tiêu thụ .......................................................................... 81
3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất công nghiệp ........................................... 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP

: Tổng sản phẩm trong nƣớc

GRDP : Tổng sản phẩm trong tỉnh
VA


: Giá trị tăng thêm

IC

: Chi phí trung gian

GO

: Giá trị sản xuất


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
2.1.

Quảng Ngãi theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực

40

kinh tế
2.2.


2.3.

2.4.

2.5.

2.6.

2.7.

2.8.

2.9.

2.10.

2.11.

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
theo giá hiện hành qua các năm
Dân số trung bình và lao động trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi
Cơ cấu lao động trong từng phân theo loại hình kinh tế
kinh tế
Số lƣợng doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2014
phân theo quy m lao động
Số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2014

phân theo quy mô vốn
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành
kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp phân
theo ngành kinh tế
Giá trị sản xuất một số ngành trọng yếu trong công
nghiệp chế biến quảng ngãi qua các năm
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế

41

42

43

44

46

46

48

49

51

51



Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.12.

2.13.
2.14.
2.15.

2.16
2.17.
2.18.
2.19.
2.20

Lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh
Cơ cấu lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh
Vốn đầu tƣ cho c ng nghiệp
Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp đang hoạt
động sản xuất công nghiệp
Cơ cấu doanh nghiệp hoạt động công nghiệp phân theo
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
hằng năm 2011-2015

Giá trị gia tăng ngành c ng nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bảng tỷ lệ tăng trƣởng các sản phẩm công nghiệp chủ
yếu

Trang

52

53
54
54

56
58
58
59
60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp hằng năm


45

2.2

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015

50

2.3

Doanh thu thuần sản xuất công nghiệp

62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm "Đổi mới", Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu kinh
tế đáng ghi nhận. Trong đó sản xuất công nghiệp là ngành đóng vai trò quan
trọng nhất. Các ngành công nghiệp đã phát triển nhanh chóng và trở thành
động lực tăng trƣởng kinh tế trong thời gian qua. Một số sản phẩm và doanh
nghiệp công nghiệp Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng quốc
tế. Tuy vậy, công nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém: tăng trƣởng
chủ yếu dựa vào đầu tƣ nƣớc ngoài, vào giá nhân công rẻ với tay nghề thấp,
vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; chƣa chú trọng đến công nghệ, kỹ thuật
và lao động chất lƣợng cao.
Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Trung ƣơng, nỗ lực của Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, sự đóng góp của cộng đồng doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc, tỉnh Quảng Ngãi đã từng bƣớc phát huy lợi thế,
tiềm năng của tỉnh ven biển, tập trung đầu tƣ phát triển, và đã đạt đƣợc nhiều
bƣớc chuyển quan trọng, có những đổi thay vƣợt bậc với nhiều thành tựu nổi
bật trên hành trình phát triển kinh tế - xã hội. Thành công rực rỡ và để lại dấu
ấn đậm nét nhất chính là sự bứt phá mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Từ địa
phƣơng có ngành c ng nghiệp nhỏ và yếu nhất cả nƣớc, đến năm 2015, giá trị
sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 137.505 tỷ đồng và đạt tốc độ tăng trƣởng
bình quân giai đoạn 1990 - 2015 trên 18%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng
GDP tỉnh. Nếu nhƣ trong thập niên 90, công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng dƣới
20% trong cơ cấu GDP của tỉnh, đến năm 2015 đã chiếm 53%, đƣa C ng
Thƣơng trở thành ngành giữ vai trò chủ đạo. Trong giai đoạn 2011 - 2015, giá
trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi tăng 5,84%.
Công nghiệp Quảng Ngãi có bƣớc phát triển khá cao nhƣng chƣa khai
thác hết tiềm năng, chƣa có sự phát triển vững chắc. Sản xuất công nghiệp của


2

tỉnh tuy có tăng trƣởng nhƣng ở mức thấp, các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ phá sản. Một số ngành, sản
phẩm tăng trƣởng thấp hoặc giảm khả năng cạnh tranh, nguồn lao động chƣa
bảo đảm nhu cầu về chất lƣợng. Một nguyên nhân chủ quan dẫn đến thực
trạng trên là sự trợ lực từ phía Nhà nƣớc đối với các ngành công nghiệp nói
trên vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát
triển doanh nghiệp thiếu hấp dẫn. M i trƣờng đầu tƣ tuy có cải thiện nhƣng
chƣa thật sự thông thoáng. Gỡ khó cho ngành công nghiệp đƣợc tỉnh Quảng
Ngãi ác định là nhiệm vụ trọng tâm, để bảo đảm phát triển sản xuất và ổn
định cuộc sống của công nhân.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm ra các giải pháp để thúc đẩy công

nghiệp của tỉnh phát triển tƣơng ứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, phát
triển công nghiệp ổn định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm
ổn định cho công nhân. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” mang tính cấp bách và thiết thực đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tình hình thực tế phát triển công nghiệp cũng nhƣ đề xuất giải
pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi..
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi trong thời gian đến.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu:
+ Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngành
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đề tài tập trung nghiên cứu thực
trạng phát triển của ngành trên các khía cạnh: số lƣợng các cơ sở sản xuất, cơ
cấu ngành công nghiệp, các yếu tố nguồn lực trong công nghiệp, hình thức tổ
chức sản xuất, thị trƣờng đầu ra của sản phẩm công nghiệp, kết quả sản xuất

công nghiệp.
+ Định hƣớng phát triển và các giải pháp phát triển công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trong giai
đoạn 2011-2015, các giải pháp có ý nghĩa trong những năm đến.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các nội dung, luận văn sử dụng chủ yếu nhiều phƣơng
pháp. Cụ thể:
- Trong chƣơng 1 phần cơ sở lý luận, luận văn sẽ sử dụng phƣơng pháp
tổng hợp để làm rõ các vấn đề lý thuyết liên quan đến công nghiệp và phát
triển công nghiệp.
- Trong chƣơng 2 phần đánh giá thực trạng, luận văn dự kiến sử dụng:
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả : Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc lập
bảng thống kê tổng hợp theo vấn đề nghiên cứu, để đánh giá thực trạng phát
triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


4

+ Phƣơng pháp phân tích so sánh: Phân tích những số liệu thu thập đƣợc,
so sánh số liệu qua các năm từ đó rút ra thực trạng phát triển công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phƣơng pháp phân tích tỷ số: từ những số liệu thu thập đƣợc tính các
tỷ số về cơ cấu, tốc độ tăng trƣởng,... nhằm đánh giá thực trạng phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Trong chƣơng 3, luận văn dự định sử dụng phƣơng pháp dự báo, dựa
vào tình hình thực tế, dựa vào các chính sách, các biện pháp cũng nhƣ các
chiến lƣợc kinh tế, đặc biệt là các quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi từ đó xác lập các tiền đề cho việc đề xuất các định

hƣớng phát triển. Sử dụng phƣơng pháp suy luận từ những cơ sở lý luận, và
đánh giá thực tiễn, những ƣu khuyết điểm đã đƣợc đánh giá để đề ra các giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tốt
hơn.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: số liệu thống kê trong niên giám, các báo
cáo về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi.
- Phƣơng pháp ử lý số liệu: Phền mềm Excel.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc
của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng, cụ thể:
- Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
- Chƣơng 3: các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
6. Tổng quan tài liệu
Công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam là
mối quan tâm nghiên cứu của các nhà lý luận, nhà kinh tế học, nhà làm chính


5

sách và các tổ chức phát triển. đã có nhiều công trình nghiên cứu và những
định hƣớng về phát triển công nghiệp:
+ Bùi Quang Bình, (2012), “Giáo trình Kinh tế phát triển”, NXB Th ng
tin và truyền thông
Kinh tế phát triển là một trong những học phần mới, khá hấp dẫn và
không hề giản đơn đối với ngành kinh tế học và kinh tế chính trị. Kinh tế phát
triển đi vào nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế cho các nƣớc đang phát triển.
Để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng cao và vững chắc cần phải dựa trên khai
thác các tiềm năng nguồn lực và nâng cao năng lực của các ngành kinh tế.

Với mục đích giúp ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận với những kiến thức toàn diện
về kinh tế phát triển, cuốn sách đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về cơ
sở lý luận vững chắc xung quanh các lý thuyết tăng trƣởng kinh tế, nguồn lực
phát triển kinh tế, m hình cũng nhƣ chính sách phát triển kinh tế của các
quốc gia. Sách có 01 phần nội dung viết về phát triển công nghiệp, đã nêu lên
đƣợc vị trí, vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế, các
chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng công nghiệp và đƣa ra các m hình phát triển
công nghiệp.
Những kiến thức cơ bản của giáo trình này đƣợc vận dụng để làm cơ sở
cho việc phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong chƣơng
2 của luận văn.
+ Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thƣờng (2005), ”Hoàn thiện chiến lƣợc
phát triển công nghiệp Việt Nam”, NXB lý luận chính trị.
Nhằm góp phần vào việc hoạch định chiến lƣợc và chính sách công
nghiệp ở Việt Nam, trƣờng Đại học kinh tế quốc dân và Viện nghiên cứu
chính sách quốc gia Nhật Bản trên cơ sở kết quả của các hoạt động hợp tác
nghiên cứu, đã triển khai nghiên cứu và tổ chức nhiều buổi hội thảo về chủ đề
này.


6

Trong c ng trình này đã nhấn mạnh khả năng thiết kế và thực thi một
chiến lƣợc công nghiệp đáp ứng đƣợc những thách thức và cơ hội của thời đại
trong m i trƣờng cạnh tranh toàn cầu có vai cực kỳ quan trọng. Chất lƣợng
của chiến lƣợc này sẽ quyết định khả năng phát triển ổn định theo định hƣớng
riêng trong dài hạn của Việt Nam. Tại thời điểm viết sách việc xây dựng
chính sách công nghiệp của Việt Nam còn chồng chéo và nhiều bất cập do
thiếu tính đồng bộ, tính kế thừa, cũng nhƣ tầm nhìn và tính cụ thể của kế
hoạch. Trên tình hình đó tháng 2 năm 2004, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc

dân Hà Nội (NEU) và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia Tokyo (GRIPS)
đã thiết lập chƣơng trình hợp tác khoa học với mục tiêu nâng cao chất lƣợng
các nghiên cứu về chính sách. Các nhà nghiên cứu hƣớng tới việc đổi mới
phƣơng pháp nghiên cứu chính sách, phát huy năng lực nghiên cứu của những
tài năng trẻ và năng động của Việt Nam và xây dựng mạng lƣới mở về nhân
lực và thông tin.
Các tác giả đã gợi ý thiết kế một chiến lƣợc phát triển công nghiệp toàn
diện và hiện thực ở Việt Nam; so sánh chiến lƣợc phát triển công nghiệp
Việt Nam với các nƣớc trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các
nƣớc ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô
tô, xe máy và một số ngành công nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở đó, c ng trình
rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho ngành công nghiệp Việt Nam.
Cuốn sách không chỉ bao gồm rất nhiều tƣ liệu quý đƣợc công bố lần đầu
mà còn chứa đựng nhiều ý tƣởng khoa học mới về chiến lƣợc/chính sách phát
triển công nghiệp Việt Nam - một lĩnh vực ít đƣợc xuất bản thành sách. Bài
luận văn có sử dụng một số chính sách, chiến lƣợc phù hợp với tình hình kinh
tế Việt Nam hiện nay ở phần 3.
+ Quốc Trung và Linh Chi (2002) , “Phát triển công nghiệp Việt Nam:
thực trạng và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 294.


7

Công trình phân tích thực trạng sản xuất công nghiệp Việt Nam từ 1996
đến 2002 dƣới những khía cạnh nhƣ: Tốc độ tăng trƣởng; tỷ trọng công
nghiệp trong GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp; trình độ
công nghệ, trang thiết bị và lao động công nghiệp.
Các tác giả c ng trình này đã nêu lên một số chính sách tác động đến
phát triển công nghiệp trong thời gian qua. Cuối cùng là những tồn tại và
thách thức mà ngành công nghiệp Việt Nam phải khắc phục, đó là: hiệu quả

sản xuất công nghiệp giảm, trình độ công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, chất
lƣợng và năng suất lao động công nghiệp thấp, chi phí dịch vụ hạ tầng cao,
hợp tác sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và những hạn chế trong cơ chế
chính sách hiện hành.
Bài viết chƣa đƣa ra đƣợc những biện pháp cần thiết để giải quyết những
tồn tại và thách thức đối với ngành công nghiệp Việt Nam nên cần phải tiếp
tục quá trình nghiên cứu.
+ Dƣơng Đình Giám(2016), " Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt
Nam, một số đề xuất bổ sung hoàn thiện", Hội Khoa học kinh tế Việt Nam.
Bài viết căn cứ vào bối cảnh và thực trạng phát triển của công nghiệp
Việt Nam và Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 từ
đó đề xuất các biện pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện chiến lƣợc phát triển công
nghiệp.
Bài viết đánh giá tác động của chính sách Chính phủ đối với sự phát
triển các ngành công nghiệp; Rút ra các thành công, hạn chế chính và nguyên
nhân của các hạn chế cùng những bài học kinh nghiệm trong phát triển công
nghiệp trong hơn 10 năm qua; Phân tích nguồn lực, cơ hội/thách thức của
công nghiệp Việt Nam, từ đó ác định mục tiêu và các ƣu tiên trong chiến
lƣợc phát triển công nghiệp giai đoạn sắp tới và đề xuất các chính sách thiết
thực và khả thi để thực hiện thành công các mục tiêu và ƣu tiên này.


8

Bài viết đã đề ra một số giải pháp nhƣ:
- Đổi mới, hiện đại hóa các quy trình công nghệ.
- Phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ.
- Hoàn thiện và phát triển các chuỗi giá trị trong công nghiệp chế biến.
- Tạo lập hệ thống chính sách đồng bộ và hiệu quả.
Vấn đề nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn, tình hình mới, có phƣơng hƣớng

giải quyết các vấn đề đặt ra; các nhận xét, kết luận rút ra có tính khái quát, cụ
thể, bài viết có giá trị tham khảo cao.
+ Trần Đình Thiên (2012), “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đánh giá
thực trạng và hệ quả”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ, cuốn sách trình bày một số vấn đề về thực trạng, đồng thời đề xuất
định hƣớng và giải pháp đồng bộ để có thể phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt
Nam, góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững, sớm đạt đƣợc mục
tiêu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Ngành công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng, góp phần thu hút đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công
nghiệp trong nƣớc, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh, phát triển thị
trƣờng nội địa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm cho
nền kinh tế phát triển bền vững.
Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đƣợc xem là một trong những chính
sách ƣu tiên hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên, thực trạng ngành còn yếu và
cần những chính sách phù hợp, những định hƣớng rõ ràng về chiến lƣợc để
phát triển. Vì vậy, cuốn sách đã tập trung phân tích thực trạng, đồng thời đề
xuất một số định hƣớng và giải pháp đồng bộ để có thể phát triển công nghiệp
hỗ trợ Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp
phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.


9

Nhận thấy tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển
công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, luận văn đã nghiên cứu
và sự dụng một số kiến thức trong sách nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ
tỉnh phát triển góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.

+ Bộ kế hoạch và đầu tƣ, “ Tình hình và phƣơng hƣớng phát triển các
khu công nghiệp nƣớc ta thời kỳ 2006 – 2020”.
Báo cáo đã đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp ở nƣớc ta từ đó
nêu ra những hạn chế còn tồn tại. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát
triển khu công nghiệp là:
- Quy hoạch phát triển khu công nghiệp chƣa thực sự gắn với quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội của ngành, của vùng lãnh thổ;
- Công tác vận động xúc tiến đầu tƣ gặp nhiều khó khăn;
- Trong quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch cũng nhƣ trong
công tác quản lý chƣa có sự phân loại các khu công nghiệp;
-Trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, việc phát hiện và điều
chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chƣa kịp thời;
- Do quá chú trọng vào phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô
lớn, nhƣng thực tế đòi hỏi phải phát triển các khu công nghiệp ở các cấp trình
độ và quy mô.
Từ đó bộ đã đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển các khu công nghiệp tập
trung thời kỳ 2005-2020 và những giải pháp cơ bản đảm bảo phát triển các
khu công nghiệp. Những giải pháp này là giải pháp về vốn và quản lý nhà
nƣớc với các khu công nghiệp. Luận văn tham khảo cho các giải pháp về nhà
nƣớc ở chƣơng 3.
+ Trần Văn Thọ (2017), “Công nghiệp hóa Việt Nam trong giai đoạn
mới”, Đại học Waseda, Nhật Bản.


10

Trong bối cảnh đó, c ng nghiệp hóa Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay
tuy có tiến triển khá nhìn từ một số chỉ tiêu tổng hợp, nhƣng kh ng triển khai
mạnh mẽ nhƣ những nƣớc thuộc các thế hệ công nghiệp hóa đi trƣớc mặc dù
có chung hai thuận lợi là lợi thế của nƣớc đi sau và "giai đoạn dân sô' vàng".

Ngoài ra, nội lực yếu nhƣng với chính sách mở cửa chƣa dự báo đƣợc đầy đủ
các tác động làm phát sinh nền kinh tế hai tầng (dualism) hầu nhƣ kh ng liên
kết nhau, một bên là khu vực doanh nghiệp nƣớc ngoài (FDI) và một bên là
khu vực doanh nghiệp trong nƣớc.
Bài viết đã nêu lên tính thời đại và bối cảnh khu vực của công nghiệp
hóa Việt Nam, đánh giá hai mƣơi năm c ng nghiệp hóa của Việt Nam, nêu
lên những thách thức của trào lƣu c ng nghiệp hiện nay từ đó đề ra chiến
lƣợc, chính sách của Việt Nam cho giai đoạn mới.
Quá trình công nghiệp hóa 20 năm sau đó cũng đã tiến triển một bƣớc
đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam chƣa phát huy hết hai thuận lợi lớn là giai đoạn
dân số vàng và lợi thế của nƣớc đi sau nên thành quả công nghiệp hóa còn
hạn chế. Mặt khác, là nƣớc thuộc thế hệ công nghiệp hóa thứ sáu của thế giới,
Việt Nam đã phụ thuộc nhiều vào FDI trong điều kiện nội lực yếu kém và các
nguồn cung cấp FDI chung quanh Việt Nam phần lớn chƣa đạt đến trình độ
cao về công nghệ và văn hóa kinh doanh. Trong giai đoạn tới, Việt Nam cần
nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa cả diện rộng và bề sâu mới tránh đƣợc hiện
tƣợng chuyển sang thời đại hậu công nghiệp hóa quá sớm. Mặt khác cần củng
cố nội lực, nu i dƣỡng tƣ bản dân tộc và quan tâm chọn lựa FDI theo hƣớng
chỉ khuyến khích những dự án công nghệ cao, thân thiện m i trƣờng và trong
những lãnh vực mà doanh nghiệp trong nƣớc chƣa có khả năng sản xuất.
Bài luận văn có sử dụng một số chính sách, chiến lƣợc phù hợp với tình
hình kinh tế Việt Nam hiện nay ở phần 3.


11

+ Lại Trần Tùng (2014), “Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ
cao của I-xra-en: Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, số 22/2014.
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 của Diễn đàn

kinh tế thế giới, I-xra-en đứng thứ 4 trên thế giới về năng lực cải tiến. Một số
tiêu chí đánh giá cụ thể nhƣ: đứng thứ nhất về chi nghiên cứu phát triển (theo
tỉ lệ % GDP), xếp hạng 1 về chất lƣợng các cơ sở nghiên cứu khoa học, thứ
nhất về chi tiêu công cho giáo dục, đứng thứ hai về năng lực lãnh đạo doanh
nghiệp, thứ năm về tỉ lệ % đơn in cấp bằng sáng chế trên tổng dân số, thứ
sáu về bảo vệ các nhà đầu tƣ và về giải thƣởng Nô-ben tính theo đầu ngƣời
trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh lý học, y học và kinh tế. Để đạt đƣợc
các tiêu chí đánh giá cơ bản trên, ngoài năng lực trí tuệ của ngƣời I-xra-en
(ngƣời Do thái) và hiện đang làm việc tại các trung tâm kinh tế, khoa học kỹ
thuật lớn nhất trên thế giới, mà quan trọng hơn đó là chính sách thu hút nhân
tài, đầu tƣ đúng hƣớng cho phát triển khoa học, công nghệ của Chỉnh phủ.
Sự thành công trong phát triển công nghệ cao của I-xra-en là kết quả của
sự kết hợp hài hòa giữa chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài của Chính phủ với
việc xã hội hóa nghiên cứu phát triển nhƣ là các “Vƣờn ƣơm c ng nghệ”,
cùng với việc tiếp thu, hợp tác tốt trong nghiên cứu phát triển công nghiệp với
các nƣớc công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Qua nghiên cứu chính sách phát triển công nghệ cao của I-xra-en, có thể
rút ra một vài kinh nghiệm cho Việt Nam nhƣ sau:
- Thứ nhất, Nhà nƣớc cần có vai trò nhƣ là ngƣời đỡ đầu, kích thích
những ý tƣởng đƣợc phát triển, đƣợc hiện thực hóa bằng các cơ chế ƣu đãi,
khuyến khích thực chất bằng đòn bẩy tài chính là đầu tƣ ban đầu cho phát
triển công nghệ.


12

- Thứ hai, Nhà nƣớc cần thể hiện vai trò nhƣ một “vƣờn ƣơm c ng nghệ”
đích thực, từ việc phát hiện ý tƣởng của các doanh nghiệp, cá nhân, kích thích
các ý tƣởng đó phát triển tạo lập m i trƣờng kinh tế phù hợp.
- Thứ ba, Nhà nƣớc cần là cầu nối thông qua các chính sách và biện pháp

khuyến khích cụ thể, đóng góp đầu tƣ ban đầu và có thể thu lợi từ việc tạo lập
các mối liên kết giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu.
- Thứ tƣ, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chung, trao đổi chuyên gia
kỹ thuật trong các ngành nghề, đẩy nhanh quá trình phát triển công nghệ từ
lúc phát hiện ý tƣởng cho đến khi thƣơng mại hóa công nghệ trên các thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc.
+ Nguyễn Mạnh Quân(2013), “Định hƣớng khai thác khoáng sản Việt
Nam”, Vụ Công nghiệp nặng, Bộ C ng Thƣơng.
Trong những năm qua, ngành c ng nghiệp khai khoáng đã đóng vai trò
quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam
vànền kinh tế đất nƣớc. Đã cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liêụ cho nền
kinh tế quốc dân nhƣngành than đã cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu
cho ngành điện, i măng, hoá chất, giấy; khoáng sản thiếc, chì kẽm, sắt đã
cung ứng đủ cho ngành luyện kim; khoáng sản apatit đã cúng cấp đủ cho
ngành Hoá chất, phân bón. Đồng thời khoáng sản và sản phẩm chế biến của
khoáng sản đã có một phần xuất khẩu.
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, có trữ lƣợng hạn chế, phải đƣợc
điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ tốt môi trƣờng sinh thái, kết hợp phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ an
ninh quốc phòng tại các địa bàn có khoáng sản. Xây dựng và phát triển công
nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại, phù hợp điều
kiện của Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và mức độ chế biến
sâu khoáng sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, thăm


13

dò khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp
luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên.
Thí điểm việc đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để tiến tới thực

hiện rộng rãi phƣơng pháp quản lý trên. Không khuyến khích việc hợp tác đầu
tƣ đối với khâu thăm dò và khai thác khoáng sản, trừ trƣờng hợp đặc biệt (đối
với dầu khí, than đồng bằng Sông Hồng, đất hiếm v.v ) trong giai đoạn đầu
cần thu hút kỹ thuật, vốn, thị trƣờng. Tăng cƣờng và xiết chặt công tác quản
lý nhà nƣớc về khoáng sản, sửa đổi và bổ sung Luật Khoáng sản để đảm bảo
tính thống nhất, chặt chẽ và đầy đủ cho công tác hoạt động khoáng sản.
+ Ngô Bá Anh Tuấn (2014), “ Phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” luận văn thạc sĩ, trƣờng đại học kinh tế - Đại
học Đà Nẵng.
Trên cơ sở hiện thực phát triển công nghiệp huyện Duy Xuyên giai đoạn
2007-2012, cùng với định hƣớng phát triển công nghiệp đến năm 2015, luận
văn đã đƣa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tranh
thủ cơ hội và đẩy mạnh phát triển công nghiệp huyện Duy Xuyên ổn định và
bền vững.
Về cơ sở lý luận, luận văn đã trình bày rõ những nội dung cơ bản về
công nghiệp, phát triển công nghiệp, vai trò của phát triển công nghiệp và
những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp.
Về thực tiễn, luận văn đã nhận xét phản ánh đúng thực trạng phát triển
công nghiệp trên địa bàn huyện Duy Xuyên giai đoạn 2007-2012. Những kết
quả sản xuất của công nghiệp đã cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về sự đổi
thay và từng bƣớc phát triển của địa phƣơng, đồng thời có thể nhận thấy đƣợc
triển vọng phát triển công nghiệp trong những năm tới còn rất lớn dù gặp
kh ng ít khó khăn. Để đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ cao hơn, đƣa ngành c ng


14

nghiệp của huyện Duy Xuyên tiếp tục phát triển mạnh mẽ thì cần thực hiện
những giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực đầu tƣ từ vi m đến vĩ m .
- Các văn bản nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, kế hoạch, báo cáo

tổng kết từng năm, từng giai đoạn của UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều
nội dung nêu đƣợc thực trạng quá trình phát triển công nghiệp trên đại bàn
tỉnh. Đồng thời đã đề ra những giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát
triển công nghiệp cho từng năm. Đây là cơ sở để tạo nền số liệu cũng nhƣ
định hƣớng phù hợp cho mục tiêu của đề tài này.
- Ngoài những tác phẩm, bài viết đã nêu ở trên, có nhiều bài viết với
nhiều cách tiếp cận vấn đề khác nhau đã nêu lên nhiều vấn đề về lý luận và
nội dung cơ bản về phát triển công nghiệp, trả lời cho những câu hỏi về tầm
quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phƣơng góp phần giải quyết đƣợc những vấn đề thực tiễn trong phát triển
công nghiệp tại Việt Nam nói chung và một số vùng, địa phƣơng nói riêng.
- T i đã chọn lọc và kế thừa những công trình nghiên cứu ở trên và các
vấn đề nghiên cứu khác để thực hiện đề tài này.


15

CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng
hóa vật chất mà sản phẩm đƣợc "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản
xuất quy mô lớn, đƣợc sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ,
khoa học và kỹ thuật .

Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Bao gồm:
- Kai thác tự nhiên: tạo ra nguyên liệu nguyên thủy.
- Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và nông
nghiệp.
- Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm. [17, tr. 7]
Theo cách phân ngành của tổng cục thống kê, công nghiệp đƣợc phân
thành ba nhóm ngành: Công nghiệp khai thác, chế biến và công nghiệp điện –
khí – nƣớc.
- Công nghiệp khai thác là ngành khai thác các tài nguyên thiên nhiên:
Bao gồm các nguồn năng lƣợng ( dầu mỏ, khí đốt, than, ...)quặng kim loại (
sắt, thiếc, boxit) và vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi...). ngành này cung cấp các
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác.
- Công nghiệp chế biến: Bao gồm các công nghiệp chế tạo các công cụ
sản xuất (chế tạo máy, cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử), công nghệ sản xuất
vật phẩm tiêu dùng (dệt-may, chế biến thực phẩm – đồ uống, chế biến gỗ


×