Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện EA hleo, tỉnh đăk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ MỸ THY

PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ MỸ THY

PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
N ƣờ

ƣớn

n

o




TS LÊ BẢO

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 5
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu........................................................ 5
CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
......................................................................................................................... 14
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ............. 14
1.1.1. Khái niệm trang trại chăn nuôi ................................................... 14
1.1.2. Những đặc trƣng của trang trại chăn nuôi .................................. 17
1.1.3. Tiêu chí xác định trang trại chăn nuôi ........................................ 21
1.1.4. Vai trò của phát triển trang trại chăn nuôi .................................. 22

1.2. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
......................................................................................................................... 26
1.2.1. Phát triển số lƣợng các trang trại chăn nuôi ............................... 26
1.2.2. Gia tăng nguồn lực cho trang trại chăn nuôi ............................. 27
1.2.3. Tổ chức liên kết sản xuất cho trang trại chăn nuôi ..................... 32
1.2.4. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của trang trại chăn nuôi
......................................................................................................................... 34
1.2.5. Gia tăng kết quả sản xuất của trang trại chăn nuôi ..................... 35
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI CỦA MỘT ĐỊA PHƢƠNG ..................................................... 37
1.3.1. Các yếu tố chủ quan .................................................................... 37


1.3.2. Các yếu tố khách quan ................................................................ 38
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 43
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EAH’LEO TỈNH ĐẮK LẮK .............. 45
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN
EAHLEO ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI ............................................................................................................... 45
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................... 45
2.1.2. Điều kiện xã hội .......................................................................... 51
2.1.3. Điều kiện kinh tế ......................................................................... 54
2.1.4. Chính sách của nhà nƣớc về phát triển trang trại chăn nuôi....... 63
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI
HUYỆN EA H‟LEO TRONG THỜI GIAN QUA ......................................... 68
2.2.1. Tình hình phát triển số lƣợng trang trại chăn nuôi tại huyện Ea
H‟leo ................................................................................................................ 68
2.2.2. Tình hình gia tăng nguồn lực cho trang trại chăn nuôi............... 71
2.2.3. Tình hình phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ....... 81

2.2.4. Tình hình kết quả sản xuất của trang trại chăn nuôi ................... 84
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN EA H‟LEO ........................................................ 85
2.3.1. Những thành công ....................................................................... 85
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................ 86
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................ 86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 86
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐẮK LẮK. 88


3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN
TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H‟LEO TỈNH ĐẮK LẮK ... 88
3.1.1. Quan điểm ................................................................................... 88
3.1.2. Mục tiêu phát triển trang trại chăn nuôi huyện Ea H‟Leo ......... 89
3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển trang trại chăn nuôi tại huyện EaHleo
trong thời gian tới ............................................................................................ 89
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ..................................................................... 92
3.2.1. Phát triển về mặt số lƣợng các trang trại chăn nuôi ................... 92
3.2.2. Gia tăng các nguồn lực cho trang trại chăn nuôi ........................ 93
3.2.3. Tăng chủng loại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm trang trại chăn
nuôi .................................................................................................................. 99
3.2.4. Tăng cƣờng liên kết sản xuất và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ .. 100
3.2.5. Các giải pháp gia tăng kết quả sản xuất trang trại chăn nuôi ... 101
3.2.6. Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nƣớc nhằm thúc đẩy kinh
tế trang trại chăn nuôi phát triển ................................................................... 102
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 104
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP

:

Gross Domestic Product

KTTT

:

Kinh tế Trang trại

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

KHKT


:

Khoa học kỹ thuật

TTCN

:

Trang trại chăn nuôi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Cơ cấu từng loại đất huyện Ea H‟Leo năm 2016

48

2.2

Dân số, diện tích, mật độ dân số huyện Ea H‟Leo năm 2016


51

2.3

Dân số trung bình phân theo xã, phƣờng, thị trấn năm 2016

52

2.4

Số lao động đƣợc tạo việc làm phân theo giới tính và phân theo
thành thị, nông thôn

53

2.5

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Ea H‟Leo qua các năm

55

2.6

Cơ cấu ngành kinh tế huyện Ea H‟Leo

57

2.7


Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng huyện EaHleo năm 2016

59

2.8

Số lƣợng trang trại chăn nuôi của huyện Ea H‟Leo qua các năm

67

2.9

Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng trang trại qua các năm

67

2.10 Số trang trại phân theo xã/phƣờng/thị trấn

68

2.11 Các trang trại chăn nuôi tại EaHleo đầu năm 2017

69

2.12 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Ea H‟Leo năm 2016

70

2.13 Hiện trạng và cơ cấu đất trang trại sử dụng năm 2016


73

2.14 Một số chỉ tiêu trang trại cuối năm 2016

74

2.15 Cơ cấu trang trại theo quy mô vốn năm 2016

77

2.16 Nguồn vốn sản xuất kinh doanh phân theo nguồn hình thành và
phân theo loại hình trang trại năm 2016
2.17 Cơ sở vật chất trang trại năm 2016 80
2.18 Số lƣợng các trang trại tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ
năm 2016
2.19 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang
trại chăn nuôi năm 2016

78
79
80
83


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Ea H‟Leo – Tỉnh Đăk Lăk

46

2.2

Cơ cấu từng loại đất huyện Ea H‟Leo năm 2016

49

2.3

Một số hình ảnh trang trại chăn nuôi ở Ea H‟Leo

70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết củ đề tài
Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nhất
định, đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc. Song, trên thực tế, quy mô nông nghiệp ở nƣớc ta đa phần vẫn
còn nhỏ lẻ, manh mún, chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp chƣa đáp ứng

đƣợc nhu cầu của thị trƣờng cũng nhƣ chƣa chú ý nhiều đến vệ sinh an toàn
thực phẩm, sức cạnh trạnh còn kém, số nông dân tiếp cận và ứng dụng những
thành tựu KHKT trong nông nghiệp còn ít, khả năng tiếp cận vốn và thông tin
thị trƣờng còn khá hạn chế…
Năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới
và chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loạt các cam kết theo quy định của
WTO. Đầu tháng 10/2015, Việt Nam đã cơ bản ký kết Hiệp định đối tác kinh
tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) với 11 quốc gia khác, trong đó có những
nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ, Ôxtrâylia, Canada, Singgapo với hơn 800 triệu dân,
40% GDP và 26% lƣợng hàng hóa trên thế giới. Nhƣ vậy, bên cạnh các cơ hội
đƣợc mở rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đứng trƣớc các khó khăn và
thách thức rất lớn. Chính vì thế, việc xây dựng một mô hình SXNN phù hợp,
đúng đắn, nhằm đem lại giá trị sản xuất cao đồng thời giải quyết đƣợc các vấn
đề chung của xã hội là việc vô cùng cấp thiết.
Ở nƣớc ta, mô hình trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển
mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ
năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế
trang trại. Sự phát triển của mô hình trang trại góp phần khai thác thêm nguồn
vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa,
nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho


2
ngƣời lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản
hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Chính vì vậy, phát triển mô hình trang trại là xu hƣớng tất yếu trong sản xuất
nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta hiện nay.
Tuy nhiên, mô hình trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói
riêng hiện nay chƣa phát triển rộng và chƣa tƣơng xứng với những tiềm năng,
thế mạnh của các vùng, miền trong cả nƣớc; chƣa tạo ra bƣớc đột phá trong

việc đầu tƣ khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc,
mặt đất, mặt nƣớc hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để
phát triển sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp; chƣa đóng góp thỏa đáng vào việc
mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh
tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trƣờng
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kinh tế trang trại vẫn là một loại
hình kinh tế còn mới mẻ ở nƣớc ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ
thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phƣơng để có những
chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đƣa ra những giải pháp
phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu
cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tƣ và phát triển kinh tế
trang trại.
Tỉnh Đắk lắk hiện là một trong những địa phƣơng tiếp cận và phát triển
nhanh chóng mô hình trang trại chăn nuôi trên cả nƣớc. Theo thống kê của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 732 trang trại, tăng 27
trang trại so với năm 2015; trong đó có 350 trang trại trồng trọt, 301 trang trại
chăn nuôi, 3 trang trại lâm nghiệp, 15 trang trại nuôi trồng thủy sản và 63
trang trại tổng hợp. Tổng nguồn vốn đầu tƣ của trang trại tính đến nay khoảng
1.089 tỷ đồng, bình quân gần 1,5 tỷ đồng/trang trại; trong đó tỷ lệ vốn vay
chiếm gần 24%, vốn tự có hơn 76%. Đến nay, con số này còn tăng lên khá


3
nhiều. Song với mô hình còn mới mẻ, vẫn còn rất nhiều vƣớng mắc tồn động
trong mô hình chăn nuôi trang trại này.
Riêng tại Ea H‟leo, tính đến thời điểm hiện tại - tháng 3/2017, toàn
huyện có 27 trang trại, trong đó, chỉ có 1 trang trại chăn nuôi theo đúng tiêu
chí1. Có thể thấy, trang trại chăn nuôi tại huyện Ea H‟leo vẫn chƣa đƣợc phát
triển, chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân cƣ, hoặc nếu có trang trại thì
quy mô lại chƣa lớn, chƣa thực sự phát huy hết tiềm năng phát triển của địa

phƣơng. Do vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk lắk” để có thể góp một phần ý kiến vào việc định
hƣớng cho việc phát triển mô hình trang trại để ngành chăn nuôi trên địa bàn
huyện nhà đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Mụ đí

n

ên ứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tình hình thực tế phát triển trang trại chăn nuôi và đề xuất
giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea H‟leo, tỉnh Đắk
lắk
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Khái quát đƣợc lý luận phát triển trang trại chăn nuôi cho một địa
phƣơng.
- Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện EaH‟Leo.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi của huyện Ea
H‟leo trong thời gian tới.
3 Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn của việc

1

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Quy định
về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KT TT



4
phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn Huyện EaH‟Leo tỉnh Đắk lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển trang trại chăn
nuôi trên địa bàn huyện.
+ Về không gian, địa điểm nghiên cứu: Huyện EaH‟leo tỉnh Đắk lắk.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi chủ
yếu tập trung giai đoạn 2011 - 2015. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong
những năm đến
4 P ƣơn p áp n

ên ứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng một số
phƣơng pháp nhƣ sau:
- Phương pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân
tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Trên cơ sở
chuỗi số liệu thu thập đƣợc từ năm 2011 đến năm 2016 luận văn tiến hành
phân tích đƣa ra các kết luận. Trong đó, đƣợc sử dụng nhiều là Phương pháp
thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tổ, phƣơng pháp đồ thị
và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tƣơng đối từ đó
đƣa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay về quá trình phát triển trang
trại chăn nuôi Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng và từ đó đề xuất giải pháp.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Là phƣơng pháp nghiên cứu và xem
xét thực tiễn để rút ra kết luận đánh giá thực tiễn một cách khoa học. Phƣơng
pháp này đƣợc sử dụng khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm phản ánh một cách rõ ràng thực trạng và đề xuất một cách có hệ thống

các giải pháp nhằm phát triển trang trại chăn nuôi.


5
- Phương pháp điều tra: Phƣơng pháp này tiến hành khảo sát tất cả các
trang trại chăn nuôi nhỏ và lớn trên địa bàn huyện để thu thập các số liệu, đặc
điểm phát triển, quy mô,... từ đó nắm đƣợc tình hình thực tế của việc phát
triển mô hình trang trại chăn nuôi trên địa bàn đang ở mức độ nào, thiếu
những gì…
- Phương pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
đánh giá thực trạng quá trình phát triển trang trại chăn nuôi, so sánh các chỉ số
qua các năm, so sánh chéo với các kết quả nghiên cứu, so sánh với mục tiêu
đặt ra, so sánh giữa các điều kiện phát triển trang trại chăn nuôi và kết quả
thực hiện trong quá trình phát triển trang trại chăn nuôi.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phƣơng pháp thu thập nguồn số liệu thứ cấp qua các báo cáo, thống kê
của các sở Ban, Ngành trong tỉnh và huyện, các báo điện tử, các trang Web
điện tử, báo cáo của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các sách chuyên ngành, kế
thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đó và một số nguồn khác.
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phền mềm Excel
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng với
nội dung nhƣ sau:
Chƣơng 1: Lý luận về phát triển trang trại chăn nuôi.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện
EaH‟leo tỉnh Đắk lắk.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện
EaH‟Leo tỉnh Đắk lắk.
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Liên quan đến phát triển trang trại chăn nuôi, đã có nhiều công trình

nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong những năm gần đây có các


6
công trình nghiên cứu nhƣ:
+ Trần Đức (1998), “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống
Kê. Tác giả đã tổng kết về hƣớng phát triển KTTT của vùng đồi núi, đây là
một hƣớng phát triển kinh tế cho vùng cao, nhất là những vùng có điều kiện
đất đai rộng lớn, điều kiện tự nhiên cho phép phát triển kinh tế trang trại nhằm
tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội, làm giàu cho các hộ và cho vùng.
+ TS. Nguyễn Đình Điền (2000), “ Trang trại gia đình – bước phát
triển mới của kinh tế hộ nông dân” , NXB Nông Nghiệp, tác giả trình bày
một cách ngắn gọn một số nội dung chủ yếu về quá trình phát triển kinh tế hộ
nông dân theo mô hình trang trại, trong đó có tác giả cũng đã đƣa ra những
câu hỏi - đáp về kinh tế trang trại trên thế giới và ở nƣớc ta. Bên cạnh đó nêu
ra những điểm quan trọng trong kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ đi lên công
nghiệp hóa sự phát triển mạnh mẽ về chất, sự hình thành và phát triển các
trang trại gia đình loại hình trang trại phổ biến, phục vụ yêu cầu đặt ra của nền
nông nghiệp sản xuất nông sản hàng hóa.
+ Đặng Phi Hổ (2003), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp (NXB Thống
kê) đã nhấn mạnh tới nội dung khai thác các nguồn lực để phát triển nông
nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, trong đó lƣu ý về việc vận dụng các
chính sách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện cụ thể của từng
ngành. Nông nghiệp có những đặc điểm là: nông nghiệp có đối tƣợng sản
xuất là cây trồng và vật nuôi, chúng là các sinh vật; ruộng đất sử dụng trong
nông nghiệp đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất đặc biệt; hoạt động của lao động và
tƣ liệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ; nông nghiệp có địa bàn sản
xuất rộng lớn nhƣng lại mang tính khu vực.
+ Nguyễn Thị Tằm (năm 2006) , luận án tiến sĩ kinh tế "Giải pháp tín
dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên".

Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò của kinh tế trang trại


7
trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn; khẳng định vai trò quan
trọng của nguồn vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế trang trại. Luận án
đi sâu phân tích tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên sau 5 năm
thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về
kinh tế trang trại; thực trạng tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế
trang trại Tây Nguyên giai đoạn 2001-2005; Đánh giá những mặt đạt đƣợc và
những tồn tại vƣớng mắc hiện nay trong chính sách tín dụng của hệ thống
ngân hàng nhất là ngân hàng nông nghiệp đối với kinh tế trang trại. Luận án
đã đề xuất một số giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh
tế trang trại Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu giúp tác giả hiểu
thêm về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại, là
cơ sở kế thừa và định hƣớng các giải pháp tín dụng phù hợp với phát triển
kinh tế trang trại theo tiêu chí mới
+ Trần Ngọc Thanh (2010), bài viết “ Phát triển kinh tế trang trại tỉnh
Đăk Lăk – những thành tựu và thách thức” trên Bản tin thông tin Khoa học
và Công nghệ (số 02/2010). Bài báo này đánh giá quá trình phát triển Kinh tế
trang trại tại tỉnh ĐắkLắk, đƣa ra một số đề xuất cho quá trình phát triển Kinh
tế trang trại ở tỉnh nhà xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phƣơng. Bài viết
cho thấy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk trong những
năm qua có sự gia tăng đáng kể, trong đó phải kể đến sự đóng góp của thành
phần kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại phát triển góp phần vào việc ổn định
tình hình kinh tế xã hội ở địa phƣơng, giữ vững an sinh xã hội và nhiều mặt
khác.
+ Nguyễn Sinh Cúc (2010), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời
kỳ đổi mới” cho rằng nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới đã trải qua các giai
đoạn phát triển gồm: giai đoạn 1986 - 1990 PTNN dựa trên kinh tế nông hộ,

gia tăng sản lƣợng nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo


8
nhanh chóng; giai đoạn 1991 - 1995 nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hƣớng sản xuất hàng hóa, gia tăng xuất khẩu nông sản, nhất là gạo, và bắt đầu
phát triển kinh tế trang trại trong SXNN; giai đoạn 1996 - 2002 tiếp tục xây
dựng nền nông nghiệp hàng hóa. Trong thời kỳ đổi mới để phát triển kinh tế
xã hội nói chung và Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói riêng cần thực
hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp; bảo vệ môi trƣờng
sinh thái. Trong đó có mô hình trang trại chăn nuôi.
+ Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk lắk (2010), "Dự án quy hoạch phát
triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk lắk giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
2020". Dự án đƣợc tiến hành điều tra, nghiên cứu, lập quy hoạch trên phạm vi
toàn tỉnh, gồm 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố với tổng
diện tích tự nhiên 13.125 km2. Dự án đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển
kinh tế trang trại của tỉnh Đắk lắk đến năm 2020 nhƣ về số lƣợng, loại hình
sản xuất, quy mô diện tích, lao động, vốn đầu tƣ, giá trị sản xuất, thu nhập,
tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, cơ sở hạ tầng của trang trại;
đánh giá những tồn tại và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại
nhƣ: năng lực sản xuất và quản lí của trang trại, vốn và vay vốn của các trang
trại,vấn đề đất đai, tiêu thụ nông sản hàng hóa, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngƣ, điều kiện thời tiết khí hậu tác động đến sản xuất. Trên cơ sở đó
xây dựng phƣơng án quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020 đó là quy hoạch số lƣợng, loại
hình trang trại, diện tích đất cho trang trại, quy hoạch phát triển sản xuất, chế
biến tiêu thụ nông sản gắn với bảo vệ môi trƣờng. Dự án đã xây dựng đƣợc hệ
thống các giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
+ Bùi Sĩ Tiếu (2011) với bài viết “Mô hình sản xuất nông nghiệp nào
phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở

nước ta hiện nay” Bài viết này đã nhận đƣợc giải nhất cuộc thi “Xây dựng


9
nông thôn mới ” của Báo Nhân Dân tổ chức năm 2011. Nghiên cứu này đã đề
cập đến những vấn đề cấp bách đặt ra cho phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân nƣớc ta hiện nay trong đó chỉ ra rằng nông dân là chủ lực quân của
cách mạng giải phóng dân tộc, là ngƣời khởi xƣớng công cuộc đổi mới,
nhƣng ít hƣởng lợi nhất về đổi mới. Nếu đổi mới mà khoảng cách giàu nghèo
càng rộng, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn càng lớn thì đổi mới ấy
đang chệch hƣớng, đổi mới không thành công.Vì vậy, làm gì để nâng cao sức
sản xuất cho nông nghiệp, nông dân, nâng cao đời sống cho nông dân, thu hẹp
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu
dài của Đảng và Nhà nƣớc ta. Ngoài ra, nghiên cứu đã phân tích ƣu điểm và
những tồn tại của một số mô hình SXNN hiện nay trong đó có mô hình kinh
tế trang trại. Từ đó, giúp tác giả nắm đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những
hạn chế của mô hình KTTT nói chung của nƣớc ta để phát huy những ƣu
điểm và khắc phục những nhƣợc điểm cho mô hình KTTT ở địa phƣơng.
+ Phan Ấn Quốc (2011) với Luận văn thạc sỹ kinh tế “Một số giải
pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Kon Tum: Tác giả đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận và thực tiễn về trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và
một số nƣớc trên thế giới; phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính
sách phát triển kinh tế trang trại, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi của
tỉnh Kon Tum; xác định định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại và
đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đẩy mạnh mở rộng sản
xuất theo mô hình kinh tế trang trại ở địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tuy
nhiên tác giả đƣa ra giải pháp còn mang tính lý thuyết, chƣa đề cập đến giải
pháp phát triển phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội của địa phƣơng
+ Mai Văn Hữu (2011) với đề tài “Phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Ngọc Hồi – tỉnh Kom Tum” và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2013),

với đề tài “Giải pháp phát triển trang trại tại tỉnh Gia Lai”. Nội dung hầu hết


10
các tác giả đã đề cập đến lý thuyết về kinh tế trang trại, đánh giá thực trạng về
triển vọng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, những bài kinh nghiệm rút
ra từ thực tiễn nghiên cứu của từng địa phƣơng đồng thời đƣa ra những giải
pháp phát triển kinh tế trang trại cho từng địa phƣơng một cách phù hợp với
cơ chế thị trƣờng và đi tới kết luận thống nhất phát triển kinh tế trang trại ở
nƣớc ta nói chung và từng địa phƣơng nói riêng là một hƣớng đi tất yếu nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện và bền vững.
+ Nguyễn Trần Trọng (2012), Giáo trình “Phát triển nông nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2011-2020” đã đề cập đến phƣơng pháp tiếp cận phát triển
nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam dƣới góc độ thị trƣờng. Tác
giả đã đƣa ra những định hƣớng chủ yếu phát triển nông nghiệp trong giai
đoạn 2011-2020 gồm: Tiếp tục đẩy mạnh SXNN hàng hóa theo hƣớng kinh tế
thị trƣờng, xây dựng các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung; tiếp tục
đẩy mạnh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng
thời chú ý tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị
nông sản; hoàn thiện cơ cấu SXNN theo hƣớng phát triển toàn diện trên cơ sở
chuyên môn hóa, tập trung hóa trong từng ngành, từng vùng SXNN; xây dựng
các hình thức kinh tế phù hợp trong nông nghiệp; thực hiện một số chính sách
thúc đẩy phát triển nông nghiệp; bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong nông
nghiệp theo hƣớng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ,
nông nghiệp sạch.
+ Trần Quốc Đạt (2012) với luận văn thạc sĩ kinh tế “Một số giải pháp
phát triển kinh tế trang trại huyện. Phần cơ sở lý luận của nghiên cứu này nêu
khá đầy đủ tổng quan về kinh tế trang trại, phân tích các nhân tố tác động đến
sự phát triển của nó. Trong phần thực trạng, đề tài đã phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Lộc, trong đó có kinh tế trang

trại chăn nuôi. Nghiên cứu cũng đƣa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao


11
chất lƣợng sản phẩm của các trang trại và phát triển thị trƣờng tiêu thụ.
+ Vào ngày 19/5/2013, Ngô Thế Dân - nhận xét tại chƣơng trình“Phát
triển trang trại và vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế quốc dân”
do Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Việt Nam tổ chức
vào ngày 19/5/2013 tại Hà Nội, rằng: Hiện nay, Câu lạc bộ trang trại ở các địa
phƣơng hoạt động khá hiệu quả, nhƣng để tập hợp các Câu lạc bộ lại thì cần
có tổ chức ở Trung ƣơng với tiêu chí, mục đích hoạt động rõ ràng. Hoạt động
của Câu lạc bộ trang trại phải đảm bảo 4 nội dung chính: Khâu nối hệ thống
các trang trại của Hội ở các địa phƣơng; thông tin cho chủ trang trại về tiến bộ
kỹ thuật, thị trƣờng, tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; tổ chức giao
lƣu, tham quan học hỏi kinh nghiệm, tôn vinh những chủ trang trại giỏi; đề
xuất, tham mƣu cho ngành chức năng, chính quyền địa phƣơng về các cơ chế,
chính sách hỗ trợ KTTT phát triển. Qua đây, giúp tác giả định hƣớng đƣợc
một phần giải pháp để phát triển KTTT tại địa phƣơng đặc biệt là về vấn đề
liên kết sản.
+ Trƣơng Thành Long (2014) với luaanjv ăn thạc sỹ kinh tế “Phát triển
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình . Tác giả
luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại,
phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế
trang trại tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2020.
+ Trần Chính Đại (năm 2015) , "Phát triển kinh tế trang trại huyện Ea
H’leo – Đắk lắk". đã xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của
mô hình trang trại huyện Ea H‟leo, tỉnh Đắk lắk, từ đó gợi ý chính sách nhằm
phát triển trang trại chăn nuôi của huyện nhà. Đề tài phân tích cơ sở khoa học
của kinh tế trang trại, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực

tiễn, đồng thời kết hợp đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở huyện Ea


12
H‟leo, tỉnh Đắk lắk - đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nƣớc trong xu
hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới- từ đó rút ra các nhận định về những
thành tựu, tiềm lực phát triển và các vấn đề đặt ra; trên cơ sở đó kiến nghị, đề
xuất giải pháp. Tiếp cận nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trên cơ sở
kết quả điều tra, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình sản xuất kinh
doanh của trang trại dựa vào kết quả của mô hình kinh tế lƣợng ứng dụng
trong đề tài nghiên cứu. Thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của kinh tế trang trại ở địa phƣơng và sự phù hợp của mô hình
này từ đó đề xuất một số giải pháp để tập trung chính sách nhằm phát triển
mô hình kinh tế trang trại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn. Các kết quả này có ý nghĩa với nghiên cứu đang đƣợc
thực hiện của tác giả bởi đã giúp cho tác giả kế thừa và phát triển trong đề tài
của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ ràng và có khoa học về mô hình kinh tế
trang trại.
+ Phạm Thị Thơ (2015) “Phát triển sản xuất chăn nuôi tại xã Krông
Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk lắk”. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng
phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk lắk
khá và đã phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển sản xuất chăn nuôi ở
xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk lắk một các chi tiết. Từ đó đã có
những đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện
Krông Păk, tỉnh Đắk lắk rất thiết thực.
+ Dƣơng Thị Mai (2016) , Luận văn “Phát triển kinh tế trang trại chăn
nuôi tại huyện Tân Yên, Bắc Giang” đã hệ thống hoá lý thuyết về một số vấn
đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. Tác giả cũng đã đi
sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Từ đó đã có những đề xuất các giải pháp

phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.


13
Nhìn chung các nghiên cứu, bài viết đã tập trung phân tích và chỉ ra
những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam trong thời gian qua. Qua đó đã đề xuất một số giải pháp thích đáng cho
việc phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới.
Cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề phát
triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea H‟leo, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy
đề tài nghiên cứu này là không trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, mà chỉ
chọn lọc, xem xét kế thừa và bổ sung cho nghiên cứu của mình nhằm cụ thể
hóa và đánh giá một cách toàn diện về phát triển trang trại chăn nuôi trên địa
bàn huyện Ea H‟leo, tỉnh Đắk lắk.


14
CHƢƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
1.1.1. Khái niệm trang trạ

ăn nuô

 Trang trại:
Khi nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, các nhà
kinh tế thấy rằng, khi công nghiệp phát triển thì nhu cầu về sản phẩm nông
nghiệp phục vụ cho tiêu dùng, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
hàng xuất khẩu tăng lên rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản

phẩm nông nghiệp thì không thể dựa vào hình thức sản xuất nông hộ với quy
mô nhỏ lẻ, manh mún với phƣơng thức canh tác lạc hậu, sản xuất tự cung, tự
cấp. Nhƣ vậy, để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì đòi hỏi
các hộ nông dân phải sản xuất theo hƣớng hàng hóa, tập trung với quy mô lớn
và hình thành nên các nông trại hay trang trại. Các nội dung cùng những hoạt
động của trang trại chính là những việc làm của ngƣời nông dân trên đồng
ruộng, của ngƣời chủ hộ gia đình sản xuất kinh doanh nông nghiệp…..
Các Mác đã phân biệt ngƣời chủ trang trại với ngƣời tiểu nông bằng sự
so sánh:
- Ngƣời chủ trang trại bán ra thị trƣờng hầu hết các sản phẩm do họ làm
ra.
- Ngƣời tiểu nông thì dùng toàn bộ các sản phẩm do họ sản xuất ra, việc
mua bán càng ít càng tốt.
Từ những phân biệt đó của Các Mác, nổi lên một số vấn đề kinh tế cần
đƣợc lƣu ý :
- Một là sự khác nhau về mục đích sản xuất: Một nền SXNN đƣợc
chuyển từ tự cung , tự cấp sang sản xuất hàng hoá là chủ yếu. Nông sản đƣợc
sản xuất ra trƣớc đây là để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trực tiếp thì nay đƣợc


15
sản xuất ra để bán nhằm tăng thu nhập và có lợi nhuận.
- Hai là về mặt sở hữu cũng có thay đổi theo hƣớng phát triển của nền
kinh tế xã hội.Ngày nay trong nền kinh tế thị trƣờng, hình thức SXNN tập
trung về cơ bản đƣợc dựa trên quyền sở hữu tƣ liệu sản xuất hay quyền sử
dụng
- Ba là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, quy mô kinh tế gia đình ngày
càng trở nên phổ biến và chiếm tuyệt đại bộ phận về số lƣợng các đơn vị
SXNN tập trung.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng Trang trại là thuật ngữ gắn liền với hình thức

SXNN tập trung trên một diện tích đủ lớn với quy mô gia đình là chủ yếu để
tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội phù hợp với đòi hỏi của cơ chế
thị trƣờng.
Song ngày này,Trang trại có nhiều mặt cùng tồn tại:
- Về mặt kinh tế: Nói lên các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra
nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao và nhiều lợi nhuận.
- Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội. Quan hệ
giữa các thành viên của hộ trang trại, giữa chủ trang trại và ngƣời làm thuê là
đan xen nhau…
- Về mặt môi trƣờng: Về mặt môi trƣờng trang trại có mối quan hệ thể
hiện trên nhiều mặt rất đa dạng và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời có tác
động qua lại nhiều mặt, nhiều chiều của hệ kinh tế sinh thái-nhân văn trong
vùng.
Trên thực tế ngƣời ta thƣờng chú ý về mặt kinh tế của trang trại nhiều
hơn mặt xã hội và môi trƣờng. Điều này cũng dễ hiểu vì kinh tế là nội dung
cơ bản, là cốt lõi của trang trại.Từ những vấn đề trên chúng ta có thể định
nghĩa Trang trại nhƣ sau:
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp


16
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức
tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để
sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ
chế thị trường.2
Trong nền kinh tế thị trƣờng thời kỳ công nghiệp hoá, trang trại đƣợc
hiểu với các khái niệm cụ thể sau:
- Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất

hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá.
- Trang trại là đơn vị SXNN độc lập tự chủ, là chủ thể pháp lý có tƣ
cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế - xã hội, có cơ sở vật chất kỹ thuật
để đảm bảo SXNN, có tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu
doanh nghiệp (hạch toán kinh tế).
 Trang trạ

ăn nuô

Nhƣ vậy, từ khái niệm trang trại nhƣ trên, có thể hiểu trang trại chăn
nuôi là một hình thức tổ chức sản xuất kinh tế, tổ chức kinh doanh trong nông
nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa là sản phẩm của chăn nuôi
nhƣ thịt, trứng, sữa,… với quy mô đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình
độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ, có hạch toán kinh tế.
Phát triển trang trại chăn nuôi là sự gia tăng số lƣợng và chất chất
lƣợng của hệ thống các trang trại chăn nuôi, gia tăng giá trị sản lƣợng hàng
hóa hay thu nhập của trang trại chăn nuôi trong một thời kỳ nhất định. Phát
triển trang trại chăn nuôi là một quá trình hoàn thiện về chất của phát triển sản
xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gắn với việc sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, trình độ của chủ trang trại đƣợc nâng cao, tạo việc làm và tăng thu
2

Theo GS. TS Bùi Minh Vũ – nghiên cứu viên cao cấp của Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam


×