Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thiết kế một số hoạt động trong tiết trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “english competitions” tiếng anh 11 tại trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.42 MB, 33 trang )

T
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……..
TRƯỜNG THPT ……..
===***===

THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ
“ENGLISH COMPETITIONS” TIẾNG ANH 11
TẠI TRƯỜNG THPT ..........

Tác giả:
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu: Tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường THPT ...

..., tháng 4 năm 2019
MỤC LỤC

Trang số


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp……………………………………………...
II. Lý do chọn giải pháp………………………………………………
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………………………………...
1. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….
2. Đôi tượng nghiên cứu ………………………………………….
IV. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………
PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết ………………………………….
II. Nội dung sáng kiến……………………………………………….


1. Bản chất của giải pháp mới…………………………………….
1.1. Hoạt động 1: Truyền tin (Transfering infromation)………
1.2. Hoạt động 2: Bức tranh bí mật (Secret picture)………
1.3. Hoạt động 3: Thử tài trí nhớ (Memorizing quiz) ……
1.4. Hoạt động 4: Về đích (Finishing) ……………….…….
2. Ưu nhược điểm của giải pháp mới………………………………
3. Kế hoạch bài học thực nghiệm …………………………….
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến…………………………………
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp………………
1. Đối với học sinh……………………………………………….
2. Đối với giáo viên………………………………………………
3. Đối với nhà trường ……………………………………………..
PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm …………………………………………
2. Kiến nghị và đề xuất …………………………………………
3. Cam kết không sao chép …………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
3
4
4
4
4
4
4
4
6
8
11

14
16
16
22
22
22
22
23
23
24
24


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT:
1. THPT

Trung học phổ thông

2. TNST

Trải nghiệm sáng tạo

3. T

Teacher

4. Ss

Students



THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Thiết kế một số hoạt động trong tiết trải nghiệm sáng tạo với
chủ đề “English Competitions” tiếng Anh 11 tại trường THPT ...
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh.
3. Tác giả: Cầm Thu Trang (Nữ)
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm tiếng Anh.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT ..., huyện ..., tỉnh ....
- Điện thoại: 0975708559
- Email:
- Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
- Tên đơn vị: Trường THPT ...
- Địa chỉ: Huyện ..., tỉnh ....
- Điện thoại: 0212.3878.036
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: ngày 29 tháng 11 năm 2018.


PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA GIẢI PHÁP
1. Thực trạng của việc thực hiện
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa
XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
phần nhiệm vụ, giải pháp, cũng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Giáo dục đang chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực người học, đồng nghĩa với điều này là phải chuyển từ phương
pháp học theo lối truyền thụ một chiều sang sang cách học, cách vận dụng kiến
thức kỹ năng hình thành năng lực vào phẩm chất người học. Một trong những
phương pháp phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của người học là
học qua trải nghiệm. Với phương pháp học này, người học không những có thêm
kiến thức môn học mà còn có thể phát triển những phẩm chất, nhân cách, kỹ năng
sống hay là năng lực tâm lý xã hội; từ đó giúp ngời học có thể thích nghi, thích ững
với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực,...
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang dần chiếm ưu thế thì việc hình
thành và rèn luyện năng lực học tập bộ môn là rất cần thiết ở cấp học phổ thông.
Làm thế nào để người học tiếp cận tri thức một cách chủ động, sáng tạo từ đó phát
triển cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống?
Hoạt động trải nghiệm sẽ là ưu tiên hàng đầu. Hoạt động trải nghiệm sẽ đặt người
học- đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tậpvào những tình huống của đời sống thực tế được trải nghiệm, trực tiếp quan sát,
thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách nghĩ của riêng mình, vừa thông qua làm việc
cá nhân, vừa phải làm việc nhóm; từ đó đạt dược kiến thức mới, kỹ nằn mới nhằm
hình thành và phát triển năng lực của người học.


Tiếng Anh đã và đang trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta và
hướng tới dạy học các môn học cơ bản bằng tiếng Anh. Để học sinh nắm bắt được
kiến thức, kỹ năng tốt, giáo viên phải thay đổi, tìm tòi các phương pháp mới nhằm
tạo hiệu quả cũng như hứng thú trong tiến trình bài giảng của mình. Do nhiều
nguyên nhân khác nhau việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường hiệu quả còn
chưa cao; dẫn đến việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học còn hạn
chế.
2. Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu
2. 1. Một số khái niệm

2.1.1. Trải nghiệm
Sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới
khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực
tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động
và phát triển thế giới khách quan.
Trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm
kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và
thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.1.2. Sáng tạo
Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực
tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sáng tạo
cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo.
Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự
nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các
qui luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp
lại, tính độc đáo và tính duy nhất.
Sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con
người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong
từng hoàn cảnh sống cụ thể.
2.1.3. Hoạt động TNST
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức
của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong
nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua
đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh
nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
2.1.4. Hoạt động TNST trong nhà trường


Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có
đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được

thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng
để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được
kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải
giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải
quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận
biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của
đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối
tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các
phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
2.1.5. Hoạt động TNST trong môn học
Hoạt động TNST trong từng môn học được hiểu là sự vận dụng kiến thức đã học
và áp dụng trong thực tế đời sống đối với một đơn vị (một phần kiến thức) nào đó,
giúp học sinh phát hiện, hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu
quả. Các hoạt động này được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay tại bất
kỳ địa điểm nào phù hợp.
2.2. Vị trí, vai trò của Hoạt động TNST
- Cầu nối kiến thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức,
có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm
chất nhân cách.
- Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm
phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo.
- Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí tạo động lực hoạt động, tích
cực hóa bản thân…
2.3. Đặc điểm của Hoạt động TNST
- Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực và hiệu quả.
- Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường.
- Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập

khác không thực hiện được.
II. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP


Trong những năm giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THPT ..., tôi nhận thấy
việc học của học sinh rất thụ động. Sở dĩ còn hiện tượng trên, theo tôi có ba
nguyên nhân chủ yếu sau: thứ nhất, chương trình học trong sách giáo khoa đã cũ,
không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. Các hoạt động biên soạn trong mỗi bài
chưa phong phú, chưa hấp dẫn và thu hút học sinh; thứ hai, sự không đồng đều về
năng lực sử dụng tiếng Anh giữa các học sinh trong cùng lớp dẫn đến tình trạng
học sinh trung bình, yếu theo không kịp, còn học sinh khá hơn hơn lại cảm thấy
nhàm chán. Điều này gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình
dạy và học; thứ ba, học sinh thiếu tự tin và không vượt qua được sức ỳ của bản
thân. Nhiều học sinh ngại đưa ra quan điểm vì sợ sai, sợ bị chê cười, dần dần trở
nên khép mình trong các giờ học tiếng Anh. Bên cạnh đó, nhiều học sinh còn chưa
thực sự nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ.
Hoạt động trải nghiệm được đưa vào chương trình dạy học tiếng Anh như
một chất xúc tác làm giảm bớt những khó khăn của việc dạy và học tiếng Anh.
Xuất phát từ những thực tiễn dạy tiếng Anh ở trường phổ thông hiện nay và yêu
cầu của việc tổ chức các hoạt động trỉa nghiệm sáng tạo trong dạy học, tôi đã lựa
chọn đề tài: Thiết kế một số hoạt động trong tiết trải nghiệm sáng tạo với chủ
đề “English Competitions” tiếng Anh 11 tại trường THPT ... để giới thiệu với
bạn bè, đồng nghiệp.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện trong học kỳ I năm học
2018-2019 tại lớp 11B1 trường THPT ....
2. Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo môn tiếng Anh 11 với chủ đề “English Competitions”.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra các hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong

môn tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời khơi gợi sự tích
cực, yêu thích học tập của học sinh từ đó học sinh chủ động hơn trong việc chiếm
lĩnh tri thức.
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Theo điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và củ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường còn coi
trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đến việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh. Cụ thể, trong quá trình dạy học, giáo viên dường như chỉ quan tâm tới
việc hình thành các kỹ năng mang tính kỹ thuật, gắn với chuyên môn, gắn với các
môn học cụ thể. Trong khi đó việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh qua các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một mục tiêu ẩn của quá trình dạy học. Đây là
điều người học cần có, cần sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để các em trở thành
công dân đích thực đống góp cho sự phát triển của xã hội hiện đại.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Bản chất của giải pháp mới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo xuất hiện trong một số văn bản chỉ đạo của
Bộ giáo dục –đào tạo trong một vài năm gần đây. Cùng với việc "dạy học tích hợp
liên môn", "dạy học gắn với sản xuất kinh doanh", "dạy học với di sản", "trải
nghiệm sáng tạo" là việc được nhiều nhà trường thực hiện. Trải nghiệm sáng tạo là
hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cá nhân, nhóm học
sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau ở nhà trường cũng như
ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực
tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của từng cá nhân. Đây là

môn học mới giữ vai trò quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông đang
được các địa phương, các nhà trường chú trọng triển khai.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác,
tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động
tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu
hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức
các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất
định.
Vậy làm thế nào để hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả cao? Theo cá nhân
tôi, cần quan tâm đến ba yếu tố sau:
- Trước hết, cần phải đánh giá nhu cầu của học sinh để thiết kế hoạt động
(khác với chương trình có sẵn, giáo viên và học sinh cứ thế thực hiện).
- Thứ hai là việc học sinh tham gia như thế nào trong tất cả các khâu.
- Thứ ba là đánh giá, trong đó phải ưu tiên việc tự đánh giá: học sinh tự đánh
giá việc làm của mình, bảo vệ thành quả mình làm được, và học sinh đánh giá chéo
đối với học sinh


Căn cứ vào nhu cầu cũng như năng lực của học sinh lớp 11 trường THPT ...
nói chung và học sinh lớp 11B1 trường THPT ... nói riêng, tôi đã lựa chọn hình
thức tổ chức trò chơi trong tiết trải nghiệm với chủ đề “English Competition”.
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với
học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội
dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà
học, học mà chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau
của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội
dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ
năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính

sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức
mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu
không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,… Để thiết kế được
các trò chơi mang lại hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Xác định trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh.
- Các trò chơi phải mang tính đa dạng, phù hợp và phải huy động được tối đa học
sinh tham gia.
- Xây dựng luật chơi rõ ràng, chi tiết.
Bên cạnh đó, để một tiết trải nghiệm đạt hiệu quả, ngoài sự chuẩn bị của
giáo viên thì sự chuẩn bị của học sinh cũng rất cần thiết. Trước khi tiết trải nghiệm
được thực hiện 1 tuần, tôi tổ chức thảo luận với ban cán sự của lớp 11B1 để thông
qua tiến trình tiết trải nghiệm, đồng thời phân công công việc cho các tổ. Cụ thể:
- Tổ 1 và tổ 2: Chịu trách nhiệm trang trí lớp học và 5 bảng tên 5 nhóm
- Tổ 3 và tổ 4: Chuẩn bị 5 bảng viết nhỏ và kê bàn ghế.


Dựa trên các tiêu chí và sự chuẩn bị trên, tôi đã thiết kế 4 hoạt động sau
trong tiết trải nghiệm môn tiếng Anh 11với chủ đề “English Competition”:
1.1. Hoạt động 1: Truyền tin (Transfering information)
* Mục đích: Tạo không khí vui vẻ, đoàn kêt giữa các nhóm để học sinh tự tin tham
gia vào các hoạt động tiếp theo của tiết học.
* Chuẩn bị: 6 bức tranh màu, các cụm từ tiếng Anh cho 5 nhóm (chú ý cho nhiều hơn 6 cụm
từ để gây chút xáo trộn trong sự lựa chọn của các học sinh).

do exercises

dance

play volleyball


angry
happy

play badminton
listen to music

sleep

cry


* Các bước thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm chơi, yêu cầu các nhóm xếp thành 5 hàng dọc, 6
người phía sau quay lưng lại. Giáo viên cho học sinh hàng đầu của 5 nhóm xem
hình ảnh, 5 học sinh đó sẽ diễn tả hình ảnh đó bằng hành động cho người thứ 2 của
mỗi nhóm, người thứ 2 sẽ diễn tả bằng hành động cho người thứ 3, lần lượt như
vậy đến người cuối cùng của mỗi nhóm. Học sinh cuối của mỗi nhóm nhận hành
động sẽ phải lựa chọn một trong các cụm từ cho sẵn dán lên bảng và sẽ là người
nhận hình ảnh tiếp theo để diễn tả.
Mỗi cụm từ đúng với hình ảnh, các nhóm sẽ ghi được 10 điểm.
* Kết quả:
Dưới đây là một số hình ảnh trong hoạt động 1 tại lớp 11B1 trường THPT ...:


1.2. Hoạt động 2: Bức tranh bí mật (Secret picture)


* Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh trên nhiều lĩnh vực như: lịch sử, địa
lý, toán học,... Đồng thời giúp học sinh củng cố thêm một số kiến thức mà các em
chưa biết.

* Chuẩn bị:
- Sưu tầm 15 câu hỏi chủ yếu liên quan đến chủ đề thế giới.
- 05 bảng con, phấn viết cho mỗi nhóm.
- Thiết kế trò chơi trên phần mềm Power Point (chú ý: thiết kế các mảnh ghép sao
cho nếu học sinh trả lời đúng thì sẽ mở được hình ảnh của mảnh ghép đấy, nếu học
sinh trả lời sai thì mảnh ghép không được mở ra).
* Các bước thực hiện:
Giáo viên đưa ra 15 mảnh ghép của một bức tranh. Giáo viên giải thích luật chơi:
muốn tìm được chủ đề bức tranh, học sinh các nhóm chọn lần lượt 1 mảnh ghép
bất kỳ, trả lời đúng được 10 điểm và lật được 1 mảnh ghép. Các nhóm ghi câu trả
lời ra bảng. Sau 5 mảnh ghép được lật, các nhóm có quyền trả lời về chủ đề bức
tranh, mỗi nhóm được 1 quyền trả lời về bức tranh chủ đề, trả lời đúng được 50
điểm, trả lời sai mất quyền chơi tiếp.
Nếu sau 5 mảnh ghép các nhóm vẫn chưa tìm ra hình ảnh chủ đề thì sẽ tiếp tục
chọn các mảnh ghép khác đề trả lời.


* Kết quả:
Dưới đây là một số hình ảnh trong hoạt động 2 tại lớp 11B1 trường THPT ...:


Hình ảnh và chủ đề của bức tranh bí mật:

1.3. Hoạt động 3: Thử tài trí nhớ (Memorizing quiz)
* Mục đích: Giúp học sinh tìm hiểu về châu lục phát triển nhất thế giới- châu Âu,
từ đó có thể khơi dậy trong mỗi học sinh niềm khao khát khám phá những quốc gia
ở châu Âu nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới trong tương lai.
* Chuẩn bị:
- 5 bức bản đồ châu Âu trên khổ giấy A3, có gắn 18 quốc kỳ của các quốc gia trong
đó.

- Tên của 18 quốc gia cho mỗi nhóm.
- Thiết kế 01 slide trên phần mềm Power Point để kiểm tra đáp án.
- 01 video giới thiệu về châu Âu.
* Các bước thực hiện:
Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát bản đồ châu Âu, trong đó có các lá cờ
của một số quốc gia. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 01 tờ A3 và các cụm từ tiếng
Anh chỉ tên các nước có trong bản đồ.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trong 10 phút gắn tên các nước dựa. Mỗi tên
nước đúng các đội sẽ ghi được 10 diểm. Để đảm bảo sự công bằng, giáo viên yêu
cầu đội trưởng của mỗi nhóm lên kiểm tra kết quả chéo nhau giữa các nhóm.


Trước khi học sinh bắt đầu hoạt động, giáo viên đưa ra một số những mẫu
câu đơn giản để các nhóm học sinh thảo luận. Ví dụ:
- Do you think here is .....(Norway) or .....(Finland)?
- I think, here is......(England)
- No, I don’t think so. I think, It’s......(France)

* Kết quả:
Dưới đây là một số hình ảnh trong hoạt động 3 tại lớp 11B1 trường THPT ...:



Sau khi các nhóm học sinh hoàn thành phần chơi, giáo viên phát 01 video giới
thiệu về các nước châu Âu theo đường link: />v=SEDub5-9QuA


Tất cả các học sinh rất tập trung xem video, rất nhiều em thán phục trước vẻ đẹp và
sự thanh bình của các nước châu Âu và bày tỏ mong ước sẽ đến thăm các nước này
trong tương lai.

1.4. Hoạt động 4: Về đích (Finishing)
* Mục đích: Kiểm tra kiến thức chung của học sinh trên nhiều lĩnh vực, cung cấp
cho học sinh thêm kiến thức mà có thể học sinh chưa biết, đồng thời tạo không khí
hứng thú, tò mò trong mỗi học sinh thông qua các điểm số bí mật.
* Chuẩn bị:
- 05 bảng con, phấn viết cho mỗi nhóm.
- Thiết kế trò chơi trên phần mềm Power Point (chú ý: thiết kế trò chơi sao cho mỗi
hình ảnh sẽ có câu hỏi tương ứng xuất hiện, nếu học sinh trả lời xong hình ảnh biến
mất và mở ra số điểm bí mật sau bức hình đó).
* Các bước thực hiện:
Giáo viên đưa ra 10 hình ảnh, mỗi hình ảnh chứa 01 câu hỏi và mỗi hình ảnh chứa
một điểm số bí mật. Mỗi nhóm lựa chọn tùy ý các hình ảnh, mỗi nhóm có 20 giây
sauy nghĩ để trả lời câu hỏi tương ứng, trả lời đúng được số điểm bí mật sau bức
tranh, trả lời sai thì không được điểm.



* Kết quả:
Dưới đây là một số hình ảnh trong hoạt động 3 tại lớp 11B1 trường THPT ...:

2. Ưu nhược điểm của giải pháp mới
Qua quá trình thiết kế, thảo luận và tiến hành thực hiện các hoạt động trong tiết trải
nghiệm sáng tạo với chủ đề “ English Competition” , tôi nhận thấy các hoạt động
này có ưu- nhược điểm sau:
2.1. Ưu điểm:
- Các hoạt động được thiết kế đa dạng, phù hợp với học sinh.
- Có thể lưu trữ lâu dài để phục vụ cho các tiết trải nghiệm của năm học sau.
- Giáo viên chỉ là người hướng dẫn nên giáo viên không cần tốn nhiều sức lực.
- Học sinh hoạt động hứng thú, sôi nổi và gắn kết.
2.1. Nhược điểm:

- Tốn khá nhiều thời gian để thiết kế các hoạt động và chuẩn bị phương tiện dạy
học.
- Tốn khá nhiều thời gian để lựa chọn các câu hỏi cho học sinh.


- Giáo viên cần thành thạo phần mềm Power Point để thiết kế các hoạt động.
3. Kế hoạch bài học thực nghiệm
Planning date:18/11/2018

Teaching date: 29/11/2018
Class: 11B1

CREATIVE EXPERIENCE ACTIVITIES
TOPIC: ENGLISH COMPETITIONS
1. Objectives:
a. General knowledge:
By the end of lesson, Ss should be able to:
- Check their general knowlegde about some fields such as geography, history,
maths,etc.
- Know more about knowledge that they may lack.
- Get to know each others in group activities.
b. Skills:
- Analysing and summarizing information.
- Co-ordinating in groups’ work.
c. Educational aims:
- Students can work in groups effectively.
- Students may broaden their general knowledge and love the lesson.
2. PREPARING OF TEACHER & STUDENTS:
a. Teacher: pictures, pieces of papers, projector, markers.
b. Students: prepared decorations, 05 small boards.

3. PROCEDURE:
a. Checking the previous lesson: No check.
b. Class decorations: (10m’)
T asks sts to decorate the class according to the discussed plan.
c. New lesson:
Teacher and students’s activities

Content


Activity 1: Transfering information Activity 1: Transfering information
(12m’)
Goals: Help ss to be interest with the
lesson and help them to get together
to prepare for the follow-up activities.
Method: Observing, miming actions,
analyzing information, making
decisions.
Activity: Groups.
Steps:
- T explains the rule of the game:
There are 6 pictures, each group has
to line up vertically . The first person
in each group will observe a picture
while the others in groups turn back.
When observed the picture, the first
person in each groups has to use
actions to describe the picture to the
second person, just turn round to the
last person. The last person receiving

the massage will have to choose the
prepared phrases to stick on the board
and he/she will be the next person
who receive the new message. Each
corect phrase will get 10 points.
- T divides the class into 5 groups.
- T asks ss groups to line up vertically
and start to play the game.
- T checks and announces the scores.
- Ss listen to the Teacher.
- Ss work in 5 groups and play the
game.
- Ss listen to the teacher’s result.


Activity 2: Secret picture (25m’)
Goals: Check ss’ understanding about
some fields such as geography,
history, maths,etc. and provide ss
with their lacking information.
Method: Observing, analyzing
information, discussing, making
decisions.
Activity: Groups.
Steps:
- T explains the rule of the game:
There is a secret picture under 15
boxes. If ss want to know the topic of
the picture, they have to answer the
questions in the boxes. If they answer

corectly, pieces of boxes will be
opened and thay will get 10 point. If
they answer incorrectly, they will see
nothing in those boxes and get no
point. After 5 opened boxes, they are
permitted to answer the topic of the
picture. If they give corect answer,
they get 50 points. If they give wrong
answer, they will be removed from
the game.
- T asks captains of groups to draw to
determine the order of groups to
choose the boxes .
- T turns the boxes for groups to play
the game.
- T give answers and feedback.
- T checks and announces the scores.
- Ss listen to the teacher.
- Ss work in 5 groups and play the

Activity 2: Secret picture


×