PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của giải pháp
1. Không gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu tại trường THPT ...,
huyện ..., tỉnh ....
2. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu từ tháng 8 năm 2018
đến tháng 4 năm 2019.
3. Thực trạng của việc thực hiện
Nghị quyết 29 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý
nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước và đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết về
giáo dục và đào tạo. Một trong những nhiệm vụ đặt ra là đổi mới phương pháp
giảng dạy các bộ môn trong chương trình phổ thông, chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chỗ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, phát huy tính
tích cực, sáng tạo của người học với phương châm “giảng ít, hiểu nhiều”.
Thực hiện công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc thực hiện các nội dung giáo dục địa phương. Từ năm học
2015-2016 Ủy Ban Nhân dân tỉnh ... và Sở Giáo Dục - Đào tạo ... đã phối hợp biên
soạn cuốn Tài liệu giảng dạy lịch sử ... (dùng cho giáo viên, học sinh trung học phổ
thông) và Hướng dẫn giảng dạy tài liệu lịch sử ... (dùng cho giáo viên trung học
phổ thông) của 3 khối lớp 10,11,12 áp dụng giảng dạy trong các nhà trường phổ
thông trong toàn tỉnh.
Qua các năm gần đây cho thấy, học sinh ngày càng xa rời với bộ môn lịch sử,
biểu hiện: Điểm thi tốt nghiệp và chuyên nghiệp của bộ môn này còn thấp, nhiều
học sinh cho rằng: Đây là bộ môn học thuộc, chỉ cần đầu tư ít thời gian là có kết
quả. Chính vì tư tưởng lệch lạc đó đã dẫn đến việc học sinh nắm bắt được lịch sử
đất nước còn rất hạn chế, chứ chưa nói gì đến việc hiểu được lịch sử của địa
phương mình. Đặc biệt nó lại chỉ được đề cập tới trong 1 đến 2 tiết cuối học kỳ II.
Việc hiểu biết lịch sử của học sinh đáng báo động, khiến Giáo sư Trần Văn Giầu
phải thốt lên: “một thế hệ mà không thông hiểu được lịch sử của dân tộc, của địa
phương mình thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu”. Nguyên nhân chính
dẫn tới thực trạng trên là do trình độ nhận thức của học sinh, do phương pháp giảng
dạy của thầy và đặc biệt là do sự thiếu thốn về nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy
bộ môn. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là bằng giải pháp nào để khai thác có
hiệu quả nguồn sử liệu địa phương đưa vào trong giảng dạy để tạo hứng thú cho
HS, nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng ở
trường THPT.
4. Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
4.1. Chương trình Lịch sử địa phương trong nhà trường THPT
1
Lịch Sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc
(LSDT), có quan hệ với LSDT. LSĐP không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất,
con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền
thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân
tộc. Nghiên cứu học tập LSĐP cũng là biện pháp tích cực để thực hiện phương
châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”. Giúp cho học sinh biết vận dụng tri
thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ
vốn sống của mình và xã hội mình đang sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong
học tập, đem kiến thức phục vụ địa phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Đưa LSĐP vào giảng dạy trong nhà trường giúp cho học sinh nhận thức sâu
sắc các sự kiện, hiện tượng, nhân vật điển hình của lịch sử dân tộc. Mối liên hệ mật
thiết giữa LSĐP với LSDT là cơ sở để học sinh nhận thức sâu sắc bước phát triển
chung LSDT song vẫn ghi đậm những dấu ấn đặc thù của địa phương. Hình thành
cho học sinh khái niệm khoa học hiện đại về sự thống nhất giữa "tự nhiên - con
người - xã hội" giúp HS hình dung cụ thể vai trò con người trong mối quan hệ với
môi trường xung quanh; có ý thức đầy đủ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và môi
trường sống.
LSĐP có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức HS, đặc biệt là giáo
dục truyền thống địa phương, giúp HS nhận thức được tính gắn kết của các sự kiện
địa phương hòa trong tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là những đóng góp
của địa phương đối với lịch sử nước nhà. Nguồn tài liệu LSĐP với những loại hình
đa dạng, phong phú, sinh động, là cơ sở cho HS hiểu được những biểu tượng lịch
sử và các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng được đúc kết ở các bài. Góp phần giáo
dục tinh thần yêu nước, tự hào về quê hương, đất nước.
Việc đưa LSĐP vào trong giảng dạy sẽ góp phần giáo dục tình yêu quê
hương cho HS các tỉnh miền núi Tây Bắc. Chính tình yêu quê hương, bản làng là
một biểu hiện sinh động và cụ thể của tình yêu Tổ quốc. Bao đời nay đồng bào
miền núi Tây Bắc gắn bó với quê hương, với nương rẫy, rừng đồi, với nơi chôn
nhau cắt rốn, nơi thờ phụng tổ tiên. Bởi đó là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần
của họ, góp phần giữ gìn bản làng, biên cương, chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của
Tổ quốc. Đây chính là mối quan hệ chặt chẽ có tính truyền thống giữa làng với
nước của dân tộc Việt Nam. Và cũng từ sự hiểu biết về LSĐP sẽ giúp các em HS có
ý thức rèn luyện, xác định động cơ học tập, có nghị lực và năng lực hành động, có
hoài bão ước mơ đúng đắn, có những tình cảm trong sáng, lành mạnh.
Đồng chí Đỗ Mười đã khẳng định: “phải coi trọng việc giáo dục lịch sử dân
tộc, lịch sử cách mạng, lịch sử quân đội, phải in nhiều sách lịch sử, phổ biến rộng,
phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số 1 trong nhà trường… Nếu không làm tốt
giáo dục lịch sử, thanh niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo các lợi ích khác có
hại cho sự nghiệp chung”.
2
Việc nâng cao hiệu quả dạy - học LSĐP cho HS khu vực miền núi Tây Bắc
nói chung và HS trường THPT ... nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động
lớn đến tư tưởng của thế hệ trẻ, giúp các em hoà nhập hơn với môi trường mà mình
đang sống và có ý thức trân trọng, giữ gìn, bảo vệ các di tích, danh thắng, cùng các
giá trị tinh thần đã được hun đúc theo thời gian trên mảnh đất ....
4.2. Kỹ thuật dạy học tích cực
4.2.1.Khái niệm
Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của GV và HS
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học với các kỹ thuật mới nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như:
kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật KWL, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật sơ đồ tư duy,
kỹ thuật phân tích phim video, kỹ thuật trình bày một phút,...
Về vai trò, các KTDHTC là kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong hoạt động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích cực,
chủ động của HS vào quá trình học tập. Các KTDHTC còn kích thích tư duy, đánh
thức sự sáng tạo của HS một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các KTDHTC còn là động
lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc của HS, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho
người học một cách đầy đủ hơn.
Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, KTDHTC ngày càng đa dạng và
phong phú với muôn màu sắc sinh động và được tạo nên từ thực tiễn của hoạt động
dạy học.
4.2.2. Một số kỹ thuật dạy học tích.
a) Kĩ thuật "Khăn trải bàn"
* Khái niệm kĩ thuật "Khăn trải bàn".
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá
nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
* Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn"
3
- Hoạt động theo nhóm (4
người /nhóm) (có thể nhiều
người hơn).
- Mỗi người ngồi vào vị
trí như hình vẽ minh họa.
- Tập trung vào câu hỏi
(hoặc chủ đề...).
- Viết vào ô mang số của
bạn câu trả lời hoặc ý kiến của
bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân
làm việc độc lập trong khoảng
vài phút.
Kỹ thuật “Khăn trải bàn”
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất các câu trả lời.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy
A0).
b) Kĩ thuật “Trình bày một phút”
* Khái niệm kỹ thuật “Trình bày một phút”.
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những
câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và
cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ
giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn
đề như thế nào.
* Cách tiến hành kĩ thuật “Trình bày một phút”
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các
câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo các em,
vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình
thức khác nhau.
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã
học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em
muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
c) Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
* Khái niệm kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày
một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá
4
nhân hay nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản
trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với
nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ
trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một
bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một bản đồ tư duy, một
danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc,
sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt
động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng,
đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.
* Cách tiến hành kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
+
đề ở trung
một
hình
ánh chủ đề.
Viết tên chủ
tâm, hay vẽ
ảnh
phản
+ Từ
tâm, vẽ các
chính. Trên
chính viết
niệm, phản
dung
lớn
viết
bằng
HOA.
chữ
viết
vẽ và viết
màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng
quan trọng để viết trên các nhánh.
chủ đề trung
nhánh
mỗi nhánh
một
khái
ánh một nội
của chủ đề,
CHỮ
IN
Nhánh và
trên đó được
cùng
một
các thuật ngữ
+ Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
* Ứng dụng: Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau
như: Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề; Trình bày tổng quan một chủ đề; Chuẩn
bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng; Thu thập, sắp xếp các ý
tưởng; Ghi chép khi nghe bài giảng.
d) Kĩ thuật KWL
* Thế nào là kĩ thuật KWL?
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy
học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các
5
Donna Ogle
em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu
đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết
thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ.
Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở
cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.
Donna Ogle
Donna Ogle
* Mục đích sử dụng biểu đồ KWL
+ Tìm hiểu kiến thức có sẵn của HS về bài đọc.
+ Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc.
+ Giúp HS tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em.
+ Cho phép HS đánh giá quá trình đọc hiểu của các em.
+ Tạo cơ hội cho HS diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài
đọc.
* Sử dụng biểu đồ KWL như thế nào?
- Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang
ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.
- Tạo bảng KWL. GV vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi HS cũng có một
mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau.
K
W
L
........................... ..............................
................................
........................... ..............................
................................
Dạng bảng KWL
- Đề nghị HS động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ
đề. Cả GV và HS cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc
khi HS đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho HS thảo luận về những gì các em
đã ghi nhận.
đ) Kỹ thuật phân tích phim video
6
Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài
học. Phim nên có thời lượng tương đối ngắn gọn (5-20 phút). GV cần xem qua
trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem.
+ Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê
các ý mà các em cần tập trung. Làm như vậy sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
+ HS xem phim.
+ Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và
trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
Một số kỹ thuật dạy học tích cực
II. Lý do chọn giải pháp
Thực hiện công văn số 5977/BGDDT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp
THCS và THPT. Từ năm học 2015 - 2016, Ủy ban nhân dân Tỉnh ..., Sở Giáo dục
và Đào tạo ... đã biên soạn bộ tài liệu: Tài liệu giảng dạy lịch sử ... và Hướng dẫn
giảng dạy tài liệu lịch sử ... nhằm trang bị cho các em học sinh kiến thức về truyền
thống tốt đẹp của quê hương ..., giáo dục tình yêu quê hương, lòng tự hào, biết ơn
các thế hệ cha anh đối với những thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội đã đạt được;
phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của nhân dân các dân tộc ... trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ đó, giúp các em
hoà nhập hơn với môi trường mà mình đang sống và có ý thức trân trọng, giữ gìn,
bảo vệ các di tích, danh thắng cùng các giá trị tinh thần đã được hun đúc theo thời
gian trên mảnh đất “Ban trắng”.
Xuất phát từ mục đích như vậy, từ đầu năm học 2015-2016 tất cả các học
sinh tại trường THPT trong toàn tỉnh đã có tài liệu riêng để phục vụ quá trình học
tập. Đây là thuận lợi cơ bản cho cả GV và HS trong việc nghiên cứu các giá trị
7
LSĐP, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử tại các trường
THPT. Tuy đã triển khai được gần 04 năm và có nhiều lần tập huấn nhưng có thể
nhận thấy việc thực hiện tổ chức dạy học LSĐP của GV ở các trường trong đó có
trường THPT ... còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể:
Đối với GV: Tuy đã được tập huấn về nội dung và cách tiếp cận tư liệu lịch
sử, nhưng nhiều GV vẫn còn lúng túng trong việc xác định hình thức, phương pháp
tổ chức hoạt động dạy học tiết LSĐP. Việc tổ chức các hình thức dạy học LSĐP
chưa phong phú. Nếu có thì các tiết dạy chủ yếu được tổ chức trên lớp, việc dạy
học tại di tích lịch sử, bảo tàng hoặc tổ chức ngoại khóa LSĐP, ứng dụng công
nghệ thông tin ít được quan tâm. Hình thức tổ chức cho HS tham quan, học tập ở
các di tích lịch sử chỉ diễn ra đối với các trường nằm ở trung tâm hoặc là gần các di
tích, còn những trường ở xa, vùng khó khăn hầu như không được tiến hành... Trong
giờ học LSĐP, GV chủ yếu sử dụng tài liệu thành văn, các loại tài liệu khác như đồ
dùng trực quan, tài liệu truyền miệng dân gian, tài liệu điền dã ít được khai thác, sử
dụng, nên bài học thường khô khan, nhàm chán. Bên cạnh đó, phân bố chương
trình LSĐP đối với các khối lớp rất ít: khối 10, 11 là 1 tiết và khối 12 là 2 tiết.
Trong đó, nội dung chương trình LSĐP lại phân bố ở cuối học kỳ nên dẫn đến hiện
tượng giáo viên sử dụng tiết học LSĐP để ôn tập học kì hoặc học bài khác trong
chương trình...
Đối với HS: học sinh còn thụ động, ít sôi nổi hơn các tiết khác, chỉ biết ghi
chép những gì GV ghi bảng....Nguyên nhân xuất phát từ điều kiện HS ở huyện
vùng sâu vùng xa, trên địa bàn huyện không có di tích lịch sử, những di tích trong
tỉnh chỉ được tiếp cận thông qua sách vở, do đó chưa tạo hứng thú, chưa lôi cuốn
HS trong tiết LSĐP. Hơn nữa, do ảnh hưởng nhịp sống hiện đại, HS đổ xô vào
học các môn học khác, nhằm thi đỗ đại học, tìm chỗ đứng trong tương lai, mà
sao nhãng học Sử, đặc biệt là tìm hiểu về LSĐP.
Đối với nhà trường: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, kinh phí
hoạt động còn hạn hẹp, do đó việc tổ chức cho HS đi thực tế tham quan các di tích
lịch sử trong tỉnh là rất khó khăn, do đó mà hiệu quả của tiết LSĐP còn chưa được
như mong muốn của GV.
Đối với xã hội: Huyện ... là huyện vùng sâu, vùng xa, các di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện hầu như là không có, đây cũng là khó khăn
không nhỏ để GV có thể đa dạng hóa hình thức dạy học LSĐP.
Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường, đặc biệt qua quá trình bồi
dưỡng thường xuyên các năm, bản thân đã rút ra được một số giải pháp thiết thực,
phù hợp và mang lại những hiệu quả bước đầu trong quá trình giảng dạy các tiết
lịch sử địa phương, bởi vậy tôi mạnh dạn chọn sáng kiến “Vận dụng một số kỹ
thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học lịch sử địa
phương tại trường THPT ...” góp một phần nhỏ kinh nghiệm song hành cùng các
8
đồng chí đồng nghiệp trong nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử nói
chung và LSĐP nói riêng.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tiết LSĐP; Kế
hoạch bài học LSĐP dạy minh họa có vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực.
2. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tiết LSĐP tại
trường THPT ....
IV. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất được một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học
sinh khi học LSĐP tại trường THPT ....
- Đề xuất được quy trình vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào tiết
LSĐP tại trường THPT ....
- Đề xuất kế hoạch bài học LSĐP dạy minh họa có vận dụng một số kỹ thuật
dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của giải pháp đã biết
1. Thực trạng dạy học LSĐP tại trường THPT ...
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và hướng dẫn dạy học nội dung
giáo dục địa phương của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy
9
và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh ..., Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ tài
liệu giáo dục Lịch sử địa phương, gồm hai cuốn: Tài liệu giảng dạy lịch sử ... và
Hướng dẫn giảng dạy tài liệu lịch sử ...; chỉ đạo các nhà trường đưa vào chương
trình giảng dạy trong phân phối chương trình môn Lịch sử, chương trình được bố trí tại các
khối lớp với dung lượng như sau:
Khối
Số
Tiết
tiết
PPCT
LSĐP
Tên bài
10
01
36
Các di chỉ khảo cổ học tiêu biểu trên địa bàn tỉnh ....
11
01
34
Phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc ... cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX.
12
02
- Tiết 1: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở ....
51
- Tiết 2: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc ... trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
52
Có thể nhận thấy số lượng tiết học LSĐP trong chương trình môn Lịch Sử là
rất ít, được bố trí chủ yếu là cuối học kì II. Khối 10 và khối 11 đều có 01 tiết, khối
12 có 02 tiết. Mặc dù số lượng tiết ít nhưng lượng kiến thức trong các tiết học khá
lớn. Mặt khác hoạt động dạy học của GV chủ yếu theo phương pháp truyền thống
mà ít có sự đổi mới.
Khảo sát về việc vận dụng các phương tiện, kỹ thuật, PPDHTC của 03 đồng
nghiệp cùng bộ môn kết quả như sau:
Số GV khảo
sát
Tỉ lệ
%
Việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực?
3
100
- Thường xuyên
0
0
- Thỉnh thoảng
3
100
- Không bao giờ
0
0
Việc sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy
học Phần lịch sử địa phương?
3
100
- Thường xuyên
0
0
- Thỉnh thoảng
1
33.3
- Rất ít khi
1
33.3
- Không bao giờ
1
33.4
TT
1
2
Nội dung khảo sát
Có thể thấy việc vận dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực vào
dạy học LSĐP của GV không được thường xuyên. Có 3/3 GV thỉnh thoảng mới
vận dụng. Việc sử dụng các phương tiện hiện đại hỗ trợ dạy học cũng vậy. Thậm
10
chí có GV chưa bao giờ sử dụng. Vì vậy, các bài học về LSĐP thường khô khan, gò
ép ít có điều kiện liên hệ thực tiễn một cách sâu sắc.
Khảo sát các bước lên lớp của giáo viên thông qua dự giờ và kế hoạch bài
học của đồng nghiệm tôi nhận thấy hoạt động dạy học diễn ra theo các bước như
sau:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
BÀI HỌC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC TRÊN LỚP
KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ
Các bước lên lớp đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên vì ít áp dụng phương
pháp, kỹ thuật dạy học nên GV và HS không phải chuẩn bị gì thêm. Thiết kế xong
bài học: GV lên lớp, học sinh học bài. Vì thế HS chưa có điều kiện tham quan học
tập, tìm hiểu thực tế hoặc kiến tạo tri thức cho bản thân bằng chính hoạt động của
mình. Do vậy, HS chưa nắm chắc và nhớ lâu được nội dung bài học, chưa giáo dục
sâu sắc lòng tự hào, tự tôn về quê hương, xứ sở nơi các em sinh ra và lớn lên. Vì
vậy, một số giờ học về LSĐP chưa kích thích được hứng thú học tập ở HS.
2. Những ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã biết
Từ việc khảo sát đồng nghiệp cũng như bản thân đã từng thực hiện việc
giảng dạy nội dung LSĐP tại trường THPT ..., tôi nhận thấy những ưu điểm, hạn
chế, thuận lợi, khó khăn sau:
Về thuận lợi, ưu điểm: LSĐP đã được đưa vào chương trình giáo dục trong
nhà trường từ năm 2015 nên GV và HS không còn bỡ ngỡ trong việc nắm bắt nội
dung cũng như hình thức hoạt động. Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên,
khuyến khích GV tổ chức các hình thức giảng dạy LSĐP phong phú đa dạng. Thực
hiện tốt các nội dung LSĐP còn có sự góp sức của các thành viên trong nhà trường
như Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và các
giáo viên bộ môn trong nhà trường. HS rất hứng thú vì được thay đổi môi trường,
hình thức học tập từ đó giúp lớp học sinh động. Đa số HS thích tìm tòi, học hỏi
những điều mới, thích tham gia các hoạt động, luôn thắc mắc về cuộc sống xung
quanh, LSĐP nơi mình sống và muốn GV giải đáp.
Về hạn chế, khó khăn: Phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT việc giảng
dạy lịch sử địa phương chỉ được dành 1-2 tiết/năm học là rất ít, lại sắp xếp rời rạc
nên việc dạy và học của GV, HS gặp khó khăn. Bản đồ, hình ảnh còn thiếu đã gây
trở ngại cho giáo viên và học sinh trong tìm hiểu LSĐP. Các trường không có
nguồn kinh phí riêng để tổ chức tham quan thực tế. GV chưa tích cực trong đổi mới
phương pháp và các hình thức dạy học nên chưa chưa phát triển tối đa phẩm chất
và năng lực của người học. Chưa dự kiến được một số nội dung, điều kiện cần thiết
cho tổ chức dạy và học LSĐP.
3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khó khăn trên
11
- Thời lượng giành cho tiết LSĐP còn ít, dẫn đến tình trạng kiến thức còn
nặng và sự lệch nhau giữa nội dung LSDT và LSĐP.
- GV giảng dạy bộ môn Lịch sử chưa tích cực trong đổi mới phương pháp,
vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng nên giờ học khô khan, kém
sinh động, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết LSĐP.
- Kiến thức LSĐP không được đưa vào chương trình ôn thi THPT quốc gia
nên đa số học sinh không thực sự chú tâm và đánh giá chưa đúng giá trị của LSĐP.
II. Nội dung sáng kiến
1. Bản chất của giải pháp mới
1.1. Vận dụng một số kỹ thuật nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi
học LSĐP ở trường THPT ...”
1.1.1. Mục tiêu
- Khơi gợi vốn hiểu biết, kích thích hứng thú học tập trong những giờ học,
phát triển khả năng hợp tác, trình bày, tư duy lịch sử cho học sinh.
+ Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS trong tìm hiểu kiến thức.
+ Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS trong thực hiện
nhiệm vụ.
+ Phát triển sự tương tác giữa HS với HS trong quá trình hoạt động nhóm.
1.1.2. Cách thức thực hiện
Tiến hành tổ chức dạy học LSĐP theo phân phối chương trình và kế hoạch
dạy học, GV đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng một số kỹ thuật
dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS trong giờ học như sau:
a) Vận dụng kỹ thuật "Khăn trải bàn" vào bài LSĐP 10 – Các di chỉ khảo
cổ học tiêu biểu trên địa bàn tỉnh .... Mục 2- Các di chỉ khảo cổ học tiêu biểu
trên địa bàn tỉnh ....
* Các điều kiện thực hiện
- GV cần chuẩn bị sẵn phiếu học tập, phân công nhiệm vụ công việc cho từng
nhóm.
- HS tìm hiểu kỹ nội dung bài, chuẩn bị trước nội dung GV yêu cầu (lập bảng
thống kê).
* Các bước tiến hành
GV giao việc cho HS về nhà chuẩn bị trước theo yêu cầu của GV: Lập bảng
hệ thống những di chỉ khảo cổ học tiêu biểu được phát hiện qua các thời kì (nêu rõ:
thời gian, địa bàn phân bố các di chỉ khảo cổ, tên, đặc điểm của các hiện vật, ý
nghĩa phản ánh qua các hiện vật...)
12
- GV chia lớp thành 3 nhóm, ổn định nhóm, cử nhóm trưởng.
- Yêu cầu HS sử dụng SGK, bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
- GV nêu chủ đề: Lựa chọn một thời kì (thời kì đã cũ, thời kì đã mới, thời kì
kim khí), trình bày những nét nổi bật và nhận xét ý nghĩa của những hiện vật thời kì
đó (GV có thể cho HS lựa chọn hoặc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm).
HS: nghiên cứu, viết ý kiến riêng (vào vị trí quy định) sau đó thảo luận thống
nhất viết ý kiến nhóm (vào giữa tờ A0 hoặc A1).
GV: Mời đại diện các nhóm lên
bảng trình bày sau đó sửa chữa, bổ
sung, chốt ý.
Di chỉ thuộc
thời đại
Đồ đá cũ
Đặc điểm
Ý nghĩa
- Niên đại khoảng 3 vạn đến 1 vạn năm
Thể hiện vai trò
- Dấu tích được phát hiện: Bản Phố, Cụm chinh phục tự nhiên
Đồn (Yên Châu); Hang Pông I, Pông II, và làm chủ cuộc
sống của mình…
Pông IV (Mộc Châu) …
- Các di chỉ phân bố ở thềm sông, suối,
trong các hang động, trên triền núi đá.
- Các hiện vật chủ yếu bằng đá: chày
nghiền, bàn nghiền, công cụ mũi nhọn, rìu
đá…
Đồ đá mới
- Các di chỉ: Sập Việt, Bản Phố, Cụm Đồn Con người từ chỗ
(Yên Châu); Pá Mang, Thôm Mòn...
thụ động trước
- Các hiện vật được tìm thấy hình núm thiên nhiên đang
cuội, công cụ mài một mặt, rìu có vai, rìu vươn dần lên làm
chủ giới tự nhiên…
tứ giác, vòng tay, đồ gốm...
Kim khí
- Các di chỉ: Bản Mòn, Bản Thôm (Thôm - Mở ra một thời
Mòn - Thuận Châu); Đá Đỏ, Bản Bèo (Phù đại mới mà tác
Yên)…
dụng và năng suất
- Các hiện vật được phát hiện: rìu đồng, lao động của nó
lưỡi giáo, đồ gốm và nhiều công cụ khác… vượt xa thời đại đồ
đá…
Thời gian cho mục là 30 phút: HS hoạt động 20 phút, giáo viên hoạt động 10
phút
b) Vận dụng kỹ thuật sử dụng trò chơi
* Sử dụng trò chơi kết hợp hoạt động nhóm vào bài LSĐP lớp 11, phần 113
Tình hình ... cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
* Điều kiện thực hiện: GV chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo từng
chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài học.
* Cách tiến hành: GV tổ chức HS tìm hiểu kiến thức bằng trò chơi ô chữ.
- Mục đích: Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội ... dưới ách thống trị của thực
dân Pháp.
- Chuẩn bị: GV thiết kế ô chữ có câu hỏi gợi ý bằng phần mềm Powerpoint,
bảng số thăm thứ tự theo danh sách của HS, phần thưởng (kẹo, bánh) sau khi tổng
điểm các câu hỏi, mỗi câu hỏi là 2 điểm.
- Cách chơi: GV chia lớp thành nhóm, phát cho mỗi nhóm các số thứ tự.
Giáo viên sẽ bốc ngẫu nhiên một lá thăm có số thứ tự bên trong, HS nhóm
nào có số thứ tự đó sẽ được chọn ô chữ của mình, sau đó nghe lời gợi ý của GV,
nhóm trao đổi, suy nghĩ trong vòng 10 giây, nếu trả lời đúng đáp án sẽ được cộng
điểm, còn nếu nhóm nào trả lời sai thì nhường cơ hội cho nhóm còn lại.
Nội dung gợi ý:
+ Ô chữ số 1: Đặc điểm của chế độ phong kiến ở ...? (Đáp án: CÁT CỨ)
+ Ô chữ số 2: Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở ...? (Đáp án: CHIA ĐỂ
TRỊ )
+ Ô chữ số 3: Thực dân Pháp tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân ... bằng
chính sách? (Đáp án: THUẾ KHÓA).
+ Ô chữ số 4: Chính sách cai trị của thực dân Pháp về về văn hóa, xã hội
ở ...? (Đáp án: NGU DÂN)
+ Ô chữ số 5: Với mục đích làm cho nhân dân ta ngày càng mê muội, thực
dân Pháp đã đầu độc nhân dân ... bằng gì? (Đáp án: TỆ NẠN XÃ HỘI)
+ Ô chữ số 6 : Mục đích của những chính sách cai trị của thực dân Pháp
ở ...? (Đáp án: NÔ DỊCH).
+ Ô chữ số 7: Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội ... dưới chính sách cai trị
của thực dân Pháp? (Đáp án: DÂN TỘC).
Thời gian thực hiện trò chơi: từ 9 – 10 phút.
14
* Sử dụng trò chơi đi tìm các mảnh ghép kết hợp hoạt động cặp đôi vào
bài LSĐP 10 phần 2- Các di chỉ khảo cổ học tiêu biểu trên địa bàn tỉnh ....
* Điều kiện thực hiện: GV thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu
trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
* Cách tiến hành: Sau khi giới thiệu xong nội dung các di chỉ khảo cổ tiêu
biểu trên địa bàn ..., GV tổ chức trò chơi đi tìm các mảnh ghép.
- Mục đích: Để HS phân biệt rõ thời gian, đặc điểm của các di chỉ khảo cổ
thuộc ba thời kì: đồ đã cũ, đồ đã mới và thời địa kim khí.
- Chuẩn bị: GV đưa ra 3 thời kì và những mảnh ghép có từ gợi ý tương ứng.
Tất cả được thiết kế trên Power Point. Chuẩn bị một số phần quà nhỏ...
- Cách chơi: GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu các cặp đôi nhìn lên
màn hình, sau đó lắp ghép các thời kì với mảnh ghép đúng của nó. Nếu cặp đôi nào
thực hiện nhanh và chính xác sẽ được một phần quà.
- Nội dung các thời kì:
+ Thời kì đồ đá mới (1)
+ Thời đại kim khí (2)
+ Thời kì đồ đá cũ (3)
- Nội dung các mảnh ghép tương ứng.
15
+ Niên đại khoảng 3 vạn đến 1 vạn năm, các di chỉ chủ yếu bằng đá, kích
thước vừa và nhỏ, phân bố trên thềm sông suối và các hang động trên núi đá (mảnh
ghép 1)
+ Trên lưu vực hai sông lớn (sông Mã, sông Đà), phát hiện 50 di chỉ, gồm
các công cụ hình núm cuội, mài một mặt, rìu vai, rìu tứ giác...bằng các kỹ thuật mài
nhẵn, khoan, cưa, đặc biệt là biết dùng lửa (mảnh ghép 2)
+ Các chứng tích ở Bản Mòn, Bản Thôm (Thôm Mòn - Thuận Châu); Đá Đỏ,
Bản Bèo (Phù Yên); Thọc Kim (Chiềng Sại - Bắc Yên) với các hiện vật rìu đồng,
lưỡi giáo, đồ gốm... (mảnh ghép 2)
=>Đáp án: (3) – mảnh ghép 1; (1) – mảnh ghép 2; (2) – mảnh ghép 3.
Thời gian thực hiện trò chơi khoảng 5 phút.
Niên đại khoảng 3 vạn đến 1 vạn năm,
các di chỉ chủ yếu bằng đá, kích thước
vừa và nhỏ, phân bố trên thềm sông
suối và các hang động trên núi đá.
+ Trên lưu vực hai sông lớn(sông Mã,
sông Đà), phát hiện 50 di chỉ, gồm các
công cụ hình núm cuội, mài một mặt, rìu
vai, rìu tứ giác...bằng các kỹ thuật mài
nhẵn, khoan, cưa, đặc biệt là biết dùng lửa
Các chứng tích ở Bản Mòn, Bản Thôm
(Thôm Mòn - Thuận Châu); Đa Đỏ,
Bản Bèo( Phù Yên); Thọc
Kim(Chiềng Sại - Bắc Yên), với các
hiện vật rìu đồng, lưỡi giáo, đồ gốm...
c) Vận dụng Kĩ thuật KWL vào bài LSĐP 11, phần – Tình hình ... cuối XIX
đầu thế kỉ XX.
* Điều kiện thực hiện: GV cần chuẩn bị sẵn phiếu học tập đã kẻ sẵn theo
mẫu. HS chuẩn bị kỹ nội dung bài và chuẩn bị những câu hỏi về vấn đề giáo viên
giao cho.
* Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm với nội dung:
+ Nhóm 1,3: Tìm hiểu tình hình kinh tế ... dưới ách cai trị của thực dân Pháp.
+ Nhóm 2,4: Tìm hiểu tình hình xã hội ... dưới ách cai trị của thực dân Pháp.
GV phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung theo mẫu
Chủ đề:……………………………………………………
phiếu
kỹ thuật
KWL.
Tên nhóm:
…………………………………………………
K
W
(Điều đã biết)
(Điều muốn biết)
……………………………… ……………………………..
16
..
……………………………
……………………………… ….....
..
…………………………..
……………………………… ………....…………………..
L
(Điều học được)
……………………………….
.
……………………………….
.……………………………..
……………………………….
GV có thể gợi ý bằng một số câu hỏi:
+ Khi thực dân Pháp xâm lược, tình hình kinh tế, xã hội ... như thế nào?
+ Đặc điểm của chế độ phong kiến ở ...?
+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở ...?
+ Thực dân Pháp tăng cường vơ vét bóc lột nhân dân ... bằng chính sách?
+ Mục đích của những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở ...?
+ Vì sao Thực dân Pháp lại thực hiện chính sách “chia để trị”?
+ Vì sao thực dân Pháp vẫn duy trì hình thái kinh tế và hình thức bóc lột của
chế độ phong kiến cát cứ địa phương?
+ Mục đích của thực dân Pháp khi đầu độc nhân dân bằng các tệ nạn xã hội?
Sau khi các nhóm hoàn thiện phiếu kỹ thuật KWL theo ý tưởng của nhóm, cả
GV và HS ghi kết quả vào cột K.
GV đặt câu hỏi: Em muốn tìm hiểu thêm điều gì liên quan đến chính sách cai
trị, bóc lột của thực dân Pháp ở ...?
HS lần lượt nêu ra các câu hỏi. Nếu HS trả lời bằng một câu phát biểu bình
thường, hãy biến nó thành câu hỏi sau đó ghi nhận vào cột W.
GV yêu cầu HS đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L.
Trong quá trình đọc, HS cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em đã ghi nhận
vào cột W. HS có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.
GV nhận xét và điền kết quả vào cột L.
K
W
L
(Điều đã biết)
(Điều muốn biết)
(Điều học được)
- Kinh tế, xã hội ... chậm
phát triển.
+ Vì sao thực dân Pháp + Thực dân Pháp duy
lại thực hiện chính sách trì chính sách “chia để
trị” nhằm biến ... và
- Chế độ phong kiến cát cứ “chia để trị”?
khu Tây Bắc thành một
nặng nề, theo hình thức
……………………..…
xứ biệt lập, kìm hãm
cha truyền con nối.
+ Vì sao thực dân Pháp nhân dân trong vòng u
- Thực dân Pháp thực hiện vẫn duy trì hình thái kinh
17
chính sách “chia để trị”
tế và hình thức bóc lột mê, tăm tối.
của chế độ phong kiến + Thực dân Pháp vẫn
- Thực hiện chính sách
ngu dân, duy trì các phong cát cứ địa phương?
duy trì hình thái kinh
tục tập quán lạc hậu, các tệ ……………………..…
tế và hình thức bóc lột
nạn xã hội.
+ Mục đích của thực dân của chế độ phong kiến
- Thực dân Pháp duy trì
Pháp khi đầu độc nhân cát cứ địa phương
chế độ chính trị thối nát.
dân bằng các tệ nạn xã nhằm dễ dàng cai trị,
khắc sâu hơn mâu
hội? …………………
-…
thuẫn giai cấp…
+ Chính sách cai trị của
+…
thực dân Pháp làm nảy
sinh những mâu thuẫn
nào?
GV yêu cầu HS thảo luận những thông tin được HS ghi nhận ở cột L.
(?) HS hãy phát biểu ý kiến cá nhân về những chính sách cai trị của thực
dân Pháp về kinh tế, chính trị ở .... Em đồng tình hay không đồng tình, vì sao?
Câu hỏi trên sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức và liên hệ thái độ, trách nhiệm
của cá nhân với vấn đề lịch sử đang nghiên cứu.
d) Kỹ thuật phân tích phim video
Video, băng hình được xếp vào nhóm các công cụ giải trí hàng đầu, nó mang
lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho con người. Không chỉ làm nhiệm vụ giải
trí, video, băng hình được đưa vào giảng dạy Lịch sử đã trở thành một phương tiện
hữu dụng, làm sống lại các sự kiện lịch sử, tạo hứng thú cho học sinh, góp phần tạo
nên thành công của bài giảng.
* Vận dụng kỹ thuật phân tích phim video khi dạy tiết 1, mục 1-Phong
trào cách mạng ... thời kì tiền khởi nghĩa (LSĐP 12)
* Điều kiện thực hiện
- Phòng học có máy chiếu, có loa.
- GV lựa chọn sẵn video về chủ đề (đã tải về máy hoặc đường link của
video); thiết kế bài giảng trên powerpoint.
* Cách tiến hành
- Trước khi chiếu video, giáo viên đưa câu hỏi.
(?) Chi bộ nhà tù ... ra đời đã lãnh đạo phong trào khởi nghĩa của nhân dân
như thế nào ?
GV cho HS xem video: Nhà tù ... - Cái ngu của bè lũ tay sai bán nước
( />18
- Yêu cầu học sinh vừa xem video, vừa suy nghĩa để sau đó trả lời.
- Kết thúc GV khái quát nội dung, chốt kiến thức.
* Vận dụng kỹ thuật phân tích phim video khi dạy tiết 1, mục 1- Sự thành
lập Đảng bộ tỉnh (LSĐP 12)
* Cách tiến hành: GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
(?) Chi bộ nhà tù ... ra đời và phát triển như thế nào?
(?)Vai trò của Chi bộ nhà tù trong việc giác ngộ phong trào đấu tranh của
nhân dân?
GV chiếu cho HS xem video: Suối Reo - Tờ báo cách mạng
( />- Yêu cầu học sinh vừa xem video, vừa suy nghĩa để sau đó trả lời.
- Kết thúc GV khái quát nội dung, chốt kiến thức.
HS lớp 12B1 đang xem video về nhà tù ...
Website Nhà tù ... - Cái ngu của bè lũ tay sai
bán nước
đ) Tổ chức thuyết trình sự kiện, địa danh, nét văn hóa hoặc anh hùng dân
tộc trên quê hương, bản quán khi giảng dạy bài LSĐP lớp 12.
* Điều kiện thực hiện
- GV chuẩn bị tranh, ảnh các nhân vật lịch sử (chiếu trên máy chiếu hoặc in
ra hình ảnh to, rõ ràng).
- HS sưu tầm các tư liệu về các anh hùng mà GV đã giao chuẩn bị từ tiết
trước, viết bài giới thiệu, cử người thuyết trình.
* Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhóm, cung cấp cho các nhóm hình
ảnh và một số nhân vật lịch sử tiêu biểu.
19
Lò Văn Giá (1919-1943)
Tô Hiệu (1912-1944)
- Yêu cầu các nhóm về nhà thảo luận, thống nhất lựa chọn một anh hùng mà
nhóm yêu quý, sưu tầm, tìm hiểu về tiểu sử, những công lao, cống hiến của các anh
hùng cho lịch sử dân tộc.
- Viết một bài luận giới thiệu về anh hùng đó (tiểu sử, những những công lao
to lớn của các anh hùng đối với lịch sử dân tộc, những hành động ghi nhớ, biết ơn
của thế hệ trẻ, trách nhiệm của bản thân trước những hy sinh to lớn của các anh
hùng đó).
- Buổi học hôm sau các nhóm sẽ lần lượt giới thiệu sản phẩm đã chuẩn bị.
e) Vận dụng kĩ thuật "Sơ đồ tư duy" vào bài LSĐP 12 – Tiết 1: Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở ....
* Điều kiện thực hiện:
- GV chuẩn phòng máy chiếu, máy tính; chuẩn bị sẵn sơ đồ tư duy mẫu để
đối chiếu với sản phẩm của HS.
- GV chuẩn bị các bảng phụ hoặc giấy A0, bút chì, màu.
* Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm với 1 nội dung chung:
(?) Trình bày diễn biến của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở ... bằng sơ đồ
tư duy.
GV định hướng, hướng dẫn HS tìm ra các nhánh chính của sơ đồ tư duy:
+ Điều kiện bùng nổ.
+ Biễn biến.
+ Nguyên nhân thắng lợi.
+ Ý nghĩa lịch sử.
GV sử dụng 20 phút của tiết học để cho HS các nhóm triển khai và vẽ sơ đồ
20
tư duy.
Sau 20 phút, đại diện các nhóm lên trình bày nội dung ý tưởng của nhóm
mình. HS tiếp tục bổ sung và hoàn thiện sơ đồ tư duy của nhóm.
Sơ đồ tư duy về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở ...
Sau khi HS trong lớp bổ sung, hoàn thiện sơ đồ tư duy, GV có thể đưa ra các
câu hỏi cho các nhóm.
Kết thúc bài học GV cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm (khoảng 5 phút)
để kiểm kết quả học tập.
Em Quàng Thị Kiều – đại diện nhóm 4 (12B1)
thuyết trình sản phẩm
Em Nguyễn Đức Việt – đại diện nhóm 3 (12B1)
thuyết trình sản phẩm
21
g) Vận dụng kỹ thuật “Trình bày một phút” vào bài LSĐP 12- Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở ....
* Điều kiện thực hiện:
- GV chuẩn bị nội dung phù hợp để vận dụng kĩ thuật “Trình bày một phút”.
- Dự kiến các câu hỏi để củng cố quá trình học tập của học sinh.
- Giáo viên sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập trên lớp, đồ dùng dạy học
(hay)
- HS chuẩn bị : Bút màu, vở cá nhân (có thể thay bằng tờ giấy nhỏ),...
* Cách tiến hành:
Sau khi tìm hiểu xong nội dung kiến thức của bài, đến cuối tiết học, GV yêu
cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì?
+ Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
+ Những băn khoăn, thắc mắc mà các em muốn hỏi thầy, hỏi bạn là gì ?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình
thức khác nhau.
- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã
học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em
muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
- HS lần lượt nêu những hiểu biết của bản thân đáp ứng được mục tiêu của
hoạt động. Ngoài ra những vấn đề còn băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, phản
hồi trước lớp rất sôi nổi như:
+ Tại sao Chi bộ nhà ngục lại có thể giác ngộ được phong trào đấu tranh
của nhân dân bên ngoài nhà tù?
+ Các đồng chí trong Chi bộ nhà ngục bị giam cầm nghiêm ngặt, vậy các
đồng chí liên lạc và trao đổi với nhau như thế nào?
+ Nhân dân các dân tộc ... có những đóng góp gì cho thành công của cách
mạng tháng Tám ở ... không?
+ Sau bài học này, em nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm gì trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc?...
- Cuối cùng, GV cần giải đáp các câu hỏi, các thắc mắc của HS.
Từ tình huống trên GV đánh giá được mức độ nhận thức của từng học sinh
và cùng HS giải quyết những điều HS còn băn khoăn.
Như vậy, kĩ thuật dạy học “Trình bày một phút” là một kĩ
thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể vận dụng giữa
tiết học hoặc cuối tiết học, phù hợp với mô hình dạy học
trường học mới.
22
Hình ảnh những thắc mắc của HS sau khi tìm hiểu LSĐP.
1.2. Điểm mới của giải pháp
- Kết hợp được những kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng LSĐP, giúp
HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hiệu quả nhất.
+ GV không truyền thụ tri thức mà tổ chức, hướng dẫn, tư vấn các hoạt động
nhận thức cho HS.
+ HS được hoạt động, qua đó các em chủ động lĩnh hội kiến thức với
không gian học tập mở.
+ Góp phần hình thành các năng lực cho học sinh: năng lực hợp tác, năng
lực ngôn ngữ; các kỹ năng: kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp, kĩ năng
thu thập và xử lý thông tin, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin...
- Hình thành ý thức thực hiện trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với nhiệm
vụ được giao mang tính pháp lý.
2. Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới:
2.1. Ưu điểm của giải pháp mới
- Các kỹ thuật dạy học tích cực vận dụng vào các tiết LSĐP khối THPT phù
hợp, hấp dẫn, cuốn hút học sinh tham gia.
- Đã làm thay đổi vai trò của GV từ người chuẩn bị, thực hiện sang vai trò là
cố vấn, định hướng, hỗ trợ HS. Còn HS từ vị trí thụ động chuyển sang chủ động, vì
vậy vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học phải làm việc tích cực hơn.
- Các em tự chủ nhiều hơn trong công việc, từ xây dựng ý tưởng cho đến
thực hiện, tạo ra sản phẩm, báo cáo đánh giá sản phẩm, đánh giá tinh thần thái độ
của bản thân và các thành viên trong nhóm.
- Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào bài LSĐP đã tạo được hứng thú
23
cho HS, giúp các em phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực sáng
tạo, năng lực giải quyết các vấn đề của người học, năng lực giao tiếp, trình bày của
HS, trong tiết học đã chủ động và tích cực hơn. Thúc đẩy sự cộng tác, gắn bó giữa
các HS và GV, giữa các HS với nhau, HS với cộng đồng.
- Định hướng và cung cấp cho GV một số kỹ thuật dạy học tích cực có thể
vận dụng khi giảng dạy phần LSĐP các khối lớp, từ đó GV không còn lúng túng,
khó khăn trong lực chọn hình thức tổ chức dạy học làm cho kiến thức LSĐP không
còn khô khan mà trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi đối với học sinh.
2.2. Nhược điểm của giải pháp mới
- Việc tổ chức các kỹ thuật dạy học tích cực trong các tiết dạy dạy Lịch sử
nói chung và dạy LSĐP nói riêng đòi hỏi nhiều thời gian: từ khâu chuẩn bị của GV
ở nhà, tổ chức hoạt động ở trên lớp từ 5-7 phút; một số trò chơi cần sử dụng máy
chiếu, bảng phụ, loa đài… Số lượng HS đông, nên vẫn còn nhiều HS thụ động
trong học tập, bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS học chưa mạnh dạn tham gia các
hoạt động học tập, hoạt động nhóm.
- Đối với học sinh: Đòi hỏi tính tự giác, tự quản, hợp tác cao; có kỹ năng
giao tiếp xã hội, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin…
- Giáo viên thường gặp khó khăn: GV phải nắm chắc các kỹ thuật dạy học
tích cực, có kỹ năng tổ chức thực hiện, theo dõi dự án, giám sát tiến độ, quản lý lớp
học; đưa ra phản hồi và hỗ trợ khi cần thiết.
- Với nhà trường: Cơ sở vật chất của nhà trường phải đảm bảo, đáp ứng tốt
cho GV trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh, như: kết nối mạng, phòng trình chiếu….
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
1. Việc áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho
học sinh khi học LSĐP đã được áp dụng qua tiết 51 – LSĐP 12(Tiết 1: Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở ...) tại lớp 12B1 trường THPT ... (Phụ lục 1)
2. Lĩnh vực mà sáng kiến áp dụng: Giáo dục
3. Điều kiện áp dụng
Để tiến hành vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào bài LSĐP cần đáp
ứng một số yêu cầu, điều kiện sau:
Một là, GV phải có ý thức trách nhiệm với công việc cao, nắm chắc được
quy trình, các bước trong thực hiện các kỹ thuật dạy học tích cực.
Hai là, GV phải có năng lực sư phạm và kiến thức vững vàng, có khả năng tổ
chức sự kiện; biết cách thúc đẩy HS bộc lộ và phát huy tinh thần trách nhiệm. GV
và HS phải có một số năng lực chung, năng lực chuyên biệt trong chủ đề lựa chọn,
hoặc trong việc xác định các kỹ thuật phù hợp với nội dung kiến thức cần khai thác.
24
Ba là, việc chuẩn bị các khâu của GV và HS phải cụ thể, chu đáo theo các
bước, đúng kế hoạch, trên cơ sở hợp tác, cộng tác hiệu quả giữa các thành viên, các
nhóm. HS tự tin, chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của GV, chấp hành nghiêm túc kỉ luật
học tập.
Bốn là, Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật
chất để GV thường xuyên trong đổi mới phương pháp, vận dụng các kỹ thuật dạy
học tích cực vào các giờ dạy nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
Năm là, được sự đồng tình, đồng hành, ủng hộ của các giáo viên đồng môn
trong việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào các tiết LSĐP trong nhà
trường.
4. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến có thể áp dụng trong các tiết LSĐP tại trường THPT ... và các
trường Trung học Phổ thông trên địa bàn tỉnh ....
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp
1. Hiệu quả kinh tế
Đối với lĩnh vực giáo dục rất khó để đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến về
mặt kinh tế. Vì kết quả hoạt động giáo dục là những phẩm chất, năng lực, hứng thú,
kết quả học tập của HS.
2. Hiệu quả xã hội
Việc vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS
khi học LSĐP tại trường THPT ... đem lại những hiệu quả xã hội sau:
Về phía học sinh: Được tham gia trực tiếp vào các hoạt động tìm hiểu kiến
thức các em sẽ thực sự hứng thú, từ đó phát triển phẩm chất, năng lực người học
theo yêu cầu đổi mới giáo dục, không chỉ phát huy năng lực, phẩm chất học trong
một thời gian ngắn mà nó mang lại hiệu quả lâu dài, không chỉ trong năng lực riêng
(môn Lịch Sử) mà còn giúp các em phát triển năng lực chung.
Sau khi giảng dạy xong hai lớp, tôi tiến hành phát phiếu điều tra kết quả thực
nghiệm, đánh giá trên hai mặt: mức độ hứng thú của HS đối với giờ học và trình độ
nhận thức của học sinh sau giờ học.
Lớp
Thực
nghiệm
12B1
Đối
chứng
12B8
Số HS
Rất hứng
thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng
thú
42
60,6%
35,2%
4,2%
0%
35,0%
27,0%
37,0%
1,0%
(100%)
39
(100%)
25