Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.55 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
--------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANG NGHIỆP FDI TẠI
VIỆT NAM

Lớp

: Anh 21 – Khối 6 KT

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Hải Ninh

Hà Nội, tháng 8 năm 2014


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ALP

Arm’s – Length Principle


Nguyên tắc xác định giá thị
trường

RPM

Resale Price Method

Phương pháp giá bán lại

CPM

Cost Plus Method

Phương pháp cộng chi phí

CUP

Comparable Uncontrolled Price Phương pháp giá giao dịch độc
Method
lập

TNMM

Transactional Net
Method

PSM

Profit Split Method


Phương pháp phân tách lợi
nhuận

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

OECD

Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển
operation and Development
kinh tế

UNCTAD

United Nations Conference on Hội nghị của Liên hợp quốc về
Trade andDevelopment
thương mại và phát triển

IRC

Internal Revenue Code

Bộ luật thu nhập nội bộ

IRS

Internal Revenus Service


Sở thuế vụ của Mỹ

Margin Phương pháp lợi nhuận ròng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

MNC

Multinational corporation

TPG

Transfer Pricing Guidelines for Hướng dẫn chuyển giá của
Mutinational Enterprises and OECD cho các công ty đa quốc
Tax Administrations
gia và các cơ quan hành chính
thuế

Tr

Công ty đa quốc gia

Trang


4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CHUYỂN GIÁ
TRONG CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1.1 Công ty đa quốc gia và nghiệp vụ chuyển giao nội bộ
1.1.1. Khái niệm và vai trò của công ty đa quốc gia trong hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển(United Nations
Conference on Trade ang Development – UNCTAD):
“Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation - MNC) là công
ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ thuộc ít nhất từ hai quốc gia trở
lên”.
Một khái niệm khác cho rằng:
“Công ty đa quốc gia là một doanh nghiệpcó tiến hành FDI và sở
hữu hoặc kiểm soát những hoạt động giá trị gia tăng (sản xuất) tại
nhiều hơn một quốc gia”. (Dunning, 1992).
Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI),
MNC là chủ thể đóng vai trò quan trọng. Các MNC luôn tìm cách quốc tế hóa
các hoạt động kinh doanh của mình với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, đó là
nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của dòng vốn
FDI.
Trong nhiều năm qua, các MNC phát triển rất nhanh và có vai trò vô
cùng to lớn trong nền kinh tế thế giới, chiếm 2/3 tổng giá trị thương mại về hàng
hóa và dịch vụ, 40% giá trị nhập khẩu, 60% giá trị xuất khẩu và 90% tổng khối
lượng đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới (UNCTAD – 1999).
Không chỉ vậy, các MNC còn giúp các nền kinh tế mới nổi trong việc
hiện đại hóa nền kinh tế và các nghành công nghiệp của họ bằng cách chuyển
giao công nghệ, kỹ năng bằng cách thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu,
cạnh tranh khốc liệt hoặc bằng cách làm cho hàng hóa và dịch vụ được tốt hơn



5

và / hoặc rẻ hơn so với những người cung cấp khác (De Mello, 1999; UNCTAD,
1999; JBIC Institute, 2002).
1.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty đa quốc gia.
Việc thành lập các chi nhánh và công ty con ở các quốc gia khác là điều
kiện để một quốc gia trở thành MNC. Theo Perter(1994), các MNC này với đặc
điểm cơ cấu là phi tập trung hóa các hoạt động: nhiều tài sản, trách nhiệm và
quyết định quan trọng; kiểm soát mối quan hệ không chính thức giữa trụ sở
chính và các công ty con, kiểm soát tài chính đơn giản và quản lý các hoạt với
hoạt động ở nước ngoài được coi là một tập hợp các doanh nghiệp độc lập.
(Giáo trình đầu tư quốc tế, PGS.TS Vũ Chí Lộc, tr.307).
Theo cấu trúc phương tiện sản xuất, các MNC có thể xếp vào 3 nhóm lớn như
sau:
Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là MNC có hoạt động sản xuất
kinh doanh các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự tại các quốc gia khác mà công
ty này có chi nhánh. Vd: công ty MC Donalds.
Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là MNC có cơ sở sản xuất hay các
chi nhánh, công ty con tại một số quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà các sản
phẩm này là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con hay các chi
nhánh tại các quốc gia khác. Vd: công ty Adidas.
Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là MNC có nhiều cơ sở sản xuất ở
quốc gia nào đó mà các công ty này phát triển và hợp tác với nhau cả chiều
ngang lẫn chiều dọc. Vd: Microsoft. (Dunning 1993, tr.117-168).
1.1.3. Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong MNC

Với tính chất hoạt động và quy mô rộng lớn dàn trải trên phạm vi toàn
thế giới gồm nhiều quốc gia với những chính sách, phong tục tập quán kinh
doanh không giống nhau đã làm cho các nghiệp vụ chuyển giao nộ bộ trong
MNC là khá đa dạng và khó kiểm soát.



6

Các nghiệp vụ chuyển giao nộ bộ này có tính bảo mật và tập trung cao
nên các cơ quan thuế rất khó đế có thể đưa ra bằng chứng về hành vi chuyển giá
của các MNC. Chúng ta có thể phân chia các nghiệp vụ mua bán nộ bộ của
MNC ra thành các nhóm dựa vào tính chất và các đặc điểm của các nghiệp vụ
mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường như sau:
 Các nghiệp vụ liên quan nguyên vật liệu có tính đặc thù cao, hay các nguyên vật

liệu mà một công ty con đặt tại một quốc gia có các lợi thế riêng làm cho giá cả
của nguyên vật liệu ấy thấp.
 Các nghiệp vụ liên quan đến các thành phẩm, các công ty con tại các quốc gia
khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất tại một quốc gia (Sourcing
Country) và sau đó bán lại mà không cần phải đầu tư máy móc hay nhân công
cho sản xuất.
 Các giao dịch có liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản
quyền, thương hiệu, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản
phẩm.
 Các giao dịch liên quan đến việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị
cho sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là quốc gia đang
phát triển.
 Có sự cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các
chuyên gia vào làm việc tại nước nhận chuyển giao.
 Có sự tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn nhân lực
 Có các khoản đi vay và cho vay nội bộ các công ty con của MNC hay giữa công
ty mẹ và các công ty con.
Trên thực tế, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này diễn ra thường xuyên
với giá trị rất lớn, nên để hạn chế các tác động tiêu cực của các nghiệp vụ này

thì cần phải có một nguyên tắc áp dụng chung và thống nhất trên các quốc gia.
Đó là nguyên tắc dựa trên căn bản giá thị trường ALP (The Arm’s – Length
Principle).
Nguyên tắc căn bản giá thị trường (ALP) là một chuẩn mực quốc tế do
Tổ

chức

hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Co-operation


7

and Development – OECD) đưa ra và được sự thỏa thuận thống nhất giữa các
thành viên, nhằm đề cập tới giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động
thương mại diễn ra giữa các bên hoàn toàn độc lập – không có sự liên kết.
Theo G. Mensch (2003), điều kiện để áp dụng giá thị trường là tồn tại
một thị trường hoàn hảo với những đặc điểm sau đây(1):
 Các bên giao dịch liên kết tiếp cận được thị trường;
 Trên thị trường tồn tại một mức giá sản phẩm thống nhất và mức giá này

có thể thay thế tương đương giá nội bộ;
 Năng lực thị trường tại bên mua và bên bán không bị giới hạn;
 Giá chuyển giao nội bộ phải mang lại những lợi thế cộng hưởng; nhưng
đồng thời
 không gây ra những bất lợi khác như giảm chất lượng, không bảo đảm

cung cấp, thất thoát bí quyết,..
 Giá chuyển giao nội bộ thích ứng với biến động của giá thịtrường
Theo phương pháp này tất cả các giao dịch trong các MNC sẽ được phân

bổ lợi nhuận dựa trên giá trị nó tạo ra, vì thế sẽ nhận được một mức thuế tương
ứng. Nếu các quốc gia không áp dụng phương pháp này thì họ sẽ để lợi nhuận
thấp ở các khu vực có thuế suất cao và lợi nhuận cao ở các nước có thuế suất
thấp. (Hansen & Andersen, 2008, tr.20).
Khi thiết lập cơ sở cho ALP, OECD liệt kê 5 yếu tố so sánh, được xem là
quan trọng nhất khi xác định giá so sánh. 5 yếu tố đó là: những đặc điểm của tài
sản hoặc dịch vụ chuyển giao, các chức năng được thực hiện bởi các bên (có
tính đến các tài sản được áp dụng và rủi ro giả định), các điều khoản hợp đồng,
hoàn cảnh kinh tế và chiến lược kinh doanh theo đuổi của các bên. (Hướng dẫn
của OECD chương 1, tr.34-36).
Cần lưu ý, rằng những yếu tố trên không được xem như là một danh
sách đầy đủ, cũng không phải là mức tối thiểu các yếu tố so sánh, vì điều này có
thể thay đổi trong các giao dịch.
()

G. Mensch (2003), Verrechnungspreise als ControllingInstrument, Zeitschrift
Betrieb und Wirtschaft, Jg. 22/2003, tr.925-931, tr.927
1


8

Bởi tính khách quan của ALP phản ánh đúng các quy luật giá trị, quy luật
cung cầu hàng hóa dịch vụ, quy luật cạnh tranh, bản chất của thị trường và, do
đó tất cả các thành viên của OECD đều nhất trí sử dụng căn bản giá thị trường
làm cơ sở để tính toán trong khi xác định giá chuyển giao và các vấn đề liên
quan đến các loại thuế.
Nhưng rất khó xác định được các nghiệp vụ chuyển giao tương đương có
thể so sánh được trong các điều kiện nhất định tương ứng vì trong thực tế các
hoạt động mua bán diễn ra rất phức tạp và có rất nhiều các yếu tố kinh tế và phi

kinh tế khác cùng tham gia.Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp ALP trong
định giá chuyển giao cho các sản phẩm các MNC có thể sẽ gặp phải rủi ro là
phải chịu đánh thuế trùng nhiều lần cho cùng một khoản thu nhập.
Tuy có những hạn chế trên nhưng cho đến nay OECD và các thành viên
vẫn tiếp tục công nhận sự đúng đắn của nguyên tắc ALP trong việc xác định
giá chuyển giao giữa các công ty liên kết và các cơ quan thuế vẫn tiếp tục thừa
nhận sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc ALP trong các hoạt động mua bán
trao đổi hàng hóa và dịch vụ đặc biệt là các giao dịch xuyên quốc gia.
(International Transfer Pricing 2008).
1.2. Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
1.2.1. Khái niệm

Theo Tổ chức hợp tác thương mại và Phát triển (OECD):
“Chuyển giá ( Transfer Pricing) được hiểu là việc thực hiện chính
sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các
thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm
tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu”. (OECD
2009).
“Chuyển giá là việc thiết lập các chính sách giá nhằm khuyến
khích các công ty conthực hiện để tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng kể từ khi thiết lập, giá chuyển


9

nhượng nội bộ ảnh hưởng đến các hoạt động trong đơn vị, tỷ lệ lợi
nhuận trên đầu tư mà theo đó mỗi bộ phận được đánh giá và đó tổng lợi
nhuận mà toàn bộ công ty có thể đạt được”. (Hirshleifer, 1956)
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện
nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên

kết. Đối tượng tác động của hành vi này là giá cả.
Mục tiêu chung của chuyển giá là đánh giá hiệu quả của các công ty con,
giảm thuế và củng cố các chi nhánh nước ngoài. Chuyển giá cũng có thể được
sử dụng để giảm thiểu rủi ro ngoại hối, tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận.
Theo một nghiên cứu về hành động chuyển giá ở các quốc gia phát triển,
Plasschaert (1985), cho thấy rằng các MNC sẽ thực hiện chuyển giá mạnh hơn ở
các quốc gia đang phát triển vì tại các quốc gia này các chính sách phát hiện và
chống chuyển giá chưa được phát triển.
Chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các
chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để thực hiện điều này họ phải thiết lập một
chính sách về giá mà ở đó chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy
thuộc vào lợi ích đạt được từ những giao dịch như thế.
1.2.2. Phạm vi chuyển giá.

Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên hành
vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết. Điều 9
Công ước mẫu của OECD năm 2009 về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai
doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi:
Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
 Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể

(entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp góp vốn một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung gian”.


10

Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự
ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để

xác định mối quan hệ liên kết. Do đó, các doanh nghiệp liên kết có thể được
hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau.
Chính vì thế, chuyển giá có thể diễn ra ngay trong các giao dịch nội địa cũng
như là ở các giao dịch quốc tế.
1.2.3. Dấu hiệu nhận biết chuyển giá

Điều mà cơ quan thuế quan tâm trước hết trong việc chống chuyển giá là
làm sao xác định được doanh nghiệp đó có hành vi chuyển giá hay không. Đây
là một vấn đề vô cũng khó khăn, phức tạp trong thực tế và thậm chí đôi khi nó
chịu tác động chủ quan bởi cán bộ quản lý thuế.
Do đó, đứng trên quan điểm khách quan, một số dấu hiệu cho thấy có
thể tồn tại hiện tượng chuyển giá trong một doanh nghiệp có quan hệ liên kết là:
 Các doanh nghiệp bị lỗ trong 2 năm liên tiếp trở lên, sau giai đoạn mới

thành lập
 Các doanh nghiệp liên kết ở những quốc gia có thuế suất thấp có thực
hiện các nghiệp vụ chuyển giao
 Các doanh nghiệp có tình hình lãi và lỗ luân phiên hoặc tình hình lỗ phát

sinh không bình thường
 Các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận của chúng nhỏ hơn nhiều so với
các doanh nghiệp khác trong cùng nghành
 Các doanh nghiệp mà có chi phí sản xuất thực tế khá thấp.

( Nguồn: Tổng kết từ các tài liệu của OECD và các tài liệu khác).
Một điều lưu ý là những dấu hiệu trên chỉ mang tính chất tương đối và
tham khảo chứ không phải là chắc chắn sẽ có chuyển giá trong những doanh
nghiệp đó. Tuy nhiên, khi một trong những dấu hiệu trên xuất hiện tại một
doanh nghiệp kèm theo những trường hợp như: thiết bị sản xuất của doanh
nghiệp đó được mua từ công ty mẹ hoặc các công ty liên kết trong cùng 1 tập

đoàn; sản phẩm của doanh nghiệp được bán cho công ty mẹ hoặc những doanh
nghiệp liên kết khác, thì khả năng xảy ra hiện tượng chuyển giá là khá cao.


11
1.2.4. Phương thức chuyển giá phổ biến

Qua nghiên cứu thực tế thì nhận thấy các MNC thường áp dụng các
phương thức chuyển giá sau:
 Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành

phẩm hay thành phẩm. Các thành viên của MNC có trụ sở tại các quốc
gia có thuế suất Thuế TNDN cao sẽ mua vào các nguyên vật liệu, bán
thành phẩm hay thành phẩm với giá cao và bán ra cho các công ty thành
viên với giá thấp nhằm tối thiểu hóa thuế TNDN.
 Chuyển giá thông qua các TSCĐ hữu hình: các công ty thành viên tại các
quốc gia có thuế suất cao phải chịu sự định giá rất cao của các MNC đối
với các TSCĐ. Thông qua hoạt động chuyển giao tài sản này thì các
MNC đã chuyển một phần thu nhập ra nước ngoài. Từ đó thu nhập chịu
thuế sẽgiảm.
 Chuyển giá thông qua việc mua các TSCĐ vô hình với giá thật cao hay
chi trả các chi phí bản quyền, xây dựng thương hiệu sản phẩm, các chi
phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các MNC sẽ xây dựng các phòng
nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia có thuế suất thuế
TNDN cao, tất cả các chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm sẽ do thành
viên MNC tại quốc gia có thuế suất cao này gánh chịu.
 Các thành viên trong MNC có sự cung ứng các dịch vụ tài chính, tư ván
pháp lý với giá cả cao hơn nhiều lần so với giá cả thị trường. Cung cấp
các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với lãi suất cao hơn
mức thị trường.

 Có sự tài trợ liên quan đến các nguồn lực cơ bản như nhân sự, vật chất.
Các chi phí cho các chuyên gia tham gia tư vấn như các chi phí về tiền
lương, chi phí nhà ở, đi lại và các chi phí khác phục vụ cho các chuyên
gia yên tâm làm việc.


12
1.2.5. Động cơ khiến các MNC thực hiện việc chuyển giá
1.2.5.1. Các động cơ bên ngoài.

Khi thực hiện các giao dịch xuyên biên giới quốc gia, những điểm khác
nhau trong chính sách của các nước sẽ trở thành động cơ cho các MNC cố gắng
tối thiểu hóa chi phí bằng thủ thuật chuyển giá do công ty mẹ chỉ định. Các
động cơ đó bao gồm:
Thứ nhất, với mục tiêu tối thiểu hóa thuế TNDN hay các loại thuế phải
nộp, các MNC sẽ tiến hành tối đa hóa chi phí ở nước có thuế suất cao và tối đa
hóa thu nhập tại nước có thuế suất thấp. Mục tiêu này được thực hiện bằng việc
định giá cao ở các yếu tố đầu vào nhập khẩu và định giá thấp ở đầu ra xuất khẩu
đối với những công ty con, nơi có thuế suất thu nhập cao. Bằng cách này các
MNC đã dịch chuyển thu nhập từ quốc gia có thuế suất TNDN cao sang quốc
gia có thuế suất thu nhập thấp.
Hai là, các MNC mong muốn bảo đảm vốn đầu tư theo nguyên tệ, kỳ
vọng về sự biến đổi trong tỷ giá và trong chi phí cơ hội đầu tư. Khi các MNC dự
đoán là trong tương lai đồng tiền của một quốc gia mạnh thì họ sẽ đầu tư vào
quốc gia đó vì như vậy số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát
triển; ngược lại họ sẽ rút đầu tư ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong
tương lai đồng tiền của nước này sẽ bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ
bị giảm đi.
Ví dụ: Giả sử một MNC đầu tư vào Việt Nam vào tháng 10 năm 2010 số
tiền là 100 triệu USD. Tỷ giá VND/USD là VND 18.000/USD, như vậy tại thời

điểm tháng 10/2010 số tiền mà MNC bỏ ra là 1.800 tỷ VND. Giả sử sau 5 năm
với tình trạng hòa vốn trong kinh doanh MNC rút vốn về nước. Có 3 khả năng
có thể xảy ra đối với lợi nhuận mà MNC thu được từ Việt Nam từ chênh lệch tỷ
giá:
Tỷ giá VND/USD vẫn giữ nguyên là VND 18.000/ USD như vậy MNC
vẫn rút được đúng về số vốn mà họ đã đầu tư vào Việt Nam là 100 triệu USD.
Do đó tỷ suất lợi nhuận là 0%.


13

Nếu đồng Việt Nam lên giá 8%, lúc này số tiền Việt Nam quy đổi ra USD
sẽ gần bằng 108 triệu USD. Tỷ suất lợi nhuận lúc này đúng bằng tỷ lệ lên giá
của VND là 8%.
Ngược lại, nếu đồng Việt Nam xuống giá 8% thì MNC sẽ chỉ thu về gần
được 92 triệu USD và bị thua lỗ 8 triệu USD. Tỷ suất lỗ trong trường hợp này
đúng bằng tỷ lệ mất giá của đồng tiền nước chủ nhà là 8%.
Thứ ba là chi phí cơ hội. Sau khi kết thúc năm tài chính , kiểm tra của cơ
quan thuế và chịu sự kiểm soát ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối thì các
khoản lợi nhuận của MNC mới có thể chuyển về nước Vì lý do đó, các cơ hội
đầu tư có thể sẽ bị bỏ lỡ. Do đó, các MNC thực hiện chuyển giá để thu hồi
nhanh vốn đầu tư và bắt lấy cơ hội đầu tư khác.
Thứ tư là tình hình lạm phát, nếu quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao tức
là đồng tiền nước đó bị mất giá. Do đó, các MNC sẽ tiến hành hoạt động chuyển
giá nhằm bảo toàn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận.
Cuối cùng là yếu tố tình hình kinh tế - chính trị của các MNC có chi
nhánh hay công ty con. Các chính sách kinh tế thay đổi ảnh hưởng đến quyền
lợi của các công ty con của MNC thì MNC sẽ thực hiện các hành vi chuyển giá
nhằm chống lại các tác động đó. Hoặc nếu tình hình chính trị bất ổn, để giảm rủi
ro và bảo tồn vốn kinh doanh bằng cách chuyển giá thì MNC sẽ thu hồi vốn đầu

tư sớm.
1.2.5.2. Các động cơ bên trong MNC

Bên cạnh các động cơ bên ngoài MNC nêu trên còn có các động cơ nội bộ
làm cho các hành vi chuyển giá càng trở nên đa dạng và tinh vi hơn. Đó là:
Các MNC bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì nhiều lý do
khác nhau như: sai lầm trong thay đổi, lựa chọn sản phẩm, chi phí quảng cáo
cao mà thiếu nhiều hiệu quả, … Để giành thị phần tại các quốc gia khác nhau
các MNC chuyển giá thông qua việc lấy thu nhập nơi này san sẻ thua lỗ cho nơi


14

khác mà kết quả là tạo nên các kết quả sản xuất kinh doanh giả tạo, không mang
tính thị trường và vi phạm pháp luật quốc gia.
Hoặc các sản phầm được chuyển giao có độc quyền cao đặc biệt trong
các nghành như dược phẩm, công nghệ tin học, dầu khí, … thì chuyển giá cũng
là phương thức chống rủi ro mà các MNC sử dụng.
Bằng cách định giá thấp các sẩn phẩm đầu ra được bán ra trong thị
trường của nước chủ nhà mà các MNC với tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng
chấp nhận thua lỗ trong một thời gian phù hợp để đánh bật các đối thủ cạnh
tranh trong nước có tiềm lực nhỏ bé hơn và khi đã chiếm được thị phần thì các
MNC sẽ độc quyền nâng giá sản phẩm để bù đắp lại phần thua lỗ trong thời kỳ
đầu mới gia nhập thị trường.
1.2.6. Tác động của hoạt động chuyển giá.
1.2.6.1. Đối với bản thân các MNC

Hoạt động chuyển giá dưới góc độ của MNC sẽ được nhìn nhận theo hai
hướng khác nhau, đó là có thể giúp cho MNC dễ dàng thực hiện kế hoạch và
mục tiêu kinh doanh của mình về lợi nhuận và thuế.

Dựa vào các lợi thế về tiềm lưc tài chính, những ưu đãi mà các quốc gia
đặc cách cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tu như thuế suất, hạn nghạch,..
thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việc thực hiện
nghĩa vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở.
Giúp cho MNC dễ dàng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thực hiện
những kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ các cơ hội kinh
doanh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa, đánh bật và thâu tóm các
công ty nhỏ lẻ trong nước dựa vào nguồn lực tài chính dồi dào của mình.
Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một mặt
giúp các công ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, một
mặt lại thu hồi vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư.


15

Hạn chế được các rủi ro về tỷ giá, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tính ổn
định của nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số
rủi ro khác.
Tuy nhiên, các MNC sẽ phải gánh chịu những hình phạt nghiêm khắc nếu
việc chuyển giá bị cơ quan thuế của các quốc gia mà MNC có mặt phát hiện.
Theo đó, các MNC sẽ bị phạt một số tiền rất lớn, có khả năng bị rút giấy phép
kinh doanh và chấm dứt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia đó.
1.2.6.2. Đối với các quốc gia liên quan

Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu tố đầu
vào từ đó các MNC rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn có
xu hướng chạy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hành động này làm
thay đổi cơ cấu vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Các MNC với tiềm lực tài chính mạnh sẽ liên doanh với các doanh
nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền quản lý. Khi đã nắm

quyền quản lý, các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyển giá nhằm làm cho kết quả
kinh doanh thua lỗ kéo dài, khi đó bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đối
tác trong nước không đủ tiềm lực tài chính thì sẽ phải bán lại phần vốn góp của
mình và như vậy là từ công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước
ngoài.
Chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân của
các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì về lâu dài
các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau
đó làsự chi phối về mặt chính trị và gây ra tình trạng mất cân đối trong cán cân
thanh toán quốc tế của quốc gia đó. Thao tác chuyển giá có ảnh hưởng xấu đến
khu vực pháp lý nơi MNC hoạt động. (Lall 1973; Natke 1985).
1.3.

Các phương pháp xác định giá thị trường.

Do việc khó khăn trong quá trình tìm kiếm các nghiệp vụ mua bán hàng
hóa giữa các công ty độc lập có cùng điều kiện tương đương với các nghiệp vụ


16

chuyển giao nội bộ để có thể so sánh với nhau, và có thể áp dụng trực tiếp
nguyên tắc căn bản giá thị trường (APL), các MNC thường áp dụng các phương
pháp tính giá chuyển giao nộ bộ khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của hàng hóa
mà chọn phương pháp thích hợp.Các phương pháp định giá theo hướng dẫn của
OECD(2) được các MNC áp dụng bao gồm:
 Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price






Method – CUP)
Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RPM)
Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method - CPM)
Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method - PSM)
Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional Net
Margin Method – TNMM)

1.3.1. Phương

pháp

giá

tự

do



thể

so

sánh

được(Comparable

Uncontrolled Price Method – CUP)

Trong Hướng dẫn của OECDcho rằng:
“Phương pháp CUP là phương pháp so sánh giữa giá cả phải trả
cho các hàng hóa, dịch vụ được chuyển giao trong các giao dịch có kiểm
soát với giá cả phải trả cho các hàng hóa, dịch vụ được chuyển giao
trong các giao dịch tự do có thể so sánh được”. (xem hướng dẫn của
OECD 2010, chương 2, phần II, mục B, tr.63-64).
Theo báo cáo của OECD, phương pháp CUP được xem là phương pháp
định giá chuyển giao trực tiếp, có độ chính xác cao so với các phương pháp
khác theo nguyên tắc giá thị trường nên được ưa chuộng hơn các phương pháp
khác.
Để áp dụng được phương pháp này thì phải lựa chọn các nghiệp vụ
thương đồng nhau để so sánh. Do hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều loại
2()Hướng

dẫn chuyển giá của OECD cho các công ty đa quốc gia và các cơ quan
hành chính thuế ( OECD Transfer Pricing Guidelines for Mutinational
Enterprises and Tax Administrations – TPG 2010).


17

hình phong phú và đa dạng nên thông thường rất ít gặp các nghiệp vụ so sánh
hoàn toàn giống nhau mà có thể xảy ra trường hợp các giao dịch không hoàn
toàn tương đồng nhau làm ảnh hưởng đến giá cả chuyển giao như chất lượng
hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, …
Khi đó chúng ta chỉ áp dụng phương pháp CUP sau khi đã điều chỉnh để loại trừ
các yếu tố ảnh hưởng. ( International Transfer Pricing 2008).
Tuân theo nguyên tắc ALP, phương pháp CUP cần phải so sánh giữa
giá chuyển giao nội bộ bên trong MNC với các giá có thể so sánh sau:
 Giá bán giữa hai công ty không là thành viên của MNC và hoàn toàn


độc lập với nhau.
 Giá bán của một công ty không liên kết cho một công ty thành viên
của MNC
 Giá bán của một công ty thành viên của MNC cho một công ty không
liên kết. (International Transfer Pricing 2008).
Kết quả so sánh sẽ xác định giá bán chuyển giao nội bộ giữa các
thành viên của MNC có tuân thủ nguyên tắc giá cả thị trường hay không. Cơ
quan thuế có quyền áp đặt giá trên để thay thế giá chuyển giao nội bộ nếu có
hiện tượng chuyển giá.
1.3.2. Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RPM)

“Phương pháp RPM là phương pháp xác định giá thị trường của
nghiệp vụ chuyển giao bằng cách lấy giá bán thực tế trừ bớt đi một
khoản chiết khấu thích ứng cho người bán lại. Khoản chiết khấu này bao
gồm các chi phí bán hàng, các chi phí hoạt động liên quan đến việc bán
hàng và lợi nhuận tương ứng hợp lý dành cho công ty thương mại”. (xem
hướng dẫn của OECD 2010, chương 2, phần II, mục C, tr.65-70).
Như vậy, phần còn lại sau khi đã trừ chiết khấu từ giá mua hàng hóa, sau
khi điều chỉnh chi phí mua hàng tương ứng, có thể được xem như là giá cả theo
nguyên tắc thị trường (ALP) cho nghiệp vụ chuyển giao giữa các công ty con
tương ứng của MNC
Các hoạt động liên quan đến bán hàng, tiếp thị và phân phối thường được
sử dụng phương pháp này. Điều kiện để áp dụng phương pháp này:


18
 Các bên giao dịch phải độc lập, không có bất cứ ràng buộc nào. Vì nếu có tồn

tại các ràng buộc, liên kết thì giá bán ra của các sản phẩm sẽ không còn tính

khách quan và tuân theo quy luật thị trường nữa.
 Nghiệp vụ mua hàng của công ty thương mại phải có liên quan đến nghiệp vụ
chuyển giao mà ta cần xác định giá thị trường (giá chuyển giao nội bộ trong các
MNC).
 Trong trường hợp không tồn tại nghiệp vụ này thì có thể tính toán giá cả theo
nguyên tắc thị trường bằng cách dựa trên khoản chiết khấu có nguồn gốc
từ chính công ty thương mại trong một thị trường tương tự. (International
Transfer Pricing 2008).
Trong thực tế có những thay đổi đã làm cho việc điều chỉnh khoản
chiết khấu mà chúng ta đề cập ở trên là không thực hiện được. Theo hướng dẫn
của OECD, đó có thể là những trường hợp sau :
 Hàng hóa mà công ty thương mại mua về sau đó đưa gia công, chế biến thêm và

làm thay đổi đáng kể giá trị của sản phẩm vì vậy mà ảnh hưởng đến việc xá định
tỷ lệ chiết khấu hợp lý.
 Hàng hóa mà công ty thương mại mua về được thay đổi nhãn hiệu thương mại
có uy tín hơn và bán ở mức giá cao hơn cũng dẫn đến việc khó xác định được


khoản chiết khấu hợp lý.
Khoảng cách về địa lý và thời gian mua, bán hàng hóa quá dài kéo theo các rủi

ro về tỷ giá, lạm phát và những biến động của nền kinh tế.
 Khác nhau về mặt chức năng kinh doanh của các chủ thể, chủng loại, quy mô,
khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm.(International Transfer Pricing
2008).
1.3.3. Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method - CPM).

Khi mà cả phương pháp giá tự do có thể so sánh được (CUP) và phương
pháp giá bán lại (RPM) không thể áp dụng được thì phương pháp giá vốn cộng

thêm (CPM) là phương pháp tiếp theo thường được sử dụng đến.


19

“Phương pháp cộng thêm chi phí dùng để xác định giá thị
trường trên cơ sở cộng thêm một khoản nâng giá thích hợp vào chi phí
sản xuất”.
Các chi phí có thể được chia thành ba loại lớn bao gồm: chi phí trực tiếp
sản xuất; chi phí sản xuất gián tiếp và các chi phí hoạt động. Những chi phí này
được tính vào chi phí cơ bản để làm cơ sở tính giá chuyển giao trong các giao
dịch và có thể xác định được. Khoản nâng giá được tính toán sao cho giá thị
trường trong chuyển giao liên kết cũng tương đương giá thị trường trong các
chuyển giao giữa các công ty con của MNC với một bên thứ ba hay giữa các
công ty hoàn toàn độc lập không có sự liên kết. (Hansen & Andersen, 2008, tr.
114-116).
Giá cả hàng hóa dịch vụ sau khi đã cộng thêm phần nâng giá này có thể
xem là căn bản giá thị trường (ALP) cho hoạt động chuyển giao trong nội bộ
MNC. Như vậy, để sự so sánh đạt hiệu quả, các điểm khác biệt trong chuyển
giao liên kết và chuyển giao không liên kết có thể tạo ảnh hưởng lên khoản nâng
giá do đó cần phải được xác định rõ ràng và cần phân biệt sự khác nhau trong
mức độ và đặc điểm của các loại chi phí trong các giao dịch. (International
Transfer Pricing 2008).
Điều quan trọng của phương pháp này là làm sao xác định cho được
khoản nâng giá phù hợp. Trong từng trường hợp cụ thể sau đây ta sẽ có các cách
xác định các khoản nâng giá khách nhau :
 Nếu công ty con chỉ thực hiện việc gia công hay sản xuất bán thành phẩm
cho công ty mẹ mà không thực hiện cho bất kỳ một công ty không liên kết trên
thị trường tự do thì khoản nâng giá phù hợp sẽ dựa trên cơ sở loại hoạt
động tương tự của một công ty không liên kết khác trên thị trường.

 Trong trường hợp công ty con vừa thực hiện hợp đồng gia công với công ty mẹ

lại vừa thực hiện hợp đồng cho công ty không liên kết trên thị trường thì các chi
phí quản lý và các chi phí chung phải phân bổ theo giá trị của những hợp
đồng gia công.
 Trong khi xác định khoản chi phí tăng thêm, chúng ta cần quan tâm đến năng
lực sản xuất, công nghệ, khối lượng sản xuất đặc biệt là yếu tố năng lực sản xuất


20

. Nếu công ty con không dành hết toàn bộ công suất hoạt động cho công ty mẹ
thì vấn đề không sử dụng hết công suất không phải thuộc trách nhiệm của công
ty mẹ, do đó không thể đưa toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản nâng giá.
 Nếu công ty con sản xuất theo hợp đồng dành hết toàn bộ công suất cho việc gia

công sản phẩm của công ty mẹ hoặc công ty có liên kết thì tại thời điểm không
sử dụng hết công suất, công ty mẹ vẫn phải chấp nhận toàn bộ chi phí này dù họ
có sử dụng hay không.

1.3.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method -

PSM)
“PSM là phương pháp xác định giá chuyển giao trong nội bộ tập
đoàn bằng cách phân tích việc phân chia lợi tức của các công ty có liên
kết tham gia trong hoạt động chuyển giao, thường đo lường bằng mức
vốn đã đầu tư của các doanh nghiệp”. (Hansen & Andersen, 2008, tr.
116-117).
Theo phương pháp này, các công ty liên kết có liên quan xác định lợi
nhuận phải chiết tách từ các nghiệp vụ chuyển giao, sau đó sẽ phân chia lợi

nhuận cho các công ty liên kết dựa trên mức đóng góp(vốn đầu tư) của họ. Mức
vốn đầu tư của từng bên liên quan sẽ được xác định trên cơ sở của hoạt động
kinh doanh và giá trị của mỗi bên.
Phương pháp chiết tách lợi nhuận thường được áp dụng khi các thành
viên của MNC có mối liên kết mua bán qua lại với nhau khá chặt chẽ không thể
tách rời ra từng giao dịch và được sử dụng để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận trong các giao dịch có thể kiểm soát được. Để xác định giá thị
trường, ta cộng tổng lợi nhuận từ các giao dịch liên kết có liên quan đến hai bên,
sau đó chia lợi nhuận tổng này thành các phần tương ứng dựa trên một số tiêu
thức. Và cuối cùng là xác định giá chuyển giao cho từng nghiệp vụ phát sinh
giữa hai bên.


21

Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại hạn chế là khó xác định được
chính xác các chi phí vận chuyển của từng giao dịch cũng như là lợi nhuận thực
tế phát sinh từ các giao dịch. ( xem hướng dẫn của OECD chương 2, phần III,
mục C, tr 93-100).
1.3.5. Phương pháp lợi nhuận ròng (Transactional Net Margin Method –

TNMM)
“Phương pháp lợi nhuận ròng là phương pháp xem xét một tỉ số
lợi nhuận sau thuế tức là một tỉ suất lợi nhuận ròng tương đối với một cơ
sở thích hợp (như là doanh thu, chi phí bán hàng, tài sản,..) và thu được
từ các chuyển giao liên kết”. (hướng dẫn của OECD, chương 2, phần III,
mục B, tr.77)
Theo hướng dẫn của OECD, đây là phương pháp được sử dụng nhiểu
nhất trong tất cả các phương pháp định giá chuyển giao và chỉ nên áp dụng đối
với những giao dịch có giá trị lớn, có đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của doanh

nghiệp.
Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế được cân nhắc đến chi phí hoặc bán
hàng, TNMM hoạt động một cách tương tự như các phương pháp CPM và
RPM tương ứng, ngoại trừ việc nó so sánh lợi nhuận ròng phát sinh từ các giao
dịch được kiểm soát và không kiểm soát được (sau khi chi phí hoạt động có liên
quan đã được khấu trừ.
Điểm mạnh của phương pháp này là xác định giá trị dựa trên từng giao
dịch nên sẽ tạo cho các doanh nghiệp so sánh có thể có một số khác biệt trong
chức năng của mình vì chúng sẽ được phản ánh trong chi phí hoạt động. Có thể
lấy lợi nhuận thu được từ các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty
không liên kết khác làm cơ sở nếu không tồn tại các chuyển giao độc lập của
các công ty con thuộc MNC. Tuy nhiên, khi các chuyển giao có mối liên hệ ràng
buộc quá chặt chẽ và đa dạng thì phương pháp này rất khó có thể tìm được các
chuyển giao độc lập tương tự để có thể so sánh. (Hansen & Andersen, 2008, tr.
117-118).


22
1.4.

Chống chuyển giá của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm
cho Việt Nam.

Chuyển giá là một xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập, phát triển và
toàn cầu hóa. Nó tác động mạnh đến nền kinh tế, các chính sách của chính phủ
và mọi mặt của xã hội. Chính vì thế, chống chuyển giá đã và đang trở thành vấn
đề quan trọng và nan giải của các quốc gia.
“Cơ quan thuế trên toàn thế giới đang chú ý tới vấn đề chuyển giá và
đang cố gắng để thay đổi quy định về thuế và các quy tắc của họ với tốc độ
nhanh, điều này làm cho các công ty tài chính và các cán bộ điều hành của các

công ty đa quốc gia trở nên đau đầu.”(Abdallah 2004 p. 1).
Cho tới nay, các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,.. đã
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống chuyển giá.
1.4.1. Hoạt động chống chuyển giá của Mỹ.

Từ thời kỳ chiến tranh lần thứ nhất, các quy định về giá chuyển giao đã
trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ. Bắt đầu là phần 482 của Luật Thu
nhập nội bộ (Internal Revenue Code - IRC) ban hành vào năm 1968. Mục đích
của điều khoản 482 nhằm cải thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan Thuế.
Theo điều khoản này, giá chuyển giao tài sản vô hình và hữu hình giữa các chi
nhánh của doanh nghiệp ở các nước khác nhau phải được xác định tương đương
với giá cung cấp cho bên thứ ba, hoặc tương đương với giá của một doanh
nghiệp khác có sản phẩm tương tự.
Khi giá chuyển nhượng làm thay đổi khác biệt rõ rệt số thuế thu nhập
phải nộp, điều khoản này cho phép cơ quan thuế xác định lại giá chuyển giao
nhằm tính lại lợi nhuận trước thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đến tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (Internal Revenus Service
- IRS) đề nghị hai phương pháp với mục đích thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với
thu nhập. Thứ nhất là dựa trên phân tích các giao dịch có thể so sánh; thứ hai là
dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết.


23

Tới tháng 1/1992, IRS đã ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp
định giá mới, tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch.
Tháng 1/1993, IRS ban hành quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994 quy định chính
thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 8/7/1994 cho đến nay.
Theo quy định này, giá chuyển giao tài sản vô hình phải được xác định
theo một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giao dịch không liên kết có

thể so sánh (CUT); Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (CPM); Phương pháp
tách lợi nhuận (SPM); và các phương pháp khác không định rõ.
Về hình thức xử phạt, số tiền phạt vi phạm về giá chuyển giao dao dộng
từ 20-40% số thuế khai thiếu.
1.4.2. Chống chuyển giá ở Trung Quốc

Trung quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển và ngày càng thu hút
nhiều vốn FDI, trong Báo cáo đầu tư thế giới – UNCTAD 2006 quốc gia này thu
hút số vốn lên đến 72 tỷ USD. Theo chính phủ Trung Quốc, thông qua các hoạt
động đầu tư sản xuất kinh doanh, một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang
sử dụng thủ thuật chuyển giá nhằm làm giảm hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế. Có
nhiều công ty nước ngoài tuy tiếp tục báo cáo thua lỗ nhưng lại tăng cường hoạt
động ở Trung Quốc.
Chính phủ nước này đang đẩy mạnh việc kiểm tra hoạt động của MNC,
đặc biệt là thực hiện chính sách cứng rắn đối với vấn đề chuyển giá. Hiện Trung
Quốc dựa vào một số căn cứ pháp lý để xử lý vấn đề về chuyển nhượng định
giá:
 Luật Quản lý trưng thu thuế Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân (CHND)

Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/4/2001 tại kỳ họp lần thứ XI, Ủy ban
Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ IX.
 Nguyên tắc thực hiện Luật Quản lý trưng thu thuế Nhà nước nước

CHND Trung Hoa (Quốc vụ viên công bố ngày 7/9/2002).
 Luật Thuế doanh nghiệp Nhà nước nước CHND Trung Hoa (tại kỳ họp

lần thứ V, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ X thông qua ngày
16/3/2007).



24

 Điều khoản thực hiện Luật Thuế doanh nghiệp nhà nước nước CHND

Trung Hoa (Quốc vụ viện công bố ngày 06/12/2007).
 Biện pháp điều chỉnh thuế đặc biệt, Tổng cục Thuế quốc gia Trung Quốc

căn cứ vào quy pháp và hiệp định trưng thu thuế quốc tế có hữu quan
(công bố ngày 28/01/2009)
< />pers_id=2177079&item_id=95031134&p_details=1> , truy cập ngày
08/08/2014 )
Các quy định về chống chuyển giá của Trung Quốc được xây dụng gắn
với thông lệ quốc tế và dựa theo hướng dẫn của OECD. Tuy nhiên có bốn điểm
mà luật chống chuyển giá ở Trung Quốc khác với luật ở Mỹ:
Một là, nghĩa vụ thuế ở Trung quốc không được hợp nhất, một MNC đầu
tư thành lập một vài công ty con tại nước này có thể sẽ chịu thanh tra về chống
chuyển giá nhiều lần.
Hai là, các điều chỉnh về định giá chuyển giao được cơ quan thues Trung
quốc đưa ra không chỉ để áp đặt để tính thuế thu nhập mà còn tính thuế giá trị
gia tăng, thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác nếu có liên quan.
Ba là, ở Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên
dựa trên các nguồn thông tin mà mọi người đều biết, còn Trung Quốc xây dựng
các dữ liệu từ việc so sánh bí mật.
Cuối cùng, pháp luật thuế chống chuyển giá của Tung Quốc là công cụ
pháp lý quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho cơ quan thuế nước này quản
lý thuế TNDN đối với các MNC hoạt động tại Trung Quốc.
Như vậy, tùy thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống luật của mỗi nước mà
có những chính sách chống chuyển giá phù hợp
Kết luận chương 1:
Định giá chuyển giao là công cụ để cho các MNC dịch chuyển vốn trên

quy mô toàn cầu nhằm phục vụ các mục tiêu của bản thân MNC. Còn chuyển
giá là hoạt động mang tính chủ quan của MNC nhằm tìm cách tối thiểu hóa số
thuế phải nộp thông qua việc xác định các giá trị chuyển giao trong các giao
dịch nộ bộ của MNC không theo đúng giá thị trường, qua đó chủ động lựa chọn
quốc gia để khai báo thuế với các thuế suất có lợi nhất cho MNC mà không
quan tâm đến quyền lợi của các quốc gia có liên quan.
Động cơ cũng như là các thủ thuật chuyển giá của các MNC này ngày
càng phức tạp và tinh vi - đây là vấn đề làm đau đầu cơ quan thuế và làm chính
phủ mất khả năng quản lý nền kinh tế theo định hướng đã đề ra. Lý do là chưa


25

tìm được phương pháp tiếp cận chính xác và cụ thể cũng như sự phối hợp toàn
diện trên quy mô toàn cầu.
Từ kinh nghiệm thực tế của mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần lưu ý hai
vấn đề:
Thứ nhất, cần nghiên cứu, ban hành những quy định, chuẩn mực và tiến
tới luật hóa vấ đề này vì ngay cả các nước phát triển và dang phát triển đều đã
và đang hoàn thiện dần hệ thống pháp luật về chuyển giá.
Thứ hai: vấn đề chuyển giá rất phức tạp và tế nhị, nó ảnh hưởng đến
quyền lợi của cả hai quố gia và đôi khi lại làm chậm tốc độ phát triển của các
quốc gia đang thu hút ngoại lực nhằm phát triển kinh tế.
Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp
luật ngay từ bây giờ, để tránh tình trạng thực hiện nhưng thiếu thực tế làm ảnh
hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư và thiệt hại tài sản quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh:
1. Dunning J.H, 1993, Multinational Enterprises and the Global Economy,


tr.117-168).
2. Hirshleifer, J. (1956), “On the Economics of Transfer Pricing”, Journal of

Business29, tr.172-183.
3. G. Mensch 2003, “Verrechnungspreise als Controlling-Instrument,

Zeitschrift Betrieb und Wirtschaft, Jg. 22/2003, tr.925-931, tr.927.
4. Gevoian Ielyzaveta 2013, “The Role of the OECD Transfer Pricing
Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations for
OECD and non-OECD countries”, Lun University School of economics
and management.
5. John H. Dunning 1992, Multinational Enterprises and the Global

Economy, Cheltenham Press, U.S, tr.3.


×