Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nhân vật nữ trong nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và trong chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của svetlana alexievich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI ĐỨC HIẾN

NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG
CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA
ALEXIEVICH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI ĐỨC HIẾN

NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG
CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA SVETLANA
ALEXIEVICH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 8 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:



PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ
HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS .
Phùng Gia Thế - ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình học tập, luôn động viên và giúp đỡ để tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo những ngƣời đã cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong
khóa học vừa qua. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ
văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn đƣợc hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo
và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Đức Hiến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS.
Phùng Gia Thế. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Đức Hiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8
7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 8
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chƣơng 1. SÁNG TÁC CỦA SVETLANA ALEXIEVICH VÀ BẢO
NINH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VỀ CHIẾN TRANH ................. 10
1.1. Về hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich và Bảo Ninh ............. 10
1.1.1. Hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich ................................ 10
1.1.2. Hành trình sáng tác của Bảo Ninh ................................................. 12
1.2. Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ
nữ trong dòng chảy văn học về chiến tranh ................................................. 13
1.2.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi
buồn chiến tranh ....................................................................................... 13
1.2.2. Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết và vị trí của “Chiến
tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” trong dòng chảy văn học .......... 18
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 23
Chƣơng 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ
TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ

NHÌN TỪ NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG ................................................. 24
2.1. Ngƣời phụ nữ phải đối diện với hoàn cảnh khắc nghiệt ....................... 24
2.2. Ngƣời phụ nữ với những chấn thƣơng .................................................. 36


TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 46
Chƣơng 3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ TRONG CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ
MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ ........................................................................ 47
3.1. Nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh .............................................. 47
3.1.1. Nỗi cô đơn cam chịu ....................................................................... 47
3.1.2. Những bi kịch thân phận ................................................................. 52
3.1.3 Tình yêu và bản năng tính dục ......................................................... 58
3.1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................ 65
3.2. Nhân vật nữ trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ ........ 76
3.2.1. Phụ nữ là nạn nhân bi kịch của chiến tranh ................................... 76
3.2.2 Niềm tự hào về bản thể giới nữ ........................................................ 85
3.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................ 92
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................ 101
KẾT LUẬN ................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong cấu trúc của tác phẩm tự sự, nhân vật có vai trò đặc biệt quan
trọng. Nhân vật có chức năng giống nhƣ chiếc chìa khoá giúp độc giả khám
phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm và tƣ tƣởng của nhà văn. Xây dựng nhân
vật, do đó luôn đƣợc xem là yếu tố then chốt cho thấy tài năng và sự sáng tạo

của nhà văn. Tên tuổi của những nhà văn lớn thƣờng gắn liền với những nhân
vật mà họ đã sáng tạo ra.
1.2. Trong các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là những
tác phẩm đƣợc viết trong thời kì chiến tranh và viết về đề tài chiến tranh thì
hình tƣợng phổ biến nhất là hình tƣợng ngƣời lính. Bên cạnh đó, hình tƣợng
nhân vật ngƣời phụ nữ cũng đƣợc đặc biệt chú ý trong quá trình kiến tạo tác
phẩm, phản ánh cuộc sống gian khổ và những khắc nghiệt của con ngƣời do
chiến tranh gây ra, nhất là những ngƣời trực tiếp tham gia chiến trận. Nhân
vật ngƣời phụ nữ đã truyền tải những thông điệp, cái nhìn, quan niệm của nhà
văn về cuộc chiến cũng nhƣ cuộc đời, đồng thời cũng góp phần quan trọng
trong việc truyền tải những giá trị tƣ tƣởng - thẩm mĩ đặc thù cho tác phẩm
văn học.
1.3. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich là hai tác phẩm viết về chiến tranh
rất tiêu biểu của nền văn học Nga và Việt Nam. Trƣớc nay, đã có nhiều công
trình nghiên cứu, bài viết với những hƣớng tiếp cận phong phú về hai tác
phẩm này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu mới xem xét chúng trong
phạm vi tách biệt, riêng lẻ, thực tế chƣa có công trình nào tìm hiểu về hình
tƣợng nhân vật nữ trong hai tác phẩm dƣới góc nhìn của văn học so sánh.
1.4. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở bậc học trung học phổ thông, học
sinh đƣợc tiếp xúc các tác phẩm với hệ thống nhân vật mang nhiều đặc trƣng


2
gắn với phong cách sáng tác của từng nhà văn. Đặc biệt, trong công tác giảng
dạy và đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển năng lực nhƣ hiện nay, việc
khai thác tác phẩm theo hƣớng văn học so sánh đang đƣợc chú ý. Thiết nghĩ,
việc nghiên cứu về nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ là một cách gợi mở hƣớng tiếp cận mới cho
học sinh, đồng thời cung cấp những tƣ liệu phục vụ cho các thầy cô giáo và

các em học sinh trong quá trình tìm hiểu, lý giải, phân tích những tác phẩm
văn học viết về chiến tranh trong văn học thế giới nói chung.
Với những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Nhân vật nữ
trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich” nhằm mục đích chỉ rõ những
điểm tƣơng đồng và khác biệt về thế giới nhân vật nữ trong hai tác phẩm.
Đồng thời, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần sức lực của
mình vào việc khẳng định vị trí của bộ môn Văn học so sánh cũng nhƣ việc
ứng dụng hƣớng đi này trong thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học ở nƣớc
ta hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là
hai tác phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có
công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào việc so sánh về nhân vật nữ
trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một
khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich. Rải rác đâu đó ở các công trình
nghiên cứu cũng nhƣ trong một số bài viết riêng lẻ từng tác phẩm của từng
nhà văn, một số nhà phê bình đã gặp gỡ nhau trong cách đánh giá sơ bộ về nội
dung tƣ tƣởng đƣợc thể hiện trong hai tác phẩm, trong đó có thể kể tới một số
bài viết tiêu biểu nhƣ sau:


3
Là một trong những nhà văn lão thành của văn học Việt Nam, ngƣời cho
đến nay vẫn gắn bó với đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọc
trong bài viết về tác phẩm Thân phận của tình yêu (Báo Văn nghệ số 37 năm
1991) đã chỉ rõ “Cuốn sách Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh là sự nghiền
ngẫm về chiến thắng, ý nghĩa và giá trị to lớn và dữ dội của chiến thắng. Nó chỉ
cho chúng ta biết rằng, chúng ta đã làm nên chiến công vĩ đại thắng Mĩ với cái
giá ghê gớm đến chừng nào. Một đặc sắc nữa của cuốn sách này là tác giả viết

với tư cách hoàn toàn của người trong cuộc, không đứng ngoài, đứng trên nhìn
ngắm mà đứng trong, thậm chí ở tận đáy của cuộc chiến tranh. Anh viết về cuộc
chiến tranh “của anh” gần như bằng tất cả máu của anh. Về nghệ thuật, đó là
thành tựu cao nhất của văn học đổi mới” [29].
Trong bài giới thiệu về Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Nam Dao viết: “Tác
phẩm không hậu hiện đại qua những hình thức thời thượng. Tác phẩm cổ điển từ
cấu trúc đến văn phong. Tác phẩm nói về chiến tranh qua thân phận thời hậu
chiến, với cái đau đằng đẵng của con người cứ tưởng chiến tranh chấm
dứt. Không, không như tiếng bom đạn thôi nổ trên đầu, nó nổ trong đầu. Máu
không chảy ra ngoài, nó chảy vào trong. Đã xảy ra, chiến tranh không bao giờ
thực sự kết thúc với những người sống sót sau cuộc chiến. Nó chỉ kết thúc trên
những trang sử biên niên, với ngày tháng trơ lỳ. Nhưng trong văn chương đích
thực, nó còn đó như những vết trầy trụa đớn đau chẳng bao giờ lành, cảnh báo
để những thế hệ mai hậu biết trân quí hòa bình…”[30].
Thực tế khi mới ra đời đã có không ít nhà phê bình coi cuốn tiểu thuyết của
Bảo Ninh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện thực”, “bôi nhọ quân đội”
(chẳng hạn nhƣ bài viết của Đỗ Văn Khang trên tuần báo Văn nghệ số 43, ra
ngày 26/10/1991), song nhìn chung tác phẩm này đƣợc đánh giá rất cao từ phía
các nhà phê bình, nghiên cứu và cả ngƣời đọc. Đây cũng là xu hƣớng đánh giá
chung của các nhà phê bình, nghiên cứu về tác phẩm ở hiện thời.


4
Trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh” (in trong Thi pháp
hiện đại), học giả Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn
chiến tranh là một hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối
thoại..., là một cuộc phiêu lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới” [20;
tr.271]. Tuy vậy, nhận xét của nhà nghiên cứu ở đây mới dừng ở mức khái
quát, chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn từ của tác
phẩm.

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh” (in trong sách Tự sự học - một số vấn đề lí
luận và lịch sử) khi nghiên cứu về đặc sắc của cuốn tiểu thuyết này đó là kĩ
thuật dòng ý thức đã khẳng định: “Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà miêu
tả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến “Nỗi buồn chiến tranh” thì kĩ thuật
dòng ý thức được vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối
cách tổ chức của tác phẩm” [8; tr.121].
Quan tâm đến thi pháp nghệ thuật của tác phẩm, Phạm Xuân Thạch
trong bài Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ
nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp khẳng định: “Riêng Bảo Ninh,
anh đã đẩy những khuynh hướng nghệ thuật của những nhà văn đi trước đến
một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền
thống (theo kiểu tiểu thuyết - ký sự như Đất trắng) để theo đuổi tiểu thuyết
tâm lý” [39; tr.34].
Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, đúng nhƣ nhận xét của nhà văn Nguyễn
Quang Thiều “Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chinh phục được bạn đọc
nhiều nước trên thế giới trước hết vì nó đã chạm vào mẫu số chung của nhân
loại”. Trên thực tế, tiểu thuyết của Bảo Ninh đã đƣợc dịch, giới thiệu ở nhiều
nƣớc trên thế giới và đƣợc chào đón nồng nhiệt. Tờ Independent, một trong
những nhật báo có uy tín của nƣớc Anh đã nhận xét về tác phẩm của Bảo


5
Ninh: “Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến
tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu
thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, “Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh” của
Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ,
cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động tuyệt đẹp”.
Bên cạnh đó, trên một số tạp chí về văn học trong và ngoài nƣớc, trên
những trang mạng cũng xuất hiện hàng loạt bài viết về cuốn tiểu thuyết này.

Nhìn chung, có thể thấy, đã có nhiều ý kiến bình luận khác nhau, thậm chí trái
chiều về Nỗi buồn chiến tranh, song về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu
đều khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong đời sống tiểu thuyết
đƣơng đại.
Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một trong những tác
phẩm nổi tiếng nhất của Svetlana Alexievich. Xuất bản lần đầu tại Nga năm
1983, đến những năm cuối thập niên 80, cuốn sách đƣợc xuất bản tại Việt
Nam qua bản dịch của nhà văn Nguyên Ngọc. Mới đây tác phẩm đƣợc Tao
Đàn mua bản quyền và đƣợc nhà văn Nguyên Ngọc dịch mới hoàn toàn so với
bản trƣớc đó.
Ngay từ trƣớc khi cuốn sách đƣợc dịch sang tiếng Việt nó đã đƣợc chú ý
ở Việt Nam. Trên tạp chí Sông Hương - số 20 (tháng 8 - 1986) có đăng bài:
“Xet - la - na và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” do
Vƣơng Kiều dịch theo bản tiếng Pháp đã ghi lại cuộc trả lời phỏng vấn của bà
về một số vấn đề xoay quanh tác phẩm, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ từng
tham gia cuộc chiến: "Tôi đã tiếp xúc với những mẫu người phụ nữ thật hết
sức khác nhau, có người thái độ của họ quả quyết trong chiến tranh, có người
bị chiến tranh đè bẹp, có người giữ được bản chất thanh khiết, lại có người bị
tước mất tinh thần mơ mộng, có người e dè khép kín, có người lại cởi mở. Đó


6
là những phụ nữ với sức mạnh tinh thần của họ, cộng với khả năng to lớn của
tâm hồn nhân bản, họ đã tạo nên chủ đề cuốn sách của tôi” [22].
Lê Hồng Lân cũng đã đề cập một vài nét về tác phẩm trên tạp chí Văn
nghệ quân đội: "Còn hàng trăm câu chuyện khủng khiếp khác về gương mặt
bị bầm nát của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh. Hơn 20 triệu
người Nga Xô Viết chết trong chiến tranh thế giới thứ hai có bao nhiêu gương
mặt phụ nữ? Khó ai biết chính xác, nhưng đọc cuốn sách này ta biết hàng
nghìn thân phận, hàng nghìn gương mặt người phụ nữ không còn nguyên

dạng cả bên trong lẫn bên ngoài. Họ là ai? Là phụ nữ từ nông dân đến trí
thức, từ nông thôn ra thành thị. Họ là binh nhất, binh nhì, du kích, y tá, cứu
thương, bác sĩ phẫu thuật... Họ là cơ trưởng, trung sĩ lái máy đầu kéo, chiến
sĩ súng máy, xạ thủ bắn tỉa, chiến xa hạng nặng… Họ là những cô gái trẻ
chưa một lần yêu không may rơi vào tay bọn Đức. Thường các cô có một viên
đạn để tự kết liễu nếu không may rơi vào tay giặc, nhưng cô không kịp trở
tay. Sáng hôm sau đồng đội thấy cô bị cắt vú, moi mắt, cắt bộ phận sinh dục
và đóng cọc xuyên qua người. Trên gương mặt dù thảng thốt và đau đớn vẫn
không giấu được vẻ đẹp của tuổi 19” [23].
Trong bài viết “Một cuốn sách viết về chiến tranh, mà lại toàn về phụ
nữ”, Trang Nguyen đã khẳng định “Quan trọng hơn, tác phẩm của bà đã kêu
gọi loài người cùng đứng lên để chống lại một cuộc chiến có thể xảy ra trong
tương lai, bởi không thể để những trang sử đen tối lặp lại với hàng triệu
người bị tước quyền sống yên ổn. Tương lai, nhất định phải được kiến tạo
trên nền tảng hòa bình”.
Có thể nói, những nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết Chiến tranh không
có một khuôn mặt phụ nữ mới chủ yếu đƣợc in trên các tạp chí, các trang báo
mạng và trên các diễn đàn, chƣa phong phú về số lƣợng và chƣa sâu sắc về
mức độ nghiên cứu. Nhìn chung, các bài viết mới mang tính chất giới thiệu


7
cuốn sách đến với độc giả Việt Nam, có một số bài nghiên cứu, nhận diện một
cách khái quát tác phẩm và tác giả mà chƣa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hay tiếp cận tác phẩm ở một góc độ lý
thuyết nào đó. Đồng thời cũng chƣa có công trình nào nghiên cứu tác phẩm
trên tinh thần so sánh, đối chiếu với các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài.
Dựa trên đặc điểm của hai cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana
Alexievich, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Nhân vật nữ trong Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ
nữ của Svetlana Alexievich” với mục đích làm rõ điểm tƣơng đồng và khác
biệt, những tƣơng tác văn hóa, văn học thông qua thế giới nhân vật nữ của hai
tác phẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.1.1. Đối sánh hệ thống nhân vật ngƣời phụ nữ trong hai tác phẩm để
nhận biết những tƣơng đồng, ảnh hƣởng, khác biệt đồng thời thấy đƣợc nỗ lực
sáng tạo riêng của mỗi nhà văn.
3.1.2. Góp phần vào việc khẳng định sự thành công khi xây dựng hình
tƣợng nhân vật nữ trong hai tác phẩm của hai nhà văn nổi tiếng. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần vào việc khẳng định vị trí, tầm quan
trọng của bộ môn Văn học so sánh trong bối cảnh nghiên cứu, giảng dạy văn
học hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tập hợp và trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
3.2.2. Nghiên cứu so sánh nhân vật nữ trong hai tác phẩm nói trên ở cả
trên hai bình diện tƣ tƣởng và thi pháp nghệ thuật.


8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật nữ trong hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và
trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát và phân tích của luận văn chủ yếu tập trung vào hai tác
phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievich,
Nhà xuất bản Hà Nội, 2017 và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nhà xuất
bản Trẻ, 2012.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngƣời viết sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống, trong đó, so sánh đƣợc xem là phƣơng pháp
chủ yếu.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận, luận văn nhằm góp phần làm rõ đặc trƣng của văn
học so sánh với tƣ cách là một bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa nền văn
học dân tộc và văn học thế giới.
6.2. Trên cơ sở so sánh thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh và trong Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svetlana
Alexievich, luận văn chỉ ra những nét tƣơng đồng cũng nhƣ điểm khác biệt về
đặc điểm và cách xây dựng nhân vật nữ của hai tác giả.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chương 1: Sáng tác của Svetlana Alexievich, Bảo Ninh trong dòng chảy
văn học về chiến tranh.


9
Chương 2: Nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ - Nhìn từ những điểm tƣơng đồng.
Chương 3: Những điểm khác biệt về nhân vật nữ trong Nỗi buồn chiến
tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ.


10

NỘI DUNG

Chƣơng 1. SÁNG TÁC CỦA SVETLANA ALEXIEVICH
VÀ BẢO NINH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VỀ CHIẾN TRANH
1.1. Về hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich và Bảo Ninh
1.1.1. Hành trình sáng tác của Svetlana Alexievich
1.1.1.1. Tiểu sử
Svetlana Alexievich sinh năm 1948 tại thị trấn phía tây Ukraina song
Alexievich lớn lên ở Belarus. Svetlana Alexievich là một nhà báo điều tra và
nhà văn chủ yếu viết thể loại văn xuôi hiện thực. Bà đã giành đƣợc nhiều giải
thƣởng danh giá: giải thƣởng Leninsky Komsomol ở Liên Xô (1986), giải
Book Circle ở Hoa Kì và đặc biệt là giải thƣởng Nobel Văn học năm 2015 “vì
lối viết phức điệu, một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm
trong thời đại của chúng ta”. Bà là nhà văn đầu tiên của Belarus nhận giải
thƣởng này [21].
1.1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Svetlana Alexievich bắt đầu viết từ khi còn học trung học. Sau khi tốt
nghiệp ngành báo chí ở trƣờng Đại học Minsk - Belarus (từ 1967 - 1972) bà
đã chọn làm việc cho một tờ báo địa phƣơng gần biên giới Ba Lan. Chọn
thành phố vùng giáp biên để lập nghiệp ngay từ buổi đầu, nữ phóng viên trẻ
đã thể hiện quan điểm chính trị của mình rất rõ ràng đó là không thỏa hiệp và
không khoan nhƣợng.
Trong nhiều năm làm báo, vào những năm 70 của thế kỉ XX, Alexievich
đƣợc tiếp xúc với những ngƣời phụ nữ từng đi qua thế chiến thứ hai, đƣợc
nghe những câu chuyện thấm đẫm nƣớc mắt về sự thảm khốc của chiến tranh.
Những mẩu chuyện vụn vỡ ban đầu ấy gây cho bà những ấn tƣợng sâu sắc. Bà
bắt đầu hành trình của mình, đã gửi hàng trăm bức thƣ, điện tín tới những


11
ngƣời đã từng là nữ chiến binh 20 năm trƣớc, mong có sự phản hồi.
Alexievich đã dành ra bảy năm, đi qua hơn 100 thành phố, thị trấn và các khu

dân cƣ làng mạc, chuyện trò với hàng nghìn phụ nữ Liên Xô - những ngƣời đã
tham gia thế chiến thứ hai. Những câu chuyện của họ đƣợc Alexievich xâu
chuỗi, sắp đặt lại và tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ đã
ra đời vào năm 1983. Cuốn tiểu thuyết là lời tự bạch của những ngƣời phụ nữ
từng đi qua chiến tranh thế giới thứ hai ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Qua đó,
một bức tranh sống động nhƣng cũng đầy đau thƣơng, mở màn cho nhiều tác
phẩm quan trọng khác sau này của bà đƣợc hé mở.
Tác phẩm quan trọng khác là Quan tài kẽm, xuất bản năm 1989 viết về
cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan trong những năm 1979 - 1989 với
những thân phận bị lãng quên. Vừa ra đời, tác phẩm gây nên nhiều tranh luận
tại Liên Xô vì bị cho là “vu khống” và “tƣởng tƣợng”. Svetlana Alexievich đã
phải trải qua nhiều năm để hoàn thành cuốn sách này, trên 500 lần gặp gỡ,
phỏng vấn những cựu binh trở về từ cuộc chiến và những ngƣời mẹ của
những binh sĩ đã bỏ mạng ở chiến trƣờng. Qua Quan tài kẽm, nhà báo
Svetlana Alexievich đã phơi bày lịch sử bi thảm của cuộc chiến, câu chuyện
này có điểm giống với cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam - theo lời miêu tả xúc
động của Larry Heinemann trong lời giới thiệu cuốn sách.
Trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn, đƣợc thế giới tôn vinh phải kể
đến Tiếng vọng từ Chernobyl xuất bản 1997. Tác phẩm đã phơi bày nỗi kinh
hoàng của những ngƣời làm công việc dọn dẹp phóng xạ sau thảm họa hạt
nhân Chernobyl ở Ukraine ngày 26/4/1986. Vụ việc này đƣợc coi là vụ tai
nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lƣợng hạt nhân thế giới. Vì
không có tƣờng chắn nên đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng
ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và
đông Hoa Kỳ. Ngoài ra nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị


12
ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cƣ cho hơn 336.000
ngƣời. Khoảng 60-70


bụi phóng xạ đã rơi xuống Belarus - quê hƣơng của

nhà văn Svetlana Alexievich. Cuốn sách này trở thành bài học cho mọi ngƣời
trên thế giới về cách đối xử với những hậu quả của một thảm họa hạt nhân.
Trong sự nghiệp làm báo, bà từng phỏng vấn hàng nghìn nhân chứng trải
qua những sự kiện chấn động nhất Liên Xô gồm Thế chiến thứ hai, Chiến
tranh Liên Xô - Afghanistan, sự sụp đổ của Liên Xô (1991) và thảm họa hạt
nhân Chernobyl (1985). Hầu hết tác phẩm của Alexievich đã đƣợc xuất bản ở
nhiều quốc gia, đƣợc ghi nhận nhƣ những biên niên sử bằng văn chƣơng về
đất nƣớc, con ngƣời Xô-viết và hậu Xô-viết [23].
1.1.2. Hành trình sáng tác của Bảo Ninh
1.1.2.1. Tiểu sử
Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phƣơng, sinh năm 1952 tại
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông vào bộ đội năm từ 1969, từng chiến đấu ở mặt
trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sƣ đoàn 10. Năm 1975,
ông giải ngũ. Từ năm 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, ra trƣờng làm việc
ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ năm 1984-1986 Bảo Ninh học khoá 2 Trƣờng
viết văn Nguyễn Du sau đó có thời gian dài làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ.
1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Bảo Ninh đƣợc độc giả biết đến khi cho ra đời truyện ngắn Trại bảy chú
lùn năm 1987. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in
lần đầu năm 1987 với tên gọi Thân phận của tình yêu) đƣợc tặng Giải thƣởng
Hội Nhà văn Việt Nam và đƣợc đón chào nồng nhiệt. Tác phẩm kể về cuộc
đời của ngƣời lính tên Kiên, đan xen hai dòng hồi ức giữa hiện tại và quá khứ
về chiến tranh và mối tình với cô bạn học tên Phƣơng. Vừa mới ra đời tác
phẩm đã gây một tiếng vang lớn đúng nhƣ nhà văn Nguyên Ngọc đã ca ngợi:



13
"Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy
nhiên, có lẽ vì tác phẩm đề cập đến những vấn đề quá nhạy cảm mà trong hơn
10 năm sau đó nó không đƣợc in lại. Mặc dù vậy, dƣới ánh sáng của công
cuộc đổi mới văn học, tác phẩm này vẫn đƣợc yêu thích.
Nỗi buồn chiến tranh đƣợc dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và
Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", đƣợc
ca tụng rộng rãi và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình đánh giá là một trong
những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Cuốn tiểu thuyết này đƣợc
phổ biến rộng rãi ở phƣơng Tây và là một trong số ít cuốn sách viết về chiến
tranh từ quan điểm phía Việt Nam đƣợc xuất bản ở đây. Thông qua tiểu
thuyết này, điều mà ngƣời đọc khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan
điểm về chiến tranh và hậu chiến mà không hề lên án phía bên kia.
Đến năm 2005, tiểu thuyết này đƣợc tái bản với nhan đề ban đầu là Thân
phận của tình yêu và năm 2006 khi tái bản nó đƣợc trở về với nhan đề thành
nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh.
Ngoài ra, Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh,
nhƣ truyện ngắn Bội phản trong tập Văn Mới do Nhà xuất bản Văn học
xuất bản, đƣợc ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhân
vật. Bên cạnh đó là truyện “Khắc dấu mạn thuyền” hiện đã đƣợc dựng
thành phim.
1.2. Nỗi buồn chiến tranh và Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ
trong dòng chảy văn học về chiến tranh
1.2.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi buồn
chiến tranh
1.2.1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam
Thế kỷ XX, nƣớc ta bƣớc qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, di chứng để
lại ngổn ngang trên mảnh đất quê hƣơng, trên cơ thể con ngƣời. Văn chƣơng



14
là sản phẩm của tinh thần, nó đồng hành cùng con ngƣời và cùng chung vấn
nạn của đất nƣớc. Chính vì vậy, có thể xem chiến tranh cách mạng là đề tài
chính của các tác phẩm văn học cách mạng. Trong lịch sử hàng nghìn năm
chống ngoại xâm có thể nói, ba mƣơi năm gồng mình chiến đấu chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ là quãng thời gian toàn quân, toàn dân ta tiến hành
một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất. Chiến tranh là đảo lộn mọi gốc
rễ của xã hội, làm thay đổi mọi giá trị của dân tộc và thay đổi tâm hồn của cả
một thế hệ.
Văn học Việt Nam có một truyền thống lâu đời là luôn đề cao ngƣời phụ
nữ. Bản chất ngƣời phụ nữ dù thuộc dân tộc nào, thời đại nào cũng đều là
những con ngƣời yêu hòa bình. Họ là những con ngƣời với sứ mệnh thiêng
liêng và cao cả nhất, đó chính là “nguồn sống” nuôi dƣỡng con ngƣời của các
thế hệ nối tiếp nhau. Cho dù là đất nƣớc nào, dân tộc nào, chiến tranh cũng
đều đem đến cho ngƣời phụ nữ sự đau khổ, mất mát, hi sinh.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phát triển trong hoàn cảnh cả
nƣớc chống chọi với bọn đến quốc xâm lăng. Nó trở thành vũ khí tƣ tƣởng
chống xâm lƣợc. Nhân vật đƣợc xây dựng trở thành nhân vật lý tƣởng, họ là
con ngƣời cộng đồng, con ngƣời tập thể với khát vọng đƣợc phục vụ cho Tổ
quốc. Đó là những con ngƣời bình thƣờng nhƣng rất vĩ đại nhƣ anh Nhẫn
trong Cỏ non, anh Trỗi trong Sống như anh, Nguyễn Gia Định trong Sống mãi
với thủ đô (1961) hay những trinh sát ở Hạ Lào là Lƣơng và Khiêm trong
Trước giờ nổ súng (1960), anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên… Nhà văn
muốn thông qua con ngƣời để thể hiện lịch sử, mọi vấn đề của con ngƣời đều
liên quan đến lịch sử, đến quá trình đấu tranh cho dân tộc.
Bên cạnh những ngƣời lính anh hùng, các nhân vật nữ cũng trở thành
hình tƣợng anh hùng bất khuất. Đó là chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng
(Nguyễn Thi), chị Tƣ Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh viện, Kan Lịch



15
trong tác phẩm cùng tên của Hồ Phƣơng, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh
Đức… Hầu hết các nhân vật trong văn xuôi trƣớc 1975 đều là những con
ngƣời lý tƣởng, con ngƣời có ý thức chính trị cao, con ngƣời biết quên cái tôi
cá nhân để sống cho cái chung của đất nƣớc.
Sau 1975, đất nƣớc bƣớc sang thời kì mới, chuyển từ chiến tranh sang
hòa bình. Văn học tập trung đi sâu vào đời tƣ - thế sự, nhìn nhận con ngƣời
dƣới nhiều góc độ. Tiêu biểu là Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau; Lê Lựu với Thời xa vắng; Dƣơng Hƣớng với
Bến không chồng; Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng,… đã thể hiện những sự đổi
mới đó. Đặc biệt, với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã thể hiện một cách
rất mới về hình ngƣời phụ nữ. Họ không còn đƣợc miêu tả bằng cảm hứng sử
thi với cái nhìn có phần giản đơn nhƣ trƣớc nữa. Hình ảnh ngƣời phụ nữ ở
đây đƣợc tiếp cận ở phƣơng diện tàn khốc của chiến tranh, ở những góc khuất
của tâm hồn mà trƣớc đây chƣa đƣợc hoặc chƣa đƣợc phép đƣợc nói tới..
1.2.1.2. Vị trí của “Nỗi buồn chiến tranh” trong dòng chảy văn học viết
về chiến tranh
Nhƣ một luồng gió mới về đề tài chiến tranh cách mạng, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh đã nhanh chóng chinh phục độc giả, đƣợc độc giả đặc
biệt quan tâm từ ngƣời hâm mộ lẫn những ngƣời phản đối tác phẩm. Khác với
những tác phẩm theo khuynh hƣớng sử thi trƣớc đó, thƣờng khắc họa chiến
tranh từ góc độ cộng đồng, miêu tả hùng tâm tráng chí của ngƣời lính chiến
đấu vì vận mệnh đất nƣớc, Bảo Ninh đã thể hiện cái nhìn chiến tranh từ một
góc độ khác đó là con ngƣời cá nhân, những thân phận con ngƣời, đi sâu vào
khám phá nỗi niềm cá nhân của họ.
Đến năm 1991, Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong ba tác phẩm
đƣợc giải thƣởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn Nguyên Ngọc
- ngƣời lãnh đạo Hội nhà văn thời kì ấy đánh giá cao thành quả sáng tạo của



16
Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh. Ông nhận xét: “Đây là cuốn tiểu thuyết
về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách
chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Cuốn sách này không mô tả chiến
tranh. Nó mô tả một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay. Hiện thực ở
đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm,
quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách nhiệm lương tâm. Cuốn sách nặng nề
này không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm
hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy
vọng… Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”
[30]. Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến cho “cách tiếp cận đề tài của Bảo Ninh
giống như một sự liều lĩnh. Có thể tác giả sẽ bị trả giá nhưng trong khi không
ít người viết còn thiên viết về cách nghĩ bằng những “thuận lí”, “một nghĩa”,
“bảo đảm an toàn”, thì cuốn tiểu thuyết khác thường của Bảo Ninh là “cái
được” của văn chương” [20].
Và chỉ sau một thời gian ngắn, tiểu thuyết này đã đƣợc đông đảo bạn đọc
trong và ngoài nƣớc yêu thích. Trên báo Văn nghệ, khi thảo luận về tác phẩm
ngƣời ta dành cho nó nhiều lời khen ngợi. Chƣa đầy một năm sau khi tiểu
thuyết ra đời, tác phẩm đã đƣợc nhiều ngƣời ngỏ ý muốn đƣợc dịch ra tiếng
nƣớc ngoài. Và bản dịch Anh ngữ The Sorrow of War (của Phan Thanh Hảo,
Frank Palmos hiệu đính) đƣợc xuất bản tại Úc năm 1993 có lẽ là bản dịch đầu
tiên của Nỗi buồn chiến tranh, cũng từ đó, cuốn sách bắt đầu hành trình chu
du khắp thế giới, đến nay nó đã đƣợc dịch ra hơn 10 ngôn ngữ.
Bên cạnh những lời khen ngợi, tác phẩm cũng nhận đƣợc sự phê phán
gay gắt. Một số ngƣời cho tiểu thuyết của Bảo Ninh là tiêu cực, có cái nhìn
sai lệch về cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhiều tác giả cũng nhƣ nhà phê
bình đã lên tiếng phản đối và công kích tác phẩm. Tiêu biểu trong số đó là ý
kiến của TSKH. Đỗ Văn Khang. Một số nhà văn trong ban giám khảo của Hội



17
nhà văn đã lên tiếng phủ nhận giải thƣởng cũng nhƣ những phát ngôn của
mình trƣớc đó. Nhà phê bình Vƣơng Trí Nhàn khái quát: “Nếu thời trước thì
cứ thế cuốn sách sẽ chìm dần trong bóng tối và chỉ cần bị ném ra khỏi các thư
viện nữa thôi là có thể coi như bị xóa sổ hoàn toàn” nhƣng may mắn, nó
đƣợc ra đời đúng vào thời kì đổi mới [30].
Đến năm 2003, tác phẩm đƣợc tiếp tục in lại ở Việt Nam với nhan đề
Thân phận của tình yêu, sau mới chính thức đổi thành Nỗi buồn chiến tranh.
Gần đây, cuốn sách này đã đƣợc lọt vào tốp 50 tác phẩm văn học nƣớc ngoài
dịch sang tiếng Anh hay nhất trong nửa thế kỷ qua. Đứng ở vị trí thứ 37, tác
phẩm đƣợc xếp chung với những kiệt tác văn chƣơng thế giới nhƣ Cái trống
thiếc (Gunter Grass), Nghệ nhân và Margarita (Mikhail Bulgakov), Chiến
tranh và hòa bình (Lev Tolstoy), Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia
Marquez)… Và gần đây nhất, Nỗi buồn chiến tranh đã đƣợc dịch và giới thiệu
ở Iran và là cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên đƣợc dịch ra tiếng Ba Tƣ.
Nỗi buồn chiến tranh, tính đến thời điểm hiện tại, đã đoạt nhiều giải
thƣởng lớn, đƣợc dịch và giới thiệu ở nhiều nƣớc trên thế giới. Những giải
thƣởng đƣợc trao gần đây nhất là giải thƣởng Châu Á (Nikkei Asia Prizes) lần
thứ 16 của báo kinh tế Nhật Bản và giải sách hay (đƣợc 100% số phiếu đồng
thuận của hội đồng bình chọn) trong nƣớc năm 2011. Dịp này, do có việc
riêng, Bảo Ninh không vào Thành phố Hồ Chí Minh để nhận giải thƣởng
đƣợc. Nhà văn đã gửi Diễn từ đến Ban tổ chức, trong đó có đoạn viết “Tôi
hàm ơn các thầy của tôi ở trường viết văn Nguyễn Du là giáo sư Hoàng Ngọc
Hiến, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Nguyễn Minh Châu, giáo sư Phạm Vĩnh
Cư. Đối với riêng bản thân tôi, các thầy chính là hiện thân của sự khai sáng
và thức tỉnh trong đổi mới, nhờ các thầy mà tôi có được cho riêng mình tinh
thần nhân văn tự do trong sáng tạo văn học, một cách cụ thể là nhờ các thầy
mà tôi đã có thể viết cuốn Nỗi buồn chiến tranh” [31].



18
Và kể từ tháng 5 năm 2011, Nxb. Trẻ đã chính thức mua và độc quyền
tái bản tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Nỗi buồn chiến tranh cũng đã lọt vào tầm ngắm của các nhà làm phim
trong nƣớc nhƣ Hải Ninh, Khánh Dƣ. Nhƣng vì vấp phải nhiều trở ngại khác
nhau, họ buộc phải tạm gác việc chuyển thể tiểu thuyết này thành phim. Đến
2008, sau hơn 10 năm qua lại, đàm phán giữa Việt Nam và Mĩ, đạo diễn
Nicolas Simon đã nhận đƣợc sự đồng ý của nhà văn Bảo Ninh và giấy phép
của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam cho kịch bản phim Nỗi buồn
chiến tranh. Nhƣng đến nay bộ phim đƣợc chuyển tải từ tiểu thuyết này vẫn
chƣa đƣợc bấm máy. Nhiều ý kiến cho rằng có sự trở ngại từ phía tác giả vì
ông không đồng ý kịch bản cũng nhƣ việc lựa chọn nhân vật để xây dựng linh
hồn của bộ phim. Tuy nhiên, theo tác giả bản quyền ông đã bán cho nhà sản
xuất phim, ông chỉ không đồng ý với kịch bản, việc bộ phim ra đời đƣợc hay
không là do nhà sản xuất.
Việc nghiên cứu sáng tác của nhà văn Bảo Ninh, trong đó có Nỗi buồn
chiến tranh trong nhà trƣờng cũng diễn ra khá sôi động trong nhiều năm trở
lại đây, nhất là ở các trƣờng đại học qua một số luận án, luận văn, khóa luận
và một phần trong sự khảo cứu của các đề tài về văn học Việt Nam đƣơng đại.
1.2.2. Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết và vị trí của “Chiến tranh
không có một khuôn mặt phụ nữ” trong dòng chảy văn học
1.2.2.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Xô-viết
Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (1941 - 1945)
chống lại phát xít Đức là cuộc chiến tranh có sự tham gia của tất cả các dân
tộc thuộc Liên bang Xô-viết (Liên Xô). Dựng nên những tƣợng đài văn học
ghi dấu những chiến công và cả những mất mát, hi sinh trong cuộc chiến
tranh này không chỉ có những tác phẩm văn học của các nhà văn Nga, mà còn
là những sáng tác của các nhà văn từ các nƣớc cộng hòa anh em, họ đã làm
nên một hiện tƣợng văn học lớn trong thế kỉ XX - văn học Xô-viết.



19
Theo tiếng gọi hùng tráng của bài ca Cuộc chiến tranh thần thánh dựa
theo lời thơ của Lebedeev, những bài thánh ca, ca ngợi lòng quả cảm của
những con ngƣời Xô-viết bình thƣờng trong thơ Akhmatova đã có hàng triệu
ngƣời lính xung phong ra mặt trận. Từ những ngày đầu của cuộc chiến, tháng
6 năm 1941, thi phẩm Ðợi anh về của Simonov đã đƣợc các chiến sĩ ngoài
mặt trận và những ngƣời vợ, ngƣời yêu của họ ở hậu phƣơng thuộc lòng, đã
trở thành biểu tƣợng cho niềm tin, niềm hi vọng của họ. Trong đạn bom
khủng khiếp, với cái chết cận kề, những tác phẩm của các nhà văn - chiến sĩ
không chỉ là hàng nghìn bài báo, phóng sự, kí sự chiến trƣờng, những bài
chính luận, mà còn là những tập thơ, truyện ngắn, truyện vừa và cả tiểu thuyết
(vở kịch Những người Nga, tiểu thuyết Ngày và đêm của K. Simonov; Cầu
vồng của Vaciliev, Những người không khuất phục của Gorbatov, Ðội thanh
niên cận vệ của Fadeev...).
Tuy nổi bật nhất trong các tác phẩm thời kì là chất chính luận hào hùng,
là cảm xúc trữ tình, đầy tính tƣ liệu, các sự kiện chiến tranh dồn dập nhƣng
trong khối lƣợng đồ sộ những tác phẩm ấy đã thấy lấp lánh những giá trị nghệ
thuật đích thực. Cuộc chiến tranh kết thúc thắng lợi năm 1945 nhƣng nó đã
lấy đi sinh mạng của hơn hai mƣơi triệu ngƣời Xô-viết. Ðây là cuộc chiến
tranh khốc liệt, đẫm máu nhất trong lịch sử nƣớc Nga.
Sau chiến tranh, tác phẩm Con đường Volokam của A. Bek, Vacil
Terkin, Ngôi nhà ven đường của A. Tvardovski, Stalingrad của V. Nekrasov
và một số trích đoạn tiểu thuyết Họ chiến đấu vì tổ quốc của M. Solokhov...
đã ra đời và đƣợc công chúng đón nhận nhƣ những hiện tƣợng văn học vì nó
có tính khái quát rộng về nghệ thuật, bởi những giá trị mới mẻ trong việc
miêu tả tâm lí, lịch sử, xã hội. Những sáng tác này đã đặt nền móng cho dòng
văn học viết về chiến tranh nổi tiếng trong suốt nhiều thập kỉ qua. Tiếp nối
mạch nguồn viết về cuộc chiến tranh đó nhƣng Svetlana Alexievich đã nhìn,



×