Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bí ngồi hàn quốc vụ thu đông 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ HẰNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
MỘT SỐ GIỐNG BÍ NGỒI HÀN QUỐC TRONG VỤ THU ĐÔNG 2017
TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: K46 – TT – N02
: Nông học
: 2014 - 2018
: PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng
: Th.s Lê Thị Kiều Oanh

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN


Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường mỗi sinh viên đều
phải trải qua giai đoạn thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Thực tập là
khoảng thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ
những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn sản
xuất, giúp cho sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện mục tiêu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, khoa Nông
học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một
số giống bí ngồi Hàn Quốc vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên".
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia
đình và các bạn sinh viên trong lớp. Đặc biệt nhờ sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng và cô giáo Th.S. Lê Thị Kiều Oanh đã
giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành
báo cáo của mình.
Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài
của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự tham gia đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để bản báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 06 năm 2018
Sinh viên

Ngô Thị Hằng


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bí trên thế giới giai đoạn 2014 2016 ................................................................................................................... 7

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng bí của các Châu Lục trên thế giới
năm 2016 ........................................................................................................... 7
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bí ngồi ............. 19
Bảng 4.2: Tốc độ ra lá các giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia thí nghiệm ..... 21
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống bí ngồi

Hàn

Quốc tham gia thí nghiệm. .............................................................................. 23
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng đường kính thân cây của các giống bí ngồi
Hàn Quốc tham gia thí nghiệm. ...................................................................... 24
Bảng 4.5: Đặc điểm hình thái của các giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia thí
nghiệm ............................................................................................................. 25
Bảng 4.6. Số hoa cái và tỷ lệ đậu quả các giống bí thí nghiệm ...................... 28
Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại của các giống bí ngồi thí nghiệm vụ Thu
Đông năm 2017 tại Thái Nguyên .................................................................... 30
Bảng 4.8: Chiều dài quả, đường kính quả và trọng lượng quả của các giống bí
ngồi vụ Thu Đông 2017 .................................................................................. 32
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống bí ngồi
trong vụ Thu Đông 2017 ................................................................................. 33


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Tốc độ ra lá của các giống bí ngồi tham gia thí nghiệm vụ Thu
Đông năm 2017 ............................................................................................... 21
Hình 4.2: Đặc điểm hình thái giống TN – 156 ............................................... 26
Hình 4.3: Đặc điểm hình thái giống Nong Hxup Ae ...................................... 26
Hình 4.4: Đặc điểm hình thái giống Golden Star............................................ 27

Hình 4.5: Đặc điểm hình thái giống Bulam house .......................................... 27
Hình 4.6: Đặc điểm hình thái hoa ................................................................... 29
Hình 4.7: Quả bị ruồi đục quả gây hại ............................................................ 31
Hình 4.8: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống bí ngồi Hàn
Quốc trong vụ Thu Đông 2017 ....................................................................... 34


iv

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CV

: Coefficient of Variantion: Hệ số biến động

DT

: Diện tích

FAOSTAT

: The Food and Agriculture Organization Corporate

Statistical Database : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc
KLTB

: Khối lượng trung bình

LSD


: Least significant difference: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Xác suất

SL

: Sản lượng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv

MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài ...................................................... 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
2.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi trên thế giới .............................. 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi ở Việt Nam ............................... 8
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng từ cây bí ngồi .......................................................... 10
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 12
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 12
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 12
3.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 12


vi

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 12
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá ....................................... 16

3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 18
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 19
4.1 Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống bí ngồi nghiên cứu .... 19
4.1.1 Đặc điểm sinh trưởng các giống tham gia thí nghiệm .......................... 19
4.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 25
4.1.3. Số hoa cái và tỷ lệ đậu quả .................................................................... 27
4.2. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại của các giống bí thí nghiệm ................ 29
4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống bí thí nghiệm .... 32
4.3.1. Đặc điểm quả (kích thước) .................................................................... 32
4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................ 32
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 35
5.1. Kết luận .................................................................................................... 35
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37
PHỤ LỤC


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bí ngồi (Cucurbita pepo var. Melopepo), là một loại cây thuộc chi
Cucurbita và họ bầu bí Cucurbitaceae. Cây bí ngồi được trồng phổ biến ở
Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nam Mỹ. Đây là một trong số
những cây có hàm lượng dinh dưỡng cao và đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
Bí ngồi sử dụng làm thực phẩm chủ yếu là quả. Giá trị của cây bí ngồi
được quyết định với thành phần chất dinh dưỡng chứa trong quả. Bao gồm
protein 40 - 48%, lipit 15 - 19%, đặc biệt trong hạt bí ngồi chứa đủ 8 loại

axitamin không thay thế mà cơ thể con người và các loại động vật không thể
tổng hợp như: Lipit (5,4%), tryptophan (1,6%), phenialamin (5,7%), methiamin
(2,0%), triomin (4,0%), lơxin (7,0%), valin (4,2%), ngoài ra trong bí ngồi còn
chứa thêm chất xekithin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, tăng trí nhớ và nhiều loại
vitamin cần thiết cho cơ thể như: B1, B2, C, A, D, E, K…Hạt bí ngồi được dùng
như một vị thuốc có tác dụng tốt cho tim, gan, dạ dày, ruột…
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề hiện nay đang được mọi
người quan tâm, những năm gần đây có rất nhiều vụ ngộ độc do ăn phải những
loại thực phẩm không đảm bảo an toàn. Trong đó rau xanh là một trong những
loại thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất đối với con người, đặc biệt là rau ăn lá. Hiện
nay sử dụng các loại rau ăn củ, ăn quả có tính an toàn hơn so với rau ăn lá,
hoa.Trong đó bí ngồi được xem là loại rau an toàn, tuy nhiên cây bí ngồi là loại
cây trồng ít phổ biến ở Việt Nam mặc dù có nhiều ưu điểm hơn sơ với các cây
thộc họ bầu bí khác nhưng trong quá trình sản xuất không phải làm giàu, thời
gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt. Hiện nay việc sản xuất bí
ngồi ở nước ta còn nhiều hạn chế, giống sử dụng chủ yếu là giống nhập khẩu,


2

thiếu sự đa dạng về chủng loại và khả năng thích ứng. Do vậy việc khảo nghiệm
và lựa chọn giống phù hợp nhiều vùng canh tác là việc làm cần thiết hiện nay.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi có vị trí địa lý thuận lợi. với xu
thế công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, Thái Nguyên được xem là
một tỉnh có tăng trưởng kinh tế xã hội khá nhanh. Nơi đây tập trung nhiều trường
học và khu công nghiệp trên địa bàn với mật độ dân số cao, đặc biệt Khu công
nghiệp Sam Sung hoạt động đã thu hút lực lượng lao động lớn. Do vậy nhu cầu sử
dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn như rau xanh càng tăng cao và cấp thiết.
Bí ngồi rất thích hợp cho việc luân canh, tăng vụ với ngô, lúa…giúp
cho bà con nông dân không còn độc canh cây trồng và làm giảm thiệt hại do

sâu bệnh gây nên.
Với vai trò quan trọng của mình, cây bí ngồi được trồng ngày càng phổ
biến. Cây bí ngồi là cây trồng có triển vọng đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhưng cho tới nay vẫn còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
loại cây trồng này, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, phân tán và chưa tạo được sự
bứt phá về giống. Kỹ thuật canh tác của người dân ở các địa phương còn hạn
chế do chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu hay các quy trình hướng dẫn kỹ thuật
cụ thể về cách trồng loại cây trồng này.
Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng
trọt, thâm canh và chọn tạo những giống bí ngồi mới có năng suất, chất lượng
phù hợp với các vùng sinh thái, đồng thời tạo thành những vùng chuyên canh
đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu và cơ sở thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bí ngồi
Hàn Quốc trong vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên”.


3

1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng của giống bí ngồi Hàn Quốc tham gia
thí nghiệm. Trên cơ sở đó chọn được nguồn giống có sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao thích hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số
giống bí ngồi Hàn Quốc nhằm chọn ra giống có năng suất và chất lượng tốt.
1.2.3. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống bí ngồi
Hàn Quốc nhập nội tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá năng suất và chất lượng các giống bí ngồi Hàn Quốc nhập
nội tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại các giống bí ngồi Hàn Quốc nhập nội
tham gia thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài là bước đầu đánh giá được khả năng
thích ứng của một số giống bí ngồi Hàn Quốc trong vụ Thu Đông tại Thái
Nguyên, là cơ sở cho việc lựa chọn giống bí trồng cho khu vực.
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập
Giúp sinh viên củng cố kiến thức thực hành, bố trí thí nghiệm đồng
ruộng và kỹ thuật chăm sóc cây trồng.
Giúp sinh viên nắm được cách thu thập, xử lý số liệu, trình bày báo cáo
của một chuyên đề tốt nghiệp.
Trên cở sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho
công việc của sinh viên sau khi ra trường.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu để duy trì và phát triển sản
xuất. Giống có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản
lượng cây trồng. Muốn có những giống năng suất, chất lượng cao, khả năng
chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh cần nghiên cứu và chọn lọc một cách
kỹ lưỡng, xác định vùng thích nghi của các giống trước khi đưa vào sản xuất
trên diện rộng. Vì thế các giống bí ngồi cần được khảo nghiệm trước khi đưa

ra sản xuất, để đánh giá đầy đủ, khách quan khả năng thích nghi của giống với
vùng sinh thái cũng như khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu
với những điều kiện bất lợi khác. Dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống bí ngồi sẽ là
cơ sở khoa học để lựa chọn những giống tốt thích nghi với điều kiện của từng
vùng, miền, phù hợp với từng mùa vụ và các chế độ canh tác khác nhau. Vì vậy,
ngoài các biện pháp kỹ thật canh tác, việc sử dụng giống thích hợp cũng ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của bí ngồi.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nền nông nghiệp của nước ta tuy có tăng
trưởng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
Bên cạnh đó hệ thống cây trồng ở một số vùng là chưa đa dạng nên chưa khai
thác hết tiềm năng đất đai và tiềm năng lao động ở nông thôn trong lúc nông
dân phá vỡ thế độc canh cây lúa đồng thời cải tạo đất, luân canh tăng vụ. Do
vậy việc phát triển trồng bí ngồi trong vụ Thu Đông sẽ góp phần làm tăng sản
lượng và tăng thu nhập cho người dân là một việc làm cần thiết và nên được
quan tâm phát triển.


5

2.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu bí ngồi trên thế giới
* Nguồn gốc và lịch sử của cây bí ngồi:
Cây bí ngồi (Cucurbita pepo var. Melopepo) có nguồn gốc ở Phương
Đông (Đông Á). Nguồn gốc với lịch sử của cây bí ngồi chưa được làm rõ.
Căn cứ vào thần nông bán thảo kinh và một số di tích cổ như hình khắc
trên đá, mai rùa, xương súc vật... thì cây bí ngồi được con người biết đến cách
đây khoảng 5.000 năm và được trồng trọt khoảng thế kỷ XI trước công

nguyên. Một số nhà khoa học cho rằng, cây bí ngồi xuất hiện đầu tiên ở lưu
vực sông Trường Giang (Trung Quốc) [5].
Theo Nagata, cây bí ngồi được nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản
khoảng 200 năm trước và sau công nguyên.
Theo Morse (1950) sản xuất bí ngồi phát triển ở Trung Quốc cho tới
sau chiến tranh Trung - Nhật. Chiến tranh (1904 - 1905) làm cho công dụng
của bí ngồi và sản phẩm của nó được mở rộng thêm. Vào khoảng 1908 bí
ngồi được đưa vào Châu Âu đã thu được sự chú ý của Thế Giới. Năm 1970
cây bí ngồi được các nhà truyền giáo mang từ Trung Quốc và trồng tại vườn
thực vật Pari và Hoàng Gia Anh. Ở Châu Âu mặc dù được trồng bí ngồi cùng
Châu Mỹ nhưng tình hình sản xuất có phần giảm hơn [5].
Tuy bí ngồi là một loại cây trồng cổ xưa nhất nhưng bí ngồi cũng được
xem là loại cây trồng mới nhất vì trên thực tế đến cuối thế kỷ XIX sản xuất bí
ngồi cũng chỉ tập trung ở Viễn Đông như Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản,
Triều Tiên.
Tính chất hiện đại của lịch sử trồng trọt bí ngồi không những ở chỗ
phát hiện ra công dụng nhiều mặt của hạt bí ngồi mà còn ra tính mới mẻ của


6

nó trên nhưng địa bàn sản xuất hoàn toàn khác với nguyên sản, cũng như các
tiến bộ kỹ thuật mới đặt ra cho những nước sản xuất cổ truyền.
* Phân loại thực vật bí ngồi
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu
(Citrullus), dưa chuột (Cucumis) bí đao (Benincasa), bầu (Lagenaria), bí ngô
(Cucurbita)... Bí ngồi là tên thông dụng để chỉ các loại cây thuộc các loài
Cucurbita pepo var. Melopepo, Cucurbita mixta, Cucurbita maxima và
Cucurbita moschata [16]. Họ bầu bí là một trong những họ quan trọng nhất
cung cấp thực phẩm trên thế giới.

Bộ bầu bí (Cucurbitales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh
hoa Hồng (Rosids) của thực vật 2 lá mầm thực sự (Eudicotylledoneae). Bộ
này chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới và một lượng rất ít tại khu vực cận
nhiệt đới và ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn
chủ yếu là cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng chú ý của
bộ bầu bí (Cucurbitales) là hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các hoa nhọn và
dày [6]. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió như các họ
Coriariaceae và Datiscaceae. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và 129
chi. Các họ lớn nhất là họ thu hải đường (Begoniaceae) với 1.400 loài trong 2 - 3
chi và họ bầu bí (Cucurbitaceae) với 285 - 845 loài trong 118 chi [8].
Bộ bầu bí (Cucurbitales) chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế,
đặc biệt là họ bầu bí (Cucurbitaceae). Họ bầu bí chủ yếu là thực vật thân thảo
bao gồm khoảng 120 chi và 1.000 loài, ở Việt Nam có 53 loài [17]. Đặc trưng
của họ bầu bí là thân có tua cuốn, lá mọc cách và thường có hình chân vịt
hoặc xẻ thùy. Hoa có 5 cánh đối xứng tỏa tia và gần như đơn tính. Có một bao
hoa kéo dài và đính trên bầu. Qủa là loại quả mọng [6].
2.2.1.2. Tình hình sản xuất bí trên thế giới
Tình hình sản xuất bí trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.1


7

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bí trên thế giới
giai đoạn 2014 - 2016
Năm
2014

2015

2016


1,89

1,92

1,99

Năng suất (tạ/ha)

132,74

131,37

132,96

Sản Lượng (triệu tấn)

25,11

25,26

26,49

Chỉ tiêu
Diện tích (triệu ha)

(Nguồn: FAO STAT, 2018 [9])
Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
Năng suất bí trong những năm gần đây cũng không ngừng tăng mạnh
qua từng năm nhờ những tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác. Từ năm 2014

đến năm 2016 diện tích trồng bí trên thế giới có sự biến động tăng từ 1,89
triệu ha đến 1,99 triệu ha. Do vậy sản lượng cũng không ngừng được tăng lên
từ 25,11 triệu tấn năm 2014 đến 26,49 triệu tấn năm 2016.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng bí của các Châu Lục trên
thế giới năm 2016
Châu lục
Châu Á
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Âu
Châu Úc

Diện tích
(triệu ha)
1,25
0,33
0,21
0,19
0,013

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ha)
(triệu tấn)
131,55
16,42
71,14
2,35
156,73
3,32

221,63
4,15
179,91
0,24
(Nguồn: FAO STAT, 2018 [9])

Qua bảng 2.2 cho ta thấy:
Châu Á có diện tích và sản lượng bí lớn nhất thế giới (diện tích 1,25
triệu ha, sản lượng 16,42 triệu tấn). Tuy nhiên Châu Âu lại có năng suất lớn
nhất thế giới đạt ( 221,63 tạ/ha) với diện tích 0,19 triệu ha.


8

Điều đó cho ta thấy rằng Châu Âu có những bước tiến mới về giống và
khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu và sản xuất bí.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất bí ngồi ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu bí ngồi ở Việt Nam
* Đặc điểm thực vật học: [2]
- Rễ: Cũng giống như các cây trong họ bầu bí, rễ bí ngồi phát triển rộng
nhưng ăn nông.
- Thân: Bí ngồi là loại cây thuộc họ bầu bí nhưng phần hết thân cây
thẳng đứng, khả năng sinh trưởng rất mạnh, chỉ thấp khoảng 0,5 - 0,8m, trên
thân có nhiều lông. Khả năng phân cành nhánh của bí ngồi thấp.
- Lá: Lá bí ngồi được mọc so le trên thân, cuống rỗng lá dài như ống lá
đu đủ, lá hình tim có xẻ thuỳ sâu tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giống. Trên
lá có lông, nhất là mặt dưới.
- Hoa: Bí ngồi là dạng đơn tính cùng gốc, rất hiếm có cây lưỡng tính.
Hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, đường kính hoa: 15 - 20
cm. Hoa đực có cuống dài 5 - 8 cm, có lông. Hoa cái có bầu nhụy dài 10 - 12

cm, có lông.
- Quả: Quả bí ngồi có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng,
vàng, xanh nhạt tới xanh đậm, vỏ quả nhẵn bóng rất đẹp. Quả có các hình trụ
dài. Có một số giống thương mại có quả dài tới 35 - 40 cm. Khi quả chín quả
chuyển sang màu vàng.
- Hạt: Hạt có màu vàng, vàng nhạt và có thể vàng đậm. Vỏ hạt mềm.
* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của bí ngồi: [2]
- Nhiệt độ:
Bí ngồi cũng giống như các cây trong họ bầu bí, ưa khí hậu ấm áp.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển từ 22°C - 27°C.
Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 30°C - 32°C. Khi nhiệt độ thấp sẽ kìm
hãm quá trình sinh trưởng, sương giá có thể làm cây chết. Tuy nhiên nhiệt độ


9

cao quá làm hạn chế quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa và đậu quả.
- Ánh sáng:
Bí ngồi cũng như một số cây trong họ bầu bí là cây ưa sáng, yêu cầu cường
độ ánh sáng mạnh để sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất cao. Do vậy bí ngồi
không nên trồng với mật độ cao, cây thiếu ánh sáng, sinh trưởng chậm và sâu,
bệnh phát triển. Trong quá trình sinh trưởng, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật
như tỉa lá gốc, các nhánh mọc sát đất để tạo độ thông thoáng cho cây.
- Độ ẩm:
Bí ngồi có thể chịu hạn nhưng rất mẫn cảm với ngập úng. Để đảm bảo
cho cây sinh trưởng, phát triển tốt luôn luôn phải cung cấp đủ ẩm cho cây.
Khi độ ẩm không khí quá cao lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển bệnh
như sương mai, đốm lá, thối vi khuẩn gây hại. Nhưng khi độ ẩm không khí
thấp lại tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng gây hại. Nếu khô hạn bí ngồi dễ bị
rụng hoa và quả non.

- Đất và dinh dưỡng:
Bí ngồi có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất trên đất
thịt nhẹ, giàu mùn, thoát nước tốt và có pH: 6.0 - 6.5, nhưng cũng có thể sinh
trưởng khi độ pH đất là 8.
2.2.2.2. Tình hình sản xuất bí ngồi ở Việt Nam
Bí ngồi là cây ôn đới nhưng theo nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây đã
chứng minh rằng bí ngồi có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông
nghiệp nhiệt đới và Việt Nam cũng là đất nước thích hợp cho cây bí ngồi phát
triển. Tuy nhiên kết quả sản xuất trong những năm qua có thể thấy những khó
khăn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất bí ngồi trong điều kiện nhiệt đới ẩm.
Đó là sự biến động bất thường của thời tiết nhiệt độ và độ ẩm cao nên sâu
bệnh nhiều làm cho năng suất bí ngồi thường không ổn định, thấp, có khả
năng mất mùa.


10

Ngoài ra một số điều kiện kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình sản xuất bí ngồi của nước ta như: kho bảo quản, cơ sở chế
biến, chất lượng giống, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất giống
bí ngồi còn hạn chế.
Tuy nhiên trong mấy năm gần đây cây bí ngồi đã đi vào chương trình
khuyến nông của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và nó đang thu hút
sự chú ý của người sản xuất, với những diện tích bí ngồi nhân giống mới được
hỗ trợ về giống và vật tư nông nghiệp cho nông dân nên đã có nhiều giống tốt
được đưa vào sản xuất đặc biệt là vụ đông của miền Bắc.
Ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất bí ngồi sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan. Ở Việt Nam cây bí ngồi được biết
đến từ rất sớm khi nó chỉ là cây hoang dại sau đó được thuần hóa và được
trồng như một loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Phát triển cây bí ngồi

đã mang tính chiến lược chung của nhiều quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam
trong những năm gần đây cây bí ngồi cũng đang có bước chuyển biến lớn về
diện tích, năng suất và sản lượng [5].
Những năm gần đây tình hình sản xuất bí ngồi của nước ta đang rất
được chú trọng phát triển qua đó cũng cho ta thấy được cây bí ngồi đã và
đang rất được bà con nông dân chú ý và kỹ thuật thâm canh cây bí ngồi thì
cũng cho ta thấy việc chọn tạo các giống bí ngồi năng suất cao phục vụ sản
xuất cũng đang được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển.
2.2.3. Giá trị dinh dưỡng từ cây bí ngồi
Bí ngồi là nhà máy tổng hợp vitamin C, vitamin A (bí ngồi chứa hàm
lượng carotenoit, chẳng hạn như beta carotene, đây là những loại tiền vitamin
A), các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium, manganese, potassium
(kali), đồng, chất xơ, chứa nhiều vitamin nhóm B (B11, B12, B3, B6)…[13].
Bí ngồi được dùng trong bữa ăn dành cho bệnh nhân hen suyễn do có
nhiều vitamin C. Ăn bí ngồi thường xuyên sẽ làm hạ nồng độ homocysteine


11

và hỗ trợ cấu trúc các mao mạch. Sự tăng hàm lượng homocysteine thường là
những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do chứa hàm lượng cao
các vitamin và chất lutin nên bí ngồi được xem là một “kính mát thiên nhiên”.
Dịch chiết từ bí ngồi có tác dụng hữu hiệu trong những trường hợp phì đại
tiền liệt tuyến lành tính, vốn gây khó khăn tromg việc “thoát nước’’ và sinh
hoạt tình dục. Khoáng tố đồng có trong bí ngồi cũng giúp cải thiện những cơn
đau buốt với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Chất bioflavonoit có trong quả bí ngồi, cũng giống như vitamin C, có tác
dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của collagene. Trên thực tế, chất
collagene là một loại protein có nhiều nhất trong cơ thể chúng ta và nhất là ở
mắt. Chất này bảo vệ mắt, giúp mắt luôn khỏe và sáng. Những chất cùng họ

với bioflavonoit (còn có tên là proanthocyanidine) như chất rutin chẳng hạn,
bằng cách liên kết với collagene, chúng giúp tăng độ đàn hồi và linh hoạt cho
mắt. Các chất này được coi như một chất chống lão hóa hữu hiệu, có khả năng
bảo vệ chất collagene chống lại sự tấn công của tế bào gốc và sự thoái hóa của
các enzym. Chất carotenoit có trong loại quả này cũng giúp bảo vệ sức khỏe
của hoàng điểm và võng mạc. Cung cấp chất carotenoit đầy đủ cho cơ thể
giúp bảo vệ mắt chống lại các bệnh về mắt và sự suy thoái võng mạc.
Chất phenol có trong quả bí ngồi có tác dụng giúp cơ thể chống lại các
bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư và bệnh mãn tính. Sở dĩ chất phenol có
những tác dụng như trên vì nhờ đặc tính chống oxy hóa rất cao của nó. Bí
ngồi được cho là thực phẩm lý tưởng ngăn ngừa hoạt huyết, thâm tím do thiếu
hụt vitamin C. Bí ngồi cũng có khả năng ngăn ngừa chất đa xơ cứng, ung thư
ruột già. Thành phần dinh dưỡng có trong bí ngồi kiêm thêm nhiệm vụ ngăn
ngừa xơ vữa mạch, làm hạ huyết áp. Chúng cũng có tác dụng ngăn chặn sự
oxy hóa cholesterol - nguyên nhân làm những mảng cholesterol đu bám vào
thành mạch. Do có chứa hàm lượng cao nước và chất xơ nên ăn bí ngồi sẽ
thoát khỏi tình trạng “ngồi…bí” [13] .


12

Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 4 giống bí ngồi Hàn Quốc:
+ Giống bí ngồi TN - 156: Là giống bí do công ty hạt giống Asian Seed
sản xuất và cung cấp, có quả hình trụ, trọng lượng quả trung bình từ 0,3 0,5kg, vỏ màu vàng nhạt, ăn giòn và ngọt. Giống có tỷ lệ đậu quả cao, trung
bình 6 - 8 quả/cây. Thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày.
+ Giống bí ngồi Nong Hxup Ae: Do công ty hạt giống Asian Seed sản
xuất và cung cấp, giống này có quả đẹp hình trụ, đặc ruột, quả màu xanh nhạt,

ăn giòn và ngọt, dạng thân bò. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, phân
nhánh khỏe, tỷ lệ đậu quả cao.
+ Giống bí ngồi Golden Star: Là giống bí do công ty hạt giống Asian
Seed sản xuất và cung cấp, giống có dạng quả hình trụ. Vỏ có màu vàng nhạt,
ăn giòn và ngọt. Trọng lượng trung bình 0,4 - 0,55kg/quả. Thời gian từ khi
trồng đến khi thu hoạch khoảng 65 - 70 ngày.
+ Giống bí ngồi Bulam House: Sản xuất tại Hàn Quốc bởi Công ty
Hưng Nông thuộc tập đoàn Seminis, được nhập nội và phân phối bởi Công
ty Giống cây trồng Đất Việt. Là giống bí có dạng quả hình trụ. Quả có màu
xanh nhạt ăn giòn và ngọt. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng
65 - 70 ngày.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Vụ Thu Đông năm 2017. Thời gian trồng: Từ 25/09/2017 –
13/11/2017
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí nghiệm cây trồng cạn, Trường


13

Đại Học Nông lâm Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 1 số giống bí ngồi
thí nghiệm.
- Nghiên cứu tình hình sâu, bệnh hại trên các giống bí thí nghiệm.
- Nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 1 số
giống bí ngồi thí nghiệm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Các công thức trong thí nghiệm:

Công thức 1: Giống bí ngồi TN - 156
Công thức 2: Giống bí ngồi Nong Hxup Ae
Công thức 3: Giống bí ngồi Golden Star
Công thức 4: Giống bí ngồi Bulam House
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm
4 công thức và 3 lần nhắc lại. Mỗi công thức là 1 giống bí ngồi thí nghiệm.

NL1
CT1
CT3
CT4
CT2

Hàng bảo vệ
NL2
CT3
CT1
CT2
CT4

NL3
CT4
CT2
CT3
CT1

Hàng bảo vệ

Hàng bảo vệ


Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Hàng bảo vệ
- Diện tích 1 ô: 9,6m2.
- Tổng diện tích thí nghiệm: 150m2.
- Khoảng cách cây x cây: 0,8 m, trồng 10 cây/ô.
- Luống rộng 1,2 m, cao 20 - 25 cm, rãnh rộng 30 cm, trồng 1 hàng ở
giữa luống.


14

- Mặt luống được bao phủ bằng 1 lớp ni lông đen.
* Quy trình kỹ thuật trồng: (Theo nguồn Viện Khoa học Nông Nghiệp
Việt Nam) [4]
- Làm đất:
+ Chọn ruộng: nên chọn chân ruộng cao, thành phần cơ giới nhẹ, dễ
thoát nước.
+ Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại.
- Gieo hạt:
+ Hạt có thể gieo trực tiếp (mỗi hốc gieo 2 hạt chọn để lại 1 cây khỏe)
nhưng tốn giống. Để tiết kiệm lượng hạt giống và chủ động về chất lượng cây
con áp dụng phương pháp gieo vào bầu. Hạt sau khi đã ngâm và ủ hạt cho nứt
nanh đem gieo vào bầu.
- Quy trình ngâm ủ hạt giống: ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) 2 - 3
giờ. Sau khi ngâm vớt hạt ra rửa sạch hết chất nhớt và cho vào khăn bông ẩm để ủ
hạt (không dùng khăn nilon). Sau 24 giờ ủ hạt thì lại đem ra rửa sạch lớp nhớt bên
ngoài hạt, giặt sạch khăn rồi lại ủ tiếp. Sau khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Hỗn hợp đất làm bầu: Tỷ lệ đất bột với phân chuồng hoai mục (hoặc mùn)
là 1:1. Gieo hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên

trên, rễ quay xuống. Sau khi gieo xong, rắc hỗn hợp đất mùn hoặc trấu lên trên
cho vừa kín hạt, tưới ẩm thưởng xuyên. Khi cây có từ 1 - 2 lá thật đem trồng.
- Phân bón:
Lượng bón: Lượng phân bón tính cho 1 ha.
Tổng lượng phân bón
Loại phân
(kg/ha)
Phân chuồng
hoai mục
N
P2O5
K2O

Bón lót
(%)

Bón thúc (%)
Lần 1

Lần 2

Lần 3

20.000

100

-

-


-

150
60
150

20
100
20

20
20

30
30

30
30


15

Chú ý: đất chua cần bón thêm vôi, lượng bón 600 - 800 kg/ha. Trong
trường hợp không có phân chuồng có thể bón thay thế bằng phân hữu cơ vi
sinh với liều lượng tương đương 800 - 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha.
Có thể dùng các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều
nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các
dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử
dụng của hãng sản xuất.

- Phương pháp bón:
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân lân; 20% phân đạm và 20%
phân kali.
+ Bón thúc: Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần:
+ Bón thúc lần 1: sau khi cây bén rễ, hồi xanh.
+ Bón thúc lần 2: Khi cây bắt đầu ra hoa, kết hợp vun xới.
+ Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 10 - 15 ngày.
- Trồng cây và chăm sóc:
+Trồng 1 hàng cây giữa luống, cây cách cây 80 cm. Bổ hốc sâu, bón
phân vào hốc, đảo đều rồi đặt bầu sau đó lấp kín bầu, tưới giữ ẩm thường
xuyên.
+ Thường xuyên giữ độ ẩm 70 - 75% cho cây sinh trưởng, phát triển
tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn bằng cách dẫn nước theo
rãnh cho ngấm vào mặt luống sau 2 giờ thì rút hết nước đi.
+ Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày cây bắt đầu hoa nở thì nên thụ phấn
bổ sung (thời gian từ 7 - 10 giờ sáng, tuỳ theo mùa) bằng cách ngắt hoa đực,
bỏ hết cánh hoa, sau đó quét nhẹ phấn hoa lên nhụy hoa cái.
- Thu hái:
+ Thông thường nên thu hái sau khi hoa nở 5 ngày trái dài 25 - 35 cm,
đường kính 4 - 5 cm. Khối lượng 350 - 400gr. Không nên để trái to quá sẽ bị
già, ăn không ngon.


16

3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đánh giá
* Thời gian sinh trưởng và phát triển:
+ Thời gian mọc mầm (ngày): Là thời gian tính từ khi trồng cho đến
khi có 50% số cây/ô mọc mầm.
+ Thời gian ra lá thật đầu tiên (ngày): Là thời gian tính từ khi gieo hạt

cho đến khi có 50% số cây/ô ra lá đầu tiên.
+ Thời gian ra hoa đầu tiên (ngày): Là thời gian tính từ khi gieo hạt
đến khi có 50% số cây/ô ra hoa.
+ Thời gian đậu quả (ngày): Là thời gian tính từ khi gieo hạt đến khi có
50% số cây/ô có quả đậu.
* Chỉ tiêu về sinh trưởng của cây (đo 7 ngày/1 lần)
+ Chiều cao cây (cm): Chiều cao cây được tính từ 2 lá mầm tới đỉnh
sinh trưởng của cây. Đo bằng thước cm.
+ Đường kính thân chính (cm): Đo bằng thước panme.
+ Số lá/cây (lá): Đếm số lá/cây của 5 cây theo dői/ô cho đến khi thu hoạch.
+ Chiều dài quả (cm): Đo bằng thước cm.
+ Đường kính quả (cm): Đường kính quả được đo ở phần lớn nhất
của quả.
* Chỉ tiêu về hoa và quả: (Theo dõi định kỳ 7 ngày/1 lần)
- Số hoa cái/cây: Mỗi ô thí nghiệm theo dõi số hoa cái trên 5 cây. Đếm
số hoa cái trên các cây thí nghiệm trên mỗi ô.
- Tỷ lệ đậu quả: Trong mỗi ô thí nghiệm, đếm số quả đậu trên 5 cây
theo dõi và tính tỷ lệ đậu quả.
Tổng số quả đậu
Tỷ lệ đậu quả (%) =

× 100
Tổng số hoa cái trên cây


17

* Tình hình sâu bệnh hại: (Theo QCVN 01 - 169 : 2014/BNNPTNT) [1]
- Tình hình sâu hại:
Sâu bệnh hại được theo dõi thường xuyên, không định kỳ trên toàn bộ ô

thí nghiệm. Quan sát các bộ phận của cây: thân, lá, ngọn, đếm số cây có triệu
chứng sâu hại để xác định tỷ lệ hại.
Tổng số cây bị sâu hại
Tỷ lệ hại (%) =

× 100

Tổng số cây theo dõi
Một số loài sâu hại chính:
+ Bọ rùa ăn lá.
+ Ruồi đục quả.
- Tình hình bệnh hại:
+ Bệnh phấn trắng: Tiến hành theo dõi, đánh giá mức độ nhiễm bệnh
phấn trắng trên các giống bí.
Phân cấp cây bị bệnh theo thang 9 cấp như sau:
Cấp 1: < 1% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.
Cấp 3: Từ 1 đến 5% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.
Cấp 5: > 5% đến 25% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.
Cấp 7: > 25% đến 50% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.
Cấp 9: > 50% diện tích của cây hoặc lá bị bệnh.
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả trung bình/cây: Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu quả của
5 cây sau đó lấy số liệu trung bình số quả/cây.
- Khối lượng trung bình/quả (kg): Trong mỗi ô thí nghiệm tiến hành
cân 10 quả sau đó tính trung bình.
- Năng suất lý thuyết: được tính theo công thức sau:
A × B × C × 10.000
NSLT (tạ/ha) =
100



18

Trong đó:

A: Số cây/m2
B: Số quả trung bình/cây.
C: Khối lượng trung bình/quả (kg).

- Năng suất thực thu: Thu năng suất cả ô, quy ra tạ/ha.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Tính toán, xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel
Xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1


×