Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch BDTX THPT moodul 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.59 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG .........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT12: Khắc phục trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh
THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: ..............................................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................

1. Căng thẳng tâm lí và stress trong học tập:Trước hết chúng ta khái quát chung về
stress:
- Stress là hiện tượng rất phức tạp và rất khó định nghĩa chính xác. Trong cuộc sống
thường nhật khái niệm này thường được dùng để mô tả trạng thái bực bội hoặc tâm lí bất
an.
- Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường để ứng phó.
- Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản
ứng của cơ thể.
- Stress là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và
tâm lí con người.
*Từ đó chúng ta khái niệm về stress trong học tập:
- Về đặc điểm tâm sinh lí cơ bản:
Học sinh THCS có độ tuổi ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là
thiếu niên, từ 11 đến 15 tuổi.
- Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân.


- Thời kì này có một số tên gọi: quá độ, tuổi khủng hoảng, tuổi già trẻ con non người
lớn…
+ Một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau:
- Phát triển không cân đối giữa chiều cao và cân nặng.
- Sự phát triển về mặt sinh lí. Điều kiện sống có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng.
- Xu hướng muốn vươn lên làm người lớn.Đời sống tình cảm sâu sắc và phức tạp.
- Khái niệm về stress trong học tập:


Trong học tập, học sinh chịu nhiều áp lực, không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn học
mà còn ở phương pháp, thái độ giảng dạy của giáo viên. Những điều đó tạo nên stress ở
các em.
Đó là những biến đổi tâm lí khi các em giải quyết những vấn đề trong học tập; là những
biến đổi trong quá trình nhận thức của học sinh.
Nếu những vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh không được giải quyết,
sẽ dẫn đến mất cân bằng tâm sinh lí của học sinh. Stress trong học tập của học sinh THCS
nảy sinh.
- Stress trong học tập là tổng hòa một quá trình những biến đổi đáp ứng của cả hai mặt:
phản ứng sinh học và đáp ứng về mặt tâm lí. Nó gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở những
mức độ khác nhau tạo nên sự biến đổi cả về năng lượng sinh lí và cả năng lượng tâm lí
nhận thức của học sinh, tạo ra năng lượng tâm lí mới ở bản thân học sinh cả về sinh lí và
về tâm lí. Nó có tác dụng củng cố, phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, giúp
học sinh thích ứng tốt nhất với môi trường tri thức mới. Nếu những vấn đề, những mâu
thuẫn trong nhận thức của học sinh không được giải quyết thì có thể phá vỡ sự cân bằng
tâm – sinh lí của học sinh, có thể dẫn đến những rối loạn thích nghi tạm thời, làm cho các
em khó hoặc không thể dối mặt, giải quyết vấn đề trong học tập đang đặt ra đối với các
em.
2. Bản chất , nguồn gốc và cách ứng phó của stress trong quá trình học tập ở học sinh
a. Bản chất của stress trong quá trình học tập ở học sinh
- Chúng ta biết stress kì sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài.Trong học

tập, học sinh chịu rất nhiều tác động áp lực, không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn
học mà còn ở phương pháp giảng dạy, thái độ giảng dạy của giáo viên. Những điều đó tạo
nên stress ở các em. Đó là những biến đổi tâm lí của học sinh khi các em giải quyết những
vấn đề trong học tập. Cụ thể hơn đó là những biến đổi trong quá trình nhận thức của các
em. Điều này có nghĩa là stress trong học tập ở học sinh chỉ là một quá trình, nó chỉ xuất
hiện khi các nhiệm vụ học tập trở thành tình huống có vấn đề của mình. Stress trong học
tập là tổng hòa một quá trình những biến đổi đáp ứng của cả hai mặt: Phản ứng sinh học
và đáp ứng về mặt tâm lí, nó bao gồm nhiều giai đoạn đáp ứng ở những mức độ khác nhau
tạo nên sự biến đổi cả về năng lượng sinh lí và cả năng lượng tâm lí nhận thức của học
sinh, tạo ra năng lượng tâm lí mới ở bản thân học sinh cả về tâm lí và sinh lí nó có tác
dụng củng cố phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh, giúp học sinh thích ứng


tốt nhất với môi trường tri thức mới. Nếu những vấn đề, những mâu thuẩn trong nhận thức
của học sinh không được giải quyết thì có thể phá vỡ sự cân bằng tâm lí của học sinh, có
thể dẫn đến những rối loạn thích nghi tạm thời, làm cho các em khó hoặc không thể đối
mặt giải quyết vấn đề trong học tập đang đặt ra đối với các em.Bản chất của stress: stress
là nhịp sống luôn luôn có mặt ở bất kì thời điểm nào trong sự tồn tại của chúng ta. Một tác
động bất kì tới một cơ quan nào đó đều gây ra stress. Stress không phải lúc nào cũng là kết
quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: stress bình
thường khỏe mạnh(eustress), stress độc hại hay gọi là stress tiêu cực(dystress). Với bản
chất của stress, mỗi chúng ta cần cố gắng tự điều chỉnh và có thể giúp mọi người tìm ra
nguồn gốc và có hướng khắc phục stress một cách phù hợp hơn.
b. Nguồn gốc gây ra stress.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng stress có
tính chất tích tụ, trường diễn ngấm dần nên nó xuất hiện cần phải kiểm soát và giải tỏa
chúng. Nếu không những tác động nhỏ nhặt hàng ngày sẽ được dồn nén và khi bùng phát
nó sẽ gây ra những tác hại không nhỏ.
+Nguồn gốc từ môi trường bên ngoài:Nguồn gốc từ cuộc sống gia đình: Những tác nhân
gây ra stress từ phía gia đình thường gặp nhất trong những tác nhân gây ra stress. Đó là

những vấn đề có liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm, những kì vọng của những người
trong gia đình đối với mỗi thành viên. Những yếu tố này thường phối hợp với nhau tác
động mạnh mẽ đến cuộc sống, sinh hoạt, nhận thức, tình cảm và hành vi của các thành
viên trong cuộc sống gia đình cũng như hoạt động ngoài xã hội.
Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, áp lực công việc, môi
trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc,…hay do sự mất mát của
người thân, mâu thuẫn trong gia đình, quan hệ bạn bè không tốt, …
- Nguồn gốc từ môi trường xã hội: Đó là những yếu tố liên quan đến môi trường sống học
tập và làm việc và những mối quan hệ ứng xử xã hội, tâm lí xã hội, trong đó có chủ thể
trong hoạt động.
- Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên là những yếu tố như khí hậu, thời tiết, cảnh quan,
tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm môi trường…
+ Nguồn gốc bản thân:Yếu tố sức khỏe: Những rối loạn bệnh lí mới xã hội, những bệnh lí
ở giai đoạn cuối hoặc những bệnh lí mãn tính. Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể,
không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên


giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng.
- Yếu tố tâm lí: Đó là thái độ thích nghi của các thuộc tính tâm lí bao gồm năng lực ý chí,
tình cảm, nhu cầu, thái độ nhận thức, kinh nghiệm của chủ thể. Ngoài ra có thể là những
yếu tố có liên quan đến vô thức(giấc mộng, linh cảm…)hoặc những dồn nén từ thời thơ
ấu, trong quá khứ.
- Stress sinh thái: Rối loạn chu kì nhịp sinh học; rối loạn nhịp ăn ngủ; stress do chấn
thương và bệnh tật; stress do tiếng ồn và các tác động vật lí, sinh hóa.
- Stress tâm lí-xã hội: Được hình thành trong các mối quan hệ và ứng xử xã hội, đây là
những yếu tố quan trọng gây nên những biến đổi, thậm chí là rối loạn trong đời sống tâm
lí. Sự thất vọng, điều này có thể do nguyên nhân từ phía khách quan hoặc do chủ quan,
thất vọng bao gồm cả khủng hoảng lòng tin, sự hụt hẫng…Sự quá tải là trạng thái mà số
lượng kích thích vượt quá khả năng ứng xử của chủ thể hay sự thiếu tải do những kích
thích tác động đơn điệu, tẻ nhạt, buồn chán, không tương xứng với khả năng của chủ thể.

Nguyên nhân của stress trong học tập của học sinh:
*Các yếu tố khách quan-môi trường tâm lí-xã hội: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì
môi trường xã hội cũng có thể mang đến nhiều bất lợi cho sự hình thành và phát triển nhân
cách như: những tệ nạn tràn lan trong xã hội, nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Điều
này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc định hướng giá trị nhân cách, lối sống, quan hệ và
học tập của các em học sinh. Tất cả những biến động của thời đại đang liên tục tác động
mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xã hội trong đó có cả học sinh, buộc họ phải đấu tranh để
lựa chọn các động cơ mà thích ứng. Bản thân học sinh trong tương lai sẽ là nguồn nhân
lực cho xã hội, họ đang cố gắng học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu
của xã hội ngày một cao. Những yếu tố đó của môi trường, của thời đại đều có ảnh hưởng
đến stress trong học tập của học sinh.
* Các yếu tố chủ quan:
- Về mặt sinh lí: Bị mắc những chứng bệnh đau đầu, đau lưng khi ngồi vào bàn học, sức
khỏe yếu…
- Về mặt tâm lí:
+ Nhận thức của học sinh trước các tình huống học tập: Vốn hiểu biết đã có mâu thuẫn với
nhiệm vụ học tập mới, khó trong khi trình độ nhận thức còn hạn chế, bất lực với khả năng
học tập của mình…
+ Thái độ của học sinh trước các nhiệm vụ của môn học đề ra: Thấy mình không có khả


năng học, không hứng thú với môn học, không tìm ra được phương pháp học tập thích
hợp…
+ Cách thức đáp ứng của học sinh trước các nhiệm vụ học tập: Đứng trước một bài toán
khó, cách ghi nhớ và vận dung trí nhớ khi đứng trước một vấn đề, cách đương đầu và giải
quyết với một nhiệm vụ học tập hay một vấn đề của cuộc sống, cách bố trí thời gian trong
học tập, thi cử và nghỉ ngơi, ít dành thời gian cho việc giải trí, vui chơi…
c. Cách ứng phó với stress trong học tập của học sinh:
* Quản lí được căng thẳng của bản thân: Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các
dấu hiệu của stress: những bất thường về thể chất, thần kinh và các mối quan hệ xã hội.

Ứng phó với stress là khả năng giữ thăng bằng khi xảy ra những tình huống những sự việc
đòi hỏi quá sức. Một số cách đối phó với stress:
- Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.
- Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm gạt
bỏ những việc không thật sự quan trọng sang một bên.
- Tránh những phản ứng thái quá. Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ.
- Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc.
- Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc.Chữa stress bằng các hoạt động thể chất.
*Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:
- Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.
- Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
- Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.
- Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra.
- Không nói những điều không có khả năng thực thi.
- Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
- Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh.
- Khuyến khích ý chí tự lực.
- Quan tam đến cảm xúc của những người xung quanh.
- Ứng phó nhằm vào giải quyết vấn đề: Làm thay đổi tác nhân gây ra stress hoặc thay đổi
mối quan hệ giữa con người với tác nhân đó thông qua những hành động trực tiếp và hoặc
những hành động giải quyết vấn đề, cụ thể: chống trả hoặc làm yếu mối đe dọa; bỏ chạy;
ngăn ngừa stress trong tương lai hoặc làm giảm ảnh hưởng của stress.
- Ứng phó nhằm vào cảm xúc: Làm thay đổi bản thân thông qua các hành động khiến bản


thân cảm thấy dễ chịu hơn nhưng không làm thay đổi các tác nhân gây ra stress, cụ thể:
Các hoạt động nhằm vào thân thể; các hoạt động nhằm vào nhận thức; các quá trình vô
thức làm méo mô thực tại có thể đưa tới stress nội tâm.
*Qua môdun này chúng ta tìm ra một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:
- Thể dục, thể thao hay vận động.

- Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim…
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.Ngủ đủ giấc,ngủ sâu, ngủ đúng giờ.
- Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.
- Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch.
- Rèn luyện tư duy tích cực…
- Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể,
tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi
đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu
cầu tâm lí của học sinh.
- Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành
những kĩ năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết.
- Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua,
đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình
thành tự tin, giảm stress đáng kể.
Nội dung khắc phục trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh Để khắc phục
trạng thái căng thẳng trong học tập của học sinh hay Stress thì chúng ta phải hiểu được
khái niệm Stress và nguồn gốc gây ra Stress:
Khái niệm cơ bản về Stress.
Stress trong tiếng anh có nghĩa là nhấn mạnh, thuật ngữ này còn được dùng trong Vật lí
học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Hans Selye người Canada nghiên cứu và mô tả
Stress có hai loại Stress khác nhau, đối lập nhau Stress bình thường khoả mạnh là
euStresss, Stress độc hại hay còn gọi là Stress tiêu cực là diStresss.
Tác giả Tô Như Khê cho rằng “Stress tâm lý chính là phản ứng không đặc hiệu xảy ra
một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiệt trong tình huống mà con
người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác
nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về các nhân tố đó ”
Nguồn gốc gây ra Stress có các nguồn gốc từ môi trường bên ngoài và nguồn gốc từ bản


thân.

-

Nguồn gốc từ từ môi trường bên ngoài:

+ Tác động từ cuộc sống gia đình.
+ Tác động từ môi trường xã hội.
+ Tác động từ môi trường tự nhiên.
-

Nguồn gốc từ bản thân:

+ Do yế tố về sức khoẻ.
+ Do yếu tố về tâm lý.
Stress trong học tập đối với học sinh đây là “thời kỳ quá độ” độ tuổi khủng hoảng “Già trẻ
con non người lớn”… đây là thời kỳ chuyển từ tuo63u thơ sang tuổi trưởng thành nên các
em thường có một số đặc điểm về tâm lý như sau:
- Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng.
- Sự phát triển về mặt sinh lý cũng như sự biến đổi căn bản về cơ thể.
- Sự thay đổi về điều kiện sống.
- Xu hướng vươn lên làm người lớn có ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động tâm lí.
- Nhu cầu mở rộng mối quan hệ với người lớn nuốn người lớn nhìn nhận mình một
cách bình đẳng.
- Dễ bị xúc động, dễ bị kích động. vui buồn chuyển hoá dễ dàng dẫn đến tình cảm
còn mang tính bồng bột.
Từ những nguồn gốc trên đã dẫn đến trạng thái Stress và Stress cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ đối với việc học tập của học sinh THCS chính vì đó chúng ta cần phải truyền
thụ cho các em có các phương pháp và kỹ năng ứng phó với Stress trong học học tập, các
phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh để các em có thể phát hiện và ứng phó với Stress
trong học tập đó là:
-


Các em có thể quản lí được căng thẳng của bản thân bằng việc các em nhận diện

được các biểu hiện của Stress.
-

Các em có thể giảm mức độ của Stress để có một sức khoẻ tốt trong học tập và thi

cử như:
+ Có chế độ ăn đầy dủ và cân bằng dưỡng chất.
+ Các em có thể uống cafê hoặc trà đậm vào buổi sáng để kích thích hệ thần kinh trung
ương làm cho tỉnh táo vì Café và trà đậm có chứa chất cafein.
-

Hứng dẫn cho các em các liệu pháp để giảm Stress có hại như:


-

Ngâm tắm, ca hát, chơi đùa với thú nuôi, thư giãn, cười,thưởng thức nghệ thuật,

Massage, tập thể dục buổi sáng, ngồi thiền – Yoga…
Tích cực hoá hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tư duy, đòi hỏi
một quá trình hoạt động "bên trong" hết sức căng thẳng với một nghị lực cao của bản thân,
nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể nêu ra. Tính tích cực trong hoạt động
nhận thức của học sinh thể hiện ở những hoạt động trí tuệ là tập trung suy nghĩ để trả lời
câu hỏi nêu ra, kiên trì tìm cho được lời giải hay của một bài toán khó cũng như hoạt động
chân tay là say sưa lắp ráp tiến hành thí nghiệm. Trong học tập hai hình thức biểu hiện này
thường đi kèm nhau tuy có lúc biểu hiện riêng lẻ.
Đối với bộ môn vật lý, việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh gắn liền với

việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp các phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức; khai thác thí nghiệm trong dạy học vật lý theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh trong dạy học hiện nay.
Nội dung của tiểu luận này đề cấp đến hai vấn đề chính:
– Phân tích các biện pháp tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật
lí.
– Đề xuất một giáo án dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
2. Trình bày cách sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đối với bộ môn vật
lý ?
Vật lý học là bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc, tính chất và các hình thức biến đổi
cơ bản nhất của vật chất. Quá trình nhận thức vật lý khá phức tạp, cùng một lúc phải vận
dụng nhiều phương pháp của riêng bộ môn vật lý cũng như phương pháp của các khoa học
khác. Muốn hoạt động nhận thức vật lý có kết quả trước hết phải quan tâm đến việc hình
thành kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác trên. Bên cạnh đó phải có phương pháp suy
luận, có khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo.
3. Những hành động chính của hoạt động nhận thức vật lí
Hoạt động nhận thức thức vật lý là khá phức tạp. Tuy nhiên có thể kể đến các hành động
chính của hoạt động nhận thức vật lý sau:
– Quan sát hiện tượng tự nhiên, nhận biết đặc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Tác động vào tự nhiên, làm bộc lộ những mối quan hệ, những thuộc tính của sự vật, hiện


tượng. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
– Xác định mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng.
– Xây dựng những giả thiết hay mô hình để lý giải nguyên nhân của hiện tượng quan sát
được. Từ giả thiết, mô hình suy ra những hệ quả.
– Xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra các hệ quả.
– Đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm.
– Khái quát hóa kết quả, rút ra tính chất, quy luật hình thành các khái niệm, định luật và

thuyết vật lý.
– Vận dụng kiến thức khái quát vào thực tiễn.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG .........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Năm học: ..............
Họ và tên: ..............................................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
A. Dạy học tích hợp:
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên
thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào
quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục HS (như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn... đưa các
nội dung giáo dục vào môn học...).
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn
thuần chỉ là kiến thức. Thực hiện một năng lực là biết sử dựng các nội dung và các kĩ năng trong một tình
huống có ý nghĩa. Thay vì việc dạy một sổ lớn kiến thức cho HS, ngưởi GV trước hết hãy xem xét xem
học sinh có thể vận dựng các kiến thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì nhắc
lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựa chọn một
mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu đó một cách đúng đắn; hoặc thay vì
học một lượng kiến thức liên quan đến môi trường (trong môn Sinh học, Địa lí...), học sinh có khả năng
hành động đề bảo vệ môi trường xung quanh mình...
DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình

thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá
trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư
phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HS phối hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà
trưởng.


Cần thiết phải đưa vào pp dạy học tích cực
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên
ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trưởng phản ánh sự phát triển
hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác,
khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trưởng lại có giới
hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
Nếu trong nhà trưởng phổ thông, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy
cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Những chương trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy hiện
tưởng “mù chữ chức năng", đó là trường hợp những ngưởi đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học
nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày; Họ có thể đọc được một
văn bản, nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó; có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn đề của
cuộc sống hằng ngày đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ... Điều này đặt ra
một đòi hỏi: cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo những con ngưởi đáp ứng được yêu cầu luôn
luôn biến động của thực tiễn.
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồn thông tin hàng ngày đổi mới
và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trưởng có thể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại có thể
tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau ngoài nhà trưởng (đài, báo, đặc biệt là internet).
Đề việc học ở nhà trưởng vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới,
không chỉ là dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thức khoa học của một
môn mà cần dạy trong sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau... Hiện nay, nhiều môn học đã được đưa
vào nhà trưởng phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện quá
trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh . Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thể
đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trưởng cho dù những tri thức này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học
tích hợp (DHTH) các môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trưởng là giải pháp quan trọng.

B. Mục tiêu cơ bản của KHDHTH
Những mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Kế hoạch dạy học tích hợp nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, có thể xác định bốn mục tiêu lớn sau:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt các quá trình học tập và nhận thức trong hoàn
cánh có ý nghĩa đổi với HS. Chính vì vậy, việc học tập không tách rời cuộc sống hằng ngày mà thường
xuyên được liên hệ và kết nối trong mối quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong thực tiễn,
những tình huống có ý nghĩa với HS. Nói một cách khác việc học ở nhà trường hòa nhập vào đời sống
thường ngày của học sinh.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu. Không thể dạy học một cách dàn trải, đồng đều, các quá trình học
tập ngang bằng với nhau. Bên cạnh những điều hữu ích, những kiến thức và năng lực cơ bản có những
thứ được dạy chỉ là “lí thuyết", không thật hữu ích. Trong khi đó, giờ học trên lớp là có hạn, nhiều kiến
thức và năng lực cơ bản không đủ thời gian cần thiết.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống. DHTH chủ trọng tới việc thực hành, sử dựng kiến thức mà HS
đã lĩnh hội đuợc, thay vì chỉ học tập lí thuyết mọi loại kiến thức. Mục tiêu của DHTH là hướng tới việc
giáo dục HS thành con ngưởi chủ động, sáng tạo, có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ
cuộc sống của bản thân sau này.


- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Một trong bốn mục tiêu của DHTH là nhằm thiết lập mối
quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của từng một môn học cũng như của những môn học khác
nhau. Điều này sẽ giúp cho HS có năng lực giải quyết các thách thức bất ngờ gặp trong cuộc sống, đòi
hỏi người đối mặt phải biết huy động những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vực
khác nhau đề giải quyết..
C. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học tích hợp:
Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng và nhiều chiều, tạo
điều kiện vận dụng phối hợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo về mức độ chi tiết đề có thể thích
ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo
sinh thực tập sư phạm. Đồng thời làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu.
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần phải xác định chính xác trọng tâm kiến

thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương pháp dạy phối hợp. Thông qua phương pháp dạy, cách
hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của
học sinh. Mục đích yêu cầu sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội dung bài
dạy quy định mục đích yêu cầu. chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết sức quan trọng
đòi hỏi sự dày công, ý thức trách nhiệm cao khi sọan bài.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi bật các vấn đề sau: Sự
phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến thức này đến phần kiến thức khác.
Giảng dạy phỏi hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải, suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
một cách có hệ thống. Làm rõ sự phát triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác. Cụ thể là đảm
bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các
phân hệ gắn bó chãt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò trong cả tiết học: Đây là
vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng
thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ cho được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng
được đòi hỏi ở ngưởi thầy sự động não, sự dày công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được
phuơng pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể công việc
của thầy và trò trong tiết học cụ thể. Xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng chúng.
D. Nội dung cơ bản của DHTH.
Các quan điểm trong nội dung trình bày trong dạy học tích hợp
Có bốn quan điểm khác nhau trong việc liên kết, tích hợp các môn học:
- Quan điểm trong “Nội bộ môn học". Theo quan điểm này chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung của môn
học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học liêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn". Quan điểm này theo định hướng những tình huống, những “đề tài", nội dung kiến
thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học
khác nhau. Quan điểm này, những môn học tiếp tục tiếp cận một cách liêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số
thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học chưa thực sự được tích hợp.
- Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách


hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chứng ta nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các môn học,

làm cho chứng tích hợp với nhau đề giải quyết một tình huống cho trước. Các quá trình học tập sẽ không
được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn", trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong
tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thiết, đọc thông tin, thông báo thông tin,
giải một bài toán... Những kĩ năng này chúng ta gọi là những kĩ năng xuyên môn, có thể lĩnh hội được những kĩ
năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học.

............., ngày...tháng...năm....
Người viết



×