Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 4; Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Lịch sử lớp 4.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.69 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số : …….
1. Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ Lịch sử lớp
4.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong ngành giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
* Ưu điểm:
-Trong giờ lịch sử, giáo viên đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp dạy
học”lấy học sinh làm trung tâm” kích thích hứng thú học tập cho các em.
-Hiện nay có nhiều nguồn thông tin, sách báo cho giáo viên tham khảo,
nghiên cứu để nâng cao tay nghề.
-Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với học sinh
giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích học môn lịch sử.
-Nhiều học sinh có ý thức học tập chuyên cần.
*Nhược điểm:
-Một số giáo viên vẫn còn coi nhẹ, chưa dành những quan tâm xứng đáng
cho tiết dạy, ít đầu tư cho môn học này. Các hình thức dạy học vẫn còn đơn điệu.
-Danh mục thiết bị dạy học cho phần lịch sử lớp 4 được trang bị còn quá ít,
chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học của tất cả các bài lịch sử trong chương trình.


-Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa của giáo viên còn nhiều hạn
chế, do chưa nắm vững nội dung, kiến thức thể hiện trong từng, tranh, ảnh, lược
đồ.
-Đa số học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn lịch sử, nắm
kiến thức lịch sử còn mơ hồ,…
-Tâm lí phụ huynh cũng chỉ chú trọng các môn như: Tiếng Việt, Toán,…


*Sự cần thiết chọn giải pháp để khắc phục nhược điểm:
-Để phát huy tối đa năng lực chủ động, tính tích cực của từng học sinh trong
giờ lịch sử.
-Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập
của học sinh.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Ngay từ đầu năm học tôi đã giáo dục hướng cho
các em thấy vị thế quan trọng của môn lịch sử: Học sử không phải ghi nhớ một số
sự kiện, một vài chiến công hoặc để ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự
nghiệp mà ở đó ta còn phải biết tìm hiểu, tiếp cận những nét đẹp của đạo đức, của
đạo lí làm người. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, kính trọng các thế hệ đi trước,
nhận thức được trách nhiệm của mình trong hiện tại và tương lai.
- Nội dung giải pháp: Chúng ta đã biết phương pháp dạy học tích cực hiện
nay là” lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên chỉ là người tổ chức dẫn dắt để các
em tự tìm tòi khám phá ra kiến thức mới. Khi tiến hành hoạt động dạy học, tôi dựa
trên trình độ thực tế của lớp mà lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp với từng


bài, với từng đối tượng học sinh. Qua đó, tôi lựa chọn phương pháp đàm thoại, vấn
đáp hay thảo luận nhóm, trao đổi…theo các hình thức cá nhân, nhóm,…để giải
quyết các vấn đề đặt ra. Trong mỗi bài dạy, tôi luôn xây dựng hệ thống câu hỏi từ
dễ đến khó.Nếu giải quyết chung một đề tài khó, tôi có sự đan xen về trình độ học
sinh trong cùng một nhóm để các em hỗ trợ nhau. Nhưng cũng có lúc, tôi tạo điều
kiện cho các em học sinh còn chậm, còn nhiều hạn chế cùng làm việc với nhau
theo nhóm và dành riêng cho các em một đề tài dễ hơn. Đây cũng là lúc tôi phát
huy vai trò của mình” Dạy học phân hóa đối tượng học sinh”.Khi phải truyền đạt,
tường thuật lại một vấn đề lịch sử, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống đấu tranh
của dân tộc.
-Tâm lí các em rất thích và vui khi được cô giáo giao việc cho mình, rất
thích được sắm vai, đóng kịch hay được làm một“Hướng dẫn viên du lịch”,…nên

trong các tiết học, tôi thường tổ chức các trò chơi học tập để các em hứng thú và
yêu thích môn học. Ngoài ra trong các tiết học tôi cũng chú ý đến những học sinh
yếu, trung bình khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động học tập.
-Bên cạnh việc dạy trong khối lớp tôi khuyến khích các em tìm đọc những tư
liệu, truyện kể lịch sử, xem phim tài liệu,…Khuyến khích những phụ huynh gia
đình có điều kiện có điều kiện có thể đưa các em đi tham quan một số di tích lịch
sử. Một điều không kém phần quan trọng trong việc dạy học lịch sử đó là vốn hiểu
biết về lịch sử của người giáo viên. Trước hết tôi xác định muốn giúp các em yêu
thích môn lịch sử, phải tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về lịch sử. Nếu
người giáo viên chỉ bám vào nội dung như trong sách giáo khoa thì bài học sẽ khô
khan, không hấp dẫn.


*Phương pháp dạy bài lịch sử theo hướng tích cực với từng loại bài:
-Với loại bài về nhân vật lịch sử: Giáo viên phải biết khai thác tốt các sự
kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật. Đối với dạng
bài này, tôi thường sử dụng các phương pháp như kể chuyện, sắm vai,…
Mỗi bài đều có hình ảnh(tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử. Để giúp
học sinh biết những diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật.Giáo
viên cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.
Trên cơ sở giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự
khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử.
-Với loại bài về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan
trọng để các em dễ hình dung, lôi cuốn sự chú ý học sinh. Do đó, giáo viên phải tái
hiện sự sinh động cụ thể. Sử dụng câu hỏi về phát sinh của sự kiện. Mặc khác, đối
với loại bài này phần quan trọng nhất là trình bày diễn biến, phát triển của sự kiện
lịch sử.Vì vậy phải cho học sinh nắm vững mốc thời gian bắt đầu diễn ra sự kiện,
địa danh, nhân vật lịch sử, các đường tiến công, diễn biến trận đánh,…bằng cách
nêu vấn đề, câu hỏi. Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự
kiện đó và rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm.

Với dạng bài này thì miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là những
phương pháp chủ đạo.Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tìm hiểu về tư liệu lịch
sử rồi mô tả, tường thuật lại diễn biến của sự kiện, một cách hoàn chỉnh hơn.
-Với loại bài dạy về tình hình kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội:Khi dạy
loại bài này giáo viên triệt để sử dụng phương tiện trực quan:Tranh ảnh, kênh hình
kết hợp với mô tả nhằm tái tạo hình ảnh sinh động về sự kiện, hiện tượng, để học


sinh thấy rõ giá trị văn hóa nghệ thuật trong đời sống tinh thần của người dân Việt
Nam ta.
-Với dạng bài ôn tập, tổng kết:Đối với loại bài này giáo viên cần chuẩn bị
chu đáo, lựa chọn phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tiết dạy cao. Trong
tiến trình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công việc, phát huy cao nhất
tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra,
thực hiện các công việc như vẽ sơ đồ, lập bảng thống kê,…
Thông thường đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, giáo viên vận dụng tổng
hợp nhiều phương pháp(phân tích, tổng hợp, khái quát hóa) kết hợp với vấn đáptìm tòi, tổ chức làm việc theo nhóm.Tùy từng nội dung cụ thể mà giáo viên lựa
chọn phương pháp phù hợp.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
-Giải pháp này đã được áp dụng dạy tiết lịch sử ở lớp 4, nhằm phát huy tính
tích cực và nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường Tiểu học Ngọc Chúc
1. Đồng thời áp dụng nhân rộng ra các trường Tiểu học trong toàn huyện Giồng
Riềng.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
-Qua việc áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả đạt được khả quan.
Trước đây, lớp tôi các em rất sợ khi đến giờ lịch sử và không thích học. Còn đến
nay, các em chờ đón được học tiết lịch sử hiếm hoi trong tuần với tất cả lòng nhiệt
tình và hào hứng của mình. Qua khảo sát giữa học kì 1, Kết quả đạt được như sau:



Tổng số học sinh 27/13 nữ, Trong đó Hoàn thành tốt 6 em (chiếm tỉ lệ 22,2%);
Hoàn thành 16 em (chiếm tỉ lệ 59,3%) ; Chưa hoàn thành 5 em (chiếm tỉ lệ 18,5%).
Giữa học kì 2: Hoàn thành tốt 8 em (chiếm tỉ lệ 29,7%); Hoàn thành 19 em (chiếm
tỉ lệ 70,3%); Chưa hoàn thành 0 .
-Từ sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong
giờ lịch sử, các em đã coi mỗi tiết lịch sử là một cuộc tranh tài, một cuộc thi nho
nhỏ để tìm hiểu ra kiến thức mới. Từ đó làm cho các em thêm yêu quê hương đất
nước và đặc biệt trong dịp 26/3 vừa qua. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường, Chi đoàn, Tổng phụ trách đội có tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử Việt
Nam” các em đã tham gia sôi nổi và đầy hứng thú, các em đều trả lời được các câu
hỏi mà Ban tổ chức đưa ra và cuộc thi đã thành công rực rỡ. Điều đó cho thấy năng
lực học tập của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đó cũng chính là cơ sở, là tiền đề vững
chắc để các em học tốt môn lịch sử ở cấp THCS và THPT.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản số liệu (1bản)

Giồng Riềng, ngày 22 tháng 4 năm
2017.
Người mô tả


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN SỐ LIỆU
( Kết quả học tập của học sinh lớp 4A )
Tổng số
27/13nữ
Giữa HK1
Giữa HK2


HTT
6 em

Kiến thức, kĩ năng
HT
16 em

(22,2%)
8 em

(59,3 % )
19 em

( 29,7 %)

( 70,3 %)

CHT
5 em
(18,5 %)
0 em

Người lập bản


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số ………………
1. Tên sáng kiến : Giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 4
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Áp dụng trong ngành giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy đảm bảo trình độ
chuẩn và trên chuẩn.
Giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, bám chặt nội dung trong sách giáo
khoa, biết kệt hợp nhiều phương pháp dạy học.
Biết tổ chức dưới mọi hình thức hoạt động cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức.
Tham gia dự giờ thường xuyên. Sinh hoạt chuyên môn đúc rút kinh nghiệm.
Chính quyền địa phương và phụ huynh quan tâm đến việc học của học sinh.
* Những khó khăn hạn chế :
Một số giáo viên việc đổi mới phương pháp còn chậm.chưa linh hoạt trong việc
dạy và học, còn chú trọng dạy lý thuyết, xem nhẹ luyện kỹ năng
Một số giáo viên còn làm việc một cách máy móc, chưa chủ động trong việc tổ
chức các hoạt động dạy học.
Trình độ học sinh không đồng đều, vốn từ ngữ và khả năng diễn đạt còn yếu. tài
liệu tham khảo còn thiếu.
Học sinh có nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin trong lúc học.


Khâu luyện viết học sinh còn làm theo mẫu
Học sinh thường sẵn sàng học thuộc một bài văn mẫu, đoạn văn mẫu nào đó, khi
làm bài các em sao chép ra và biến thành bài làm của mình. Các em viết còn hời hợt,
chung chung, không có một sắc thái riêng biệt của một đối tượng.
Đầu năm tôi đã khảo sát 26 học sinh trong lớp cho thấy kết quả như sau : giỏi 6
em, chiếm tỷ lệ 23%, khá: 7 em, chiếm tỉ lệ: 26,9%; Trung bình: 10 em, chiếm tỉ lệ:
38,4%. Yếu 03 em, chiếm tỉ lệ: 11,5%.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận :
1. Lựa chọn phương pháp
Xác định dạy học là một nghề sáng tạo tôi luôn trăn trở với từng tiết dạy, dạy như
thế nào là thành công nhất. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng để có một giờ dạy tốt
cần rất nhiều yếu tố. Phương pháp và hình thức dạy học là một trong những yếu tố quan
trọng. Xã hội ngày càng phát triển để theo kịp sự phát triển đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải
thật sự thấm nhuần đổi mới phương pháp dạy học. Xác định được tầm quan trọng của
việc dạy học là đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo. Người giáo viên thực sự
là người tổ chức hướng dẫn, còn học sinh là chủ thể của những hoạt động đó có như thế
mới phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Tâm đắc với điều đó trước khi lên lớp tôi
luôn soạn bài, nghiên cứu kỹ bài, tùy vào từng bài, từng nội dung cụ thể để lựa chọn
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhất.
2. Phân loại đối tượng học sinh
Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã phân loại ra từng đối tượng học sinh để có biện pháp
dạy học thích hợp. Đối với học sinh khá giỏi ngoài những bài tập trong sách giáo khoa tôi
còn ra thêm các bài tập khác để nâng cao dần kiến thức. Đối với học sinh yếu kém cần


giảng giải cho các em nhiều hơn, có thể tổ chức cho các em nhóm học tập, học sinh khá
giỏi giúp đỡ học sinh yếu.
3. Giúp học sinh cảm nhận chân thực
Tính chân thực đòi hỏi bài văn phải có các chi tiết sát thực tế đúng bản chất của
đối tượng, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư tưởng, tình cảm của học
sinh khi các em đánh giá bộc lộ cảm xúc của mình. Chính qua việc làm như vậy chúng ta
đã giúp học sinh luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc sống góp phần hình thành nhân
cách người học sinh xã hội chủ nghĩa.
Muốn miêu tả chân thực đối với học sinh cần bảo đảm yêu cầu quan sát trực tiếp
khi học và làm văn miêu tả. Đối với học sinh lớp 4 vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả của
học sinh quá nghèo nàn, sơ lược. Muốn giúp các em làm bài chân thật và phong phú,
không có con đường nào khác ngoài việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp. trên cơ sở

có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình các em mới bắt tay
vào làm bài. Để bảo đảm yêu cầu trên yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn kỹ việc quan sát
trước ở nhà hoặc ở trên lớp.
“Ví dụ khi miêu tả chiếc cặp giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát kỹ chiếc
cặp. Giáo viên nên khéo léo khêu gợi để các em huy động vốn hiểu biết, khả năng liên
tưởng, cảm xúc và vốn ngôn ngữ, giúp cho việc quan sát được tốt hơn. Khi quan sát cần
huy động nhiều giác quan có thể bằng mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, lưỡi nếm, mũi ngưởi. Có
như thế học sinh mới nghe được âm thanh tách tách của chiếc khóa cặp, cái cảm giác mát
lạnh khi sờ lên mặt cặp và cái mùi vị quen thuộc của cái da cặp”.
4. Học sinh là chủ thể
Rèn luyện các kỹ năng sản sinh văn bản là nội dung chủ yếu của các tiết học tập
làm văn. Để tránh tình trạng viết văn theo bài văn mẫu khi dạy tiết làm văn giáo viên nên


dừng đúng lúc, đúng chỗ, chỉ nên dùng ở một khâu nào của quá trình dạy để khảo sát và
phân tích, để phụ trợ thêm cho việc thực hành. Tuyệt đối không buộc học sinh phải viết
như văn mẫu. Học sinh phải thực sự làm chủ quá trình học, làm chủ quá trình hình thành
kỹ năng sản sinh văn bản bằng cả 2 hình thức nói và viết. Các em phải được hoạt động
luyện tập là chủ yếu trong các tiết học tập làm văn. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ
chức hướng dẫn. Muốn thực hiện yêu cầu trên phải đưa thực hành luyện tập thành nội
dung chính của tiết học. Giáo viên cần rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời cho học sinh.
5. Xây dựng đoạn văn cho học sinh
Ở lớp 4 phân môn Tập làm văn dành nhiều thời gian cho 2 loại: Văn kể chuyện và
văn miêu tả. Qua 2 loại này chú trọng dạy đoạn văn và kỹ năng các loại đoạn văn. Đối
với học sinh đoạn văn là khái niệm khá phức tạp, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ khái
niệm về đoạn và dấu hiệu nhận biết về đoạn văn. Trong quá trình nhận diện đoạn văn
giáo viên cần lưu ý học sinh không phải chỉ dựa vào dấu hiệu mà xem nó là đoạn văn,
chúng ta chỉ coi nó là đoạn văn khi diễn đạt trọn một ý. Vì vậy trong các văn bản miêu tả
để nhận diện đoạn văn cần căn cứ các ý trong bài để xây dựng một đơn vị đoạn. Khi
hướng dẫn học sinh viết đoạn văn giáo viên không yêu cầu các em viết đoạn văn như

diễn dịch, quy nạp mà chỉ cần học sinh viết 3 đến 4 câu làm sao các câu trong đoạn văn
cần diễn đạt trọn 1 ý. Từ dàn ý đã lập học sinh sử dụng ngôn ngữ để dựng thành đoạn và
bài. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh viết bài miêu tả theo nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một
bộ phận của đồ vật, cây cối hay con vật. Hướng dẫn học sinh viết đoạn yêu cầu phải có
sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa các câu trong đoạn. Sự liên hệ giữa các câu về mặt ngôn
ngữ là nhờ các biện pháp liên kết, phép lặp, phép thế, phép nối... Đoạn nào không bảo
đảm yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn, thiếu mạch lạc. Các đoạn trong bài lại liên kết với
nhau thành 1 văn bản hoàn chỉnh. Liên kết đoạn văn làm cho nội dung văn bản chặt chẽ


và liền mạch. Đây cũng là một điểm yếu của học sinh khi làm văn, vì thế khi hướng dẫn
học sinh giáo viên cần phải biết giúp học sinh biết cách liên kết đoạn văn bằng cách dùng
từ ngữ nối hoặc câu nối.
6. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn ngôn ngữ và cách thức lựa chọn từ ngữ khi
làm văn
Vốn từ ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn. Giúp học sinh tích lũy vốn
từ ngữ và lựa chọn từ ngữ là vấn đề quan tâm của mọi giáo viên. Giáo viên cần tạo điều
kiện để các em tích lũy vốn từ ngữ. Biện pháp đầu tiên là giúp các em tích lũy vốn ngôn
ngữ qua các bài tập đọc.
Nhiều bài tập đọc là bài miêu tả hay của nhà văn. Dạy các bài tập đọc giáo viên cần
chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn 1 – 2 trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự
sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng.
Các tiết học luyện từ và câu cũng là một dịp để giáo viên giúp các em không chỉ
hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng khi tìm các từ ngữ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả. Có vốn từ ngữ rồi phải biết
dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt,
kết quả quan sát cũng như khi làm bài văn miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có 1
từ ngữ, 1 hình ảnh thích hợp do đó có tác dụng gợi hình ảnh, gợi cảm nhất. Có khi ngay
từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ hay hình ảnh này. Cách đặt câu hỏi của giáo viên
khi hướng dẫn học sinh quan sát sự vật cây cối để biết được đặc điểm của sự vật đó cũng

là cách giúp học sinh tìm tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Giáo viên cần tránh những câu
chỉ hỏi về những kiến thức khoa học.
“Ví dụ miêu tả cây bàng cho học sinh quan sát tranh giáo viên hỏi: Cây bàng có
những bộ phận nào. Giáo viên nên đặt câu có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả. Nhìn


tán bàng xum xuê tỏa rộng em nghĩ đến hình ảnh nào? Xuân đến, thu sang lá bàng thay
đổi ra sao?... Từ những câu hỏi như thế giáo viên sẽ giúp các em liên tưởng và tìm ra từ
ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Trả lời câu hỏi về cây bàng học sinh đưa ra những liên tưởng:
cây bàng giống như chiếc ô xanh khổng lồ...”
7. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Là một việc làm cần thiết với học sinh lớp 4. Muốn lập được dàn ý học sinh phải
tiến hành 2 công việc chính: chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý. Giáo viên hướng dẫn học
sinh quan sát, tài liệu các em thu thập được. Đối với bài phải dựa vào ý định cần thực
hiện, ý định đó sẽ trở thành chủ đề của bài. ý định hình thành trên cơ sở đề bài và đặc
điểm đối tượng mà học sinh đang muốn thể hiện. Căn cứ vào ý định này học sinh sẽ lược
bỏ các chi tiết không cần thiết. “Quan sát cây bàng nhận thấy đây là một cây đã trồng từ
lâu nay nó to, cao. Muốn nhấn mạnh ý này giáo viên cần giúp học sinh lược bỏ các chi
tiết khác (thân cây hơi cong...) và chỉ giữ lại các chi tiết thân nó lớn hơn cột nhà, thân cây
mốc xỉ lại, mùa hè tán cây như một cái ô xanh, ánh nắng lọc qua và dọi xuống sân vài
đóm nhỏ”. Từ đó học sinh viết thành đoạn miêu tả sinh động: “Thân cây bàng lớn hơn cột
nhà, cành lá xòe rộng ra nom như một cái ô lớn. Trải qua bao mưa nắng. Thân cây như
mốc xĩn lại. Mùa xuân đến cây đâm chồi nảy lộc. Mùa hè cây là một cái ô xanh, ánh nắng
chói chang lọc qua tán lá xum xuê, giày đặc chỉ lọt được xuống sân trường một vài đóm
nhỏ.
Các chi tiết miêu tả trong đoạn trên do được chọn lọc nên có sức gợi hình, gợi cảm
đối với người đọc. Sau khi chọn lọc được ý rồi giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.
Dựa vào dàn ý chung của bài văn miêu tả để học sinh làm.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp



Giải pháp trên đã áp dụng cho học sinh khối 4 trường Tiểu học đồng thời đợc nhân
rộng ra cho các khối lớp trong toàn trường và các trường Tiểu học trong toàn huyện.
3.4 Hiệu quả giải pháp
Sau khi áp dụng giảng dạy môn tập làm văn biện pháp trên thấy rằng có kết quả
chuyển biến rõ rệt đến giữa HKII kết quả như sau : Tổng số học sinh 26, Giỏi 9 em,
chiếm 34,6%, Khá 11 em, chiếm 42,3%, trung bình 6 em, chiếm 23%. Bên cạnh đó trong
giờ học, học sinh rất hứng thú, yêu thích và say mê với môn học. Học sinh chủ động tiếp
thum tự phát huy tính năng động, mạnh dạn tự tin để phát biểu trước lớp.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Bảng so sánh số liệu

Giồng Riềng, ngày ….tháng ….năm 2017
Người mô tả



×