Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 9 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là một trong những chủ thể của luật quôc tế.
Ngày nay, các tổ chức liên chính phủ ngày càng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ
chức,phạm vi và chức năng hoạt động. Mỗi một tổ chức liên chính phủ lại có đặc
trưng riêng về cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức. Do vậy, mỗi tổ chức lại có một
quy chế thành viên khác nhau. Trong đó, Liên Hợp Quốc hay còn gọi là Liên
Hiệp Quốc – Tổ chức quốc tế toàn cầu lớn nhất và có mục đích duy trì hoá bình và
an ninh thế giới phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành
hợp tác quốc tế giữa các nước cũng có quy chế thành viên riêng. Để làm rõ vấn đề
này, bài viết xin nghiên cứu vấn đề 8:”Phân tích một số vấn đề pháp lý và thực
tiễn về quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ”.
NỘI DUNG
i.

Giới thiệu chung về tổ chức Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc (UN) được thành lập vào năm 1945, số lượng thành viên

ban đầu là 51 nước thành viên. Sau chiến tranh thế giới thứ hai số lượng các tổ
chức liên chính phủ đã tăng lên đáng kể. Với xu thế hội nhập toàn cầu như hiện
nay thì việc mở rộng hợp tác giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống là điều tất
yếu. Hiện nay, Liên Hợp Quốc có tất cả 193 quốc gia thành viên, là tổ chức quốc
tế lớn nhất trên thế giới. Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New
York, Liên Hợp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề
về điều hành và luật lệ.
II. Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế thành viên của Liên Hợp Quốc
Quy chế thành viên Liên Hợp Quốc nằm trong chương II của Hiến chương
Liên Hiệp Quốc. Hiến chương Liên Hợp Quốc chia các thành viên Liên Hợp Quốc
thành hai loại: các thành viên sáng lập và các thành viên gia nhập. Điều 3 quy
định,“Các thành viên đầu tiên của Liên Hợp Quốc là những quốc gia đã tham gia
1



Hội nghị Liên Hợp Quốc về Tổ chức quốc tế tại San Francisco hoặc đã từng ký
kết Tuyên bố Liên Hợp Quốc vào 1/1/1942, nay ký kết bản Hiến chương này và
phê chuẩn nó theo điều 110”.Các thành viên gia nhập sau là các quốc gia gia nhập
Liên Hợp Quốc sau thời điểm trên và phải đáp ứng các điều kiện của khoản điều 4
Hiến chương Liên Hợp Quốc.
1. Điều kiện gia nhập Liên Hợp Quốc.
1.1. Phải là Quốc gia (to be state)
Các điều kiện để xác định có phải “quốc gia” hay không được quy định
trong Điều 1 Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia.
Để trở thành một quốc gia cần đáp ứng các 4 điều kiện chính :
(i) Có lãnh thổ xác định
Đây là dấu hiệu cơ bản hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì
không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền của
quốc gia đối với dân cư của mình.
(ii) Có dân số ổn định
Theo nghĩa rộng, dân cư của một
quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh
và tuân
tất cả

theo pháp luật của nhà nước đó. Theo
những

thổ một quốc gia nhất định
nghĩa

hẹp, dân cư dùng để chỉ

người có quốc tịch của quốc gia đó.Mối quan hệ pháp


lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu
thông qua chế định quốc tịch.
(iii) Có sự lãnh đạo hiệu quả của Chính phủ
Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có

2


hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia
một cách độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.
(iv) Có khả năng tham gia vào quan hệ chính thức với các thực thể khác
Có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: “khả năng” này
cóđược xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện
chức năng đối ngoại của mình.
 Thực tiễn:
HỒNG KÔNG:
+ Về lãnh thổ: Gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ
Châu giang, giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra biển Đông ở phía
Đông, Tây và Nam
+ Về dân cư:
Dân số Hồng Kông đạt 6,99 triệu vào năm 2006. Khoảng 95% dân Hồng Kông là
gốc Trung hoa, ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung
Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông. Tiêng Anh cũng là ngôn ngữ
chính thức được sử dụng rộng rãi bởi hơn 1/3 dân số.
+ Về chính phủ:từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vươngquốc Liên hiệp Anh và
Bắc Ireland từ năm 1842. Đến khi chuyển giao chủ quyền cho cộng hoà nhân dân
trung hoáo 1997. Tuyên bố chung Trung Anh và Luật cơ bản của Hồng Kông quy
định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm

2047, 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền
+ Về khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế:
Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền trung ương chịu
trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì
duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độn tiền tệ, chính sách hải
quan, chính sách nhập cư của Anh và các đại biểu trong các tổ chức sự kiện quốc
tế. Tuy Hồng Kong có thể tham gia vào một số quan hện nhưng nó không thể có
tư cách độc lập bởi nó chịu sự chi phối bởi Trung Quốc. Hồng Kông không phải là
một quốc gia do nó không đáp ứng được các yêu cầu (iii) và (iv) của các yếu tố
3


hình thành quốc gia. Hồng Kông là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa. Do đó Hồng Kông không thể là thành viên của Liên Hợp Quốc
1.2. Yêu chuộng hòa bình(peace-loving)
Điều kiện này được quy định tại khoản 1 Điều 4 Hiến chương Liên Hợp
Quốc:”1. Tất cả các quốc gia yêu chuộng hoà bình khác thừa nhận những nghĩa
vụ quy định trong Hiến chương này và được Liên hợp quốc xét có đủ khả năng và
tự nguyện làm tròn những nghĩa vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên
hợp quốc;”. Tuy nhiên, Hiến chương Liên Hợp Quốc không đưa ra các tiêu chuẩn
cụ thể như thế nào là một quốc gia yêu chuộng hòa bình. Do đó việc đánh giá tiêu
chuẩn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của Hội đồng bảo an và Đại hội đồng.
 Thực tiễn:
Năm 1991, Cộng hoà liên bang Nam Tư tuyên bố kế thừa quy chế hành viên
của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên đơn xin gia nhập không được chấp nhận và Liên
Hợp Quốc yêu cầu đơn xin gia nhập mới vời lý do Mỹ yêu cầu nước này chứng
minh nó là một nước yêu chuông hoà bình(vấn đề Secbia).
1.3. Chấp nhận quyền và nghĩa vụ được quy định trong Hiến chương
Theo Khoản 1 Điều4 Hiến chương Liên Hợp Quốc thì các quốc gia muốn gia
nhập Liên Hợp quốc phải chấp nhận các nghĩa vụ quy định trong Hiến chương

Liên Hợp Quốc, phải hoàn toàn ủng hộ Liên Hợp Quốc,ủng hộ tăng cường vai trò
của Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình,an ninh và chính nghĩa quốc tế
được quy định theo nguyên tắc và tôn chỉ của Hiến chương.
 Thực tiễn:
Theo văn kiện do Văn phòng Báo chí Liên Hợp Quốc công bố ngày
11/7/2011, Tổng thống nước Cộng hòa Nam Xu-đăng San-va Ki ngày 9/7/2011 đã
gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun, xin gia nhập Liên
Hợp Quốc, trở thành nước thành viên chính thức của tổ chức này.Trong bức thư đề
ngày 9/7 này Nước Cộng hòa Nam Xu-đăng chấp nhận các nghĩa vụ quy định
4


trong 'Hiến chương Liên Hợp Quốc. Được biết, Hội đồng Bảo an ngày 13/7 đã
thông qua nghị quyết, giới thiệu nước Cộng hòa Nam Xu-đăng trở thành thành
viên mới của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
1.4. Có khả năng và sẵn sang thực hiện các nghĩa vụ đó
 Thực tiễn:
Trường hợp Việt Nam: Tháng 11/1976, đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc
của Việt Nam bị Mỹ phủ quyết với lý do Việt Nam không tự nguyện thực hiện
việc tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến tranh và trao trả thi hài
những người bị chết trong chiến tranh cho Mỹ. Theo Mỹ, những trách nhiệm
mà một nước có khả năng và tự nguyện thực thi bao gồm cả trách nhiệm trong
việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới lẫn việc thực hiện các quyền con
người Việt Nam
III. Thủ tục gia nhập
Các quốc gia muốn gia nhập Liên hợp quốc phải nộp đơn cho Tổng thư ký,
bản chính gửi cho Hội Đồng Bảo An, tuyên bố chấp nhận các nghĩa vụ ghi trong
Hiến chương. Tổng thư ký sẽ sao và gửi đơn cho Đại hội đồng và các nước thành
viên. Hội đồng Bảo An thông qua với 9/15 phiếu và không có phủ quyết, trên cơ
sở đó kiến nghị Đại hội đồng kết nạp. Đại hội đồng sẽ xem xét quốc gia đó có

phải là quốc gia yêu chuộng hoà bình và có khả năng sẵn sàng thực hiện các nghĩa
vụ qui định trong Hiến chương hay không, và quyết định bằng bỏ phiếu đa số áp
đảo 2/3 (Điều 18 Hiến Chương Liên Hợp Quốc)
IV. Đình chỉ tư cách thành viên
Theo Điều 5 của Hiến chương thì một thành viên của Liên hợp quốc chống
lại hành động phòng ngừa hoặc thực thi pháp luật đã được Hội đồng Bảo an có thể
bị đình chỉ do việc thực hiện các quyền và đặc quyền của thành viên do Đại hội
5


đồng theo sự giới thiệu của Hội đồng Bảo an. Việc thực hiện các quyền và đặc
quyền này có thể được phục hồi bởi Hội đồng Bảo an.
 Thực tiễn:
Thực tế, chỉ có Nam Phi bị đình chỉ việc tham gia vào các công việc của
ĐHĐ từ 1974-1993 với lí do là CP Nam Phi không phải là đại diện hợp pháp cho
nhân dân Nam Phi
V. Bị khai trừ
Khi một quốc gia thành viên của Liên Hiệp quốc vi phạm các nguyên tắc
của Hiến chương một cách cố ý thì quốc gia này có thể bị Đại Hội Đồng khai trừ
theo đề nghị của Hội Đồng Bảo An.
Thủ tục khai trừ thành viên cũng qua một thủ tục tương tự như thủ tục xin
gia nhập và sự khai trừ được quy định tại điều 6 của bản Hiến chương. Kết quả
của sự khai trừ thông qua biểu quyết của Đại Hội đồng theo đa số 2/3 (khoản 2
điều 18 Hiến chương Liên Hiệp quốc). Từ thủ tục này, có thể thấy rằng thành viên
thường trực của Hội Đồng Bảo An sẽ không thể bị khai trừ vị không bao giờ tự
phủ nhận mình (qua quyền phủ quyết).
 Thực tiễn:
Trên thực tế, đã có thời kì các quốc gia Châu Á và Châu Phi cố gắng muốn
khai trừ Nam Phi ra khỏi LHQ vì chủ nghĩa Apartheid ở Nam Phi; các quốc gia
Arab và Iran cũng cố gắng sử dụng các biện pháp nhằm tẩy chay dần sự có mặt

của Israel bằng cách bác bỏ các văn kiện của Israel lên ĐHĐ. Tuy nhiên ĐHĐ vẫn
chưa bao giờ áp dụng điều 6 để khai trừ một quốc gia ra khỏi tổ chức.
VI. Tự rút khỏi Liên Hợp Quốc
Thông thường, trong các quy định của văn kiện thành lập các tổ chức quốc
tế có các điều khoản cho phép các thành viên của mình được phép rút khỏi hoặc
cấm rút khỏi tổ chức đó hoặc không có quy định gì.Trong Hiến chương của Liên
6


Hợp Quốc không có quy định nào cho phép hoặc cấm các thành viên rút khỏi Liên
Hợp Quốc . Tuy nhiên, Hội nghị San Francisco năm 1945 chấp thuận một đề nghị
mà theo đó, một quốc gia có quyền tự ý ly khai Liên Hiệp quốc với điều kiện phải
giải trình lý do chính đáng.
 Thực tiễn:
Vấn đề rút khỏi Liên Hợp Quốc chỉ mới xảy ra một lần trên thực tế. Vào
tháng 1 năm 1965, Indonesia, với vai trò là một thành viên không thường trực của
HĐBA, đã có ý định rút khỏi Liên Hợp Quốc để phản đối cuộc bầu cử ở Malaysia
(một phần lãnh thổ của Malaysia do Indonesia tuyên bố có chủ quyền) Mặc dù
cuộc bầu cử của Malaysia khó có thể được xem là một trường hợp đặc biệt như đã
nêu ở Tuyên bố Hội nghị San Francisco nhưng việc Indonesia rút khỏi Liên Hợp
Quốc đã được Ban thư ký chấp thuận vào thời điểm đó. Vào tháng 9 năm 1966,
Indonesia lại tiếp tục tham gia vào Liên Hợp Quốc.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số phân tích về cơ sở pháp lý và thực tiễn về quy chế thành
viên của Tổ chức Liên Chính phủ Liên Hợp Quốc. Cho đến nay, Liên Hiệp quốc là
một tổ chức chính trị vững chắc, thực hiện có hiệu quả trong vai trò được quy định
trong Hiến chương. Vì lẽ đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mong muốn
gia nhập tổ chức này.Sự tham gia Liên Hiệp quốc đồng nghĩa với sự có mặt của
một quốc gia trong cộng đồng quốc tế, một “sự thừa nhận” minh thị để được
hưởng các quy chế do Luật pháp quốc tế ấn định.


7


DANH MỤC THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế,NXB.Công

2.

an nhân dân, Hà Nội, 2007
Trường Đại học Luật Hà Nội,Tạp chí luật học “Đặc sa kỉ niệm 60
năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc”, TS. Nguyễn Hồng Tao, NXB.

3.
4.
5.

Chính trị quốc gia, Hà Nội ,2000
Hiến Chương Liên Hợp Quốc 1945
Công ước Montevideo
Nguồn internet:
/> /> /> /> />
MỤC LỤC

8


ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1

NỘI DUNG....................................................................................................1
I. Giới thiệu chung về tổ chức Liên Hợp Quốc.......................................1
II. Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế thành viên của Liên Hợp
Quốc............................................................................................................1
1. Điều kiện gia nhập Liên Hợp Quốc...................................................2
1.1. Là Quốc gia...…………………….………………………………..2
1.2. Yêu chuộng hòa bình(peace-loving)...............................................3
1.3. Chấp nhận quyền và nghĩa vụ được quy định trong
Hiến chương.....................................................................................4
1.4. Có khả năng và sẵn sang thực hiện các nghĩa vụ đó.....................4
III. Thủ tục gia nhập..................................................................................5
IV. Đình chỉ tư cách thành viên................................................................5
V. Bị khai trừ..............................................................................................5
VI. Tự rút khỏi Liên Hợp Quốc...............................................................6
KẾT LUẬN....................................................................................................7

9



×