Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Sự phát triển các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường trong Luật BVMT2005 và Luật 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.71 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Tranh chấp môi trường từ lâu đã là một vấn đề nhận được nhiều sự
quan tâm từ xã hội. Không chỉ ở các nước lớn trên thế giới, Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, … Cùng với đó là sự xuất
hiện ngày càng nhiều những xung đột, tranh chấp về môi trường, điển hình
là các vụ việc tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng
tài nguyên, tranh chấp trong việc bồi thường thiệt hại do các hành vi gây ô
nhiễm môi trường, … Chính vì vậy, cần thiết có những biện pháp nhằm hạn
chế cũng như giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này. Luật bảo bệ môi
trường 2014 ra đời đã có những điểm mới tiến bộ về giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực môi trường so với Luật bảo vệ môi trường 2005. Bài tiểu
luận cuối kì của em xin được đi sâu vào phân tích đề bài 57: “Sự phát
triển các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường trong Luật BVMT
2005 và Luật 2014.”
NỘI DUNG
I. Khái quát về tranh chấp môi trường và giải quyết tranh chấp môi trường.
1. Định nghĩa tranh chấp môi trường
Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân,
các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa,
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi
trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm
ô nhiễm môi trường gây nên.

1


2. Định nghĩa giải quyết tranh chấp môi trường.
GQTC là các hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp đã phát sinh
bằng một phương pháp nào đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của


các bên tranh chấp bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội”
Xuất phát từ định nghĩa về “cơ chế”, cơ chế là một hệ thống thống
nhất giữa các phương tiện pháp lý đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải
toả mâu thuẫn giữa các bên bảo vệ trật tự xã hội. Các phương tiện pháp lý
đặc thù về GQTCMT gồm:
- Các nguyên tắc cơ bản đóng vai trò tư tưởng chỉ đạo;
- Hệ thống pháp luật thực định là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp;
- Tổ chức bộ máy để vận hành và các yếu tố con người để thực thi pháp
luật.
3. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường
Trong việc giải quyết các vấn đề về tranh chấp môi trường, chúng ta
có 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc công quyền can thiệp: GQTCMT không chỉ là mong muốn
của các bên tranh chấp mà cũng là trách nhiệm của nhà nước. Sự can thiệp
của các cơ quan công quyền là yếu tố không thể thiếu nhưng chỉ nên xem là
giải pháp cuối cùng.
- Nguyên tắc phòng ngừa: Nguyên tắc này đặc biệt có ýe nghĩa trong việc
giải quyết những vụ kiện đòi chấm dướt các mối nguy hiểm tiềm tang đối
với môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ các hoạt động phát triển.
- Nguyên tắc phối hợp, hợp tác: Để có thể duy trì mối quan hệ lâu dài
giữa các bên tranh chấp trong việc cùng tìm ra các giải pháp khắc phục và
cải thiện môi trường, cần áp dụng nguyên tắc này khi giải quyết tranh chấp.
2


Đây được xem là cách tốt nhất để tổng hợp mọi nguồn lực xã hội vào việc
khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường sống chung của con người.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá: Người gây ô nhiễm phải
tiến hành:1) Áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường. 2) BTTH về môi trường,

tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các nạn nhân nếu có.
- Nguyên tắc tham vấn chuyên gia: Để xác định một cách có căn cứ khoa
học thiệt hại xảy ra đối với môi trường, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các
nạn nhân trong các TCMT cần sử dụng cơ chế tham vấn chuyên gia.
II. Sự pháp triển của các quy định về giải quyêt tránh chấp môi trường trong
luật BVMT 2005 và Luật 2014.
1. Giải quyết tranh chấp môi trường khi Luật BVMT 2005 ra đời.
1.1. Những quy định về giải quyết tranh chấp môi trường theo Luật
BVMT 2005
Luật BVMT 2005 quy định khá chi tiết các vấn đề môi trường và hoạt động
BVMT, trong đó có TCMT và GQTCMT. TCMT được nhìn nhận dưới những
khía cạnh sau:
a) Các phương thức và chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp
- Thượng lượng:
Khoản 3 Điều 129 Luật BVMT 2005 quy định: “Việc giải quyết tranh chấp
về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh
chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Pháp luật về môi trường ghi nhận thương lượng hay tự hòa giải là một trong
những hình thức GQTCTM bởi tính chất đơn giản và hiệu quả của nó. Tuy
nhiên, GQTCMT thông qua thương lượng gặp phải một số khó khăn, đó là sự
3


tham gia của cơ quan công quyền. Do đây là những cơ quan mang tính chất
quyền lực nhà nước nên không tránh khỏi sự áp đặt của các cơ quan này lên các
chủ thể khác trong quá trình thương lượng GQTC. So với các cuộc thương
lượng để GQTC khác, thương lượng trong GQTCMT có đặc điểm là thường
diễn ra giữa các chủ thể đại diện. Sở dĩ có điều đó là do số lượng chủ thể trong
quan hệ tranh chấp lớn, đa dạng nên khó có thể diễn ra trực tiếp giữa tất cả
những người có liên quan. Chủ thể đại diện có thể là đại diện cho lợi ích công

cộng, lợi ích xã hội, đại diện cho nhóm có cùng lợi ích...
- Hòa giải:
Hòa giải là hình thức GQTC có sự tham gia của người thứ ba đóng vai trò
làm người trung gian để hỗ trợ hoặc giúp đỡ các bên có tranh chấp tìm kiếm các
giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. Trung gian hòa giải TCMT
thường là: đại diện chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về
Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức dịch vụ công cộng đại diện cho cộng
đồng dân cư, các tổ chức phi Chính phủ... Quá trình hòa giải không chịu sự chi
phối của bất kỳ một thủ tục tố tụng nào. Thủ tục hòa giải là do các bên tự quyết
định. Do có sự hỗ trợ của trung gian là những người có kiến thức chuyên môn,
nên mức độ thành công của hòa giải cao hơn so với thương lượng. trong hòa giải
TCMT.
- GQTCMT tại cơ quan có thẩm quyền
Thông qua con đường hành chính. Pháp luật Việt Nam quy định TCMT có
thể được giải quyết bằng con đường hành chính thông qua các cơ quan hành
chính nhà nước: Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã.

4


GQTCMT theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo khoản 6 Điều 25 BLTTDS 2004
thì tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng là một trong những tranh chấp dân sự
thuộc thẩm quyền của Tòa án. Do đó, TCMT có thể được giải quyết tại Toà án.
GQTCMT bằng trọng tài. TCMT còn có thể được giải quyết bằng phương
thức trọng tài: “các bên có thể yêu cầu trọng tài giải quyết các tranh chấp
BTTH về môi trường” (khoản 2 Điều 133 Luật BVMT 2005).
b) Thời hiệu khởi kiện TCMT
Luật BVMT 2005 và các văn bản pháp luật về môi trường không có quy định
nào về thời hiệu khởi kiện đối với TCMT. Tuy nhiên, TCMT là tranh chấp dân

sự ngoài hợp đồng neen các quy định về thời hiệu khởi kiện được áp dụng theo
quy định của BLDS 2005, BLTTDS 2004. Theo quy định tại Điều 607 BLDS
2005 thì: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ
ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm
phạm”.
c) Nghĩa vụ chứng minh của đương sự và vấn đề xác định thiệt hại
GQTCMT thông qua cơ quan tố tụng cũng được tiến hành giống như các vụ
án dân sự khác. Theo đó, khi một trong các bên đương sự khởi kiện để yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì các đương sự phải đưa ra
các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp. Tuy nhiên,
trong TCMT, việc thu thập chứng cứ về thiệt hại và xác định yêu cầu đòi BTTH
của bên bị thiệt hại có một số điểm đặc thù, đó là có sự hướng dẫn của các cơ
quan chức năng. Trong lĩnh vực môi trường, do thiệt hại có giá trị lớn và rất khó
xác định nên bên bị hại thường không thể đưa ra được các số liệu chứng minh
nếu không có sự trợ giúp của các cơ quan chuyên môn. Thông thường, các cơ
quan chuyên môn hướng dẫn bên bị hại áp dụng một số phương pháp khoa học

5


theo quy định của pháp luật và được kiểm chứng để tính toán những thiệt hại về
người và tài sản do ô nhiễm môi trường gây ra.
Đối với BTTH do ô nhiễm, suy thoái môi trường được Luật BVMT 2005
xem xét về: Các loại thiệt hại (Điều 130), xác định thiệt hại (Điều 131), giám
định thiệt hại (Điều 132), giải quyết BTTH (Điều 133), bảo hiểm trách nhiệm
BTTH về môi trường (Điều 134). Giải quyết BTTH có thể theo các cách: tự các
bên thỏa thuận; yêu cầu trọng tài giải quyết; khởi kiện tại tòa án đã thể hiện sự
tôn trọng thỏa thuận của các bên đương sự trong vấn đề BTTH. Việc quy định
bảo hiểm trách nhiệm BTTH về môi trường là một quy định tiến bộ, bên gây
thiệt hại trong vụ TCMT không phải trực tiếp đứng ra thực hiện nghĩa vụ này mà

có thể thông qua tổ chức bảo hiểm. Điều này một mặt giúp cho bên được BTTH
không phải đợi chờ lâu nếu như số tiền bồi thường quá lớn mà bên gấy hại lại
phải thự hiện trong thời gian nhất định; mặt khác về bên bồi thường sẽ không
mất nhiều thời gian cho việc thực hiện nghĩa vụ này do đã có tổ chức bảo hiểm
đứng ra đảm nhiệm.
1.2. Những hạn chế của Luật BVMT 2005 quy định về TCMT
Sự ra đời của Luật BVMT 2005 vẫn còn những vướng mắc nhất định:
- Đối với các phương thức GQTCMT: dù pháp luật đã có quy định về
phương thức GQTCMT, tuy nhiên, các quy định này còn nằm rải rác ở nhiều
văn bản pháp luật chuyên ngành mà chưa được quy định thống nhất trong một
văn bản chung. Điều này dẫn đến khó khăn cho các chủ thể khi xem xét xem xét
đến các phương thức GQTC để áp dụng vào từng vụ việc cụ thể.
TCMT có thể được giải quyết tại Tòa án. Tuy nhiên, các quy định về thẩm
quyền của Tòa án được xác định theo đối tượng tranh chấp hoặc phạm vi lãnh
thổ tỏ ra không phù hợp với các vụ TCMT có tính chất phức tạp, giá trị tranh
chấp lớn, diễn ra trong phạm vi rộng, bao gồm nhiều chủ thể thuộc nhiều địa
6


phương khác nhau, đặc biệt trong tranh chấp đòi BTTH mà chủ thể gây ô nhiễm
bao gồm nhiều người, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhiều
người sinh sống tại nhiều địa phương. Do đó, việc phân chia thẩm quyền của
Tòa án theo lãnh thổ, theo nơi cư trú của bị đơn hay nơi xảy ra tranh chấp đều
chưa phù hợp. Điều này dẫn đến yêu cầu phải đưa ra các quy định phù hợp hơn
về thẩm quyền GQTCMT.
- Về thời hiệu khởi kiện: pháp luật quy định về thời hiệu khởi kiện TCMT là
“hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm” là
chưa phù hợp với thực tế. Trong lĩnh vực môi trường, ngày quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể bị xâm phạm không hoàn toàn trùng khít với ngày phát
sinh thiệt hại trê thực tế. Chẳng hạn, thiệt hại đối với sức khỏe con người do

nhiễm các chất thải độc hại nguy hiểm... Do đó, pháp luật quy định thời hiệu
khởi kiện được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm
phạm là không hợp lý, vì khi thiệt hại phát sinh trên thực tế thì thời hiệu khởi
kiện đã hết nên không thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ
quyền và lợi ích cho mình.
- Về nghĩa vụ chứng minh của đương sự: Để có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì các đương sự phải có nghĩa vụ chứng
minh (Điều 79 BLTTDS 2004). Tuy nhiên, nguyên đơn thường không có đủ điều
kiện để chứng minh một cách đầy đủ các quyền và lọi ích của mình bị xâm
phạm. Các thiệt hại trong lĩnh vực môi trường thường là những thiệt hại gián
tiếp, do đó, khó đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là
hợp pháp. Hơn nữa, để xác định các thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi
trường gây ra một cách chính xác thì cần phải có sự tham gia của các chuyên gia
trong lĩnh vực này. Nhưng không phải nguyên đơn nào cũng có đủ khả năng tài
chính để mời các chuyên gia xác định thiệt hại. Chính vì vậy, quy định về nghĩa
7


vụ chứng minh của đương sự là không phù hợp với thực tế, do đó cần có những
hướng dẫn, sửa đổi, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
2. Giải quyết tranh chấp môi trường theo Luật BVMT 2014.
Luật BVMT 2014 ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật
BVMT 2005. Nét đặc trưng cơ bản của luật này là đối tượng, phạm vi điều chỉnh
rất rộng, quy định cụ thể về hạt động chính sách, biện pháp, nguồn lực để
BVMT. Luật được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu
công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là cơ
sở pháp lý vững chắc cho hoạt động BVMT nói chung, hoạt động GQTCMT nói
riêng.
2.1. Những quy định về giải quyết tranh chấp môi trường theo Luật
BVMT 2014.

Những điểm mới của Luật BVMT 2014, có thể hỗ trợ GQTCMT tốt hơn:
Thứ nhất, Luật BVMT 2014 đã có những quy định nhằm hỗ trợ việc
GQTCMT . Với việc ban hành Luật BVMT 2014, các quy định về hỗ trợ của cơ
quan nhà nước đối với người dân bị thiệt hại đã được quy định tương đối đầy đủ.
Theo đó, các cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào phạm vi môi trường bị ô nhiễm,
có trách nhiệm xác định khu vực bị ô nhiễm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm
và thiệt hại xảy ra. Điều 164 khoản 1 Luật BVMT 2014 đã có quy định nhằm
xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nghiên
cứu, điều tra và kết luận kịp thời về tình trạng môi trường bị ô nhiễm và hậu quả
do ô nhiễm môi trường. Luật BVMT 2014 cũng quy định về trách nhiệm hợp tác
giữa cơ quan nhà nước với các bên liên quan trong xác định khu vực bị ô nhiễm,
trong xác định phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm, xác mức độ ô nhiễm, đánh
giá rủi ro, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan (Điều 107
khoản 1 điểm c).
Thứ hai, Luật BVMT 2014 đã trao quyền mới cho tổ chức chính trị - xã hội,
xã hội – nghề nghiệp, cộng đồng dân cư Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội –
nghề nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý vi phạm pháp luật BVMT
(Điều 145 khoản 2 điểm đ Luật BVMT 2014) và cộng đồng dân cư quyền yêu
8


cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm pháp luật BVMT (Điều 146 khoản 2 Luật BVMT 2014).
Thứ ba, quy định về thời hiệu khởi kiện về môi trường phù hợp với đặc thù
tranh chấp môi trường Điều 162 khoản 3 Luật BVMT 2014 đã giải quyết được
những bất cập về thời hiệu khởi kiện BTTH trong lĩnh vực môi trường trong thời
gian qua khi quy định: “Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời
điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân khác”.
2.2. Những hạn chế của Luật BVMT 2014 quy định về TCMT

Những vấn đề liên quan đến GQTCMT chưa được giải quyết, cần hoàn
thiện/bổ sung:
Thứ nhất, Điều 145, Điều 146 Luật BVMT 2014 quy định về quyền của các
tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, cộng đồng dân cư nhưng vẫn
thiếu cơ chế để thực hiện và cơ chế buộc công chức, cơ quan nhà nước thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Thứ hai, thành phần, thủ tục hòa giải và giá trị pháp lý của việc hòa giải chưa
được pháp luật quy định cụ thể. Theo quy định hiện hành, có sự khác biệt về
chất giữa hiệu lực thi hành kết quả hòa giải thành thông qua tòa án và hiệu lực
thi hành kết quả hòa giải thành không thông qua Tòa án (trung gian hòa giải). Về
bản chất, hai hoạt động hóa giải này là giống nhau: Đều dựa trên nguyên tắc tự
định đoạt của các bên.
Thứ ba, Có những tình huống xảy ra trên thực tế chưa được giải quyết như
những trường hợp môi trường bị ô nhiễm do tích tụ, cộng dồn hoặc không xác
định được chủ thể phải bồi thường nên lúc này xuất hiện người bị thiệt hại do
tình trạng môi trường bị trở thành xấu đi (môi trường bị ô nhiễm) nhưng không
có cơ chế, chính sách, quy định để giải quyết nhằm bù đắp tổn thất cho những
người bị hại.
Thứ tư, Quyền khởi kiện vì lợi ích môi trường chung, lợi ích môi trường
trong tương lai chưa được pháp luật ghi nhận.

9


III. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
môi trường.
Thứ nhất, Cần xây dựng cơ chế để các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội –
nghề nghiệp, cộng đồng dân cư thực hiện quyền của mình theo quy định tại Điều
145, 146 Luật BVMT 2014.
Thứ hai, cần quy định hòa giải tranh chấp môi trường (Đặc biệt là tranh chấp

BTTH trong lĩnh vực môi trường) là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện tại
tòa án . Đây có thể là minh chứng cho tính ưu việt của hoạt động hòa giải trong
thời gian qua so với hoạt động xét xử tại tòa án. Pháp luật nên quy định hòa giải
tranh chấp môi trường (có thể chọn một loại phổ biến hiện nay là tranh chấp
BTTH) là một thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện tại tòa án. Bên cạnh đó, pháp
luật cũng có thể quy định trao cho cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào phạm vi bị
ảnh hưởng, có thẩm quyền quyết định buộc các chủ thể có liên quan thực hiện
thương lượng, hòa giải. Cơ quan nhà nước này có thể là các cơ quan nhà nước
được quy định tại Điều 3 khoản 2 Nghị định 113/2010/NĐ-CP hoặc một tổ chức
(cá nhân) thuộc xã hội dân sự.
Thứ ba, cần xây dựng quy định nhằm hỗ trợ chủ thể bị thiệt hại trong trường
hợp không thể đòi BTTH theo nguyên tắc trách nhiệm cộng đồng. Thứ sáu, cần
ghi nhận quyền khởi kiện vì lợi ích môi trường chung, lợi ích môi trường trong
tương lai (có thể đưa vào BLDS sửa đổi)
Thứ tư, cần xây dựng những quy định nhằm bảo đảm cho người dân – những
người bị thiệt hại, có thể tiếp cận công lý thông qua việc vận động tẩy chay hàng
hóa, dịch vụ và phản đối trong hòa bình với những doanh nghiệp có hành vi vi
phạm pháp luật môi trương nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và hành vi này
đã được chứng minh.

KẾT LUẬN
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển ở mọi ĩnh vực, nhưng kéo theo
đó là những mâu thuẫn, xung đột cũng xuất hiện nhiều hơn và ngày càng phức
tạp. Trong lĩnh vực môi trường cũng vậy, TCMT đang là vấn đề được xã hội
quan tâm, tuy nhiên, hiện nay cơ chế GQTCMT đang còn nhiều thiếu sót. Do
đó, để đảm bảo việc GQTCMT có hiệu quả, cần hoàn thiện hơn nữa các quy
định của pháp luật về GQTCMT.
10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công

an nhân dân, Hà Nội, 2011;
2.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005;

3.

Luật bảo vệ môi trường năm 2014;

4.

/>
5.

/>
6.

/>
11


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………..…..1

NỘI DUNG....................................................................................................1
I. Khái quát về tranh chấp môi trường và giải quyết tranh chấp môi
trường..........................................................................................................1
1. Định nghĩa tranh chấp môi trường....................................................1
2. Định nghĩa giải quyết tranh chấp môi trường...................................2
3. Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi
trường...........................................................................................................2
II. Sự pháp triển của các quy định về giải quyêt tránh chấp môi
trường trong luật BVMT 2005 và Luật 2014...........................................3
1. Giải quyết tranh chấp môi trường khi Luật BVMT 2005 ra đời........3
1.1. Những quy định về giải quyết tranh chấp môi trường theo Luật
BVMT
2005.................................................................................................3
1.2. Những hạn chế của Luật BVMT 2005 quy định về TCMT.................6
2. Giải quyết tranh chấp môi trường theo Luật BVMT 2014..................8

12


2.1. Những quy định về giải quyết tranh chấp môi trường theo Luật
BVMT
2014.................................................................................................8
2.2. Những hạn chế của Luật BVMT 2014 quy định về TCMT.................9
III. Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết
tranh chấp môi trường..............................................................................9
KẾT LUẬN..................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................11

13




×