Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.35 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………......1
NỘI DUNG………………………………………………………………………..1
I, Khái niệm quyết định hành chính…………………………………………….1
1. Một số quan điểm về quyết định hành chính………..…………………...1
2. Phân tích khái niệm quyết định hành chính……………………………...3
a, Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật………...3
b, Chủ thể ban hành quyết định hành chính……...………………............4
c, Trình tự ban hành quyết định hành chính……………………………...6
d, Mục đích ban hành quyết định hành chính…………………………....7
II, Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước……..8
1. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước………………………………………………………………………8
2. Thực tiễn vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước………………………………………………………………………9
a, Ưu điểm………………………………………………………………..9
b, Hạn chế……………………………………………………...................9
3. Một số giải pháp tăng cường vai trò của quyết định hành chính trong quản
lý hành chính nhà nước………………………………………………...10
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….10
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...........11

MỞ ĐẦU
0


Luật pháp với tư cách là công cụ là phương tiện để quản lý nhà nước để điều
chỉnh mọi mối quan hệ xã hội phát sinh, điều chỉnh quan hệ xã hội theo một cách
thống nhất .Với tư cách là một ngành luật –Luật hành chính là một bộ phận cấu
thành của nền hành chính Nhà nước, đóng vai trò quan trọng như một công cụ


quản lý nhằm tạo ra một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của mọi công
dân. Luật hành chính ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không nằm tập
trung trong một văn bản riêng mà trong nhiều văn bản quản lý Nhà nước bởi sự đa
dạng, phức tạp của vấn đề hành chính nảy sinh trong đời sống xã hội. Nó không
mang vấn đề cụ thể như giáo dục hay thuế, đất đai mà liên quan, tác động tới tất cả
các mặt đời sống xã hội. Và trong số những bài tập lần này em xin lựa chọn đề :
“ Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định
hành chính trong quản lý nhà nước “

NỘI DUNG
I, Khái niệm quyết định hành chính.
1.Một số quan điểm về quyết định hành chính.
Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy
nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trong những biểu
hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Trong
đó, hoạt động ban hành các quyết định hành chính là hoạt động đặc biệt nghiêm
trọng. Nó được ban hành bởi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phản ánh
đầy đủ, rõ ràng những tính chất, đặc điểm, yêu cầu của quản lý hành chính nhà
nước trong từng lĩnh vực, từng thời kỳ cụ thể.
Về quyết định hành chính, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau:
1


-Thứ nhất, có quan điểm cho rằng đó là quyết định quản lý hành chính nhà
nước bởi lẽ những quyết định này là của chủ thể quản lý hành chính nhà nước
trong hệ thống cơ quan hành pháp.
-Thứ hai, có quan điểm lại cho rằng đó là quyết định quản lý hành chính nhà
nước, tuy nhiên phải hiểu là quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp (quản lý hành chính).
Những quan điểm nêu trên không chỉ khác nhau về tên gọi của quyết định

hành chính mà còn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
-Dưới góc độ hình thức, quyết định hành chính thường được tiếp cận ở hai
khía cạnh. Một là: Quyết định hành chính gồm quyết định bằng văn bản, quyết
định bằng lời nói, dấu hiệu, kí hiệu; hai là: quyết định hành chính là quyết định
bằng văn bản.
-Dưới góc độ tính chất cũng có những cái nhìn khác nhau về quyết định hành
chính. Một là: quyết định hành chính chỉ là quyết định cá biệt; hai là: quyết định
hành chính bao gồm quyết định cá biệt, quyết định quy phạm và quyết định chủ
đạo.
-Dưới góc độ chủ thể ban hành, quyết định hành chính được ban hành bởi
nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước với những nội dung phong phú đa
dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ quan quyền lực, cơ quan xét
xử, cơ quan kiểm sát. Tuy nhiên, các quyết định đó chỉ nhằm xây dựng ổn định chế
độ công tác nội bộ cơ quan và khả năng tác động trực tiếp đến xã hội là rất hạn chế.
Vì vậy, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban
hành các quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành
chính thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ đó, ta có định nghĩa như sau: “Quyết định hành chính là một dạng của
quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông
qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ
thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những
2


hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương,
biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một
công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước.”
2.Phân tích khái niệm quyết định hành chính.
a,Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật.

Quyết định pháp luật bao gồm quyết định của các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quyết định hành chính là quyết định của cơ quan hành pháp.
Quyết định hành chính là một dạng quyết định của pháp luật thể hiện ở tính
quyền lực và tính pháp lý.
Thứ nhất là tính quyền lực, việc thực hiện quyền lực nhà nước thường được
thể hiện dưới những quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn
đó thì quyết định do các chủ thể quản lý hành chính ban hành rất nhiều. Tính quyền
lực nhà nước trước hết thể hiện ở hình thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy
định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra quyết định
pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung. Tính quyền lực, đơn phương của quyết
định còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền
hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết định hành chính luôn thể hiện
tính mệnh lệnh rất cao, vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo
thi hành của quyết định. Về nguyên tắc, mọi quyết định đều phải được thi hành, kể
cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết
định sẽ được đảm bảo thi hành bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước khi cần
thiết.
Thứ hai là tính pháp lý. Quyết định hành chính như trên đã trình bày là kết
quả của sự thể hiện ý chí nhà nước. Do vậy, các quyết định do nhà nước ban hành
đều có giá trị về mặt pháp lý. Trước tiên, quyết định hành chính xuất hiện đã tác
động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra
3


nhũng biện pháp hay chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính. Mặt khác,
tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm
pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật, làm phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể (quyết định áp dụng pháp luật).
b,Chủ thể ban hành quyết định hành chính.
Chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành

chính nhà nước, ban hành các quyết định hành chính bao gồm Chính phủ, Bộ và cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
+Chính phủ:
Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là các
quyết định
Ví dụ: Nghị định của Chính phủ số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là
công chức.
Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
+Các bộ, cơ quan ngang bộ:
Theo quy định của pháp luật thì bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh
vực chuyên môn do mình quản lý. Để thực hiện quyền lực đó, người đúng đầu mỗi
bộ, cơ quan ngang bộ đều có quyền ra quyết định hành chính dưới hình thức là các
thông tư.
Ví dụ: Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ tư pháp hướng
dẫn kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
+Ủy ban nhân dân các cấp:
4


Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ , quyền hạn do pháp luật
quy định được quyền ra văn bản quy phạm pháp luật thi hành những văn bản đó.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng có quyền ban hành quyết định hành chính
dưới hình thức quyết định, chỉ thị nhưng đó chỉ là quyết định cá biệt.
Ví dụ: Quyết định số 313/QĐ-UB ngày 25/04/1994 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc lập quỹ xóa đói giảm nghèo tỉnh Nghệ An.

Chỉ thị số 11/CT-UB ngày 03/04/2000 của UBND Thành phố Hải Phòng về
việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/1999/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, còn có quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND gồm các sở, phòng, ban, ngành với tư cách là cơ quan giúp việc về chuyên
môn cho UBND được quyền ra quyết định hành chính dưới hình thức quyết định,
chỉ thị.
*Quyết định hành chính liên tịch, đây là loại quyết định khác với những quyết
định trên về chủ thể ra quyết định. Các loại quyết định trên chỉ do một chủ thể duy
nhất ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước còn quyết định hành chính liên tịch
được ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, thậm chí có cả sự phối hợp
của tổ chức xã hội. Quyết định hành chính liên tịch có hình thức là thông tư liện
tịch, nghị quyết liên tịch.
Ví dụ: Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 của
Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ công an hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác đảm
bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
c,Trình tự ban hành quyết định hành chính.
Quyết định hành chính được ban hành theo một trình tự dưới hình thức nhất
định theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng và ban hành một quyết định hành
chính quy phạm thông thường phải trải qua các bước sau đây:
-Sáng kiến ban hành quyết định: Đây được coi là khâu đầu tiên của việc ra
quyết định, tuy niên, ở khâu này còn phụ thuộc vào các loại quyết định khác nhau
5


để có những thao tác khác nhau. Ví dụ: sáng kiến để ban hành quyết định chủ đạo
khác với sáng kiến ra quyết định quy phạm.
-Dự thảo quyết định: Đây là giai đoạn tiếp theo của sáng kiến ban hành quyết
định song lại là một khâu rất quan trọng, bởi lẽ ở giai đoạn này, mục đích của quyết
định được thể hiện trong nội dung của dự thảo mà việc dự thảo từng loại quyết
định không giống nhau.

-Trình dự thảo: Đây là khâu đánh giá quyết định hành chính cả về hình thức lẫn
nội dung, việc đánh giá này phải thuộc về chủ thể có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. Vì vậy, việc đánh giá một quyết định bao giờ cũng kèm theo việc thông
qua hoặc không thông qua dự thảo quyết định, việc đánh giá một quyết định hành
chính càng không thể đánh giá một cách tùy tiện mà phải dựa trên những quy định
của pháp luật đối với từng loại quyết định.
-Truyền đạt quyết định: Về thực chất thì đây là việc đăng tải quyết định hành
chính trên các phương tiện thông tin đạit chúng hoặc bằng một số hình thức khác
nhằm thông tin đến các đối tượng thi hành. Việc đánh giá tính khả thi của quyết
định phụ thuộc phần lớn vào đối tượng thi hành, chính vì vậy, việc truyền đạt quyết
định rất có ý nghĩa đối với việc thực thi quyết định. Cũng giống như các bước nêu
trên, việc truyền đạt quyết định đến với đối tượng cũng khác nhau. Ví dụ: việc
truyền đạt một quyết định quy phạm khác với việc truyền đạt một quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, khác với việc truyền đạt một quyết định của UBND…
d,Mục đích của quyết định hành chính.
Quyết định hành chính được ban hành nhằm đưa ra những chủ trương, biện
pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công
việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính
nhà nước. Những mục đích này là những vấn đề mà quyết định hành chính hướng
tới, tùy từng quyết định của các cơ quan khác nhau thì có mục đích khác nhau.
6


Ví dụ: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các
vấn đề sau đây:
1.Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành
chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính
phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2.Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm

tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các
cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
*Ngoài ra, quyết định hành chính còn có các đặc điểm khác: Tính dưới luật
nghĩa là các quyết định hành chính phải được ban hành trên cơ sở luật, không được
trái với luật và các quyết định hành chính được ban hành để hướng dẫn thi hành
luật, cụ thể hóa và chi tiết hóa luật; Tính chấp hành – điều hành nghĩa là các cơ
quan quản lý nhà nước ban hành các quyết định hành chính để thực hiện nhiệm vụ
và chức năng quản lý nhà nước, đó là chấp hành các văn bản luật của cơ quan
quyền lực nhà nước và điều hành hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý.
II, Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
1. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
Như chúng ta đã biết, quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu
trong quản lý hành chính nhà nước mà các chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện
hầu hết các chức năng quản lý như tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra…Trong quản lý
hành chính nhà nước, quyết định hành chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Quyết
định hành chính như một công cụ cơ bản để thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý
hành chính nhà nước. Trong quản lý hành chính nhà nước, quyết định hành chính
có những vai trò cụ thể như sau:
7


-Thứ nhất, đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lý hành chính
nhà nước. Thông qua quyết định hành chính, cơ quan hành chính đề ra các chủ
trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp để quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số
chính sách phát triển thủy sản.
-Thứ hai, hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, thể chế đường
lối, chính sách, chủ trương của Đảng.
Ví dụ: Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.

-Thứ ba,đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong
thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/04/2012 của Chính phủ quy định
về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
-Thứ tư, quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể
trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước
(quyết định hành chính áp dụng pháp luật).
Ví dụ: Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ quy định việc dạy học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác.
2.Thực tiễn vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước.
a,Ưu điểm:
-Đã kịp thời ban hành để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước, các cấp ủy trong việc hướng dẫn áp dụng luật, pháp lệnh và văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu của
từng giai đoạn cụ thể.
8


-Chất lượng của quyết định hành chính ngày càng nâng cao, tình hình ban hành
không đúng thẩm quyền, có nội dung trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên, chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản của chủ thể quản lý hành chính khác
hoặc có nội dung không phù hợp với thực tế ngày càng giảm bớt.
-Quyết định hành chính dùng để trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của
quản lý hành chính đã kịp thời ban hành, phần lớn có chất lượng cao, đáp ứng các
yêu cầu về tính hợp lý, hợp pháp, giải quyết một cách nhanh chóng các quan hệ
nảy sinh trong quan hệ hành chính nhà nước.
b,Hạn chế:

-Vẫn còn tình trạng quyết định hành chính không được thi hành trong thực tế
dẫn đến tình trạng giảm sự hiệu quả quản lý.
-Vẫn còn những quyết định hành chính cá biệt ban hành trái thẩm quyền.

3.Một số giải pháp tăng cường vai trò của quyết định hành chính trong
quản lý hành chính nhà nước.
-Về xây dựng, ban hành quyết định hành chính: Khi xây dựng quyết định hành
chính phải kết hợp hài hòa giữa chi tiết và kết quả của mỗi văn bản, giúp văn bản
dễ dàng và nhanh chóng đi vào cuộc sống; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền về xây dựng quyết định hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng để
cho mọi người có thể hiểu rõ ý nghĩa và tác động của các quyết định hành chính,
từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.
-Về tổ chức thực hiện quyết định hành chính: cần tằng cường phối hợp giữa các
cơ quan như UBND, TAND, VKND, các tổ chức xã hội khác. Trong hoạt động
thực thi quyết định hành chính, cần tăng cường sự chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa
các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước; tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyết định hành chính; thường xuyên kiểm
tra việc thực hiện các quyết định hành chính ….
- Ngoài ra, cần cải cách bộ máy hành chính và đổi mới cơ chế hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước các cấp; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ
9


tục hành chính trên mọi lĩnh vực, thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành
chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo.

KẾT LUẬN
Có thể thấy, đây là một đề tài hay và thiết thực. Xã hội ngày càng phát triển,
vai trò của các cơ quan hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước

ngày càng trở nên quan trọng. Để thực hiện tốt chức năng của mình, trong quá
trình hoạt động, cơ quan hành chính ban hành rất nhiều các quyết định hành chính.
Đó chính là một trong những yếu tố giúp cơ quan hành chính có thể làm tốt vai trò
cuả mình. Thông qua việc phân tích khái niệm quyết định hành chính, ta đã hiểu
thêm được một cách sâu sắc những vai trò của quyết định hành chính trong quản lý
hành chính nhà nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội – 2008.
2.Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội – 2005.
3.Học viện hành chính Quốc Gia, Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành
chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội – 2005.
4.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
5.Luật ban hành văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp năm 2004.
6.Nguyễn Thị Vân Anh, Khóa luận tốt nghiệp “Quyết định hành chính – công
cụ cơ bản của quản lý hành chính nhà nước”, Hà Nội – 2012.
10


7.Lê Ngọc Anh, Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của quyết định hành chính trong
quản lý hành chính nhà nước”, Hà Nội – 2011.
8.Website: - www.dhluathn.com
- www.moj.gov.vn
- www.luatduonggia.vn

11




×