Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

thuyết trình tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 21 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ý nghĩa định nghĩa “Văn hóa” của Hồ Chí Minh (theo nghĩa rộng) đặt
trong không gian và thời gian ra đời


MỤC LỤC

I. Định nghĩa “Văn hóa” và quan điểm về xây dựng văn hóa mới của HCM
II. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
III. Kết luận


I. Định nghĩa “văn hóa” và quan điểm về xây dựng văn hóa mới của HCM

1. Hoàn cảnh:
* Tháng 8-1943: khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, trong tập thơ “Nhật ký trong tù” lãnh tụ Hồ
Chí Minh viết ý nghĩa của văn hóa: ‘‘Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Từ nhận thức ấy, Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm về
văn hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn”


2. Khái niệm “Văn hóa” trong tư tưởng HCM



Theo nghĩa hẹp, văn hoá được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc


thượng tầng của xã hội.



Theo nghĩa rộng, văn hoá được Hồ Chí Minh định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn”.

Toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của con người.
Muốn xây dựng nền văn hoá của dân tộc thì phải xây dựng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đạo
đức, tâm lý của con người,v.v..


3. Quan điểm HCM về xây dựng văn hóa mới
- Văn hóa vừa là điều kiện, nền móng cho sự xây dựng, phát triển của đời sống xã hội, vừa là mục tiêu hướng tới trong
quan hệ hài hòa với đời sống vật chất.


a. Xây dựng tâm lý



Hồ Chí Minh quan niệm, xây dựng về “tâm lý” là xây dựng “tinh thần độc lập tự cường”, cũng có nghĩa là sự giáo
dục, định hướng để hun đúc nên tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý chí tự chủ, tự cường. Đó chính là cơ sở
nền tảng bảo đảm cho sự đoàn kết, đồng thuận dân tộc, điều kiện để tạo nên sức mạnh bảo vệ độc lập dân tộc,
chống lại mọi sự xâm lược, phá hoại từ bên ngoài.




Có thể nói, quan điểm xây dựng văn hóa về “tâm lý” với nội dung là “tinh thần độc lập tự cường” là xuyên suốt và
nhất quán trong nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và chân lý nổi tiếng mà Hồ Chí Minh đã tổng kết từ
thực tiễn lịch sử của thế giới và từ chính những bài học xương máu của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam là “không có gì quý hơn độc lập tự do”.


a. Xây dựng tâm lý
- Từ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học sâu sắc về quan hệ gắn bó giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi đó
như một trong những điều kiện hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhưng trở lại yêu cầu
về xây dựng văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề đặt ra là phải giáo dục, quán triệt nhận thức đó,
bài học đó thành tư tưởng, tình cảm, thành hành vi, lối sống của mỗi con người, thành một giá trị xã hội của
Việt Nam. Đó cũng chính là một kết quả, hướng tới của sự phát triển con người Việt Nam, đồng thời là một
điều kiện sống còn bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.


b. Xây dựng luân lý


Xây dựng văn hóa về mặt “luân lý”, theo cách hiểu của Hồ Chí Minh, chính là sự hình thành và không ngừng hoàn
thiện về tư tưởng, lối sống mà nội dung trung tâm, quan trọng nhất của nó là “biết hy sinh làm lợi cho quần chúng”.
Đó cũng chính là nội dung quan trọng nhất của những chuẩn mực đạo đức xã hội mà con người chúng ta nói chung
hay mỗi cán bộ cách mạng nói riêng cần hướng tới. Tiêu chuẩn con người cán bộ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư” chính là sự phát triển đầy đủ hơn từ tiêu chí xây dựng văn hóa này. (“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải
có con người xã hội chủ nghĩa”)




Trong bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, nhân dịp kỷ niệm 39 năm thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2-1969, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó
khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa... Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức,
tính kỷ luật... Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm”. Chính vì thế, Người yêu cầu: “Mỗi cán bộ,
đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch
chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và
tính kỷ luật” .


c. Xây dựng xã hội



Thúc đẩy phát triển kinh tế, làm giàu, không ngừng tăng thêm phúc lợi cho nhân dân là một đòi hỏi khách quan,
cấp thiết.



Sự chia sẻ, tính tiết kiệm, sự công bằng, thái độ vô tư, ý thức cộng đồng, những điều ấy ở nghĩa sâu xa của nó,
chính là sự biểu hiện sâu sắc của giá trị văn hóa, sự kết tinh văn hóa trong xã hội. Nó trở thành nền tảng cho việc
sử dụng của cải, phúc lợi xã hội hợp lý nhất, mang lại nhiều hạnh phúc nhất cho con người. Ngày nay, đó cũng là
một đòi hỏi của sự phát triển bền vững khi nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất càng ngày càng cạn kiệt và
môi trường sống của con người đang bị phá hoại nghiêm trọng.


d. Xây dựng chính trị



Về nội dung xây dựng “chính trị”, theo Hồ Chí Minh, đó chính là “dân quyền”. Văn hóa chính trị chính là mang lại và
bảo đảm được “dân quyền”. Ở đây, dân quyền không chỉ là những quyền trên các lĩnh vực đời sống mà người dân
được hưởng ngày càng đầy đủ, càng có ý nghĩa tốt đẹp cho sự phát triển toàn diện, mà còn là những quyền lợi - lợi
ích mà xã hội mang lại cho nhân dân ngày càng đầy đủ hơn, ngày càng giúp cho cuộc sống của người dân hạnh
phúc hơn, tiến bộ hơn.



Văn hóa chính là nền tảng để phát triển, mở rộng dân quyền, đồng thời dân quyền cũng tác động trở lại, thúc đẩy
sự phát triển các giá trị văn hóa của xã hội.



Trong thiết chế xã hội nói chung, một mặt, vấn đề dân quyền gắn bó chặt chẽ hữu cơ với vấn đề nhà nước, là hệ
quả của nhà nước, phản ánh tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển của nhà nước; mặt khác, dân quyền không
thể tách rời những điều kiện khách quan của tồn tại xã hội như: trình độ nhận thức của người dân, những tập
quán và đặc điểm văn hóa của cộng đồng, các cơ sở kinh tế, kỹ thuật của xã hội.




Khi nói về tổ chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Để thực hiện tốt
nhiệm vụ cách mạng, Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy
tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công
việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.



Nội dung, mức độ, hình thức và khả năng thực thi dân quyền không thể tách rời các điều kiện kinh tế, xã hội, văn
hóa và truyền thống của các cộng đồng người, các dân tộc trong các thời đoạn lịch sử. Điều ấy cũng có nghĩa là,

cùng với việc Nhà nước mang lại ngày càng nhiều quyền cho nhân dân thì cũng đồng thời phải tiến hành giáo dục,
nâng cao nhận thức, không ngừng cải thiện môi trường xã hội cho nhân dân.


e. Xây dựng kinh tế


Văn hóa được Hồ Chí Minh coi là mục tiêu của xây dựng kinh tế, đồng thời văn hóa cũng là nội lực mạnh mẽ của
việc xây dựng nền kinh tế đó.



Một nền kinh tế phát triển tốt đẹp, bền vững chỉ khi nó gắn bó với những giá trị văn hóa, kết tinh trong nó những
giá trị văn hóa, làm giàu có thêm và thúc đẩy sự phát triển của những giá trị văn hóa của dân tộc, của đất nước.



Từ năm 1953, trong bài “Thường thức chính trị”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong chế độ dân chủ mới, có 5
loại kinh tế khác nhau:

1.
2.
3.
4.
5.

Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).
Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội).
Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
Tư bản của tư nhân.

Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh)”.


II. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa

1. Vị trí, vai trò
- Hồ Chí Minh đã xác định văn hoá là một trong bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Theo Người, văn hoá
cũng quan trọng ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội.
- Người còn chỉ rõ bốn vấn đề đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Chính trị, xã hội có
được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Xây dựng kinh tế để tạo diều kiện cho việc xây dựng và phát
triển văn hoá. Ngược lại, văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.


2. Chức năng

- Văn hóa phải giúp cho con người biến những tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp thành phẩm chất và
phong cách của chính mình mới có thể sử dụng được kiến thức để tham gia vào việc tạo ra những giá trị văn
hoá cho xã hội và biết hưởng thụ một cách đúng đắn những giá trị văn hoá của xã hội.


3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hoá mới

Văn hóa
mới


4. Quan điểm về một số lĩnh vực văn hóa.


a. Văn hóa giáo dục



Nền giáo dục mới thực sự ra đời sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách
mạng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng nền giáo dục mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có
ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.



Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục:

+ Xác định mục tiêu của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục: dạy và học để bồi dưỡng lý
tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp. Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng.
+ Thực hiện cải cách giáo dục thông qua xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý.


+ Xác định rõ phương châm, phương pháp giáo dục:




Phương châm: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ thực tế
Phương pháp: xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục, giáo dục phải phù hợp lứa tuổi

+ Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, đạo đức, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp

b. Văn hóa văn nghệ
• Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu
tranh cách mạng.





Hai là, văn hóa, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc.


c. Văn hóa đời sống
- Việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu từ rất sớm, khi vấn đề lối sống, nếp sống, phong cách sống,
chất lượng cuộc sống chưa được bàn rộng rãi ở các nước.

1.

Đạo đức mới: Người đã nhiều lần khẳng định: “Nếu không giữ được Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ
bại, biến thành sâu mọt của dân”, “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống
mới”.

2.

Lối sống mới: lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa
văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến.

3.

Nếp sống mới: xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những
thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung
ương 9 (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc. Với sức sống mãnh liệt, tư

tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam.


III. Kết luận

Tóm lại, có thể nói, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa sâu xa, đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển của đất nước. Nó không chỉ là mục tiêu phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp cho cuộc
sống mà còn có vai trò nền tảng và sức mạnh động lực hết sức to lớn trong phát triển các bình diện đời sống
xã hội.
Văn hóa là sức sống của sự phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sống của con
người. Những quan điểm về văn hóa trong chiến lược phát triển đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ
là “kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam”, mà còn có ý nghĩa thời sự, là
chỗ dựa, sự chỉ dẫn cho chúng ta trong nhận thức và giải quyết những vấn đề đặt ra trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước hiện nay.


Cảm ơn thầy cô và các bạn
đã lắng nghe!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×