Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Quản trị chiến lược - Hoạch định chiến lược cho công ty Bia nước giải khát Sài Gòn SABECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.81 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
-----***-----

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
ĐẾN NĂM 2020

Cần Thơ, tháng 11 năm 2015

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU –
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
ĐẾN NĂM 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN MINH CẢNH

2




MỤC LỤC

3


DANH SÁCH BẢNG

4


DANH SÁCH HÌNH

5


PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tiền thân của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
trước đây là một nhà máy của tư bản Pháp được xây dựng từ những năm 1875.
Đến tháng 6/1977, nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn.
Năm 1992, với uy tín trong nước, sản phẩm bia Sài Gòn đã vươn ra thị
trường quốc tế với trên 15 quốc gia trong đó chinh phục các thị trường khó
tính như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Singapore, HongKong,…
Năm 1993, nhà máy được đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn.
Vào năm 2000, Công ty Bia Sài Gòn là doanh nghiệp sản xuất bia đầu
tiên của Việt Nam đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/năm và trở thành

doanh nghiệp sản xuất bia quy mô lớn nhất cả nước.
Tháng 7/2003, Công ty Bia Sài Gòn phát triển lớn mạnh thành Tổng
Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn và trở thành doanh nghiệp hàng
đầu trong ngành sản xuất bia Việt Nam.
Kể từ năm 2004, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
đã có những thay đổi có tính chất bước ngoặt và thực hiện chiến lược tăng
trưởng nhanh nhằm giữ vững vị thế số 1 trên thị trường trong nước. Tổng
Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn đã chiếm khoảng 35% thị phần
nội địa. Bia Saigon, Bia 333 ngày nay là thương hiệu bia số 1 Việt Nam xét về
sản lượng, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, hệ thống phân phối và uy tín
thương hiệu.
Năm 2004, Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
SABECO chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình “công ty mẹ - công
ty con” theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
6


Đầu năm 2008 thực hiện nghị quyết của Chính Phủ, SABECO đã trở
thành Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.
Cho tới nay Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
SABECO có tổng cộng 28 thành viên và vẫn không ngừng phát triển.
Các thành tựu đã từng đạt được:
• Là đơn vị dẫn đầu toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành,
địa phương và đất nước.
• Đơn vị hàng đầu trong chính sách xây dựng và phát triển thị trường, hệ thống
phân phối trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm Bia của Việt Nam với sản
lượng tiêu thụ chiếm giữ trên 35% thị phần.
• Thương hiệu Bia Sài Gòn giữ vững được uy tín với khách hàng và ngày càng
phát triển, xứng đáng là thương hiệu LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM.

• Thu nhập bình quân năm 1997 đạt 3,2 triệu đồng; năm 2006 đạt 6,0 triệu
đồng/người/tháng; tăng 187,50%.
• Công tác xã hội năm 1997 đạt 812,4 triệu đồng; năm 2006 đạt 3,3 tỷ đồng;
tăng 406,20%.
• Danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm” Bia Sài Gòn trong 22 năm.
• Sản phẩm Bia Sài Gòn – Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu
dùng bình chọn liên tục trong 12 năm từ 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002,
2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008.
• Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế
tổ chức tại Australia năm 1999, 2000 và 2001.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Sản xuất, mua bán các loại Bia, Cồn – Rượu, Nước giải khát, các loại
bao bì, nhãn hiệu cho ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và lương thực thực
phẩm.

7


Kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành
sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát và lương thực thực phẩm.
Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm Bia, Rượu, Nước giải khát, vật tư,
nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng như hương liệu, nước cốt để sản xuất Bia,
Rượu, Nước giải khát.
Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư
vấn đầu tư, xây lắp, sửa chữa bảo trì về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và
lương thực thực phẩm.
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, triển lãm, thông tin quảng cáo.
Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động
sản, nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, dịch vụ.
Đầu tư kinh doanh tài chính, ngân hàng, chứng khoáng, quỹ đầu tư, bảo

hiểm.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.3 QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch

2011

2012

2013

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Mức

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

22.313.189


25.128.015

28.186.092

2.814.826

Tổng chi phí

17.016.097

18.961.617

21.255.811

Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

2.996.113

3.647.715

Lợi nhuận sau thuế
thu
nhập
doanh
nghiệp

2.344.211

2.785.682


8

2012/2011
%

2013/2012
Mức

%

12,62

3.058.077

12

1.945.520

11,43

2.294.194

12

3.578.899

651.602

21,75


(68.816)

(1

2.495.394

441.471

18,83

(290.288)

(10


Theo bảng số liệu, ta thấy doanh thu của công ty từ 2011 – 2013 tăng
đều. Năm 2012 doanh thu tăng 12,62% so với năm trước, đến năm 2013 tuy
doanh thu có tăng nhưng chỉ tăng 12,17% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến doanh thu tăng không đáng kể là do áp lực cạnh tranh và xu
hướng tiêu dùng của người dân đến các sản phẩm bia. Công ty nên có các
chiến lược để thu hút và tạo niềm tin mạnh mẽ đến với khách hàng.
Về chi phí, như đã thấy ở bảng trên, chi phí qua các năm đều tăng, chi
phí năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11,43%, đến năm 2013 mức chi phí chỉ
tăng nhẹ lên 12,01%. Nguyên nhân ở đây vì năm 2013 công ty tốn khá nhiều
chi phí cho công tác chiêu thị và quảng bá cho các sản phẩm mới thâm nhập
thị trường.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2012 tăng
mạnh so với năm 2011, tăng 18,83% do công tác quản lý, quảng bá tốt cho các
sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2013 lại giảm 10,42% so với

năm trước. Nguyên nhân chủ yếu làm lợi nhuận giảm là do chi phí năm 2013
tăng đến 12,01%. Công ty cần đề ra các biện pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí
trong quá trình hoạt động sản xuất cũng như đưa sản phẩm đến với khách hàng
nhưng vẫn đảm bảo doanh thu của công ty.

9


PHẦN 2

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI
2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1.1 Chính trị, pháp luật
Việc nắm bắt những quan điểm, những qui định, ưu tiên, những chương
trình chi tiêu của chính phủ cũng như thiết lập những mối quan hệ tốt với
chính phủ sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm
thiểu được những nguy cơ do môi trường này gây ra.
Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo quy tắc,
luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương
mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh. Lương của người lao động
tăng lên sẽ làm cho sức mua của cả nước phần nào tăng lên đáng kể, tuy nhiên
nó cũng làm cho công ty SABECO phải tăng chi phí do quỹ lương tăng lên.
a) Thể chế chính tri
Việt Nam hiện nay là nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính
trị được thực hiện theo cơ chế duy nhất một Đảng chính trị là Đảng Cộng Sản
Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân
làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Mội trường chính
trị ổn định, hệ thống pháp luật càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp kinh doanh.

Sắp tới đây thì Luật doanh nghiệp 2014 sẽ được áp dụng, qua tìm hiểu và
phân tích những đổi mới của Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 có thể thấy
rằng, việc sửa đổi lần này làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh
doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; qua đó tăng
cường thu hút và huy động các nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh. Hy vọng rằng, khi đi vào cuộc sống Luật sẽ tạo ra những đột phá mới,
góp phần cải cách thể chế kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng,
10


nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm phát
huy nội lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
b) Chính sách đối ngoại
Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở,
đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với
phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Từ sau thời kì đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệ
với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối
ASEAN năm 1995.
Việt Nam hiện nay dưới chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước thuộc tất cả các châu lục và có
quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội
đồng Bảo An Liên hợp quốc bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị
lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và quan
hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ
thương mại với 165 nước và cũng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc,
Việt Nam đóng vai trò là uỷ viên ECOSOC, uỷ viên Hội đồng chấp hành

UNDP, UNFPA và UPU.
Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được
thể hiện thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế tại thủ đô
Hà Nội.
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn
trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

11


Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong
đó có Công ty SABECO. Đồng thời cũng mang lại cho Công ty SABECO
những thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các
công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
c) Chính sách phát triển kinh tế
Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nên
nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, chế độ chính sách, hệ thống thuế đãi ngộ
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp. Hằng năm nhà nước chi ra ngân sách
khá lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá và các công trình phụ trợ
tác động gián tiếp đến sự hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó,
nước ta có quan hệ giao lưu với nhiều nước trên thế giới tạo thuận lợi cho
chúng ta xuất khẩu và tìm các đối tác nhằm phát triển thị trường ở nước ngoài.
Là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đồng thời
chuẩn bị niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Sài Gòn, hoạt động của
Công ty SABECO chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về công ty cổ
phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm Luật doanh nghiệp,
Luật chứng khoán, các văn bản dưới luật và các quy định đối với công ty niêm
yết. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình

hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi đó ít nhiều
ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của công ty.
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, Nhà nước đã đầy
mạnh xây dựng đổi mới về cơ chế. Các luật và pháp lệnh thể hiện sự thay đổi
này: luật đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam, bộ luật thuế áp dụng thống
nhất cho ngành kinh tế, luật bảo vệ mội trường, luật bảo vệ an toàn thực phẩm,
luật doanh nghiệp và luật bản quyền. Những yêu cầu đó bắt buộc công ty phải
thực hiện, tuy ban đầu sẽ còn gặp khó khăn nhưng không thể vì vậy mà lẫn
tránh. Trong một xu thế mới công ty muốn tồn tại phát triển thì cũng phải luôn

12


bắt nhịp với những yêu cầu nhằm tạo vị thế riêng thương trường trong và
ngoài nước.

13


2.1.1.2 Kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế
Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014
ước tính tăng 5,98%, vượt trên nhiều dự báo. Đây là thành công lớn nhất trong
việc ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tổng cục Thống kê công bố tình
hình kinh tế xã hội đã cho biết, GDP cả năm 2014 đã tăng khá cho thấy dấu
hiệu tích cực của nền kinh tế. GDP quý sau vẫn đạt cao hơn quý trước. Cả năm
2014, GDP ước tính đạt 5,98%, trong đó, quý I tăng 5,06%, quý II tăng 5,34%
và quý III tăng 6,07%, quý IV tăng 6,96%.
Nhìn lại tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO
năm 2007, GDP năm 2014 tăng đứng thứ 4 trong 7 năm, thấp hơn các năm

2007-2010 và cao hơn so với các năm 2011-2013. Trong đó, GDP năm 2007
đạt 8,5%; năm 2008 là 6,23%, năm 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là
5,89% , năm 2012 là 5,03%, năm 2013 là 5,4%.
Nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trong hoạt động kinh tế ở Việt Nam.
Tăng trưởng GDP đạt 6,96% trong quý IV năm 2014, góp phần đưa tỷ lệ tăng
trưởng cả năm lên mức 5,98%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 2011.
Đối với tăng trưởng năm 2015, ngân hàng thế giới (WB) dự báo sẽ đạt mức
6%, cao hơn 0,5% so với dự báo được đưa ra trong năm 2014 và sẽ có chuyển
biến tốt hơn nữa cho đến năm 2020.
Khi GDP năm 2014 tăng cho ta thấy được cơ hội phát triển ngành bia ở
Việt Nam cũng tăng lên cao hơn. Từ đó, lên kế hoạch sản xuất bia ngày càng
nhiều hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng trong tương lai.
b) Thu nhập người dân
Bia là sản phẩm đồ uống mà lượng sản phẩm tiêu thụ phụ thuộc nhiều
vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế.

14


Trong năm 2014, SABECO đạt lợi nhuận trước thuế là 3.914 tỷ đồng.
Mức lợi nhuận này đã giúp Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát Sài Gòn (SABECO) đạt 107% kế hoạch năm 2014, tăng 9% so với cùng
kỳ. Sản lượng tiêu thụ bia Sài Gòn đạt 1.356 triệu lít, bằng 102% kế hoạch,
tăng 3% so với cùng kỳ; tổng doanh thu đạt 29.788 tỷ đồng, bằng 101% kế
hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ; tổng nộp ngân sách đạt 6.985 tỷ đồng, bằng
103% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ.
Thu nhập bình quân đầu người tăng. Khi mức sống của người dân tăng
lên thì nhu cầu thị trường Bia – Rượu – Nước giải khát cũng sẽ tăng lên, đòi
hỏi phải thỏa mãn hơn về số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú hơn,

phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sự phân hóa thu nhập là một thách
thức với công ty, vì khi thu nhập thay đổi tương ứng với nó phải có sự thay đổi
về sản phẩm sao cho phù hợp với túi tiền của từng nhóm khách hàng.
c) Lãi suất
Lãi suất huy động, cho vay bằng VND cũng như lãi suất tiền gửi bằng
USD được điều chỉnh giảm từ ngày 29/10/2014. Theo đó, Ngân hàng Nhà
nước quyết định giữ ổn định các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân
hàng Nhà nước đối với các ngân hàng từ ngày 29/10/2014.
Điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các tổ chức, cá
nhân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 6% xuống 5,5%/năm đối với
tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên tới 6 tháng. Giảm lãi suất tối đa với tiền gửi
bằng USD của cá nhân từ mức 1%/năm xuống còn 0,75%.
Giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh
vực, ngành kinh tế từ 8%/năm xuống còn 7%/năm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà
nước cũng đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét rút lãi suất cho
vay VND xuống tối đa 13%/năm đối với các khoản nợ cũ, như một biện pháp
để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Sự thay đổi của lãi suất tác động lớn tới
15


hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của ngành nói riêng, khi lãi suất tăng cao họ sẽ
chuyễn sang tiết kiệm, ngược lại khi lãi suất thấp sẽ tác động đến người tiêu
dùng.
Bên cạnh đó, xét về cơ cấu vốn của SABECO thì các khoản vay chiếm
không nhỏ, cho nên khi chi phí vay tăng khi lãi suất thị trường giảm là một cơ
hội lớn cho công ty. Tăng sức mạnh cạnh tranh cũng như tăng cường một phần
lớn vào kế hoạch phát triển.
d) Thuế suất

Bia là sản phẩm chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước. Do đặc thù
như vậy nên các Công ty sản xuất bia chịu sự ảnh hưởng lớn trong sự thay đổi
chinh sách thuế của Chính phủ. Theo văn bản số 181/TCT-CS Thuế nhập khẩu
đối với các mặt hàng bia, rượu là 50%.
Ngoài ra, theo dự án sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt thuế nhập khẩu bia năm 2014 sẽ nâng từ 65% lên
75% từ ngày 01/07/2015 tới hết năm 2017, và sẽ nâng thêm 10% nữa từ ngày
01/01/2018. Mức thuế suất mới sẽ làm cho các doanh nghiệp trong ngành bia
gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đầu tư phát triển.
e) Lạm phát
Con số lạm phát năm 2014 đã thấp ngoài dự đoán của Tổng cục Thống
kê khi 12 tháng qua chỉ tăng 1,86%. Đây là mức lạm phát thấp hơn cả những
năm 1996 – 1999. Nhìn lại chặng đường 15 năm qua, mức lạm phát dưới 2%
của Việt Nam năm nay thấp hơn cả năm 1996 là 4,5%, năm 1997 là 3,7%, năm
2002 tăng 4%, năm 2003 tăng 3%. Mức lạm phát trên chỉ cao hơn giai đoạn
kinh tế bị giảm phát như năm 1999, lạm phát 0,1%, năm 2000, lạm phát âm
0,6%.
Trên thực tế, tại các nước phát triển, lạm phát trung bình chỉ từ 2 – 4%.
Nếu theo cách tính bình quân tháng như các nước này, lạm phát sẽ được lấy
theo con số 3,95%. Con số này là không thấp.
16


Mục tiêu năm 2015, Chính phủ sẽ kiểm soát lạm phát trong ngưỡng 45%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng là kết quả của việc tập trung kiềm chế
lạm phát này. Lạm phát không những làm gia tăng chi phí vốn của công ty mà
còn có tác động trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào như nguyên liệu, nhân
công, chi phí vận chuyển… Như vậy, khi lạm phát giảm thì kéo theo đó là giá
thành sản phẩm cũng giảm và tạo điều kiện lớn đến quá trình tiêu thụ và mở
rộng thị trường.
2.1.1.3 Văn hóa, xã hội

Sự tác động của các yếu tố văn hóa thường có tính dài hạn và tinh tế hơn
so với các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa thường rất
rộng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm
mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; những phong tục tập quán, truyền thống;
những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của
xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta sống, làm việc,
hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt ra đối với nhà
quản trị doanh nghiệp là không chỉ là nhận thấy sự hiện diện của nền văn hóa
xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ
động hình thành chiến lược thích ứng.
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
văn hóa phương Đông vì thế người Việt Nam rất chú trọng đến quan hệ gia
đình, bạn bè. Thêm vào đó, Việt Nam rất chú trọng đến tinh thần quốc gia nên
việc tiêu dùng sản phẩm của một công ty trong nước là một xu hướng mới nổi
lên trong thời gian gần đây và công ty cần phải nắm bắt được cơ hội mới này
(Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt).
2.1.1.4 Công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và
đe dọa đối với doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công
nghệ có thể là:
17




Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện
hữu.




Sự ra đời của công nghệ mới làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho những người xâm nhập mới, làm tăng thêm áp lực đe dọa các
doanh nghiệp hiện hữu trong ngành phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả
năng cạnh tranh.



Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu
hướng ngắn lại, điều này làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so
với trước.
Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới
và tác động đến hầu hết các quốc gia. Một trong những điểm nổi bật của toàn
cầu hóa là sự định hình của nền kinh tế trí thức mà trọng tâm là sự phát triển
của khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Nền kinh tế tri
thức đang định hình rõ nét hơn với những dấu hiệu cho biết sự khác biệt của
nó ở thời đại ngày nay so với trước kia trong quá trình sản xuất như:




Sự sáng tạo (sản xuất) ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn.
Sử dụng kiến thức khoa học công nghệ vào sản xuất trở thành nhu cầu
thường nhật của xã hội.



Xử lí, chuyển giao kiến thức và thông tin diễn ra nhanh chóng, rộng khắp
nhờ vào sự phát triển của hệ thống công cụ hiện tại trong đó công nghệ thông

tin có vai trò quyết định.
Sự phát triển trên đã thực sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho giao
thương quốc tế về phương diện thời gian cũng như chi phí.
Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, tình trạng công nghệ còn hết sức lạc
hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị tinh chế mang tính
hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều năng suất thấp dẫn đến
giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

18


Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
công bố những năm gần đây thì chỉ số cạnh tranh tăng trưởng của nền kinh tế
nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí 79/104 năm 2004 và
81/117 năm 2005; chỉ số cạnh tranh doanh nghiệp cũng giảm từ vị trí 50/102
năm 2003 xuống 79/104 năm 2004 và 80/116 năm 2005. Một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị sụt giảm là do chỉ số ứng dụng công nghệ
thấp.
Trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2005 của WEF nêu ở trên thì chỉ
số này của nước ta đứng ở vị trí 92/117 năm 2004, diễn đàn kinh tế thế giới
cũng đã đưa ra bảng xếp hạng các chỉ số công nghệ. Trong bảng xếp hạng này,
thứ bậc của nước ta thua kém rất xa so với Thái Lan:


Chỉ số công nghệ: Thái Lan đứng thứ 43, Việt Nam ở vị trí 92.



Chỉ số đổi mới công nghệ: Thái Lan vị trí 37, Việt Nam vị trí 79.




Chỉ số chuyển giao công nghệ: Thái Lan thứ 4, Việt Nam thứ 66.



Chỉ số thông tin và viễn thông: Thái Lan xếp thứ 55, Việt Nam thứ 86.
Tỉ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của nước ta hiện nay mới
chiếm khoảng 20% trong khi Philippin là 29%, Thái Lan 31%, Malaysia 51%,
Singapore 73%. Với tình trạng như vậy khi hội nhập kinh tế nếu không chuẩn
bị đổi mới các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc tạo ra sản
phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Về trình độ tiếp cận công nghệ, một đặc điểm hết sức quan trọng cần đề
cập đến Việt Nam hiện nay là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lí công nhân phần
lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới. Đặc biệt thiếu đội ngũ cán
bộ có trình độ, có ngoại ngữ để tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật thế giới.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu triển
khai chuyển giao công nghệ nước ta còn rất yếu. Đặc biệt là công nghệ sinh
học, công nghệ cơ khí, công nghệ chế biến và tự động hóa. Trình độ công nghệ
19


nước ta nói chung còn lạc hậu hơn so với thế giới hàng chục năm. Đây là một
hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty
SABECO nói riêng trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triển
khai sản phẩm mới để cạnh tranh với công nghệ sản xuất bia nước ngoài.
Mặc dù thị trường mua bán và chuyển giao công nghệ đã phát triển
nhưng nó chỉ tạo được điều kiện thuận lợi cho công ty cạnh tranh với các

doanh nghiệp trong nước, còn để cạnh tranh với các công ty bia rượu nước
ngoài, công ty phải chịu một sức ép về giá mua và chuyển giao công nghệ rất
lớn.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của công nghệ của các công ty
sản xuất phải luôn thay đổi và cải tiến công nghệ và gia tăng chất lượng năng
suất và giảm thiểu chi tiêu. Để đạt được điều này doanh nghiệp phải đầu tư
không nhỏ các dự án nghiên cứu, mua sắm thay mới các dây chuyền sản xuất,
đào tạo lại nhân viên đủ trình độ vận hành những thiết bị tân tiến.
2.1.2 Phân tích môi trường vi mô
2.1.2.1 Khái quát thị trường chung
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký Quyết định số 2435 QĐ/BCT ngày
21/05/2009 ban hành Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải
khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2025, với mục tiêu là “Xây dựng
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế quan
trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩm
bia, rượu, nước giải khát được sản xuất có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương hiệu
hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế
giới”.
Với vai trò đó, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong toàn ngành
đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức duy trì mức tăng trưởng sản xuất bình
quân trên 10%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu về sản phẩm cho người tiêu
20


dùng với chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, mỗi năm đóng
góp trên 20 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho
hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vận
tải…

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Việt Nam hiện nay có 120 hội
viên, trong đó có nhiều hội viên là các doanh nghiệp FDI, có vị trí lớn trong
ngành Đồ uống như: Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam, Công ty TNHH
Liên doanh SABMILLER Việt Nam, Công ty TNHH DIAGEO Việt Nam,
Công ty CP Phân phối Moet – Hennessy Việt Nam… từ lâu đã song hành phát
triển cùng các doanh nghiệp trong nước, đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo cho thị trường đồ uống
trong nước thêm sôi động. Tuy nhiên, “nhập gia tùy tục”, bất cứ doanh nghiệp
nào cũng phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như khi
tham gia Hiệp hội thì tuân thủ các quy chế chung của ngành.
Trong ngành sản xuất nước giải khát có đôi chút khác biệt. Trước sự
cạnh tranh của các “đại gia” nước ngoài, hiện nay chỉ có một số ít doanh
nghiệp trong nước còn tồn tại, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Tân Hiệp Phát
với các sản phẩm như trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước tăng
lực Number One Vitamin. Bên cạnh hai thương hiệu lớn nhất ngành nước giải
khát của thế giới là Coca-Cola và Pepsi, với các sản phẩm nước giải khát có
gas, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là rất lớn.
Đối với ngành sản xuất Bia – Rượu – Nước giải khát, mặc dù tình hình
thời tiết nói chung là có thuận lợi cho sản xuất và tiêu dùng, song do lượng tồn
sản phẩm những tháng đầu năm 2013 còn lớn, nên chỉ số tăng trưởng sản xuất
của ngành cả 6 tháng ước tính đạt 10,5% so với cùng kỳ năm 2012. Mức tăng
trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo (toàn ngành chỉ tăng 5,7%) hoặc ngành chế biến thực phẩm
(toàn ngành chỉ tăng 4,4%).

21


Xét về mặt sản lượng các sản phẩm chủ yếu có thể thấy, về bia (theo số
liệu của Bộ Công Thương), ước tính sản lượng toàn ngành 6 tháng đầu năm

2013 đạt 1.373,1 triệu lít, bằng 47,3% kế hoạch năm, tăng 10,7% so với cùng
kỳ (6 tháng đầu năm 2012 đạt 1.240,9 triệu lít). Trong đó, sản lượng bia của
SABECO ước tính đạt 673,1 triệu lít, tăng 8,8% so với cùng kỳ 6 tháng đầu
năm 2012; của HABECO ước tính đạt 299,8 triệu lít, tăng 13,7%; các doanh
nghiệp còn lại sản xuất ước tính đạt 400,2 triệu lít, tăng 11,56% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm 2012. Riêng hai thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn ước
tính đạt 903,2 triệu lít, chiếm 65,8% tổng lượng bia sản xuất toàn ngành và
tăng 11% so với cùng kỳ. Đây là điều rất đáng ghi nhận, cần có giải pháp tiếp
tục giữ vững và phát triển.
Đối với các mặt hàng khác như rượu, nước giải khát tình hình có phần
khó khăn hơn. Tình trạng rượu lậu, rượu giả vẫn chưa có biểu hiện thuyên
giảm. Đồng thời với việc áp dụng Nghị định 94 về sản xuất kinh doanh rượu
(thay thế Nghị định 40) cũng thêm nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, nhất
là trong việc cấp phép sản xuất, kinh doanh, buôn bán rượu như năng lực tài
chính, kho hàng, phương tiện vận tải…
Đối với mặt hàng nước giải khát, do tình hình cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong ngành, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp FDI nên thị trường nước giải khát hết sức sôi động. Các doanh nghiệp
đã đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mại đưa ra nhiều sản phẩm mới
phong phú, đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng,
nhất là các sản phẩm đồ uống chiết xuất từ thiên nhiên như các loại nước ép
trái cây, các loại trà xanh, trà thảo mộc..., đặc biệt những loại sản phẩm có bổ
sung Vitamin, đã được người tiêu dùng ưa thích và chấp nhận.
2.1.2.2 Khách hàng – Xu hướng tiêu dùng
Trong tất cả các ngành, khách hàng luôn là yếu tố quan trọng và quyết
định sự thành công hay thất bại của một công ty. Tổng công ty cổ phần Bia –
Rượu – Nước giải khát Sài gòn SABECO với tiêu chí “Khách hàng là thượng
22



đế” đã cho ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý để phục vụ
cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời kì hội nhập như hiện
nay. Vì vậy vấn đề đặt ra cho SABECO là làm sao để khách hàng ngày càng
tin tưởng các sản phẩm của công ty.
Do chính phủ đã tăng các mức độ xử phạt đối với các hành vi sử dụng
rượu bia khi tham gia giao thông đã phần nào làm lung lay sự tin tưởng trong
tiêu dùng của khách hàng, làm giảm mức tiêu thụ của ngành bia, khách hàng
có xu hướng tìm các sản phẩm thay thế khác là chướng ngại vật lớn cho công
ty khi lấy lại niềm tin của khách hàng.
Hình 1. Số lít cồn nguyên chất bình quân đầu người theo khu vực

→ Cơ hội: với dân số Việt Nam là 90.493.352 người, trong đó 44,6 triệu
là nam giới, nữ giới chiếm 45,8 triệu người và xu hướng dùng bia trong giao
tiếp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bia nói chung và công ty nói riêng.
2.1.2.3 Nhà cung ứng
Bất kì doanh nghiệp nào cũng có nhà cung cấp ở phía sau hỗ trợ trong
quá trình hoạt động kinh doanh. SABECO cũng cần có nguồn cung cấp
nguyên liệu, vật liệu và trang thiết bị để phục vụ cho việc sản xuất.
23


Bảng 2. Các nguồn nguyên liệu chính:
Nguyên liệu

Nguồn cung cấp

Nước

Nguồn nước tự nhiên


Malt (đại mạch)

95% nguyên liệu nhập từ Châu Âu như: Úc, Anh…

Hoa Houblon (hoa bia)

90% nguyên liệu nhập khẩu từ Đan Mạch

Gạo

100% nguyên liệu trong nước

Men

100% nguyên liệu trong nước

Do thành phần chính của bia là nước, nên nguồn nước và các đặc trưng
của nó có ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia. Nhiều loại bia
chịu ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng của nước trong
khu vực sản xuất bia. Mặc dù ảnh hưởng của nó cũng như là tác động tương
hỗ của các loại khoáng chất hòa tan trong nước được sử dụng trong sản xuất
bia là khá phức tạp, nhưng theo quy tắc chung thì nước mềm là phù hợp cho
sản xuất các loại bia sáng màu. Do đó, để đảm bảo sự ổn định về chất lượng và
mùi vị của sản phẩm, nước cần được xử lý trước khi tham gia vào quá trình
sản xuất bia nhằm đạt được các chỉ tiêu chất lượng nhất định.
Bằng cách ngâm hạt lúa mạch vào trong nước, cho phép chúng nảy mầm
đến một giai đoạn nhất định và sau đó làm khô hạt đã nảy mầm trong các lò
sấy để thu được hạt ngũ cốc đã mạch nha hóa (malt). Mục tiêu chủ yếu của
24



quy trình này giúp hoạt hoá, tích luỹ về khối lượng và hoạt lực của hệ enzym
trong đại mạch. Hệ enzym này giúp chuyển hóa tinh bột trong hạt thành đường
hoà tan bền vững vào nước tham gia vào quá trình lên men. Thời gian và nhiệt
độ sấy khác nhau được áp dụng để tạo ra các màu malt khác nhau từ cùng một
loại ngũ cốc. Các loại mạch nha sẫm màu hơn sẽ sản xuất ra bia sẫm màu hơn.
Hoa Houblon (hoa bia) được con người biết đến và đưa vào sử dụng
khoảng 3000 năm trước Công Nguyên. Đây là thành phần rất quan trọng và
không thể thay thế được trong quy trình sản xuất bia, giúp mang lại hương
thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo và
ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Cây hoa bia được trồng bởi nông
dân trên khắp thế giới với nhiều giống khác nhau, nhưng nó chỉ được sử dụng
trong sản xuất bia là chủ yếu. Hoa Houblon có thể được đem dùng ở dạng
tươi, nhưng để bảo quản được lâu và dễ vận chuyển, houblon phải sấy khô và
chế biến để gia tăng thời gian bảo quản và sử dụng.
Malt và hoa Houblon là hai nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài
nên tỷ giá sẽ ảnh hướng rất lớn đến giá thành sản phẩm.
Gạo là loại hạt có hàm lượng tinh bột khá cao có thể được sử dụng sản
xuất được các loại bia có chất lượng hảo hạng. Gạo được đưa vào chế biến
dưới dạng bột nghiền mịn để dễ tan trong quá trình hồ hoá, sau đó được phối
trộn cùng với bột malt sau khi đã đường hoá. Cần chú ý, hạt trắng-trong khác
hạt trắng-đục bởi hàm lượng protein. Do đó, trong sản xuất bia, các nhà sản
xuất thường chọn loại hạt gạo có độ trắng-đục cao hơn.
Men bia là các vi sinh vật có tác dụng lên men đường. Các giống men bia
cụ thể được lựa chọn để sản xuất các loại bia khác nhau, Men bia sẽ chuyển
hoá đường thu được từ hạt ngũ cốc để tạo ra cồn và carbon đioxit (CO 2). Bia
Sài Gòn, với công nghệ sản xuất hiện đại hiện sử dụng loại men được nuôi cấy
có độ tinh khiết cao, đảm bảo sự ổn định và đồng bộ trong sản phẩm của mình.
Tại buổi giao lưu, các Giám đốc Công ty cổ phần thương mại SABECO
khu vực đã báo cáo tình hình thị trường nói chung cũng như đã cùng khách

25


×