Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

tiểu luận quản lý chiến lược phân tích môi trường kinh doanh của công ty công ty bia – rượu – nước giải khát sài gòn sabeco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 48 trang )

MỤC LỤC
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BIA
1.1. Định nghĩa ngành
Ngành đồ uống được chia làm hai loại: đồ uống có cồn như bia, rượu; đồ uống
không cồn như sữa, nước ngọt, nước khoáng, nước trái cây…
Bia thuộc phân ngành đồ uống có cồn trong ngành hàng tiêu dùng.
1.2.Tình hình sản xuất bia trên thế giới
Với sự tăng trưởng không ngừng trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây, ngành sản xuất và kinh doanh bia đóng một
vai trò thực sự quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đem lại những khoảng doanh
thu, đóng góp cho ngân sách hàng trăm tỉ đô-la.
1.2.1. Mức tiêu thụ bia theo khu vực
Trong năm 2011, mức tiêu thụ bia toàn cầu đạt 188.78 tỉ lít, tăng 3.8% so
với năm 2010. Trong đó, lượng tiêu thụ của Châu Á đứng đầu thế giới ở mức 66.2
tỉ lít, tiếp đó là thị trường truyền thống Châu Âu 51.2 tỉ lít. Khu vực Trung Đông là
khu vực tiêu thụ ít nhất, chỉ đạt 1.4 tỉ lít dù dân số bằng 1/2 so với Châu Âu. Các
khu vực Mĩ La Tinh, Bắc Mĩ, Châu Phi và Châu Đại Dương đạt 30.8; 26.1; 10.8
và 2.2 tỉ lít. Tổng thu nhập của thị trường bia năm 2011 đạt 500.24 tỉ USD
Biểu đồ : Tỉ trọng tiêu thụ bia theo khu vực năm 2011
(Nguồn: Kirin)
2
1.2.2. Mức tiêu thụ theo quốc gia
Trung Quốc là nước tiêu thụ bia nhiều nhất trên thế giới (48.9 tỉ lít), tăng
trưởng 10.7%. Sau Trung Quốc, Mĩ giữ vị trí thứ 2, đạt mức 23.9 tỉ lít và Brazil là
12.6 tỉ lít đứng thứ 3. Điểm đáng chú ý là trong top 10 bao gồm các quốc gia phát
triển và các nền kinh tế mới nổi.
Biểu đồ : 10 quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất năm 2011 (tỉ lít)
(Nguồn: Kirin)
Tại Trung Quốc và Brazil, lượng người tiêu thụ bia tăng chủ yếu ở khu vực
thành thị, nơi mà đang phát triển lên từng ngày và người dân có điều kiện hơn; điều


này phản ánh sự tăng trưởng chung và đời sống cải thiện lên nhờ nền kinh tế đang
phát triển.
Tại Ấn Độ, mặc dù có dân số lớn thứ 2 trên thế giới, lượng tiêu thụ bình
quân lại ở mức khiêm tốn (1.8 tỉ lít). Tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng vẫn đạt đều 5%
qua từng năm, phần lớn nhờ sự tăng trưởng kinh tế cũng như sự xuất hiện nhiều
hơn của các nhà bán lẻ bia, mạng lưới phân phối mở rộng khắp đất nước, đồng
thời, các nhà sản xuất bia nước ngoài cũng bắt đầu việc sản xuất trong nước.
3
Vì nền kinh tế trì trệ và tăng thuế, Nga là nước duy nhất trong nhóm 4 nước
BRICs ghi nhận tăng trưởng âm (-0.6%) trong năm 2011. Nhật Bản có mức tăng
trưởng âm 3.7% vẫn duy trì vị trí thứ 7.
1.2.3. Mức tiêu thụ theo đầu người
Mặc dù đứng đầu thế giới về tổng sản lượng tiêu thụ bia, Châu Á thua xa
các đại diện đến từ Châu Âu khi mà top 10 các quốc gia đứng đầu về lượng tiêu thụ
bình quân chịu sự thống trị bởi các quốc gia Châu Âu. Đứng đầu năm thứ 19 liên
tiếp, CH Séc đạt mức 158.6 lít/1 người, tiếp đó là Ireland (131.1 lít) và Đức (110
lít). Châu Á chỉ có 2 nước duy nhất lọt top 50 đó là Nhật (41) và Trung Quốc (50).
Các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan đạt mức tiêu thụ bình quân ở mức
trung bình của thế giới (27 lít/1 người) và cách xa khu vực top 50. Sau đây là 10
quốc gia có mức tiêu thụ bình quân theo đầu người cao nhất:
Biểu đồ : Top 10 quốc gia có mức tiêu thụ bình quân cao nhất năm 2011 (lít/người)
(Nguồn: Kirin)
4
1.2.4. Thị phần doanh thu của ngành bia năm 2011
Anuheuser-Busch InBev, sau thương vụ sát nhập trở thành công ty có doanh
thu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 18.7% thị phần. Kế đó là SAB Miller ở mức 9.5%
và Heineken (8.7%). Châu Á cũng có một vài đại diện đáng kể như Kirin (1.8%),
Tsing Tao (3.4%) và China Resources Enterpises (5%).
Biểu đồ 4: Thị phần tính theo lợi nhuận
(Nguồn: The economics Online)

5
1.2.5. Top 10 nhãn hiệu bán chạy nhất
Biểu đồ 5: 10 nhãn hiệu bán chạy nhất năm 2011 (sản lượng: triệu thùng)
(Nguồn: Plato Logic Limited)
Nhãn hiệu Snow của Trung Quốc, liên doanh của Sabmiller và China
Resources Enterprises, bán chạy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Snow lại bao gồm
rất nhiều loại bia khác nhau và chỉ được tiêu thụ trong thị trường Trung Quốc. Các
nhãn hiệu khác như Bud Light, Budweiser, Coors Light … thì rất phổ biến ở Châu
Âu, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu Á.Trong đó, Heineken đang mở rộng ảnh
hưởng của mình ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Mới gần đây, Heineken đã
hoàn thành 2 thương vụ mua 2 công ty bia nổi tiếng Tiger beer và APB, giành được
lợi thế tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là xu hướng chung của các nhà sản
xuất bia khi mà các thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ đang trở nên bão hòa, thì các thị
trường mới nổi ở Châu Á, Mĩ La Tinh và Châu Phi lại có nhiều tiềm năng lớn cho
việc phát triển.
1.3. Tổng quan thị trường bia Việt Nam
Theo thống kê về nhân khẩu học:
- Hơn 91 triệu người tiêu dùng
6
- Tốc độ tăng dân số lớn hơn 1%/năm, ước tính 100 triệu người vào năm
2025.
- Độ tuổi trung bình của người dân là 27.8 tuổi
- 70% dân số nhỏ hơn 40 tuổi
- 31 triệu dân số nằm trong độ tuổi 20-40
- 35% dân số nhỏ hơn 20 tuổi
- Mỗi năm có thêm hơn 1 triệu dân số bước sang độ tuổi 18
Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất
thế giới, trong đó có thị trường bia. Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông
Nam Á, và đứng thứ 3 khu vực châu Á – Thái Bình Dương (chỉ sau Nhật Bản và
Trung Quốc).

Ở Việt Nam, trong dòng thức uống có cồn bia được tiêu thụ nhiều nhất,
chiếm khoảng 89% tổng doanh thu và 97.9% về khối lượng. So với các nước trong
khu vực (như Thái Lan, Singapore ) Việt Nam có GDP bình quân đầu người thấp
hơn nhiều nhưng mức tiêu thụ bia lại cao hơn. Năm 2011, Việt Nam tiêu thụ 2.6 tỷ
lít, Thái Lan: 1.8 tỷ lít, Singapore: 108 triệu lít. Năm 2012, Việt Nam tiêu thụ gần 3
tỷ lít.
Theo khảo sát của Vinaresearch (được tiến hành trong tháng 3/2012) về thói
quen uống bia ở Việt Nam, có 63.5% nam uống bia, gần gấp đôi nữ. Độ tuổi từ 25-
34 có tỷ lệ uống nhiều nhất (48.6%), kế đến là tuổi từ 20-24 (34.9%), từ 35 tuổi trở
lên (11.6%), uống ít bia là độ tuổi 18-19 (4.8%).
7
Hơn 38.3% những người tham gia khảo sát thuộc các nhóm tuổi khác nhau
có uống bia và mức độ trung bình 2.27 lần/tuần. Tính chung có 5.1% xác nhận là
ngày nào cũng uống bia, ít hơn một chút cũng đến 4 đến 5 lần/tuần (10.4%), dãn ra
từ 2 đến 3 lần/tuần (40.5%) và thành phần ít đụng đến bia thì cũng có từ 2 đến 3 lần
tháng (44.1%).
Người Hà Nội thường xuyên uống bia nhất, với hơn 50% người tham gia
khảo sát uống bia 2-3 lần tuần và tỷ lệ uống bia cũng cao hơn các tỉnh thành khác.
Tại TP. HCM tần suất uống bia thấp hơn nhưng có hơn 50% trả lời thường
xuyên uống 3-4 lần/tháng. Tuy vậy, không có sự khác biệt rõ về mức độ thường
xuyên uống bia ở các địa phương khác nhau.
Kinh tế phát triển, đời sống khấm khá và dân số trẻ là điều kiện để phát triển
ngành rượu bia. Theo Quyết định số 2435/QĐ-BCT, ngày 21/5/2009 của Bộ Công
thương phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành rượu bia - nước giải khát Việt Nam
đến 2015, tầm nhìn đến 2025 thì đến 2015 sản xuất đạt 4 tỷ lít bia, 188 triệu lít
rượu công nghiệp, đến 2025 sản lượng bia 6 tỷ lít và 440 triệu lít rượu
8
Mười năm qua, thị trường bia Việt Nam tăng trưởng mạnh hằng năm (từ 9
đến 11%). Năm 2001, sản lượng bia Việt Nam là 817 triệu lít, đứng thứ 29 trên thế
giới, đến năm 2011 đạt 2,780 triệu lít, vươn lên vị trí thứ 13. Trong khu vực châu

Á, thị trường bia Việt Nam năm 2004 xếp vị trí thứ 8, hiện nay đứng thứ 3 chỉ sau
Trung Quốc, Nhật Bản. Năm 2012 sản lượng bia toàn ngành Việt Nam đạt 2.8 tỉ lít,
tăng 8% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản xuất bia
trong ba năm gần đây (từ 2010 - 2012) là 12.7%
Dự báo năm 2015, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 4 đến 4.4 tỷ lít bia, bình
quân 45 đến 47 lít/người/năm, các nhà đầu tư sản xuất bia vẫn đang tăng tốc để đáp
ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay bình quân đầu người uống 30 lít bia/năm.
Việt Nam có hơn 400 nhà máy bia. Những tỉnh, thành phố tập trung năng
lực sản xuất bia là TP. HCM chiếm 23.2% tổng năng lực sản xuất, TP. Hà Nội:
9
13.44%, TP. Hải Phòng: 7.47%, Hà Tây: 6.1%, Tiền Giang: 3.79% (Theo
Euromonitor).
Các nhà máy bia được xây dựng từ lâu và có thương hiệu nổi tiếng như
Habeco và SABECO có các nhãn hàng được dân địa phương ưu tiên chọn lựa như:
Bia Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội (87.8%) và bia 333 là loại
bia được uống nhiều nhất tại TP. HCM (92.4%). Còn Heineken, một nhãn hàng
được lựa chọn phổ biến trên khắp các tỉnh thành.
10
1.3.1. Đánh giá ngành bia tại Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng của ngành:
 Năm 2009: Việt Nam tiêu thụ 1.6 tỷ lít bia.
 Năm 2010: sản lượng bia đạt 2.65 tỷ lít, tiêu thụ 2.44 tỷ lít, tăng khoảng
52% so với năm 2009.
 Năm 2011: Sản lượng bia đạt 2.78 tỷ lít, tiêu thụ khoảng 2.6 tỷ lít bia.
 Năm 2012: Sản lượng bia đạt 2.8 tỷ lít, tăng 8% so với năm 2011, tiêu thụ
gần 3 tỷ lít bia.
Chu kì ngành
Ngành bia Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng:
- Về sản lượng sản xuất: Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về sản xuất bia năm
2011, là thị trường lớn thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản).Tuy nhiên

sản lượng chỉ mới chiếm 1.14% sản lượng toàn cầu.
- Tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng nhanh: hiện mức tiêu thụ là khoảng
30 lít/đầu người/năm, gấp đôi giai đoạn 2005-2011 và tăng gấp 3 so với năm
1995. Khả năng mức tiêu thụ còn có thể nâng lên.
- Lợi nhuận biên còn cao, do 3/4 lượng bia tiêu thụ trực tiếp, uống tại chỗ.
Theo nghiên cứu của APB, biên lợi nhuận ngành bia Việt Nam cao hơn 50%
so với các nước cùng khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
- Vào những thời điểm kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng của các hãng bia
danh tiếng tại các thị trường trên thế giới đều giảm, riêng thị trường Việt
Nam vẫn tăng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng bia của Việt Nam rất
cao.
1.3.2. Các nhân tố thành công trong ngành
 Khả năng tăng cường nhận thức của khách hàng với thương hiệu do người
dân trong nước quen với hương vị đặc trưng của bia nội hơn bia ngoại
nhập.
 Kênh phân phối mở rộng.
 Mức giá cạnh tranh.
1.3.3. Cường độ cạnh tranh
Dựa vào những số liệu phân tích ở trên, ta thấy thị trường bia Việt Nam là một thị
trường tiềm năng và tiếp tục tăng trưởng cao. Vì thế mức độ cạnh tranh trên thị trường
bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới (bao gồm các nhãn
hiệu trong và ngoài nước)
11
⇒ Qua tất cả các phân tích thì nhóm kết luận: ngành bia là một ngành hấp dẫn, cần
đầu tư và phát triển.
12
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BIA – RƯỢU – NGK SÀI GÒN
2.1. Giới thiệu về công ty Bia – Rượu – NGK Sài Gòn
Tên giao dịch: Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
Tên viết tắt: SABECO

Địa chỉ: Số 06 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.38294081 – Fax: 08.38296856
Website: www.SABECO.com.vn
Email:
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử phát triển của SABECO gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và
bền vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.
Giai đoạn 1977 - 1988:
• 01/06/1977 Công ty Rượu Bia Miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lý Nhà
máy Bia Chợ Lớn từ Hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn.
• 1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II được chuyển đổi từ Công ty Rượu
Bia Miền Nam.
• 1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí
nghiệp Liên hiệp Rượu Bia NGK II.
Giai đoạn 1988 - 1993:
• 1989 - 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước.
• 1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với các thành
viên mới:
- Nhà máy Nước đá Sài Gòn
- Nhà máy Cơ khí Rượu Bia
- Nhà máy Nước khoáng ĐaKai
- Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon
- Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy
tinh
Giai đoạn 1994 - 1998:
• 1994 - 1998 Hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước.
• 1995 Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải.
• 1996 Tiếp nhận thành viên mới Công ty Rượu Bình Tây.
• 1996-1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành
viên :

- Nhà máy Bia Phú Yên
- Nhà máy Bia Cần Thơ
13
Giai đoạn 1999 - 2002:
2000 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9002:1994
2001 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI - ISO 9001:2000.
Thành lập các công ty liên kết sản xuất bia :
• 2001 Công ty Bia Sóc Trăng .
o Nhà máy Bia Henninger.
o Nhà máy Bia Hương Sen.
• 2002 Công Ty Liên doanh Bia Cần Thơ.
o Nhà máy Bia Hà Tĩnh
o Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng
Giai đoạn từ 2003 đến hiện nay:
• 2003 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO trên cơ sở
Công ty Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới:
o Công ty Rượu Bình Tây
o Công ty Nước giải khát Chương Dương .
o Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ.
o Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu - NGK Sài Gòn.
• 2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO chuyển
sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con theo quyết
định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
• 2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM
SABECO khu vực.
• 2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn
mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư
mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác.
• Hiện nay Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO có tổng cộng 28
thành viên.

Thành tích đạt được
• Là đơn vị dẫn đầu toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành,
địa phương và đất nước.
• Đơn vị hàng đầu trong chính sách xây dựng và phát triển thị trường, hệ thống
phân phối trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm Bia của Việt Nam với sản lượng
tiêu thụ chiếm giữ trên 35% thị phần.
• Thương hiệu Bia Sài Gòn giữ vững được uy tín với khách hàng và ngày càng
phát triển, xứng đáng là thương hiệu LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA VIỆT NAM.
• Đạt danh hiệu “Thương hiệu tín nhiệm" Bia Sài Gòn.
14
• Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được người tiêu dùng
bình chọn.
• Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc thi bình chọn Bia quốc tế
tổ chức tại Australia năm 1999, 2000 và 2001.
2.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Sản xuất, mua bán các loại Bia, Cồn- rượu, Nước giải khát, các loại bao bì,
nhãn hiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực thực phẩm;
Kinh doanh vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành
sản xuất bia, rượu, nước giải khát, các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất
Bia, rượu, nước giải khát; lương thực, thực phẩm.
- Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, vật tư, nguyên
liệu, thiết bị, phụ tùng; hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải
khát;
- Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn
đầu tư, xây lắp, sửa chữa bảo trì về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát và
lương thực thực phẩm
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, triển lãm, thông tin, quảng cáo;
- Đầu tư kinh doanh khu công nghiệp; khu dân cư, kinh doanh bất động sản,
nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, dịch vụ;

- Đầu tư kinh doanh tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
2.4. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Mục tiêu
2.4.1. Tầm nhìn
Đến năm 2025 phát triển SABECO trở thành tập đoàn công nghiệp đồ uống
hàng đầu của quốc gia, có vị thế trong khu vực và quốc tế.
2.4.2. Sứ mệnh
-Phát triển ngành đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới, nâng tầm vị thế Việt và vì
sự phát triển chung của cả cộng đồng.
Phát triển vì khách hàng, phục vụ khách hàng tốt hơn, đưa ra thị trường sản
phẩm chất lượng cao và dịch vụ tốt luôn thoả mạn khách hàng bằng những sản
phẩm ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.
-Thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với cổ đông, người lao động và cộng đồng.
2.4.3. Mục tiêu
- Tập trung – giữ vững thị trường hiện tại và phát triển mở rộng sang các thị
trường mục tiêu khác cả trong và ngoài nước.
15
- Sản xuất các mặt hàng đạt chất lượng cao, đa dạng hóa mặt hàng và dịch vụ,
đáp ứng hầu hết nhu cầu của khách hàng.
- Là công ty đi tiên phong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, quan tâm chặt
chẽ đến chất lượng sản phẩm và môi trường. Xây dựng cơ cấu công ty tinh gọn,
trình độ quản lý hiện đại, toàn diện trên toàn hệ thống công ty.
2.5. Cơ cấu tổ chức
2.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.5.2. Các phòng ban, đơn vị trực thuộc tổng công ty
1. Văn phòng Tổng công ty
2. Ban Tài chính – Kế toán
3. Ban Tiêu thụ -Thị trường - Thương hiệu
4. Ban quản lý Đầu tư & phát triển
5. Ban kỹ thuật – Sản xuất

6. Ban Cung ứng
7. Nhà máy bia Trung tâm 187 Nguyễn Chí Thanh
8. Nhà máy Bia Sàigòn - Củ Chi
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI NƯỚC NGOÀI
Văn Phòng đại diện SABECO tại Phnompenh – Campuchia
ĐC : Số 13B đường 71 quận Beong Keng Kang thành phố Phnompenh Vương quốc
Campuchia
Điện thoại : ( 855) 23 6872286
Fax : : ( 855) 23 6872288
2.5.3. Các công ty trực thuộc SABECO
1. Công ty TNHH 1 thành viên TMDV Bia - Rượu - NGK Sài Gòn
2. Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương
3. Công ty cổ phần Rượu Bình Tây
4. Công ty cổ phần Cơ khí & Xây lắp Công Nghiệp - IMECO
5. Công ty cổ phần bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh
6. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Yên
7. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây
8. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam
9. Công ty cổ phần Bia - Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân
10. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Daklak
11. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Bình Tây
16
12. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam
13. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi
14. Công ty TNHH Một Thành Viên Cơ khí SA BE CO(Mesab)
15. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Vĩnh Long
2.5.4. Các công ty liên doanh, liên kết
1.Công ty TNHH Crown Sài Gòn
2. Công ty TNHH Thủy tinh Malaya - Việt Nam
3. Công ty TNHH Mê linh Point

4. Công ty TNHH Bao Bì SanMiguel - Phú Thọ
5. Công ty TNHH Sản xuất rượu và cồn Việt Nam
6. Công ty cổ phần Bao bì - Kho bãi Bình Tây
7. Công ty cổ phần Vận tải và giao nhận bia Sài Gòn
8. Công ty cổ phần Nước khoáng ĐaKai
9. Công ty cổ phần Bao bì SABECO Sông Lam
2.6. Doanh thu
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tốc độ phát
triển trung
bình(%)
Sản lượng (triệu lít) 1,096 1,200 1,263 115
Doanh thu (tỷ đồng) 19,440 21,979 25,013 129
Tỷ lệ (%) (so với tổng
sản phẩm của công ty)
95.89 96.41 97.34 102
17
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
3.1. Phân tích môi trường vĩ mô
3.1.1. Chính trị - Luật pháp
- Năm 2003, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho việc giao thương giữa
các nước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhà nước đặc biệt quan tâm và tạo
điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam vì ngành bia
mang lại một lợi nhuận không nhỏ cho đất nước.
- Năm 2012, mức thuế cho bia nhập khẩu giảm còn 45% và tiếp tục giảm xuống
còn 30% trong năm 2013. Đây là một trong những lý do khiến bia ngoại tràn
ngập vào thị trường Việt Nam và tranh giành thị phần với các dòng bia nội.
- Sản phẩm bia rượu là đồ uống có cồn do đó nó không phải là sản phẩm được
khuyến khích tiêu dùng. Đứng trên góc độ này thì phát triển ngành bia là một
bất lợi. Chính vì thế mà sản phẩm bia trên thị trường luôn bị liệt vào mặt hàng

hạn chế tiêu dùng và luôn chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Ngoài ra nhà nước cũng áp dụng các chính sách trong việc kiểm soát mặt hàng
bia như việc: hạn chế chi phí quảng cáo, đối với các doanh nghiệp trong nước
thì chi phí dành cho quảng cáo chỉ chiếm tối đa 10% doanh thu. Bên cạnh đó,
nhà nước cũng góp phần ổn định thị trường bia Việt Nam như việc đưa ra mức
giá bình ổn thị trường.
3.1.2. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến
tốc độ tăng trưởng của các ngành nghề kinh doanh. Những năm trở lại đây, theo
Tổng Cục thống kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm
2011 (năm 2010 tăng 6,42%, năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25%, 6
tháng năm 2013 tăng 4,9% và ước cả năm có thể đạt dưới 5,5%); bình quân thời
kỳ 2011-2013 thấp xa so với mục tiêu đề ra và cũng thấp hơn tốc độ tăng bình
quân năm thời kỳ 2006-2010 (5,63% so với 6,32%)
- Tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam năm 2012 là 6,81% giảm so với năm 2011 nhưng
vẫn còn ở mức khá cao. Lạm phát không những làm gia tăng chi phí vốn của
công ty mà còn có rác động trực tiếp làm gia tăng chi phí đầu vào như nguyên
liệu, nhân công, chi phí vận chuyện… kéo theo đó là giá thành sản phẩm tăng
theo ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ và mở rộng thị trường.
- Thu nhập người dân: bia là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ thuộc
nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Cùng
18
với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự giảm sút của tốc độ tăng
trưởng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn sản lượng tiêu thụ bia. Thu nhập bình quân
đầu người tăng cao, năm 2013, đạt khoảng 1.960 USD. Khi mức sống của
người dân tăng lên thì nhu cầu thị trường bia rượu, nước giải khát cũng tăng
lên, đòi hỏi phải thỏa mãn hơn về số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú
hơn, phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thuế suất: bia là sản phẩm chịu Thuế Tiêu thụ đăc biệt của Nhà nước. Do đặc
thù như vậy nên các công ty sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn trong sự thay đổi

chính sách thuế của Chính phủ. Theo quy định của Luật thuế TTĐB kể từ ngày
01/01/2013, thuế suất đối với mặt hàng bia là 50% tăng 5% so với năm 2012.
Mức thuế mới này sẽ làm các doanh nghiệp bia địa phương gặp khó khăn trong
sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư phát triển.
- Tỷ giá ngoại tệ: trong những năm qua tỷ giá ngoại tệ có sự biến động, tăng dần
USD/VN tăng 9.3% (năm 2011). Đối với các công ty sản xuất bia thì sự biến
động về tỷ giá ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả sản xuất kinh doanh do trong số
bốn loại nguyên liệu chính đều sản xuất bia thì ba loại nguyên vật liệu phải
nhập khẩu. Sự biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn tới giá nguyên vật liệu đầu
vào và ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong ngành.
3.1.3. Văn hóa – xã hội
- Sự tác động của các yếu tố văn hóa thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với
các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa thường rất rộng.
Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các hoạt động kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, lối
sống, phong tục, tập quán… những khía cạnh này cho thấy cách thức người ta
sống, làm việc, hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Dân số Việt Nam hiện nay là hơn 91 triệu người và đang ngày càng tăng lên.
Tốc độ tăng dân số lớn hơn 1%/năm, ước tính 100 triệu người vào năm 2025.
Độ tuổi trung bình của người dân là 27,8 tuổi so với 35,5 tuổi của Trung Quốc,
70% dân số nhỏ hơn 40 tuổi, 31 triệu dân số nằm trong độ tuổi 20-40. Những
số liệu trên cho thấy dân số Việt Nam là dân số trẻ, là một thị trường đầy tiềm
năng trong việc tiêu thụ bia.
- Kinh tế ngày càng phát triển kèm theo là đời sống con người ngày càng nâng
cao, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, với một môi trường được thiên nhiên ưu đãi,
19
những chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích phát triển công
nghiệp góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành bia Việt Nam
- Văn hóa Việt Nam ngày nay bị ảnh hưởng nhiều bởi các nền văn hóa phương
Tây. Con người trở nên phóng khoáng, vui vẻ hơn. Việc sử dụng bia rượu cũng

ngày càng được nhìn nhận một cách khác đi. Nó không chỉ để giải khát mà còn
được xem như một nét văn hóa, một phương tiện để giao lưu, làm việc, một
hình thức giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi…Một mặt khác, bia cũng
được xem như là một quà tặng thể hiện cho đẳng cấp của cả người mua và
người được nhận. Đây là một nét văn hóa rất phổ biến trong thời đại ngày nay.
Có khá nhiều sự khác biệt trong văn hóa sử dụng bia của người Việt Nam ở hai
miền Nam - Bắc như: người miền Nam chủ yếu sử dụng bia ngay cả trong mùa
mưa hay nắng. Họ thích dùng bia trong các bữa tiệc hay tại nhà vào buổi chiều
hoặc tối, thường uống bia với ly đá lớn và kèm đồ ăn, phải tán gẫu với bạn bè
và thích uống say đến tận khuya. Họ tò mò, dễ thích nghi và thay đổi khi có một
dòng bia mới xâm nhập vào thị trường; người miền Bắc chủ yếu sử dụng bia
vào mùa nóng và uống rượu vào những ngày thời tiết lạnh. Họ thường chỉ uống
bia trong các dịp lễ tiệc đặc biệt, tại đây bia và rượu được xếp cạnh nhau với số
lượng ít để khách có thể lựa chọn. Họ thích uống thẳng bằng chai và uống ít
vừa với khả năng của mình. Họ thường trung thành với những dòng bia quen
thuộc và bia do địa phương mình sản xuất.
⇒ Tóm lại, nền văn hóa và xã hội ngày càng phát triển đã thúc đẩy sự phát triển của
con người, tạo điều kiện cho các sản phẩm bia ngoại thâm nhập vào thị trường và
tranh giành thị phần. Việc du nhập văn hóa thường xuyên cũng khiến con người ta dễ
dàng thích nghi với những nền văn hóa mới, những sản phẩm đến từ các quốc gia
khác.
3.1.4. Tự nhiên
- Việt Nam nằm ở cửa ngõ của Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
nhu cầu bia cho giải khát là rất lớn. Theo thống kê cứ vào hè thì hàng triệu lít
bia được tiêu thụ.
- Nguyên liệu chủ yếu sản xuất bia phải nhập khẩu từ nước ngoài còn số ít thì
mua trong nước. Nên giá cả nguyên liệu trong nước phần nào tác động đến việc
kinh doanh của các doanh nghiệp, những năm mất mùa, thiên tai, giá gạo tăng
20
lên cũng gây không ít thiệt hại, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì không đáng kể lắm.

Thời tiết nước ta không phù hợp để trồng Matl – nguyên liệu chính trong sản
xuất bia. Đây là bất lợi khá lớn khi ta luôn phải phụ thuộc vào nguồn cung từ
nước ngoài, yếu tố tỷ giá khi nhập khẩu…
- Nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất ở nước ta luôn dồi dào với hệ thống
sông ngòi dày đặc, tuy nhiên hiện nay vấn đề nước ô nhiễm là vấn nạn lớn cho
toàn xã hội, nhất là tại các khu công nghiệp, đòi hỏi phải có kế hoạch đảm bảo
nguồn nước sạch cho sản xuất lâu dài.
3.1.5. Công nghệ - Kĩ thuật
- So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu triển khai,
chuyển giao công nghệ của nước ta còn rất yếu. Trình độ công nghệ nước ta còn
lạc hậu so với thế giới hàng chục năm. Đây là một hạn chế rất lớn đối với các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triển
khai sản phẩm mới để cạnh tranh với công nghệ sản xuất bia nước ngoài. Mặc
dù thị trường mua bán và chuyển giao công nghệ đã phát triển nhưng nó chỉ tạo
điều kiện thuận lợi cho công ty cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước,
còn để cạnh tranh với công ty bia rượu nước ngoài, công ty phải chịu một sức
ép lớn về giá mua và chuyển giao công nghệ rất lớn.
- Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng của công nghệ, buộc các công ty sản
xuất phải luôn cải tiến công nghệ nhằm gia tăng chất lượng, năng suất, giảm
thiểu chi phí. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải đầu tư không nhỏ cho
các dự án nghiên cứu, mua sắm thay mới các dây chuyền sản xuất, đào tạo lại
nhân viên đủ trình độ vận hành các thiết bị tiên tiến
Tóm lại, kinh tế khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý tiêu dùng của người
dân. Họ có chủ trương tiết kiệm hơn và ít chi trả cho những khoản không cần thiết như
tiệc tùng, vui chơi. Thay vào đó, họ sẽ lựa chọn sử dụng những sản phẩm mang lại lợi
ích cao nhất, thiết thực nhất và lâu dài. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng, năm 2012, chỉ tăng 6,4% so năm 2011, là tốc độ tăng thấp nhất trong các
năm gần đây.
Tuy nhiên nhìn chung, ngành bia vẫn có sự tăng trưởng đều đặn. Lượng tiêu thụ
hằng năm vẫn tăng lên dù cho kinh tế khó khăn. Tính trong mười năm qua, tốc độ tiêu

thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200%. Có đến 80% số hộ gia đình tại các
21
thành phố lớn dùng bia với số tiền 1,6 triệu đồng/năm, và mỗi người uống bình quân 3
lần/tuần, mỗi lần uống từ 2-3 chai bia, trung bình 28-30 lít/người/năm.
3.2. Phân tích môi trường vi mô
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
3.2.1. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Với số lượng lớn nhà máy sản xuất bia, sản lượng hàng tỷ lít mỗi năm và cùng
với sự góp mặt của các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới đã có mặt ở Việt Nam qua
con đường nhập khẩu hoặc liên doanh, cộng với sự tiếp cận thông tin tương đối thuận
tiện và dễ dàng của khách hàng về chất lượng, giá cả…các sản phẩm bia đã mang đến
cho khách hàng tại Việt Nam nhiều sự lựa chọn. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh
rất lớn đối với các doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ
trong việc thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
Khách hàng mục tiêu cũng như tiềm năng chính của công ty hiện nay của
SABECO đó chính là những người có độ tuổi dưới 40 và có thu nhập trung bình.
Hơn nữa GDP bình quân đầu người đang có xu hướng tăng sử dụng những sản phẩm
bia cao cấp và trung cấp. Trong khi sản phẩm chủ lực của công ty lại tập trung vào
tầng lớp có thu nhập trung bình. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn về vấn đề thị
phần của công ty.
3.2.2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
Nguyên vật liệu chính hiện vẫn phải nhập khẩu 100%
Nguyên liệu chính (chiếm 60-70% lượng nguyên liệu) để sản xuất bia là hạt đại
mạch (malt), cùng với hoa bia Houblon, do trong nước chưa sản xuất được nên phải
nhập khẩu 100%. Theo hiệp hội rượu bia nước giải khát Việt Nam, mỗi năm Việt Nam
nhập trung bình 120.000 đến 130.000 tấn malt tương đương với 50 triệu USD và dự
kiến sẽ tăng lên 100 triệu USD
Quá trình gieo trồng đại mạch ở nước ta chỉ mới bắt đầu thử nghiệm
Nếu nguyên vật liệu chính (gồm malt và houblon) cho ngành còn và sẽ tiếp tục phụ
thuộc nhiều vào nhập khẩu thì doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khắn do không làm

chủ được nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Qua đó có thể thấy nhà cung cấp có vai trò quyết định trong ngành bia, có quyền lực
thương lượng rất lớn.
22
3.2.3. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Các doanh nghiệp trong nước
Theo các chuyên gia, cuộc chiến trên thị trường bia Việt Nam là “một cuộc
cạnh tranh khốc liệt”. Điều này quả không sai khi có quá nhiều “đại gia” đang tham
gia vào cuộc chiến này. Có thể phân biệt các loại hình doanh nghiệp sản xuất bia trên
thị trường Việt Nam gồm 3 dạng chính:
 Các tổng công ty Nhà nước với 2 thương hiệu danh tiếng và lâu đời là
SABECO và Habeco.
 Doanh nghiệp liên doanh với các thương hiệu bia quốc tế sản xuất tại Việt Nam
như Tiger, Heineken, Calsberg,…
 Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Thanh Hoá, Bến Thành…
Hiện nay trên thị trường bia Việt Nam là cuộc chiến của 3 ông lớn đó là:
SABECO, HABECO và VBL.
Công ty bia rượu Hà Nội Habeco:
Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) được thành lập
ngày 16/5/2003 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
Thương); hiện nay đang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Ngành nghề chủ yếu của Tổng công ty gồm: Sản xuất, kinh doanh Bia, Rượu, Nước
giải khát và Bao bì; Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu,
hoá chất; Dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, tổ chức
vùng nguyên liệu, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ và ngành nghề khác theo luật
định.
Năm 2010, với việc hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất
200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại bậc nhất
Đông nam Á đã đưa Tổng công ty đạt công suất gần 400 triệu lít bia/năm. Habeco trở
thành một trong hai Tổng công ty sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam. Hiện tại, Tổng

công ty có 25 công ty thành viên, với các sản phẩm chủ lực là Bia hơi Hà Nội, Bia chai
Hà Nội 450ml nhãn đỏ, Hanoi Beer Premium, Bia Hà Nội 450ml nhãn xanh, Bia Hà
Nội lon, Bia Trúc Bạch, Rượu Hà Nội.
23
Mục tiêu tương lai của Habeco: phấn đấu giữ vững uy tín hàng đầu ở Việt Nam
về chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức phục vụ khách hàng, tương lai trở thành
một trong những doanh nghiệp hàng đầu của châu á về sản xuất kinh doanh Bia.
Đây chính là đối thủ cạnh tranh lớn với SABECO với nhiều điểm mạnh về công
nghệ, về chi phí, bề dày kinh nghiệm hoạt động…nhưng đối thủ này cũng có điểm yếu
rất lớn đó là kênh phân phối sản phẩm thường tập trung mạnh mẽ khu vực phía Bắc
trong khi khu vực phía Nam còn yếu,điểm này lại chính là điểm mạnh của SABECO.
Công ty TNHH nhà máy bia Việt Nam (VBL)
Cty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam ( VBL), tiền thân là Công ty Liên Doanh Nhà
Máy Bia Việt Nam, được thành lập vào ngày 9/12/1991, giữa Tổng Công ty Thương
Mại Sài Gòn (SATRA) và tập đoàn Bia Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific
Breweries Ltd - “APB”), trụ sở đặt tại Singapore - được trực tiếp đầu tư bởi tập đoàn
Heineken N.V (Hà Lan).
VBL là một trong những Công ty liên doanh có quy mô lớn đầu tiên của TP. Hồ
Chí Minh trong những năm 1991 Nhà máy Bia có diện tích hiện thời 12,7 hecta tọa lạc
tại Phường Thới An, Q.12, TP. Hồ Chí Minh, là một trong những nhà máy bia hiện đại
nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của VBL với các
đối thủ.
VBL là đơn vị sản xuất các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger, Tiger Crystal, Biere
Larue, Biere Larue Export, BGI và Bivina tại Việt Nam. Trong đó 2 sản phẩm
Heineken và Tiger là 2 nhãn hiệu cạnh tranh mạnh mẽ nhất với các sản phẩm của
SABECO: bia 333, Sài Gòn Speial,
Các doanh nghiệp “ngoại” đẩy mạnh xâm nhập thị trường
Ngoài ra còn có những đối thủ khác: là các hãng bia lớn trên thế giới muốn đầu
tư tài chính vào Việt Nam: Asia Pacific Breweries Ltd (sở hữu nhãn hiệu bia Heineken
(Hà Lan), Asahi Breweries Limited (hãng bia và đồ uống Nhật Bản), Sab Miller (một

trong những hãng bia lớn nhất thế giới); Kirin Brewery Company Ltd (công ty đồ
uống lớn nhất Nhật Bản)
Với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng các đối thủ cạnh tranh và ngành bia là
ngành phân tán, do không doanh nghiệp nào có khả năng chi phối các doanh nghiệp
khác nên cường độ cạnh tranh cao.
24
3.2.4. Đe doạ từ sản phẩm thay thế
Sức ép từ sản phẩm thay thế làm hạn chế lợi nhuận vì sự cạnh tranh về giá hoặc
khuynh hướng chuyển sang sử dụng sang sử dụng sản phẩm thay thế của người mua.
Bản chất sản phẩm chính của SABECO là các loại bia có nồng độ cồn thấp như: Sài
Gòn Lager, Sài Gòn Export, Bia 333, Sài Gòn Speial cũng có rất nhiều những sản
phẩm thay thế khác như: rượu, nước giải khát và đặc biệt là bia không cồn đang là xu
hướng sử dụng trên thị trường
3.2.5. Đe doạ từ các đối thủ tiềm năng
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là áp lực không chỉ với SABECO mà
còn với cả ngành rượu bia nước giải khát của Việt Nam.
Và thực tế điều này đã bắt đầu diễn ra tại Việt Nam, điển hình là Liên doanh giữa công
ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn bia hàng đầu của Mỹ là SABMiller
đã cho ra đời nhãn hiệu bia Zorok, bia nhẹ cho phụ nữ. Tập đoàn SABMiller (Hoa Kì)
vẫn nuôi tham vọng mở rộng tại Việt Nam.
Liên doanh hợp tác giữa Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và Tập đoàn
Scottish & New Castle (S&N) của Anh đã ra đời công ty TNHH Kronenbourg Việt
Nam để sản xuất bia cao cấp và thức uống có cồn. Heineken cũng được xem là nhà
đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ngành bia Việt Nam khi là cổ đông sang lập hoặc
tham gia vào các doanh nghiệp bia như công ty Bia Việt Nam, Bia Sông Hàn, Bia
Dung Quốc và Bia Quảng Nam. Sản lượng bia năm 2011 nhà sản xuất này tiêu thụ ở
Việt Nam là 464 triệu lít, chiếm khoảng 19% thị phần.
Hãng AB Inbev – đơn vị sở hữu nhiều thương hiệu như Budweiser. Corona,
Stella Artois, Beck’s và Brahma sẽ tràn ngập vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra tập đoàn Asahi (Nhật Bản) hiện chưa có khoản đầu tư nào tại Việt Nam, dù

đây là một trong 4 đại gia sản xuất bia tại Nhật.
Mô hình EFE
Yếu tố bên ngoài chủ
yếu
Mức độ quan
trọng
Hệ số phân loại
Số điểm quan
trọng
Kinh tề, chính trị Việt
Nam ổn định
0.05 2 0.1
Dân số đông, cơ cấu dân
số trẻ
0.13 3 0.39
Thị trường bia có tốc độ 0.15 4 0.6
25

×